Sunday, February 26, 2023

8 lô đất triệu USD của cựu giám đốc sở, kinh doanh chuỗi khách sạn ‘khủng’ chỉ lãi 88 triệu đồng




 TPO - 8 lô đất trị giá cả triệu USD của cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh vừa bị cơ quan công an kê biên; "có tiền mà không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công; loạt doanh nghiệp làm ăn bết bát... là những thông tin kinh tế nổi bật tuần qua.

‘Sờ gáy’ 4 doanh nghiệp bảo hiểm liên kết ngân hàng

Hôm 21/2, Bộ Tài chính cho biết đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm. Năm 2022, Bộ Tài chính thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và đang trong quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra.

Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu thanh, kiểm tra các công ty bảo hiểm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép buộc khách hàng tới giao dịch phải mua bảo hiểm mới cho vay vốn và việc giới thiệu người gửi tiết kiệm đầu tư sản phẩm bảo hiểm liên kết trái quy định.

Có tiền không tiêu được, Bộ trưởng Tài chính nói thẳng: 'Chúng ta tự đem đá buộc chân mình'

Tuần qua, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.


Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cuộc họp nhằm giải quyết vấn đề khó khăn nhưng thực ra đang giải quyết "vấn đề thuận lợi". Bởi vấn đề khó khăn nhất là "đầu tiên là tiền đâu", mà bây giờ có tiền rồi nhưng không làm được.

Nói thẳng những vướng mắc hiện tại là "do chúng ta là tự mình gây ra, tự mình đem đá buộc chân mình", ông Phước cho biết, có hai vướng mắc lớn là trong công tác chuẩn bị đầu tư và vấn đề thứ hai là trong việc thực hiện đầu tư.

Bêu tên loạt doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách 54 công ty chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu; chiếm áp đảo trong danh sách của HNX là các doanh nghiệp bất động sản.

Trong danh sách này, có 34 doanh nghiệp ngành bất động sản, xây dựng, với những hệ sinh thái như nhóm Đất Xanh, Vạn Thịnh Phát. Cụ thể, các doanh nghiệp thuộc nhóm Đất Xanh có CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An, CTCP Đầu tư và dịch vụ Đất Xanh Miền Nam...

Nhà đại gia Đặng Văn Thành sở hữu chuỗi khách sạn 'khủng', bất ngờ với số lãi vỏn vẹn 88 triệu đồng

Sau thời gian dài đóng băng vì COVID-19, hàng loạt doanh nghiệp ngành du lịch, giải trí nắm bắt cơ hội từ làn sóng du lịch nội địa bùng nổ và dần hồi sinh với doanh thu, lợi nhuận tăng cao năm 2022. Trong khi đó, đơn vị sở hữu chuỗi khách sạn của nhà đại gia Đặng Văn Thành lại dường như chưa có được sự khởi sắc này trong bức tranh kinh doanh.


Báo cáo tài chính quý IV/2022 của TTC Hospitality mới đây cho biết, quý cuối của doanh nghiệp này chỉ lãi ròng vỏn vẹn 88 triệu đồng, một con số cực kỳ nhỏ so với quy mô hiện có. Trước đó, quý III của TTC Hospitality cũng lãi chưa đến 1 tỷ đồng và quý đầu năm thậm chí còn lỗ ròng hơn 9,1 tỷ. Quý II là quý duy nhất trong năm mang lại lợi nhuận tích cực nhất cho doanh nghiệp này.

Xét về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của TTC Hospitality đang chiếm 60% tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 đã tăng thêm 47% so với hồi đầu năm.

Chi tiết 8 lô đất triệu USD của cựu Giám đốc Sở Giáo dục vừa bị kê biên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Vũ Liên Oanh - cựu giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhằm làm rõ hành vi sai phạm, kết luận điều tra của Bộ Công an còn đề cập tới việc kê biên tài sản đối với 8 lô đất của bà Oanh.


