Tiếu Lâm CSVN

 


  1. https://chengdec.blogspot.com/2012/07/ca-dao-thoi-viet-nam-dan-chu-cu-ho.html



HAI LÝ DO

Một cán bộ cộng sản có nhiều tuổi đảng làm đơn xin đi định cư ở nước ngoài. Anh ta được gọi đến sở di trú và xuất cảnh, và viên thủ trưởng cơ quan này rất đỗi ngạc nhiên, bèn gọi anh ta vào phòng riêng để thẩm vấn. Viên Thủ trưởng hỏi :
- Một đảng viên thâm niên như đồng chí tất phải có lý do đặc biệt gì mới muốn rời bỏ quê hương XHCN tốt đẹp như nước ta chứ ?
Anh cán bộ trả lời:
- Thưa đồng chí, vì hai lý do. Nguyên đêm qua có anh bạn rỉ tai tôi rằng khi chế độ cộng sản xụp đổ thì các tên cộng sản như tôi và anh ta sẽ bị nhân dân treo cổ là cái chắc! Tôi sợ quá nên xin ra đi.
Viên thủ trưởng cười cười, vỗ vai anh chàng cán bộ, rồi nói trấn an:
- Tôi bảo đảm với đồng chí là chế độ này không thể nào lung lay được. Xã hội Chủ nghĩa sẽ tồn tại muôn năm…
Anh cán bộ cướp lời :
- Thưa đồng chí, đó chính là lý do thứ hai mà tôi xin ra nước ngoài để định cư đấy ạ!


Có gì đâu mà không hiểu. Đèo Ngang là Đang Nghèo! Nếu bây giờ mình đổi lại là Đèo Nghếch thì Đếch Nghèo.




KHÔNG CẦN BIẾT
Trong cuộc họp thượng đỉnh Malta, một phụ tá của chủ tịch VN Lông Đứt Mạnh hỏi một phụ tá của tổng thống Mỹ Obama: 
– Trung bình mỗi công nhân nước ông kiếm một tháng bao nhiêu đô la ?
– Khó có con số chính xác , nhưng có thể nói khoảng một ngàn hai trăm đô.
– Thế anh ta tiêu trung bình mỗi tháng bao nhiêu ?
– Khoảng một ngàn đô .
– Còn hai trăm đô la thừa để làm gì ?
– Cái đó chúng tôi không cần biết . Thế còn trung bình mỗi công nhân VN kiếm bao nhiêu một tháng ?
– Khoảng một triệu đồng VN .
– Anh ta tiêu trung bình bao nhiêu một tháng ?
– Khoảng năm triệu đồng .
– Thế bốn triệu đồng thiếu lấy đâu ra ?
– À , cái đó chúng tôi cũng không cần biết !

 

 TRAO ĐỔI SẢN PHẨM TRONG CÁC NƯỚC CỘNG SẢN ANH EM .

Một người Mỹ du lịch VN, thấy có nhiều lò sản xuất gạch vĩ đại bèn hỏi người dẫn đường :
– Nước ông có nhiều lò sản xuất gạch lớn thế này chắc xây cất nhà cửa nhiều lắm nhỉ ?
Người dẫn đường đáp :
– Không phải. Chúng tôi sản xuất gạch để gửi đi Tiệp Khắc .
– Chắc Tiệp Khắc trao đổi máy móc với các ông ?
– Không phải . Người Tiệp gửi máy móc đi Bảo Gia Lợi .
– Thế hẳn Bảo Gia Lợi sẽ gửi rau và trái cây sang cho các ông .
– Cũng không phải . Người Bảo gửi rau và trái cây sang Cuba .
– À , vậy hẳn các ông nhận được đường của Cuba ?
– Không . Cuba gửi đường sang cho Nga Sô .
Ông khách người Mỹ gật gù có chiều thông hiểu :
– Ừ phải , như thế Nga Sô sẽ gởi những đồ thiết dụng cho các ông .
– Không phải nốt . Nga Sô gửi đất sét sang cho chúng tôi làm gạch .

