Tuesday, March 28, 2023

VNCH & 9 ĐIỀU VĂN MINH CÁCH ĐÂY HƠN 50 NĂM

 


1. TRƯỜNG HỌC MIỄN PHÍ – Hiện tại thì chuyện học phí là một điều gây ám ảnh với tất cả gia đình người Việt. Hồi đó một đứa trẻ của một gia đình nghèo vẫn có thể đi đến trường vì hệ thống giáo dục không phân biệt cha mẹ bạn có tiền hay không.

 

2. BỆNH VIỆN MIỄN PHÍ – Bây giờ gọi là ”Bệnh Viện” nhưng hồi đó gọi là ”Nhà Thương.” Cho dù bạn là một đại gia hay một người bần cùng, tiền và viện phí chưa bao giờ là rào cản để bác sĩ chữa bệnh cho bạn. Nhà Thương cho người dân cảm giác và sự an toàn. Bây giờ bệnh viện là một nơi gây ám ảnh với tất cả những ai đã đến đó. CNXH đã cướp đi lương y và sự danh giá của bác sĩ rồi.

 

3. TƯ HỮU – Cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) là một căn nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên. Chuyện kể là vào năm 1939, cố tổng thống Ngô Đình Diệm đã tới, thấy căn nhà đẹp quá nên hỏi giá để mua nhưng chủ nhà đã từ chối. Rồi vào năm 1962 khi ông trở thành tổng thống thì đã hỏi mua một lần nữa nhưng thất bại dù trả giá rất cao.

 

Bạn hãy đọc lại câu chuyện đó vài lần xem. Một tổng thống muốn mua căn nhà của một người dân nhưng thất bại? Sao ông ấy không ra lệnh cưỡng chế rồi mua với giá rẻ như các quan chức hiện nay đang cướp đất? Đó là vì thời đó người dân có cái gọi là Tư Hữu, tài sản của bạn là của bạn và không ai có thể ép bạn bán nó đi nếu không muốn. Câu chuyện đơn giản vậy nhưng nói lên tất cả.

 

4. CẢNH SÁT THÂN THIỆN – Hồi đó cảnh sát rất dễ thương hoặc ít ra là không đáng ghét như bây giờ. Nếu bạn đang đi mà bị hư xe thì có thể kêu mấy anh ”Bồ Câu Trắng” giúp. Nếu bán hàng trên vỉa hè và vi phạm thì họ sẽ nhắc nhở và giúp người bán dọn đồ. Kể ra thì chắc nhiều người sẽ không tin, trong đó có tôi, vì luôn bị ám ảnh bởi sự lạm quyền và côn đồ của công an hiện tại.

 

5. QUYỀN BỎ PHIẾU – Thời VNCH, người dân có quyền bỏ phiếu chọn người đại diện cho mình. Nói tới đây thì thế nào cũng sẽ có bạn nhảy vô với giọng điệu: “Thời đó kết quả bầu cử cũng dàn xếp trước rồi.” Có thể, nhưng so với bây giờ thì ít ra người dân vẫn biết mình bỏ phiếu cho ai, kết quả ra sao và có cảm giác mình có một chính quyền đại diện bảo vệ mình. VNCH ngày xưa, cho dù ai làm lãnh đạo thì người dân vẫn an tâm vì thể chế dân chủ tự do thì mọi an sinh phúc lợi vẫn phục vụ người dân (miễn phí y tế, giáo dục), không cần phụ thuộc vào quyền hành của lãnh đạo. Bây giờ thì dù đã bỏ phiếu bầu cử quốc hội nhưng nó chẳng khác gì trò hề vì kết quả đã được biết trước. Thể chế độc tài cho dù ai làm lãnh đạo thì dân cũng khổ.

 

6. SỰ TỬ TẾ – Nói chuyện với các cô chú Việt kiều sống xa đất nước lâu năm rồi trở về thăm nhà, điều họ ghét nhất chính là sự vô giáo dục và vô lễ của người dân hiện tại từ Nam ra Bắc. Nếu bạn có quen biết và nói chuyện với những người Bắc 54 thì bạn sẽ thấy cách họ phát âm, nói chuyện và cư xử khác hoàn toàn với những người Bắc 75. Đất nước và người dân hiện tại là một phiên bản khác lạ với trước đây. Sống dưới CNXH, sự bần cùng đã lấy đi sự tử tế, nghèo đói đã lấy đi sự thanh lịch. Hồi đó chửi thề là một điều hết sức cấm kỵ. Còn bây giờ lướt vòng Facebook và dạo quanh đường phố thì sẽ nghe đầy tiếng ”ĐM, Cái Lờ, Mờ” và vô số những từ ngữ thô tục khác. Dần dần những thứ đó đã trở thành một phần văn hóa nhưng người dân không hề hay biết.

 

7. TRUNG THỰC – Ông bà tôi hay kể rằng: “Hồi đó để chiếc xe ngoài đường có cần khóa hay gì đâu, còn bây giờ để trong nhà tụi nó cũng lấy.” Trước ”Giải Phóng” người dân rất trung thực, nạn căn cắp vặt là điều không tưởng. Bạn có thể chạy xe tới cây xăng rồi từ đổ tự trả tiền, bạn có thể tin tưởng người lạ và an tâm về nơi mình sống. Nhưng bây giờ, trung thực là một điều gì đó quá xa vời. Nhìn trước nhìn sau, sự gian dối ở khắp nơi.

 

8. TRAI CHÍNH NGHĨA – Tôi có nghe một người mẹ nói với con gái thế này: “Bây giờ đàn ông Việt tệ quá con ơi, trước đây đâu có vậy. Thanh niên thời đó lớn lên đã biết đi làm phụ gia đình, cầm súng và ga lăng với phụ nữ. Ông mày thời đó mới ba lớn mà đã biết lo làm ăn nên bây giờ gia đình mới có căn nhà nè.” Tôi không thể nào không chạnh lòng khi nghe điều đó. Nhưng sự thật không thể chối cãi, đàn ông Việt bây giờ quá tệ và khác xa với những chàng trai lý tưởng ngày xưa. Bây giờ cứ tầm 6h chiều bước ra đường là thấy các quán nhậu đầy mày râu. Đàn ông Việt Nam bây giờ không còn cho phụ nữ cảm giác được bảo vệ nữa, cho nên đừng hỏi vì sao họ sính ngoại. 💥9. LÒNG YÊU NƯỚC – Thời nào cũng có yêu nước nhưng dưới CNXH, yêu nước bị đánh đồng với yêu đảng cs. Hồi đó nếu bạn nói bạn yêu nước thì bạn là một người lý tưởng, còn bây giờ nói câu tương tự thì người ta sẽ cho rằng bạn bị khùng. Thời đó dù chiến tranh nhưng không thấy ai tìm mọi cách để xuất ngoại, du học sinh thì muốn về và người nơi xa thì muốn tới. Đất nước thời đó không như mơ nhưng không cấm và kiểm soát ai phát biểu. VNCH không hoàn hảo nhưng nó cho người dân cảm giác yêu nước để họ có thể cống hiến và bảo vệ. CHXHCNVN bây giờ thì không.

Monday, March 27, 2023

Những vần thơ về Đảng và Bác


Đả đảo Thiệu Kỳ
Mua gì cũng có
Hoan hô Hồ Chí Minh
Cây đinh phải đăng ký
Trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng nên cai đẻ
Bán lẻ chạy công an
Lang thang đi cải tạo
Hết gạo ăn bo bo
Học trò không có tấp
Độc Lập với Tư Do
Nằm co mà Hạnh Phúc!