Với cương vị Giám đốc một sở, nhưng vợ chồng bà Oanh đứng tên hàng loạt bất động sản có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi lô đất. Đặc biệt, bà Oanh còn có sở thích mỗi lần mua đều phải mua “sáp đôi” hay còn gọi là 2 ô đất liền kề tại những vị trí đắc địa của những dự án đắt đỏ bậc nhất ở Quảng Ninh.

Wednesday, February 22, 2023

4 Công An bắt giữ thuốc là lậu rồi đem tang vật đi bán. Công An và Côn Đồ chỉ khác nhau tấm thẻ Đảng và bộ đồ.


4 Công An bắt giữ thuốc là lậu rồi đem tang vật đi bán. Công An và Côn Đồ chỉ khác nhau tấm thẻ Đảng và bộ đồ.

(PLO)- Đội trưởng và đội phó Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy cùng hai thuộc cấp sau khi bắt thuốc lá điếu ngoại nhập lậu đã lấy tang vật đem đi bán.

Ngày 21-2, TAND tỉnh Bến Tre xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Văn Thiện (cựu đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tế - ma túy Công an huyện Châu Thành) 3 năm tù; Nguyễn Hồng Quang (đội phó) 2 năm tù, cho hưởng án treo; Lê Hoàng Ngọc (cán bộ) 2 năm tù và Phạm Thành Nhân (cán bộ) 1 năm tù, cho hưởng án treo cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra, HĐXX còn buộc các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính, sung công quỹ.

4 công an bắt giữ thuốc lá lậu rồi đem tang vật đi bán ảnh 1

Các bị cáo tại tòa.

HĐXX nhận định các bị cáo là người được Nhà nước giao nhiệm vụ bắt giữ và xử lý các vụ buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. Tuy nhiên, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định.

Cụ thể, lẽ ra số thuốc lá điếu nhập lậu bị tịch thu, các bị cáo có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền thành lập hội đồng tiêu hủy theo quy định. Nhưng các bị cáo đã đem ra thị trường bán lấy tiền chi tiêu cho Đội, trong đó có phần chi tiêu riêng cho cá nhân một số người trong Đội.

Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức..., ảnh hưởng đến công tác phòng chống buôn bán hàng cấm trên địa bàn, tạo điều kiện cho một số cá nhân vi phạm pháp luật, gây dư luận không tốt.

Cáo trạng truy tố 4 bị cáo tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, HĐXX xét thấy chưa đủ cơ sở kết luận các bị cáo phạm tội này. Bởi lẽ số thuốc lá điếu nhập lậu các bị cáo đã lấy bán thu lợi bất chính tại thời điểm đã có quyết định tịch thu đến khi các bị cáo đem đi bán, theo quy định đây là hàng hóa phải tiêu hủy nên không thể xem là tài sản có giá trị nhằm vào để chiếm đoạt.

Các bị cáo là những người được giao nhiệm vụ phát hiện, bắt giữ và xử lý nhưng đã làm trái công vụ ở giai đoạn xử lý nên hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vì vậy, HĐXX đã tuyên án như trên.

Theo hồ sơ, từ ngày 30-4-2018 đến ngày 20-4-2020, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy của Công an huyện Châu Thành đã phát hiện, bắt quả tang và lập hồ sơ xử lý 56 vụ vi phạm hành chính vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu và đã tạm giữ tổng cộng 21.639 bao thuốc lá điếu nhập lậu.

Trong thời gian giữ chức vụ đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy Công an huyện Châu Thành, Thiện thấy số thuốc lá điếu nhập lậu đã có quyết định tịch thu chờ xử lý tiêu hủy còn nhiều nên bàn bạc, thống nhất với Quang đem ra ngoài bán lấy tiền để chi cho các hoạt động của Đội.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4-2020, Thiện đã chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ trong Đội ba lần lấy 1.950 bao thuốc lá điếu nhập lậu mang ra ngoài bán và thu lợi bất chính 51,8 triệu đồng.

Ngoài ra, theo sự chỉ đạo của Thiện, Nhân đã nhiều lần mở kho lấy 299 bao thuốc lá điếu nhập lậu để cho người khác.

