Trong đời con người ta, từ lúc mới sinh ra lớn lên và khi chết đi ít nhất trong đời mình con người ta cũng từng GATO với ai đó và bị ai đó GATO, Do đó bài viết này sẽ lạm bàn về GATO
1. Định nghĩa GATO
GATO : cụm từ viết tắt của “Ghen Ăn Tức Ở”
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa bệnh GATO , Ở một góc độ nào đó GATO được hiểu là : Ganh tỵ, ganh sực, ganh ghét, đố kỵ, với một ai đó, một nhóm người nào đó về thành quả và tài năng và cống hiến của người khác đạt đạt được mà bản thân mình thì chỉ có thể đứng từ xa ngắm nhìn hay không thể hay chưa thể có được hay đạt được . Một cách hiểu khác là bạn ghen tỵ với những thứ người khác có hay sở hữu mà bạn còn thiếu và đây cũng là nguyên nhân làm cho GATO đươc sinh ra.
a. Nguyên nhân GATO
- Hơn về tài năng, kỹ năng, sở trường, điểm mạnh thuộc về cá nhân. Địa vị chức vụ. Vai trò , sự cống hiến cho xã hội . Danh Tiếng ( sự nổi tiếng). Thành tích , vinh dự, chuyên môn. Bằng cấp, hôn nhân gia đình, sở hữu của cải vật chất, vận may,…
- Nguyên nhân làm nảy sinh tính đố kỵ là do con người ta thường chỉ thấy bản thân mình là quan trọng, là cần được và nhất thiết phải được thừa hưởng mọi quyền lợi có thể có. Chính từ quan niệm sai lệch đó mà con người ta cứ nuôi dưỡng mãi trong lòng mình cái thói tự tôn vô vị,...
b. Đối tượng để GATO
Bạn cùng lớp, đồng nghiệp cùng cơ quan, hàng xóm láng giềng, thậm chí anh, chị, em ruột thịt trong nhà… Ngoài ra còn là những người chúng ta quen thân chơi với nhau, hoạt động cùng lĩnh vực với nhau, biết nhau và có mối quan hệ ràng buộc với nhau đối với những người càng ở gần, càng nhiều quan hệ càng dễ nảy sinh ra lòng ganh tỵ dẫn tới GATO.
2. Biểu hiện của GATO
- Nếu phát hiện ra những người quen biết xung quanh mình có một vài mặt nào đó hơn mình thì thường cảm thấy trong lòng mình kém vui, sốt ruột, lo lắng, buồn bã, xấu hổ, lặng thinh, ngờ vực… rồi thì bực bội, căm ghét, thấy mình bị xúc phạm, muốn trả thù… Tất cả các tâm trạng đó tổng hợp lại thành một trạng thái tâm lý phức tạp, khó lý giải. Đó chính là biểu hiện của GATO. Tuy nhiên, Có người thể hiện sự GATO ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng.
- Trong tâm lý sâu thẳm của mỗi con người nói chung, thường mong muốn cho mình được hơn mà không bao giờ chịu thua kém người khác. Từ đó nảy sinh lòng đố kỵ, bực bội vô cớ, tìm cách chỉ trích, chống đối, bài trừ, phủ nhận, chà đạp và thậm chí ném đá kịch liệt nhưng cống hiến và nổ lực của người khác làm ra và công hiến cho cộng đồng và xã hội chỉ để thõa mãn cái tôi cá nhân ích kỷ hẹp hòi và thua kém của mình.
- Những kẻ có tính GATO thường hay chỉ trích để tìm cách hạ uy tín của người giỏi, người làm việc tốt. Nói xấu, bới móc những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện hay sơ hở của người khác để dìm hàng họ . Có thể họ cũng là người rất hiểu lý luận, biết lẽ đời... nhưng quan điểm của họ về đạo đức chưa rõ ràng, chưa vững vàng nên lòng đố kỵ vẫn tồn tại! Ở mức nặng, lòng đố kỵ có thể biến thành tâm địa độc ác, dễ làm chuyện xằng bậy, điên rồ, gây hậu quả khó lường. Ở mức nhẹ, người có lòng đố kỵ thường hay có hành vi quấy phá lặt vặt nhằm hạ uy tín chia rẽ, cô lập người tốt hoặc nếu có khen ai thì cũng không thực lòng...
3. Tác Hại của GATO.
- Dù bất cứ hình thức nào GATO người khác đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc.
- Trước hết GATO luôn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, giữa người và công việc,… hòa khí vốn có trước đây bổng chốc vì GATO mà rạn nứt, đổ vỡ, Trong một tập thể GATO làm cho sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Thứ nữa GATO , đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút GATO là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau được thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.
- Ngoài ra GATO ai đó, có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần và tổn hại về sức khỏe. Họ luôn bị một chứng bệnh khổ sở “stress” hành hạ.
4. Làm thế nào thoát khỏi GATO
- Phải nhận biết cái mà người ta có, không phải tự dưng nó đến mà phần lớn là công sức lao động, học tập kết hợp với tài năng, trí tuệ hình thành.
- Trước sự thành công của “Đối thủ” hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Hãy nhìn sự vật một cách biện chứng trong mối quan hệ vận động và phát triển. Không nản lòng, không nhụt chí trước những điều chưa đạt được, luôn tin tưởng ở bản thân, ở tương lai chính mình,
- Học cái hay cái tốt của “đối phương”để bổ sung và hoàn thiện mình. Phát huy sở trường hạn chế sở đoản tìm kiếm những giá trị mới để bù đắp.
- Cuối cùng, nếu không thể xóa bỏ được tâm lý ganh tỵ vì nó đã ăn quá sâu vào tâm trí ta, thì hãy làm cho nó có ý nghĩa tích cực hơn lên. Hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, chính đáng.
Tài liệu tham khảo : http://vietbao.vn/Blog/
Bài viết [Admin TB]. Ảnh [Admin VB]
Biên tập : WEGREEN VIETNAM
No comments:
Post a Comment