Những vần thơ về Đảng và Bác

Nguyễn Thái Hoàng
 

Sau ngày miền Nam “phỏng giái” (nói lái theo kiểu dân dã), được sống giữa lòng Đảng lòng Bác, người dân miền Nam thấu hiểu thế nào là “đời ta có Đảng”. Chỉ một ngày Đảng vào với dân, bà con đã xao xác nháo nhào còn hơn cả loạn làng, loạn phố, loạn thành đô. Nào bắt chồng đi học tập cải tạo, bắt vợ vào công ty hợp doanh, nào xúc dân đi kinh tế mới, nào biến tiền thành giấy vụn v.v... Đang sung sướng trong lòng Mỹ Nguỵ, dưới chế độ tư bản, bỗng rơi xuống chín tầng địa ngục, người dân nhận rõ bộ mặt thật của Đảng chỉ còn biết mượn thơ kêu trời - như lỗ xì để giảm thiểu căng thẳng.

Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào
Đánh cho Mỹ cút nguỵ nhào
Toàn dân đói khổ... đau nào đau hơn?

Đang từ chỗ no đủ dư dả, ăn ngon mặc đẹp đến chỗ cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ ấm, đụng đâu thiếu đấy, thiếu từ cây kim sợi chỉ đến các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như bật lửa cái đinh. Bà con hùa nhau hô khẩu hiệu:

Đả đảo Thiệu Kỳ, mua gì cũng có
Hoan hô Hồ Chí Minh, mua cái đinh phải xếp hàng!

Chưa đủ bà con ta còn phiên dịch bốn chữ Chủ nghĩa Xã hội theo cách hiểu của mình, vừa nôm na mách qué vừa thông minh, đại tài:

XHCN đó là:

Xếp Hàng Cả Năm
Xếp Hàng Cả Ngày
Xếp Hàng Cho Ngay
Xoá Hết Chữ Nghĩa
Xiết Họng Công Nhân
Xấu Hơn Cả Ngụy
Xạo Hết Chỗ Nói

Để rồi kết cục cuối cùng không thể nào tránh khỏi là: Xuống Hố Cả Nút!

Ở miền Bắc với thâm niên “50 năm đời ta có Đảng” ngẫm ra dân còn khổ hơn thời Pháp cai trị.

Quanh đi quẩn lại vẫn là cảnh:

Đời ông lặp lại đời cha
Đời con cháu giống mãi đời cụ kỵ
Quý khoai sắn như là sâm với quế
Rau muống ơi xin hãy muộn mùa hoa

Người dân trước năm 45 mong rau muống muộn mùa hoa để còn có thể làm bánh rau muống ăn thay cơm, thay gạo. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp xâm lược, mà đến tận thập kỷ 80, sau khi niền Nam “phỏng giái” đã năm năm, đất nước độc lập tự chủ, đang xây dựng “hơn mười lần xưa”, nhà thơ quân đội Khuất Quang Thuỵ phải ngậm ngùi làm thơ: “Sống mới khó làm sao”, bằng cách miêu tả chi tiết cuộc sống của tầng lớp cán bộ công nhân viên chức nơi đô thành:

Em có nghe thời cuộc
Run trong từng cọng rau
Đói nghèo và dung tục
Nhận chìm bao thanh cao

Cùng cảnh “cơm vua lộc nước”, mỗi tháng lương chẳng đủ tiền mua rau, người dân miền Nam cũng cám cảnh than van:

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon

Nhà thơ Trần Ngọc Thụ sau 30 năm thoát ly trở lại quê xưa phải ngậm ngùi thốt lên:

Con đường hàng tỉnh tôi đi
Ba mươi năm ấy có gì khác xưa?

Hỏi rồi lại tự trả lời vì lời giải chính là thực tế khắc nghiệt đang bày ra trước mặt:

Ông lão đánh trâu đì bừa
Là con ông lão... ngày xưa... đi cày(!)

Hoá ra vẫn là cái vòng luẩn quẩn, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Đã nhắm mắt buông tay theo Đảng, tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” mà đời con không những không được củng cố còn ngàn lần khốn khổ hơn.

Khổ quá kêu trời, trời không thấu, kêu đất đất không thương, bà con tấm tức làm thơ:

Đời đời dân biết, dân ơn
Nhờ Đảng dân biến thành đon mạ còi
Lòng dân ao ước ngút trời
Bao giờ dân được như hồi Mỹ vô?

Nếu được như hồi Mỹ vô, miền Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Mỹ, mỗi năm hàng vạn lính Mỹ tiêu thụ hàng tỉ đô la tiền hàng các loại, vùng đồng bằng Nam Bộ nông dân vừa làm vừa chơi cũng dư gạo ăn, làm sao dân phải sống cảnh “run trong từng cọng rau” hoặc cảnh đau lòng như câu thơ sau:

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

Độc lập tự do, thiên đường xã hội chủ nghĩa mở ra, bà con thực sự được “đổi đời, phú quý” không ai phải ăn cơm gạo nữa dù là nếp hay tẻ mà thay vào đó là “cao lương mỹ vị” - thứ thức ăn Đảng xin được từ một trang trại chăn nuôi ngựa nào đấy trên thế giới để bà con được đổi đời thoát kiếp . “Ơn” Đảng, dân lôi Mỹ nguỵ ra chửi:

Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm
Cá thịt ăn mãi cũng nhàm
Cha thằng Mỹ - Nguỵ chỉ làm khổ dân.

Cũng may dạ dày người không tiêu hoá nổi thứ cao lương của ngựa, nếu không đất nước Việt Nam đã biến thành trại ngựa từ 1975 rồi như nhà Văn Nguyễn Công Hoan đã từng viết: Người ngựa, ngựa người.

Biết bao lời ai oán dân giành cho Đảng cầm quyền và cầm cả mạng sống của mình.

Nhân dân thì chẳng cần no
Nhà nước no sẵn, tiền đô ních đầy
Nhân dân chẳng chóng thì chầy
Làm thuê nuôi đảng kiếp này... công toi

Cánh sinh viên học sinh lần đầu tiên được sống dưới máí trường xã hội chủ nghĩa bị Đoàn lạm dụng, bắt gia nhập vào các công trình thế kỷ, đào mương, xe rãnh khơi ngòi đắp đập v.v. , so sánh với thời Thiệu trị “vinh dự, tự hào” gấp trăm lần, liền vung tay đả đảo, vung bút ngợi ca:

Mồ cha thằng Thiệu rời dinh
Để tao ở lại đào kinh mỗi ngày
Thiệu ơi mày cứ ở đây
Thì tao đâu phải đoạ đầy sớm hôm?
Mày bỏ chạy là mày khôn
Mày mà ở lại lấm chôn cả đời

Thà bỏ của (16 tấn vàng cho cộng sản) mà giữ lấy mạng còn hơn tiếc của ngồi giữa đống vàng mà vẫn bị lấm chôn.

Hiểu Bác hiểu Đảng hơn ai hết, dân làm ca dao đúc kết:

Dân đói mà Đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ Chí Minh!
Cớ sao Hồ cứ lặng thinh
Để dân tui khổ thấy mồ... Hồ kia?