Saturday, February 18, 2023

GỬI CÁC EM HỌC SINH


GỬI CÁC EM HỌC SINH
144 chữ cho một cuộc tấn công xâm lược Tổ quốc Việt Nam.
Đó là toàn bộ nội dung về một cuộc chiến đẫm máu do Trung Quốc tiến hành đối với đất nước và nhân dân Việt Nam được sách giáo khoa Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam biên soạn cho toàn thể học sinh Việt Nam học suốt mấy chục năm nay.
Copy lại nguyên văn:
“Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước : cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 – 2 -1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu)
Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, nhân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18 – 3- 1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo Khoa lịch sử lớp 12).
Không có thiệt hại! Không người chết! Không máu đổ! Nhưng thực tế thì hàng vạn quân và dân thường vô tội của nước ta đã bị tàn sát; nhà cửa, làng mạc, thành phố điêu tàn, những bi thương và ai oán đến nay vẫn chưa tan trên nhiều số phận của đồng bào ta. Mẹ tôi đã tham gia cuộc chiến này năm 18 tuổi, nhưng may mắn hơn hàng chục nghìn người Việt Nam bất hạnh, mẹ đã trở về.
Hãy xem cái cách mà sách giáo khoa viết: “một số nhà lãnh đạo Trung Quốc”, “làm tổn hại đến tình hữu nghị”. Chỉ “một số” sao? Chỉ “làm tổn hại đến tình hữu nghị” thôi ư? Máu đâu, đất đâu, nước mắt đâu?
Cũng như các em, ngày xưa tôi đã được học như thế. Và gần như không biết gì về sự thật lịch sử với bộ mặt tàn ác của quân xâm lược Tàu và tội ác mà chúng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
Các em hãy đọc cha ông ta xưa, đọc những “áng thiên cổ hùng văn” như của Nguyễn Trãi để thấy Đại Việt trong quá khứ đã không ươn hèn thảm hại mà né tránh kẻ thù. “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Cha ông anh hùng đã dõng dạc gọi giặc Tàu là “quân cuồng Minh”, là “thằng nhãi con Tuyên Đức”, là “giặc nước”, là “thù lớn”...
Lịch sử không chỉ được học từ những chiến thắng và lòng kiêu hãnh của cha ông, lịch sử còn nên được học từ cả những hèn nhát của một thời, để biết chân ngụy, hư giả, từ đó mà trưởng thành và gánh vác trách nhiệm đối với Tổ quốc thân yêu.
Nguồn: Thái Hạo


 

Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA NHỮNG CON ĐƯỜNG XUNG QUANH DINH ĐỘC LẬP


Ý NGHĨA SÂU SẮC CỦA NHỮNG CON ĐƯỜNG XUNG QUANH DINH ĐỘC LẬP

Khi đăng bộ với tư cách một quốc gia tại Liên hiệp quốc, một quốc gia phải xác định 5 trụ cột cơ bản như sau:
1) Bộ quốc hiệu-quốc kỳ-quốc ca-quốc huy;
2) Lãnh thổ (Giáp giới với các quốc gia lân cận);
3) Chủ thể (Các dân tộc tồn tại trong quốc gia);
4) Văn hóa (Bản sắc) và lịch sử; và
5) Ngôn ngữ (sử dụng chính thức).

Vì lẽ ấy, xung quanh Dinh Độc Lập, trái tim của thủ đô quốc gia Việt Nam Cộng hòa và thành phố Sài Gòn, đã châu tuần các con đường phản chiếu các tinh thần trụ cột ấy.

Dinh Độc Lập cùng với đường Công Lý (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và đường Thống Nhất (Nay là đường Lê Duẫn) đã khẳng định 3 mục tiêu quan trọng của chính thể:
Độc Lập – Công Lý – Thống Nhất.
*.....Bên trái Dinh Độc Lập là đường Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc được xem là đại diện cho văn hóa Việt Nam.
*.....Bên phải Dinh Độc Lập là đường Hồng Thập Tự (Nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai).
Hồng Thập Tự (Nay được gọi là Chữ Thập Đỏ).
Là tên gọi Hán-Việt của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế:
(ICRC - International Committee of the Red) được thành lập năm 1863. Đây là tổ chức nhân đạo lâu đời nhất, lớn nhất trên thế giới hoạt động với mục đích bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, giúp đỡ những người bị thương trong các cuộc xung đột vũ trang, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giai cấp hay quan điểm chính trị.

Hai con đường này phản chiếu tinh thần hòa hợp văn hóa dân tộc và các giá trị phổ quát của nhân loại của quốc gia Việt Nam Cộng hòa.

Sau Dinh Độc Lập là con đường Huyền Trân Công Chúa, con đường mang tên của một người phụ nữ đã có công rất lớn trong sự nghiệp Nam tiến thuở ban đầu, để từ đó lãnh thổ phương Nam của Tổ quốc đã được mở rộng cho đến mũi Cà Mau.
Trước Dinh Độc Lập là hai con đường: đường Hàn Thuyên (Bên phải) và đường Alexandre de Rhodes (Bên trái) chạy song song với con đường chính, đường Thống Nhất.

Đấy là những con đường văn tự của Sài Gòn, với hai đai diện tiêu biểu: một chữ Nôm và một chữ Quốc ngữ.

Đường Hàn Thuyên thời Pháp thuộc, khoảng 1871 có tên là đường Hồng Kông. Đến ngày 24-2-1897 nó đổi là đường Amiral Page. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Hàn Thuyên, và tên gọi đó được giữ lại cho đến nay.
Hàn Thuyên (1229-?) có tên thật là Nguyễn Thuyên. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ quê gốc của ông, song nhiều người cho rằng ông người làng Lai Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (Nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247 và làm quan tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông.

Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật. Ông được xem là người phát triển và phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Song song với chữ Hán, chữ Nôm trở thành một phương tiện quan trong trong đời sống trước tác của tầng lớp trí thức, biểu thị cho lòng yêu văn hóa, tiếng Việt và tinh thần duy trì phẩm tính Việt trong suốt chiều dài lịch sử của quốc gia Việt Nam trong giới trí thức dân tộc.

Còn về đường Alexandre de Rhodes, thực ra, thời Pháp thuộc, từ ngày 2-6-1871, đường này có tên là Rue de Paracels (Đường Hoàng Sa). Đến ngày 16-10-1871 đổi lại là đường Colombert.

Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Alexandre de Rhodes. Đến ngày 4-4-1985 chính quyền mới lại đổi tên là đường Thái Văn Lung. Tuy nhiên, may mắn thay, đến nay Alexandre de Rhodes đã lấy lại tên cho con đường này.

Alexandre de Rhodes (1591-1660) là một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông đã góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá Công giáo tại Việt Nam và hình thành chữ Quốc ngữ. Dù ông thừa hưởng những kết quả nghiên cứu và thực hành tiếng Việt của nhiều giáo sĩ trước ông để hệ thống hóa và xây dựng bộ chữ Quốc ngữ tương đối hoàn chỉnh cho người Việt Nam, song với hai tác phẩm ông biên soạn là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt–Bồ–La), và Catechismus (Phép giảng tám ngày) bằng chữ Quốc ngữ lần đầu được xuất bản tại Roma vào năm 1651 đã khiến người Việt nhiều thế hệ xem ông là người có công lớn nhất trong việc hình thành chữ Quốc ngữ, một bộ chữ viết hiện được sử dụng chính thức tại Việt Nam.

Việc đặt tên đường có ý nghĩa rất quan trọng, vì để lưu giữ những giá trị truyền thống, gợi nhắc di sản tổ tiên để thế hệ sau tri ân, tiếp bước học tập và hành động.
Tiếc là, hình như những người nắm giữ quyền lực trong chính quyền mới đã không có những nhận thức sơ học yếu lược như vậy để rồi sau 1975, họ bỏ, thay, hoặc đặt tên đường một cách tùy tiện (?!)...

Fb Kim Tran

 

KHU MỘ KHỦNG KHIẾP CỦA QUAN CHỨC!