Khổ nhất vẫn là tầng lớp dân nghèo như các học giả nước nhà nhận xét: Chưa thời nào làm quan sướng như thời cộng sản, cũng không thời nào làm dân khổ như thời cộng sản. Tham nhũng, đục khoét, ăn chơi trác táng đã đành còn sự ngu si ngự trị... Hoạch định kinh tế ở miền núi cũng như đồng bằng, vùng biển cũng như nội địa, nước ngọt cũng giống nước mặn, đã thế, kế hoạch cứ thay đổi xoành xoạch, nay cây này là mũi nhọn đề nghị bà con theo, mai cây kia là mũi chính đề nghị hội khuyến học Việt Nam đem áp dụng. Bà con bị xoay như đèn cù, vất vả một nắng hai sương cuối cùng vẫn cảnh cá nằm trên thớt, ca dao miền Nam viết:

Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời Đảng mà niêu tan tành
Bao giờ Đảng mới hết hành?
Bao giờ Đảng mới trung thành với dân
Bao giờ dân có cái ăn?
Bao giờ Đảng chết để dân ăn mừng?

Vào những năm cuối 70, đầu 80, khổ quá chẳng có đường lui nữa, dùng miệng chửi vẫn không hả cơn giận, nỗi cực, bà con lôi “của quý” ra mà bóng gió:

Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l...
Bác Hồ với chả Bác Tôn
Ở đâu thì đến xem l... tui đây

Thật ngoa ngoắt nhưng cũng rất thực tế. Cái thời được gọi là “Đêm trước Đổi mới” (bởi vì không đổi thì chết), sáng theo kẻng ra đồng, chiều về nghỉ theo kẻng, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho giời mà bao công lao chủ nhiệm hợp tác xã hưởng cả, làm ruộng ăn cỏ, làm cán bộ ăn hiếp dân là thế. Mỗi tháng vẻn vẹn 9, 10 kg thóc, ăn còn chẳng đủ, lấy gì mua vải để may quần trong quần ngoài cho tử tế, nghiêm túc... đành được chăng hay theo kiểu hợp tác, hợp te vậy.

Xưa nay dự báo thời tiết thường bị gọi chệch thành... dự láo thời tiết. Không phải chỉ có sự kiện vụ bão Trân Châu gần đây, hàng trăm bà con ngư dân thiệt mạng oan ức, mà cái chuyện dự láo thời tiết đã có từ lâu lắm rồi. Giám đốc nha khí tượng thuỷ văn một thời là ông Lê văn Xiên cũng bị bà con miền Bắc lôi cái tên cúng cơm ra mà đổi thành Lê Văn Xỏ. Còn Bà con miền Nam đáo để hơn, huỵch toẹt luôn:

Bảo nắng mà trời lại mưa
Mấy thằng khí tượng đoán bừa hại tao
Trời làm một trận mưa rào
Mấy thằng khí tượng làm tao hết nhờ
Ướt thân ướt cả “Bác Hồ”
Thôi đành để vậy tô hô mà về.

Một cách nói đặc biệt dân gian, ví bác Hồ là “của quý” của mình, thì xưa nay mới chỉ có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới đủ can đảm dám ví, như bà đã từng đánh đồng toà sen trên chùa Phật nơi sư cụ trụ trì cũng là “toà sen” nơi hạ tầng phồn thực của chị em vậy.

Dự... láo thời tiết đã là cái đích để bà con chĩa mũi nhọn vào, nhưng không, xét về sự nói láo, Đảng ta còn trên tài cả nha khí tượng, vì thế bà con Miền Nam mới có câu:

Thứ nhất anh Ba, nhì Nha Khí Tượng.

Khi Anh Ba (Duẩn) mất rồi, bà con Miền Bắc liền thay lại câu trên:

Thứ nhất anh Lương, nhì phường lừa gạt.

Thật là đích đáng. Một sự ví von so sánh vừa mang tính công phá, vừa điểm huyệt, chết đứ đừ. Muốn cho “ánh sáng của đảng” treo lủng lẳng trên đầu dân bà con phải chịu hy sinh quyền lợi cho cán bộ xã, cho công nhân phụ trách nguồn điện, còn muốn có Đảng có Bác như ngày hôm nay, cái giá phải trả đắt gấp ngàn lần:

Muốn cho điện sáng về nhà
Ruột lợn phải nối ruột gà phải treo
Muốn cho Đảng, Bác về theo
Ba đời con cháu phải đeo gông cùm

(Nghĩa là vào tù ra tội, để hưởng tự do và độc lập giả hiệu).

Một số đông người dân không chịu nổi chế độ hà khắc của Đảng bèn rủ nhau noi gương Bác đi “tìm đường cứu nước”. Bắt bớ, giam cầm, biết bao bi kịch xảy ra, hàng trăm ngàn người bỏ xác. Số người trốn thoát được, khi về được Đảng chìa bàn tay “thân ái, yêu thương” đón tiếp, nghẹn ngào làm thơ:

Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về Đảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

Chưa đủ để lột tả bộ mặt gian ngoan của Đảng, một số người tiếp nối mạch thơ trên:

Trốn đi Đảng bắt đến cùng
Trở về mời gọi, săn lùng đô la
Đảng ta ân đức bao la
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa...

Để kết tội của Đảng không gì chính xác bằng câu sau:

 Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ xấu, Đảng hay
Ngày nay Đảng ngửa hai tay... xin tiền

Thời nào thơ ấy, thời phong kiến có thơ đả kích chế độ phong kiến áp bức bóc lột, thời xã hội chủ nghĩa có thơ của người dân phản ánh đầy đủ nỗi thống khổ của mình. Bài viết này chỉ nhặt được lẻ tẻ vài tiếng cười, tiếng khóc của bà con hai miền trong cả trăm ngàn những tiếng thống thiết vang lên từ ngục tù xã hội chủ nghĩa. Nếu chịu khó đi sâu tìm hiểu sẽ nhặt được cả chuỗi nỗi khổ mà Đảng quàng lên đầu dân suốt 76 năm, còn thống thiết, thê thảm đến mức nào? Đành mượn hình ảnh nước Nga để kết thúc :

Kìa xem gương của nước Nga
Bẩy mươi năm lẻ có ra đếch gì!
Đảng mình, cái đảng vứt đi
Chúng ta theo Đảng còn gì là thân???

Điều gì phải đến sẽ đến, nếu gương của nước Nga là “bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì” thì gương của Việt Nam cũng lặp lại như thế. Sau con số 76 sẽ là số zero to tướng. Tượng Lenin đã bị giật đổ thì với Hồ Chí Minh cũng sẽ có kết cục tương tự, để những câu thơ buồn tủi oán hận của người dân ba miền không còn vang lên nữa:

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân

Và:

Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân
Cộng Sản còn gấp vạn lần
Toàn dân gẫy cổ, mát thân cụ Hồ…

Hà Nội, - kỳ họp “Cuốc” hội 2006
Ngày: 06-07-2006
Nguyễn Thái Hoàng

http://dcvonline.net
 

www.geocities.ws/xoathantuong


 

Sunday, March 26, 2023

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Ra Đời Là Một Kỳ Tích

 Tư Tưởng Hồ Chí Minh Ra Đời Là Một Kỳ Tích - Phần 1.




Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) tại Đại hội Đảng II họp tại Tuyên Quang ngày 11-19/2 năm 1951, tuyên bố với một ký giả ngoại quốc rằng: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Mọi thứ đã được Marx, Lê nin và Mao nói hết cả rồi".

Nói lên sự thực là điều không tưởng trong xã hội cọng sản họa chăng sự việc tỏ rõ như ban ngày.