 


KHU MỘ KHỦNG KHIẾP CỦA QUAN CHỨC!

Ngôi mộ của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang được xây trên mảnh đất rộng 55.000 mét vuông. Nhìn cây xanh được trồng bao phủ xung quanh và ngôi mộ của ông Quang, nếu so sánh với ngôi mộ của các vị vua ngày xưa cũng không thể sánh bằng.

Tiền lương mỗi tháng chỉ khoảng trên dưới 16 triệu/tháng. Tiền đâu mà mua mảnh đất lớn trên 5 ha và xây khu mộ "hoành tráng" còn hơn vua?

Trong suôt 37 năm (1981-2018) phục vụ cho Đảng, phải chăng lúc còn tại chức ông Quang đã tham ô, nên mới có số tiền "tích cóp"khủng cho con cháu xây mộ?

Để có được mãnh đất trên 55 ha xây khu mộ, chắc ít nhiều cũng đã "cướp" nhiều mồ hôi, nước mắt... của dân?

Giá mà dùng số tiền xây khu mộ của ông Quang giúp đỡ cho dân nghèo để 'tích đức' cho con cháu thì hay biết mấy. Họ không làm, mà chỉ muốn xây khu mộ cho "hoành tráng" để lấy tiếng, nhưng tiếc là không được "tiếng" mà chỉ bị "mang tiếng" xấu, còn lại để lộ ra vấn đề tham nhũng của ông Quang lúc còn sống.

Lê Ánh
Ngôi mộ của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang được xây trên mảnh đất rộng 55.000 mét vuông. Nhìn cây xanh được trồng bao phủ xung quanh và ngôi mộ của ông Quang, nếu so sánh với ngôi mộ của các vị vua ngày xưa cũng không thể sánh bằng.

Tiền lương mỗi tháng chỉ khoảng trên dưới 16 triệu/tháng. Tiền đâu mà mua mảnh đất lớn trên 5 ha và xây khu mộ "hoành tráng" còn hơn vua?

Trong suôt 37 năm (1981-2018) phục vụ cho Đảng, phải chăng lúc còn tại chức ông Quang đã tham ô, nên mới có số tiền "tích cóp"khủng cho con cháu xây mộ?

Để có được mãnh đất trên 55 ha xây khu mộ, chắc ít nhiều cũng đã "cướp" nhiều mồ hôi, nước mắt... của dân?

Giá mà dùng số tiền xây khu mộ của ông Quang giúp đỡ cho dân nghèo để 'tích đức' cho con cháu thì hay biết mấy. Họ không làm, mà chỉ muốn xây khu mộ cho "hoành tráng" để lấy tiếng, nhưng tiếc là không được "tiếng" mà chỉ bị "mang tiếng" xấu, còn lại để lộ ra vấn đề tham nhũng của ông Quang lúc còn sống.

Lê Ánh

Chiêu 'thổi giá' đấu thầu thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh




 Một máy chiếu đa năng giá nhập khẩu 7 triệu đồng, qua nhiều vòng mua bán của nhà thầu, khi về đến Sở Giáo dục và Đào tạo giá gần 35 triệu.

Năm 2017-2019, thực hiện đề án hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua việc đầu tư xây dựng trường lớp, đồ dùng sinh hoạt bán trú và mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh thực hiện 17 gói thầu mua sắm thiết bị dạy và học với tổng kinh phí hơn 250 tỷ đồng bằng tiền ngân sách.

Hơn 21.000 thiết bị được mua gồm âm ly đa năng, máy tính để bàn, máy photocoppy, loa vi tính, đài cassette, máy chiếu và phụ kiện, đồ chơi ngoài trời (nhà năm cầu trượt hai khối, nhà bóng, cầu thang di động)... Trong đó, 15 gói thầu mua sắm tập trung trị giá hơn 240 tỷ đồng, hai gói còn lại do Sở tự mua.

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh gửi Công an Hà Tĩnh đề nghị điều tra, quá trình thực hiện đấu thầu cung cấp thiết bị giáo dục, các doanh nghiệp trúng thầu mắc nhiều vi phạm, dùng chiêu trò mua đi bán lại để đẩy cao giá thiết bị mua vào.

Việc này được thể hiện tại gói thầu tháng 4/2018, khi liên danh Công ty cổ phần thương mại Hồng Hà và Công ty cổ phần đầu tư P&T trúng thầu mua 634 máy chiếu đa năng kèm thiết bị tương tác.

Lô thứ nhất, P&T nhập khẩu 464 bộ máy chiếu đa năng kèm phần mềm hỗ trợ NOVI Elearning giá 8-9 triệu đồng một máy, đã bán lại cho Công ty cổ phần dịch vụ Lê Hoàng hơn 17 triệu đồng. Lê Hoàng sau đó sang tay cho Hồng Hà ở mức gần 21 triệu đồng. Cuối cùng, liên danh Hồng Hà và P&T đã chốt với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh giá 35 triệu đồng. Với số lượng mua vào là 464 bộ, mức chênh lệch hơn 8 tỷ đồng.

Lô thứ hai, P&T mua 170 máy chiếu đa năng kèm thiết bị tương tác NEC NP-MC371 XG, giá gần 9 triệu đồng một chiếc rồi đem bán lại cho một số đơn vị trung gian. Sau nhiều vòng "làm xiếc", máy lại thuộc về liên danh Hồng Hà và P&T với mức gần gấp đôi giá gốc. Khi Sở Giáo dục và Đào tạo nhận hàng từ hai doanh nghiệp này phải trả 30,5 triệu đồng. Mức chênh lệch của lô thiết bị là hơn 2,4 tỷ đồng, kết luận thanh tra nêu.

Một số gói thầu khác cũng vi phạm tương tự. Tháng 11/2018, Công ty cổ phần công nghệ thông tin Lam Hồng thực hiện 6 gói thầu với tổng giá trị hợp đồng hơn 99 tỷ đồng. Trong số này có lô hàng Sở Giáo dục và Đào tạo đăng ký mua 83 máy chiếu đa năng tích hợp bảng tương tác HPEC HC-388XI và 83 máy tính xách tay, nhưng Lam Hồng được cho là đã tráo đổi phụ lục để lập hồ sơ mua 112 máy chiếu đa năng tích hợp bảng tương tác HPEC HC-388EXI. Còn gói mua sắm 132 máy chiếu đa năng thì lại thiếu phần mềm smart E-learning.

Giá mua sắm trong gói này cũng cao bất thường so với giá nhập khẩu. Một máy chiếu đa năng giá 7-8 triệu đồng, nhưng giá hợp đồng nâng lên 30-35 triệu đồng. Quá trình bị thanh tra việc mua sắm máy chiếu đa năng do thiếu phần mềm, Lam Hồng đã khắc phục và tạm nộp lại hơn 171 triệu đồng cho nhà nước.

Theo thanh tra, so sánh giá nhập khẩu và giá bán lại cho cơ quan giáo dục, số tiền chênh lệch tại các gói thầu vi phạm lên đến hơn 60 tỷ đồng. Bên cạnh "thổi giá", một số nhà thầu còn mua thiết bị không đảm bảo khiến thất thoát ngân sách.

Chẳng hạn, Công ty Thiết bị giáo dục và đồ chơi Phương Anh trúng 3 gói thầu cung cấp thiết bị đồ chơi ngoài trời vào tháng 4/2017 với tổng giá trị gần 66 tỷ đồng. Phương Anh đã lắp 350 bộ cầu thang không đúng thiết kế, toàn bộ nhà bóng cầu trượt làm không đảm bảo quy cách, nhiều thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng. Ngoài ra, việc thi công phải chịu thuế vãng lai song doanh nghiệp không kê khai theo quy định, thanh tra đã thu hồi nộp lại cho nhà nước gần 1,2 tỷ đồng.