Thành ngữ Mỹ có câu: ”Mark my words”, hãy ghi lời tôi nói.

_____

PHẦN 1.

SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Sự ra đời này năm 1991 là một kỳ tích lịch sử thành hình từ một người chết được ướp xác mấy chục năm trước và đảng Cọng sản Việt Nam (CSVN), người khai sinh.

Không như tại Trung Quốc, ngoài Chủ nghĩa Mác-Lê nay đã kém thế, nhường bước trước Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết Ba đại diện của Giang Trạch Dân, Học thuyết Hồ Cẩm Đào và Tư tưởng Tập Cận Bình, để lưu dấu ấn chính trị, mỗi nhà lãnh đạo trình bày trước Đại hội Đảng triết lý trị quốc, khẩu hiệu chính trị của mình và được Đại hội chính thức ghi vào Điều lệ Đảng.

Đầu tháng 7/1976 Đại học Huế tổ chức khoá hè chính trị triết học duy vật biện chứng, kinh tế Mác-Lê cho các giáo chức “ngụy” được lưu dụng. Học tại Trường Đại học Khoa học ở tòa nhà Morin cũ, kéo dài bốn tuần lễ, cũng gọi là thoải mái, có các giảng viên từ Hà Nội vào thuyết trình.

Các giảng viên không đề cập gì về Chủ tịch HCM.       

+ Trong vòng 40 năm từ Đại hội (Đh) II, 1951 cho đến Đh VII năm 1991 (HCM qua đời năm 1969) đảng CSVN cũng chỉ nói đến kiên trì theo chủ thuyết Mác-Lê mà thôi.

+ Báo Cứu Quốc số ra ngày 1/10/1952 thì viết: “Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, học tập kinh nghiệm Trung Quốc, ra sức tiêu diệt thực dân Pháp và can thiệp Mỹ[37] –“   (Tư tưởng Mao Trạch Đông được trình bày lần đầu có hệ thống ngày 23/4/1945 tại Đại hội VII Đảng Cọng Sản Trung Quốc).

Như vậy đã có tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê, CSVN nay thêm vào tư tưởng Mao chủ tịch.         

+ Bác Hồ vẫn vắng mặt dài dài, ngỡ rằng người chết là hết chuyện thì tại Đh VII năm 1991 Đảng nhận định cần sự cọng tác thây Bác để chiêu bài, trở giọng, khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Bác Hồ tuy vô tri song từ đấy tư tưởng Bác có mặt trong Cương lĩnh Đảng lên chức ngang hàng với Mác-Lê và lớn dần ảnh hưởng.

+ Ngày 27/3/2003, trước thực tế các kế hoạch đề ra đều có hiệu quả bất túc, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX lại ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW xác định bổ sung: “Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống”.

HCM được CSVN chính thức thần thành hóa là từ đó, được tôn sùng, truy phong “cha già dân tộc kính yêu’, nhà lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa kiệt xuất… Các hành vi, nhất cử nhất động được đem ra tô lục chuốt hồng để làm gương mẫu lối sống, các ngôn từ được lau chùi đánh bóng lại, rao giảng là lời hay ý đẹp, khuôn vàng thước ngọc để dẫn chứng hành văn, biện luận, dạy đời. Nhất là các tư tưởng phổ thông, đông như chợ Tết được sơn son thếp vàng để làm kim chỉ nam hướng dẫn hành động.

Song năm 1991 lãnh đạo CSVN lấy các của báu này từ đâu ra? Đảng có phép mầu, biến không thành có hay đây chỉ là một màn ảo thuật, cú đánh lừa vĩ đại của Đảng?

Cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev (1985-1991) từ trần ngày 30/8/2022 tại Moskva ở tuổi 91, đã phát biểu cay đắng:

"Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."

Mọi việc, “có tích mới dịch nên tuồng”. Năm 1991 chế độ cọng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt bị sụp đổ. Chủ nghĩa Mác-Lê bị vứt sọt rác kịp thời vì được thẩm xét là một tà đạo cực kỳ độc hại làm con người biến tính, như sống trong ảo ảnh quyền lực và tham vọng, mất lương tri, biến thành ác thú ngạ quỷ. Nếu tiếp tục tiếp cận lâu ngày, độc chất thấm vào xương tủy khiến người tu luyện mất khả năng phục hồi nhân tính “nhân chi sơ tính bổn thiện”.

CSVN kéo HCM từ lăng mộ ra - người chết không thể cãi lại - nhét đầy vào miệng ông cái gọi là những tư tưởng HCM để đắp vá các lỗ thủng chính nghĩa? bị sứt mẻ. Tuy nhiên HCM làm gì có tư tưởng! đó chỉ là một mớ nguyên tắc trị nước phổ quát.

___                                                         

Chủ Tịch HCM: Tiếng Sét Ái Tình Về Tư Tưởng.

Ngày 16 và 17/7/1920 tại Paris, Pháp trên báo Nhân Đạo, Bác Hồ đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lenin. Như bị tiếng sét ái tình Bác mừng rỡ, rơi lệ và thốt lên: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Ở Pháp bị từ chối học trường Thuộc địa tháng 9/1911, theo định hướng tình cảm mới, năm 1923-1924, Bác bí mật sang Liên Xô và được nhận vào học tại trường Đại học Lao Động Phương Đông trực thuộc Quốc tế Cộng sản (QTCS) có trụ sở đặt tại Moskva. Học về lý luận chính trị chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng vô sản và khởi nghĩa vũ trang. Bác được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. 

HCM là người Việt Nam đầu tiên đến với QTCS. Ông lớn tuổi cả con giáp hoặc nhiều hơn so với bốn Tổng bí thư (TBT) đầu tiên của Đảng, đều chết sớm, từ 27 đến 40 tuổi.

Trần Phú (1904-1931), TBT đầu tiên, tác giả Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương và Hà Huy Tập (1902-1941), TBT thứ 3 là hai Tổng bí thư có học vấn đàng hoàng, xuất sắc đỗ đầu và ưu hạng bằng Thành chung (Diplôme) xưa tại Huế lúc tuổi 17, 18 còn rất trẻ.

Được đào tạo tại gốc, Chủ tịch HCM tận trung với chủ thuyết Mác-Lê. Câu Bác nói: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê” đồng nghĩa với “Tư tưởng của tôi trùng lặp với tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê” cọng với “Tôi không xây dựng tư tưởng gì thêm”. Hơn 20 năm sau ngày Bác mất, CSVN làm trái ý Bác, thêu dệt những lời nịnh bợ đùn đẩy cho Bác khiến Bác, người dưới mộ cũng đau lòng, chịu tiếng xấu là kẻ chết còn nói một đằng, làm một nẻo.

CSVN dày công sưu tập bút tích của Bác? thời hải ngoại. HCM viết, lên án chế độ đế quốc, thực dân, tàn bạo, bóc lột, cổ xúy giải phóng dân tộc. Bác dùng nhiều bút hiệu, luôn thay đổi, CSVN cố đếm được trên 170, song không bút hiệu nào trụ được lâu dài vì không có bài viết nổi danh.

Trong nước thì CSVN gán cho Chủ tịch HCM những danh ngôn xưa cũ.

+ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân - Quản Trọng).
+ Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền.  ”Ấu học ngũ ngôn thi”.
+ Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong. (Thanh Tịnh).
+ Lương y như từ mẫu (mẹ hiền) - Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam.
+ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”song Hạnh phúc, Dân chủ, Nhân quyền … đều quý hơn.