Vào cuộc điều tra theo đề nghị của Thanh tra tỉnh liên quan đến những sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo, đến nay Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, hồi tháng 9/2022, Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Tâm (Giám đốc kinh doanh Công ty Hồng Hà), Phạm Viết Anh Vũ (Giám đốc chi nhánh Hà Tĩnh Công ty Hồng Hà), Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Công ty Phương Anh), Nguyễn Hồng Hải (Phó giám đốc Công ty Phương Anh), Nguyễn Xuân Thiện (Công ty P&T), Dinh Quốc Tấn (Tổ trưởng Tổ đấu thầu), Lê Viết Cường (Giám đốc Trung tâm Tài chính công Hà Tĩnh), cùng về tội danh trên.

Bảy bị can trên bị khởi tố do sai phạm tại một trong số 15 gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh từ năm 2017-2019. Xác định những doanh nghiệp, cá nhân liên quan có vi phạm ở 14 gói còn lại, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Lãnh đạo Công an Hà Tĩnh cho biết, khối lượng công việc điều tra trong vụ án này rất lớn, vì có đến hàng nghìn thiết bị giáo dục đang được sử dụng tại các trường học, do vậy cần nhiều thời gian để chứng minh, đối chiếu tài liệu.

"Vụ án đã được đưa vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh. Đơn vị đang làm rõ hành vi sai phạm, trách nhiệm của những người liên quan, để đưa ra hình thức xử lý phù hợp", lãnh đạo nói.

Liên quan vụ án, đầu tháng 2, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp, xem xét kiểm điểm bà Đặng Thị Quỳnh Diệp, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc; ông Trần Trung Dũng, nguyên Giám đốc; ông Nguyễn Xuân Trường và bà Nguyễn Thị Hải Lý, nguyên Phó giám đốc.

Friday, February 17, 2023

Thu hồi đất với giá đền bù thấp 30 lần giá thị trường. Bà con Thôn K' Rèn, Lâm Đồng ko đồng ý. Chính Quyền đem người định đàn áp.



Vâng dự án đầu tư 1.000 tỷ nhưng bồi thường cho dân 20tr 1 xào...xin hỏi 20tr đồng bạc lẻ chúng tôi làm đc gì khi mất 1 xào đất....Đất từ thời ông bà tổ tiên để lại nuôi sống gia đình chúng tôi bao đời nay khơi khơi nhà nước thu hồi với giá rẻ mạt k thoả đáng,Dân đến 80% k đồng ý nhưng vẫn chèn ép cưỡng chế để thu hồi khi dân không đồng ý...cho tôi hỏi yêu đồng bào ở đâu ạ?Chúng tôi đang bảo vệ tài sản của chúng tôi là sai ạ?

Bà con Thôn K'Rèn, Lâm đồng bị cưỡng chế thu hồi đất, đe doạ người già và con nít
Chính quyền xã đến từng hộ gia đình trong vụ thu hồi đất thực hiện dự án, ép mấy trẻ con người Cơ Ho kí giấy, nếu không kí ra đường nhận mặt thì sẽ gặp đâu đánh đó
Chiều 17/2/2023, những cán bộ địa phương lợi dụng việc ở nhà không có người lớn ( vì phần lớn người dân đang ngoài đồng ngày đêm túc trực bảo vệ đất) họ tới từng nhà bắt ép mấy đứa con nít kí hoặc nhận 1 giấy tờ nào đó, mấy đứa nhóc không làm theo và họ văng tục ra chửi, đe dọa ra đường nhận ra mặt sẽ đánh. Vài ngày trước đó, khi đưa máy móc san mặt bằng, 1 cán bộ xã đã văng tục, xưng mày tao với người dân, đe doạ dân nếu ra đường gặp được sẽ đánh họ.
Cũng trong ngày 17/2/2023, chính quyền Xã cũng đã cử hội phụ nữ vào để xoa dịu lòng dân, nhưng người dân đã ngăn cản và chất vấn làm cho những người này câm nín.




Người dân tộc Cơ Ho tại Thôn K'Rèn, X. Hiệp An, Đức Trọng Lâm đồng bị cưỡng chế thu hồi đất, khi mức bồi thường mà tỉnh đưa ra hết sức rẻ mạc, trong khi người dân chưa nhận tiền bồi thường hay đất tái định cư thì họ mang xe san bằng đất của người dân tộc Cơ Ho

Vài năm trở lại đây, tỉnh Lâm Đồng đưa ra dự án xây dựng hồ chứa nước nghe rất đồng bào mang tên hồ chứa nước "Ta Hoét", ngay chính người Cơ Ho cũng không biết tên này nghĩa là gì. Hai năm nay, chính quyền các cấp phổ biến cho người dân về việc thu hồi đất nông nghiệp thuộc địa bàn Thôn K' Rèn, X. Hiệp An, H. Đức Trọng, T. Lâm Đồng (nơi có đa số là người đồng bào dân tộc Cơ Ho sinh sống), K'Rèn cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 15km, trong dự án tương lai của tỉnh, K'Rèn và các thôn lân cận có khả năng cao được sáp nhập thành 1 phường của thành phố Đà Lạt. Dự án được chính quyền địa phương phổ biến là có quy mô lớn, là dự án trọng điểm của tỉnh, có thể góp phần cho việc chứa nước hoặc những lợi ích khác mà hồ mang lại ( còn lợi ích sâu xa và bên trong thì chỉ có họ mới biết được).
Trong quá trình giải toả để thu hồi đất, chính quyền đã nhiều lần đưa ra những văn bản đối với những người đứng đầu tôn giáo ở trong thôn K'Rèn (cả Công Giáo và Tin Lành) để thông qua những vị này, người dân sẽ nghe theo và chấp nhận đền bù. Trong đó, các tín đồ của Tin Lành thuộc chi hội Dơng Krieng (K'Rèn) nhiều lần lên tiếng về việc ông Mục sư quản nhiệm của họ liên tục hối thúc và thuyết phục họ nhận tiền đền bù ngay trong những bài giảng ngày Chủ Nhật, trong khi đó, ngay chính ông và họ hàng của mình là những người nhận tiền đền bù đầu tiên mặc cho đa số người dân vẫn chưa nhận tiền.
Lí do họ không nhận số tiền này vì tiền được đền bù cho người dân hết sức rẻ mạt, thậm chí thấp 30 lần so với thị trường, trong quá trình đo đạc lại đất, nhiều diện tích đất của người dân bị đo hụt nhiều lần so với diện tích thực tế. Người dân không cam tâm, nên đã nhiều lần bỏ công sức tiền bạc, khiếu nại đến các các địa phương, thậm chí ra tận trung ương để khiếu nại sự việc. Ngay chính ngày 15/11/2021, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đã đến tiếp xúc cử tri tại X. Hiệp An, trong lúc đó người dân thôn K'Rèn cũng đã nêu lên vấn đề này trước buổi tiếp xúc cử tri, nhưng dường như giá đất được đền bù vẫn không khá hơn là bao.
Người dân ở đây sẵn sàng giao đất của họ với điều kiện chính quyền phải đền bù hợp lí và cấp đất tái định canh cho người dân, sao cho chất lượng đất ở đó phải tương đương như đất ở K'Rèn và thuận tiện cho việc đi lại, vì trên thực tế người dân ở đây sống bằng nghề trồng trọt, nghề này nuôi sống bao thế hệ con cháu người Cơ-Ho ở K'Rèn, các vựa hoa Lay-ơn dịp tết tiêu thụ ở các tỉnh trong nước phần lớn cũng được trồng từ đất K'Rèn mà ra.
Kính mong đồng bào cả nước, trong nước cũng như hải ngoại, chia sẻ sự việc để đòi lại công bằng cho người dân tộc Cơ Ho chúng tôi, xin cảm ơn tất cả.






Lại thêm một lính nghĩa vụ ch.ết sau chỉ 10 ngày đi nghĩa vụ.

Lại thêm một lính nghĩa vụ mới bị ch.ết khi tại ngũ. Rất nhanh, dưới một sức ép nào đó, bài viết đầy đủ về sự việc trên đã được chủ nhân gỡ bỏ.