CSVN giải thích, bàn rộng, thêm thắt vào các lời nhắn nhủ của Chủ tịch nước lúc tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, kêu gọi đoàn kết chống giặc, động viên sản xuất. Với cán bộ thì cần kiệm liêm chính; với y giới thì lương y như từ mẫu, với thanh niên, phụ nữ, nhi đồng, cao niên, cả nước rèn luyện tập thể dục; đồng bào thiểu số như anh em ruột thịt, được quan tâm; đồng bào miền Nam được dành trọn tinh cảm sâu đậm nhất… là các phát biểu thông thường do các phụ tá soạn thảo và gọi đó là những tư tưởng vĩ đại của Bác dựa theo chủ thuyết Mác-Lê.

Thực chất đó là những phương án, chính sách bài bản, mang tính sáo ngữ mô tả việc làm của bất cứ một vị nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới.

HCM đã vận dụng những lý thuyết học ở trường Lao động thuộc QTCS năm 1924 vào thực tiễn Việt Nam. Việc này tiến hành rất thuận lợi vì trong nước đang có chiến tranh với Pháp, Mỹ, chẳng ai dám lên tiếng chống đối để rước họa chôn sống, trôi sông. Do đó đã có những chiến dịch kinh hoàng cải cách ruộng đất, thành lập hợp tác xã nông nghiệp, công nghiệp, chế độ bao cấp tem phiếu, giải phóng miền Nam… dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, đánh sập tư sản, đổi tiền, kinh tế mới...

Chủ tịch HCM hô hào giữ nếp sống đạo đức, song không là đạo đức theo nghĩa truyền thống là làm người tử tế, mà hiểu là trung với Đảng, xây dựng Đảng… là đạo đức cách mạng.

Sách Luận ngữ có câu “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ“, có nghĩa ‘học rồi thực hành theo lại chẳng vui sướng sao’. Bác Hồ đã làm rất tốt, ‘học Mác-Lê đi theo với hành’. Tuy vậy Bác chỉ là một học viên trả bài đúng sách vở, đạt chỉ tiêu. Bác không đưa ra được gì mới mẻ, khác biệt Mác-Lê.

Chủ tịch HCM không phải là một nhà tư tưởng.

Ngay từ năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

--Một câu nói của HCM hứa chắc?: ”Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”. Chớ vội mừng. Đuổi chính phủ thì ích lợi gì! Đảng vẫn còn đó chỉ đạo, vững như bàn thạch!

--Và câu nói hớ hênh bộp chộp đáng tiếc: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân…”  Nên nhớ tội bất trung là tử tội, liên lụy gia đình, xưa ba họ, bất hiếu chỉ bị đời chê cười. Câu nói bốc đồng? này của HCM khen tặng dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22-12-1964 đã vô hình trung khinh thường đẩy người ‘dân’ xuống vị trí thứ yếu, kém xa Đảng, nay CSVN cố sửa chữa.

Tuy nhiên “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.

Quan điểm của Chủ tịch HCM về nhiệm vụ của Quân đội dường như sai lệch. Trong bài Quốc ca “Tiến Quân Ca” được HCM phê chuẩn năm 1945 có những câu: “Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phất phới. Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than. Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới. Đứng đều lên gông xích ta đập tan”. Song quân đội chỉ cầm súng đuổi giặc xâm lăng, chẳng nhận vơ dắt ai, chẳng xây đời mới, đập tan gông xích gì. Đó là nhiệm vụ của các nhà cách mạng lãnh đạo chính trị.

Quân đội đứng lên đập tan xiềng xích như trong bài quốc ca thì có nghĩa là làm đảo chánh, lật đổ chính quyền độc tài, tàn bạo, thối nát, tham nhũng….

Với chính sách Đảng kiểm soát chặt chẽ, quân đội mặc nhiên trung thành, bất cần văn bản. Nói chung CSVN buộc mọi sinh vật sống chen chúc trên đất nước đều trung với Đảng, lấy chữ ‘Trung’ làm đầu. “Ăn cơm chúa (Bác, Đảng), múa tối ngày” là thế. Cũng là trường hợp “mượn đầu heo nấu cháo” tài tình. Đầu heo đây là danh nghĩa và tài sản của nhân dân.

`Dân` là phải đặt trên hết. Tư tưởng “dân làm chủ” thì vua Bảo Đại đã nói đến lúc thoái vị: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” năm 1945 nhắc lại lời của Mạnh Tử thời xưa. Dân=con người là quý, xã tắc=đất nước đứng thứ nhì, quân=vua, là giới lãnh đạo, là nhẹ.

_____

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Ra Đời Là Một Kỳ Tích - Phần 2.

Một lời nói dối thường xuyên đủ lâu sẽ trở thành sự thật – V. LENIN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) tại Đại hội Đảng II họp tại Tuyên Quang tháng 2 năm 1951, tuyên bố với một ký giả ngoại quốc rằng: "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Mọi thứ đã được Marx, Lê nin và Mao nói hết cả rồi".

Nói lên sự thực là điều không tưởng trong xã hội cọng sản họa chăng sự việc rõ như ban ngày.

Thành ngữ Mỹ có câu: ”Mark my words”, hãy ghi lời tôi nói.

_______

PHẦN 2.                                 

I) TƯ TƯỞNG CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ QUA CÁC DANH NGÔN.

HCM không viết luận văn, luận thuyết. Các lãnh đạo cọng sản: Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông ngược lại trước tác nhiều công trình đồ sộ về các chủ đề này. Họ là những nhà tư tưởng lớn, độc đáo. Có sự cách biệt rõ giữa họ và Chủ tịch HCM.

Họ có những câu nói nổi bật thâm thúy, làm ta phải suy gẫm cho dù không đồng ý.

Các câu nói bất hủ này giúp mọi người hiểu rõ cụ thể bản chất tư tưởng Chủ nghĩa Mác-Lê.

+ K. Marx (1818-1883) + Người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Người lao động tại mọi quốc gia, hãy đoàn kết!  + Ý nghĩa của nghĩa hòa bình là không còn sự chống đối chủ nghĩa xã hội.        

 + V. Lenin  (1870-1924) . Một số danh ngôn của ông là: + Đúng là tự do là một thứ gì đó quý giá, quý giá đến mức nó phải được phân bổ cẩn thận. + Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước + Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng. + Ngoại trừ sức mạnh, mọi thứ đều là ảo ảnh. + Nhà nước là vũ khí đàn áp của giai cấp này so với giai cấp khác. + Chuyên chính vô sản là một chính quyền dựa trực tiếp vào bạo lực, không bị hạn chế bởi bất cứ luật lệ nào, không bị gò bó bởi bất cứ nguyên tắc nào. + Đừng sợ thừa nhận thất bại. Hãy học từ thất bại. + Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ.  + Một lời nói dối thường xuyên đủ lâu trở thành sự thật. + Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn.Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.

+ J. Stalin (1878-1953) có rất nhiều danh ngôn được quốc tế dẫn chứng. Một số trong 50 câu hay nhất là:  + Cái chết là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Không còn người nào thì không có vấn đề.  + Cái chết của một người là một bi kịch. Cái chết của hàng triệu người là một con số thống kê. + Trong quân đội Liên xô cần nhiều dũng khí để rút lui hơn là để tiến lên. + Những người bỏ phiếu chẳng quyết định được gì. Những người kiểm phiếu quyết định tất cả.  + Truyền thông, in ấn là vũ khí lợi hại nhất của đảng cọng sản. + Giáo dục là một vũ khí mà tác dụng của nó phụ thuộc vào việc ai cầm nó trong tay và nhắm vào ai.  + Khi chúng tôi treo cổ các nhà tư bản, họ sẽ bán cho chúng tôi sợi dây mà chúng tôi sử dụng.  + Tôi không tin tưởng ai, kể cả bản thân tôi. + Lòng biết ơn là một căn bệnh của loài chó mắc phải. + Giáo hoàng? Anh ta đã có bao nhiêu sư đoàn?  + Bạn không thể thực hiện một cuộc cách mạng với găng tay lụa. + Chúng ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng. + Quyền lực chính đáng duy nhất đến từ khẩu súng. + Ý tưởng còn lợi hại hơn cả súng đạn. Chúng ta không cho nhân dân sở hữu súng, tại sao chúng ta lại cho phép họ sở hữu ý tưởng?

Stalin có thể sánh với Tào Tháo thời Tam Quốc. Tào Tháo có những câu nói để đời: + Thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ đừng để người trong thiên hạ phụ ta.+ Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược - Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai. 

+ Mao Trạch Đông (1893-1976) Một số danh ngôn là: + Họng súng đẻ ra chính quyền. + Chính trị là chiến tranh không đổ máu, trong khi chiến tranh là chính trị có đổ máu. + Giới trí thức là thành phần ngu dốt nhất trong xã hội (giá trị không bằng cục phân, vì cục phân còn hữu dụng). Những người văn minh nhất là những người mù chữ. + Những gì có thể tưởng tượng được là có thể thực hiện được. + Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức. + Kẻ thù sẽ không tự biến mất. + Nghèo đói thúc đẩy sự thay đổi, hành động, cách mạng. + Chủ nghĩa đế quốc và tất cả bọn phản động đều là những con hổ giấy. + Chúng tôi đang tự lực cánh sinh. Chúng ta mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng chúng ta không nên làm cho mình phụ thuộc vào nó. 

+ HCM (1890-1969) tại đại hội 2 năm 1951 đã có danh ngôn: "Ai đó có thể sai, chứ đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông thì không thể sai được",bày tỏ sự đồng tình tuyêt đối. (Lenin mất từ lâu).

II) ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH CHỦ TỊCH HCM.

1) Về đạo đức Chủ tịch HCM có mặt tốt, mặt xấu.

CSVN sao lục ra được hàng trăm câu chuyện ‘tam sao thất bổn’, đúng sai nhiều ít chưa rõ, thể hiện lòng nhân và bình dị trong lối sống của Bác về ăn uống, phục sức, giải trí… đến mức tiết kiệm trở nên tằn tiện bất thường. Hằng ngày lúc rảnh Bác tập bóp 2 cục đá cầm tay, khoe là đá đem từ bên Pháp về, không nói lý do. Chắc là nặng vừa tay. Nếu đúng vậy thì thật là lẩn thẩn!

Thực ra bác Hồ dạy sống đạo đức là ‘Trung với Đảng…’, là đạo đức cách mạng.

Tuy vậy CS lại không hở môi về các mặt tiêu cực. HCM ghiền thuốc nặng và chỉ hút thuốc lá ngoại thương hiệu đắt tiền, rất thích món vịt Bắc Kinh và có chuyên cơ chở từ Bắc Kinh về Hà Nội. Hàng năm hoặc cách năm Bác lại sang Tàu cả tháng, nghỉ mát, vui vẻ, có khi nói để dưỡng bịnh.

Ngôi Nhà sàn Bác ở thì siêu cấp, toàn làm bằng gỗ quý, mái ngói, phòng ốc bóng lộn, trang bị đầy đủ, lắm lúc làm nơi Bác họp Bộ Chính trị.

Chưa kể cuộc đời tình ái của Chủ tịch HCM được che dấu kỹ và trách nhiệm trong chiến dỊch Cải cách ruộng đất đẫm máu 1954-1956 tại miền Bắc và thảm sát Mậu Thân, Huế 1968.

2) Phong cách là cung cách hành xử và ngôn từ bộc lộ bản chất của con người.

Rất khó đánh giá phong cách một cá nhân vì thiên hạ có những ngụy quân tử Nhạc Bất Quần, kẻ đại gian mang vỏ thánh hiền, khéo che dấu.

Năm 1945, đối với Chủ tịch HCM tân chủ tịch nước, gốc gác xa lạ thì  nhiều người và tôi kính trọng, về tình cảm thì xen lẫn, nửa thích nửa không và các điều này thay đổi với thời gian.

Nay thì sự đánh giá của tôi là dứt khoát. Ông bà linh thiêng xui khiến, chính chủ tịch HCM tạo cơ hội này qua “Cuộc phỏng vấn định mệnh của Chủ tịch HCM”, năm 1966 minh họa câu tục ngữ Pháp: “À l’œuvre on connaît l’artisan” có nghĩa “động tay mới biết nghệ nhân”, (at work we know the craftsman).  

Câu chuyện như sau: Năm 1966 Chủ tịch HCM chấp thuận ông Suzuki Toshiichi, phóng viên thông tin hãng thông tấn truyền hình Nhật Bản Nihon Denpa News (NDN) phỏng vấn trực tiếp quay phim màu. Nội dung phỏng vấn được gửi đến trước, về chuyển biến cuộc chiến, ý đồ Mỹ mở rộng chiến tranh, sự quan tâm của thế giới. Đoạn phim này không được phổ biến cho đến mãi gần đây, hơn 50 năm qua, hãng phim truyền hình TP HCM, (HCM City Television Film Studios), sử dụng bản quyền của hãng NDN, cho phát hình lại, tại kênh HTV9. (https://www.youtube.com/watch?v=nCPdpYMrhzI).

Cuộc phỏng vấn kéo dài 11 phút. Ông Suzuki dùng khoảng 1 phút rưỡi để lần lượt nêu 4 câu hỏi ngắn, đơn giản về thời cuộc, được phiên dịch ra tiếng Việt. Diễn tiến ngộ nghĩnh bất ngờ:

Suzuki hỏi xong câu đầu thì Chủ tịch HCM vội lấy kính đeo vào mắt, nhìn xuống tập giấy cầm tay đặt trên bàn, nhặt lên, chỉnh gọng kính và đọc đúng ngay câu cần trả lời bằng tiếng Việt được soạn sẵn.

Suzuki hỏi câu tiếp, HCM lại đeo kính vào, cầm giấy đọc thêm như trước cứ thế cho đến hết 4 câu phỏng vấn rất chóng qua. Nhiều nơi Bác đọc sai, ngắc ngứ.

Phóng viên Nhật thì nhìn thẳng vào Bác và đặt câu hỏi nên ngôn từ câu văn có thay đổi. 

   

  1) Chủ tịch HCM tiếp phóng viên Suzuki Toshiichi của hãng thông tấn Nhật Bản NDN (1966).

2) Bác trả lời mỗi câu phỏng vấn bằng cách đọc trên tập giấy cầm tay. Đài HTV9.      

CSVN nhất mực bào chữa bác Hồ đã già, về già ai cũng vậy. Bác chấp thuận phỏng vấn đã là quý. Tuy nhiên Di chúc HCM 1969 thì viết: “Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây…”

_____ 

III) LỜI KẾT.

ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) tại Quốc hội hôm 2/11/2022 đã đứng lên phát biểu, biện luận dài khoảng 5-7 phút: “Thảo luận là tranh biện, không phải cầm giấy đọc ê a”. (trithucvn.org). Các ĐBQH vận động tranh cử thì cũng phải thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình, trả lời các câu hỏi.

Phỏng vấn cũng là một hình thức thảo luận, không thể cầm giấy đọc, học tập Bác.

Điển hình là phỏng vấn xin việc. Viết tường thuật, phóng sự… thường phỏng vấn đột xuất.                                                                                                                                                                 

Trên thế gian tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, HCM là vị nguyên thủ quốc gia mà cũng là người phàm trần duy nhất, khi được hỏi phỏng vấn, thay vì trao đổi trực tiếp, đã cầm giấy để đọc lên những câu trả lời được chép sẵn, tưởng đâu là nhà tiên tri, biết trước người ta sẽ hỏi gì.

Đây là dịp tốt để nhân dân phán xét dứt khoát tài trí, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Điều này liên quan đến 1) bản lĩnh người trong cuộc và 2) tác động của ĐCSVN.    

1) Bản lĩnh người trong cuộc.

Hình ảnh diễn tiến cuộc phỏng vấn rất phản cảm, nhất là đối với một vĩ nhân văn hóa, chủ tịch nước. Song không thể đòi hỏi hơn. Nghĩ lại, học vấn chính qui của HCM về văn hóa chỉ ngang cấp tiểu học, về chính trị thì sơ bộ tại trường Lao động Đông phương của QTCS, sở tri còn hạn hẹp.

Chân giá trị của Bác được thể hiện trung thực: Bác là bác Hồ có lúc được khen ngợi là thấy sống tằn tiện chứ không phải là vĩ nhân văn hóa, trí tuệ siêu phàm, thần thánh phương nào cả.

Học tập tôn thờ thì đó là “bark up the wrong tree”, sủa nhầm cây, “bé cái nhầm”.

Danh ngôn Hán Việt có câu “Miệng chó không thể mọc ngà voi”, (Cẩu khẩu nan sinh xuất tượng ngà). Thấy Bác nói tiếng Việt ngắc ngứ tưởng như Bác là người nước ngoài?

Tại sao Bác hớ hênh không chỉ thị trả lời phỏng vấn trên công văn như thường lệ! Có thể nào vì phỏng vấn có quay phim màu lần đầu tiên, sự cám dỗ khiến Chủ tịch HCM vô tình buông bỏ cảnh giác, hạ thấp tư cách! Các phụ tá của Bác lại không có lời trình bày ngăn cản! Đáng tiếc buổi phỏng vấn định mệnh này làm hoen ố hình ảnh quốc gia.

2) Tác động của ĐCSVN.                                                                                                                                                                                         

V. Lenin đã nói: “Một lời nói dối thường xuyên đủ lâu sẽ biến thành sự thực”.

ĐCSVN xưng tụng không ngừng Bác là vị lãnh tụ vĩ đại tài trí vẹn toàn, đại nhân đại nghĩa, thượng vàng hạ cám như sau: Chủ tịch HCM là nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, thông thạo 29 ngoại ngữ chưa kể ngôn ngữ của các đồng bào thiểu số, sở hữu 170+ bút danh, bí danh. Bác làm thơ Nôm, Hán.

Bài Thái Cực Quyền đệ tử căn cơ xuất sắc học trong 10 ngày thì HCM học xong sau 3 hôm.

Đi công tác qua những suối lớn không lội được, mọi người chuẩn bị mảng cho Bác qua thì Bác cởi quần áo ngoài để lên mảng và bơi qua sông, qua suối. Bác đi bộ, leo núi rất nhanh, nhiều khi các đồng chí cận vệ cứ phải vừa đi vừa chạy mới theo kịp. Bác chơi bóng chuyền rất hoạt bát v.v…

Đạo đức gương mẫu của Bác bao gồm lối sống tằn tiện, suốt năm Bác đi đôi dép cao su, đứt quai buộc lại, mặc luôn chiếc áo rách đâu thì vá đấy, quạt giấy cầm tay gảy mấy nan tre cũng dán băng keo lại v.v… hạn chế sự tiêu dùng cho dù làm phương hại nền công nghiệp, nhất là trong thời chiến, đình trệ sản xuất, gây nạn thất nghiệp trong thời bình.

Chuyện Bác CSVN kể dài dòng nghe cứ như thật, như trong ’Ngàn Một Đêm Lẻ’, ngẩn cả người.

Những lời xưng tụng ca ngợi đến tận mây xanh bất kể thực hư đã ăn sâu vào tâm khảm mọi người Việt.

Điều này mãi mãi là đúng cho đến ngày một thực tế đột nhiên xuất hiện như một ánh chớp phơi bày sự thật phũ phàng: “Đầu voi đuôi chuột. Trăm voi không được bát nước xáo”.

”Cuộc phỏng vấn định mệnh” đã phơi bày sự bất tài lố bịch của một thần tượng “Cửu ngưu nhất mao”. Uổng công CSVN “xây lâu đài trên bãi cát”.

Như đã biết rõ về tư tưởng thì Bác chỉ có tư tưởng Mác-Lê chí cương và bá đạo mà Bác là đệ tử kiên cường: "Ai đó có thể sai, chứ đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông thì không thể sai được".

Về đạo đức và phong cách thì HCM không dám nhận là hoàn hảo, chỉ nhì nhằng.

“Có thực mới vực được đạo”, CSVN buộc toàn đảng, toàn dân thi đua học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM, kết quả phản tác dụng.

Cụ thể Bác dặn dò “lương y phải như từ mẫu” thì bệnh nhân vào bệnh viện là bị chặt chém, bộ Y tế cung cấp thuốc giả; cán bộ “công minh liêm chính” thì bộ giáo dục bán sách giáo khoa đắt gấp 2 – 3 lần; bộ ngoại giao thì trục lợi giá vé khoảng 2.000 chuyến bay giải cứu công dân về nước do đại dịch Covid19; bộ Quốc phòng ngày 18/4/2022 cho biết vừa bắt giam 5 tướng lĩnh, bao gồm cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển, và 2 sĩ quan cấp tá của lực lượng này với cáo buộc “Tham ô tài sản”... Trong nước bạo lực lãnh đạo, tham nhũng lên ngôi, giả dối ngự trị, phong cách quan liêu, đạo đức suy đồi, tình trạng ngày càng lâm vào bế tắc.

J. Stalin đã có một câu nói bất hủ được bình luận rất nhiều: “Sự biết ơn là một căn bệnh của loài chó mắc phải” (Gratitude is a sickness suffered by dogs). Cho trước đó ai đó là ân nhân? song phạm sai lầm thì vẫn bị chống đối đến cùng, đi đến loại bỏ.

Hôm chủ nhật 24/10/2022 là buổi họp cuối cùng của Đại hội 20 của đảng Cọng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh. Cựu Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước tiền nhiệm (2003-2013) Hồ Cẩm Đào đang giữa buổi họp, ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình, là người mà ông chọn để kế nhiệm trước đó, thì bị 2 viên chức đến nâng dậy trái với ý muốn, và hộ tống ra khỏi buổi họp.  

Tại đại hội 20 của Đảng CS Trung Quốc, như thông lệ không trưng bày ảnh hoặc tượng bán thân của bất kỳ nhân vật nào, chỉ quốc kỳ và biểu tượng búa liềm.

Ở các đại hội Đảng CSVN có đầy đủ: Marx, Lenin, Chủ tịch HCM và búa liềm.

-----------     

LỜI BÀN BỔ SUNG:

V. Lenin đã khẳng định: “Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn”.

Ở Trung Quốc có tư tưởng Mao Chủ tịch từ năm 1945 – ông mất năm 1976 - song đạo đức, phong cách của lãnh tụ thì không nghe ở đâu nói đến, (ngoại trừ độc nhất ở Việt Nam). Tư tưởng Mao Chủ tịch đậm màu chính trị cũng không buộc phải học tập vì bàn đến chính trị là đại cấm kỵ đối với người dân.

 Giảng dạy đạo đức, phong cách chắc chắn không phải là công việc của một chính phủ dân cử.

Đúng vậy nhân dân bầu ra nhà nước, chính quyền là để quản lý đất nước sao cho dân giàu nước mạnh chứ không phải để ngày ngày mất công tổn sức nghe thuyết giảng luân lý, đức hạnh tràng giang đại hải với các minh họa thí dụ nhạt nhẽo, giả tạo vụn vặt để lấy số lượng và luôn bắt đầu bằng câu: “Tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng…”

Nhiệm vụ ‘kinh bang tế thế’ khiến dân giàu nước mạnh cần được làm thật tốt.

Chiến tranh đã chấm dứt gần nửa thế kỷ qua. Hiện tại trong nước có gia đình bươn chải đủ ăn, có gia đình dư tiền của để mua nhà, đất, quốc tịch nước ngoài, cũng gọi là mặt tích cực song rủi thay lại có những gia đình còn phải hàng ngày bới tìm kiếm ăn trên các đống rác. Người dân Việt Nam xuất khẩu lao động đông đảo ở nước ngoài thì bị khinh khi ra mặt, bị đối xử tất cả như những nô dịch lao công và nô dịch tình dục cho một số phái nữ nhan sắc.

Ngày 23/10/2019 tại Essex, Anh Quốc, 39 lao động người Việt đa số gốc Nghệ An, Hà Tĩnh di dân lậu đã chết ngạt trong thùng container đông lạnh của xe tải (tuoitre.vn).

Tháng 8/2022 tại Campuchia, 42 lao động Việt Nam liều chết bơi qua sông Bình Di, tỉnh An Giang để trốn thoát về nước. Một người bị bắt trở lại, một người mất tích (VTV.vn).

Ngày 22 tháng 10/2022 bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận một nhóm 100 công dân Việt Nam đi du lịch qua Gangwon, Hàn Quốc trong một chương trình thử nghiệm miễn Visa với thời gian lưu tối tối đa 15 ngày đã bỏ trốn và được xem là mất tích. Chương trình miễn Visa tạm đình chỉ. (VTV.vn).

Đó chưa phải là ích quốc lợi dân, thế mạnh dân tộc, mà thực sự là một quốc nhục.

Ấy thế mà chỉ độc nhất ở nước Việt Nam CNXH toàn đảng… toàn dân đã phải học tập tư tưởng và nhất là đạo đức, phong cách của vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu!

Nhưng chắc rằng họ cũng chẳng học được gì từ lãnh đạo cầm giấy đọc để trả lời phỏng vấn.

         

Lê Bá Vận.


Monday, March 20, 2023

TẠI SAO?


TẠI SAO?
Nếu HCM và chủ nghĩa cộng sản thật sự tốt đẹp thì tại sao:
- Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
- Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?
- Tại sao sau khi được "giải phóng" hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông? Tới ngày hôm nay người Việt vẫn còn bỏ nước ra đi ?
- Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?
- Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
- Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
- Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
- Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
- Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm công cho các nước tư bản?
- Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?”


 

Friday, March 17, 2023

4 nữ tiếp viên và 10 ký ma t.uý, trong đó có cô Võ Tú Quỳnh 30 tuổi là cháu của tân chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ...

 4 nữ tiếp viên và 10 ký ma t.uý, trong đó có cô Võ Tú Quỳnh 30 tuổi là cháu của tân chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ...


***


https://www.youtube.com/shorts/ADiv1uYowgE


Mạng xã hội lại rầm rộ với 4 nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines và 10 kí ma tuý từ Pháp về Việt Nam. Đây có vẻ như là một trong những tin chấn động địa cầu, đưa tên tuổi đất nước “Chiều Nay” nổi tiếng khắp năm châu. 


Và cũng thật khó tin khi cả 4 cô gái này đã tỏ ra bất ngờ, khóc lóc cho rằng các cô không hề biết gì về số lượng ma tuý khủng mà các cô đã mang theo bên mình. Tuy nhiên, xét kỹ lại, nếu chỉ dựa vào bản lĩnh của các cô thì 10 kí ma tuý quả là không dễ dàng, chắc hẳn phải có một bàn tay nhám nhúa to bự nào đó phía đằng sau. 


Phải chăng đây chỉ là một vụ ăn chia không đều nên mới bị phanh phui…? Còn về phần 10 kí bột trắng, nếu mà vào tay của cục an ninh phòng chống ma tuý thì cơ hội cao là chúng sẽ được quay lại thị trường tiêu thụ, đằng nào thì tiền cũng về tay đảng. Bởi mới có câu: đảng “lãnh đạo nhân dân tài tình, sáng suốt” trong mọi hoàn cảnh.


-Amy Truc Trần

Thursday, March 16, 2023

Cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn

Cảnh đốt sách thật tang thương
tháng 05/1975 ở Sài Gòn

Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-1975 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch, đồi trụy phản động”. Thảy đều mang việc đốt sách ra để làm bằng chứng cho tội ác diệt chủng văn hóa miền Nam này.

Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.

Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!

Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.

Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.

Trên báo Sài Gòn Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng buổi ra quân mở màn cho chiến dịch này, như sau:

“Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to nhiều khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”. Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đã tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi trụy phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”. Sau đó, đám thanh niên chia nhau từng tốp, xông vào những nhà mà chúng nghi ngờ, lục lạo rồi tịch thu sách vở.

Một Luật Sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.

Còn ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho Sở Thông tin Văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách…

Lần đó sách ở Sài gòn bị đốt rất nhiều. Nghe nói các loại đồi trụy và kiếm hiệp chất đầy phòng một ông chủ thông tin quận, và mấy năm sau ông ấy kêu người lại bán với giá cao.

Một trong những việc làm cấp thiết của nhà cầm quyền cs khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành. bài trừ văn hóa đồi trụy.

Như vậy chúng ta đã thấy VGCS đã bộc lộ tính chất gì: Thưa đó là chính sách ngu dân mà chúng đang áp đặt vào hệ thống giáo dục của thế hệ trẻ sau này để duy trì cái Đảng ‘còn tiền còn của’, đồng thời để dễ bề cai trị quê hương dân tộc VN của chúng ta bằng một hệ thống giáo dục nhồi sọ và xuống cấp, vì hầu hết mọi người ở trong nước đã thấy rõ mức độ tệ hại của đám Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giấy của đám dốt mua bằng. Chỉ nhìn vào các bài vở đầy tính sát nhân của các lớp bậc Tiểu học cũng đã đủ nêu lên một chế độ khát máu. Chỉ nhìn và đọc thử cái bộ “Tiếng Việt mới” của cái gọi là Phó giáo sư Buồi Hiền thì người dân cũng đã đủ điên đầu rồi.


https://www.youtube.com/watch?v=mOM7a_2mu6w