 ĐÈO NGANG 

                                                             
Trên đường từ Bắc vào Nam phải qua đèo Ngang. Khi qua đèo, một đồng chí Bí thư Bộ chính trị lên tiếng : 
                                            
- Đất nước mình mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá chắc cũng tại cái đèo này. Nó nằm ngang chình ình nên tổ tiên ta đã đặt tên cho nó là Đèo Ngang. Chính vì vậy nên làm ăn không phất lên được.                      
                                                                          
Mọi người thắc mắc hỏi tại sao ? Một đồng chí Bí thư trẻ hăng hái phát biểu:    
                                                              
- Có gì đâu mà không hiểu. Đèo Ngang là Đang Nghèo!  Nếu bây giờ mình đổi lại là Đèo Nghếch thì Đếch Nghèo.  
                                    
Thế là cả Bộ chính trị đồng ý đổi tên thành Đèo Nghếch. Thật là linh ứng. Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng ấm no. Nhưng thói đời hể no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số càng ngày càng tăng, mà lại tăng quá mức. Vì vậy Bộ chính trị họp khẩn cấp để tìm cách chặn đứng việc bùng nổ dân số. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra kế hoạch nào. Bổng một chú Bí thư già khọm đưa tay xin có ý kiến. Chú nói:  
                      
- Trước đây ta đổi Đèo Ngang thành Đèo Nghếch thì đúng là có hiệu quả như mong muốn, vậy nay ta lại đổi thêm một lần nữa xem sao vì cái tên nó nói lên cái đặc điểm của vùng đất địa linh nhân kiệt yết hầu của nước ta.  

  
Mọi người nhâu nhâu lên hỏi:  
                                          
- Nhưng mà ăn nhập gì tới việc kế hoạch hóa gia đình? À mà đồng chí định đổi thành tên gì ?      
                                                 
Chú kia trả lời tỉnh queo :              
                               
- Đèo Đứng !!!!!!!!!!!!   

         

 KHÔNG CẦN BIẾT

Trong cuộc họp thượng đỉnh Malta, một phụ tá của chủ tịch Nga Gorbachev hỏi một phụ tá của tổng thống Mỹ Bush:
– Trung bình mỗi công nhân nước ông kiếm một tháng bao nhiêu đô la?
– Khó có con số chính xác, nhưng có thể nói khoảng một ngàn hai trăm.
– Thế anh ta tiêu trung bình mỗi tháng bao nhiêu?
– Khoảng một ngàn.
– Còn hai trăm đô la thừa để làm gì?
– Cái đó chúng tôi không cần biết. Thế còn trung bình mỗi công nhân Nga kiếm bao nhiêu một tháng?
– Khoảng hai ngàn rúp.
– Anh ta tiêu trung bình bao nhiêu một tháng?
– Khoảng sáu ngàn rúp.
– Thế bốn ngàn rúp thiếu lấy đâu ra?
– À, cái đó chúng tôi cũng không cần biết!


TRAO ĐỔI SẢN PHẨM TRONG CÁC NƯỚC CỘNG SẢN ANH EM.

Một người Mỹ du lịch nước Ba Lan, thấy có nhiều lò sản xuất gạch vĩ đại bèn hỏi người dẫn đường:
– Nước ông có nhiều lò sản xuất gạch lớn thế này chắc xây cất nhà cửa nhiều lắm nhỉ?
Người dẫn đường đáp:
– Không phải. Chúng tôi sản xuất gạch để gửi đi Tiệp Khắc.
– Chắc Tiệp Khắc trao đổi máy móc với các ông?
– Không phải. Người Tiệp gửi máy móc đi Bảo Gia Lợi.
– Thế hẳn Bảo Gia Lợi sẽ gửi rau và trái cây sang cho các ông.
– Cũng không phải. Người Bảo gửi rau và trái cây sang Cuba.
– À, vậy hẳn các ông nhận được đường của Cuba?
– Không. Cuba gửi đường sang cho Nga Sô.
Ông khách người Mỹ gật gù có chiều thông hiểu:
– Ừ phải, như thế Nga Sô sẽ gởi những đồ thiết dụng cho các ông.
– Không phải nốt. Nga Sô gửi đất sét sang cho chúng tôi làm gạch.

HỌC TIẾNG DO THÁI

Một ông già ngồi trên ghế đá tại một công viên ở Mốt Cu, đang học văn phạm tiếng Hebrew thì một nhân viên KGB đi qua. Tên công an nhìn ông lão, rồi hỏi:
- Ông đọc sách gì mà chữ nghĩa kỳ cục vậy?
- Đây là chữ Hebrew của người Do Thái.
- Ông già rồi, làm gì còn cơ hội đến nước Do Thái nữa, học tiếng xứ này làm gì?
Ông già đáp:
- Lạy chúa, ông nói đúng. Tuy nhiên khi tôi lên Thiên Đàng thì ở đấy cũng nói tiếng Do Thái vậy.
Tên công an cười khẩy hỏi:
- Tại sao ông biết sẽ lên Thiên Đàng? Có thể ông xuống địa ngục thì sao?
Ông già thủng thẳng đáp:
- Cũng không sao! Vì tôi đã biết nói tiếng Nga rồi!

ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC VỚI ĐIẠ NGỤC.

Trong một dịp viếng thăm Moscova, thủ đô của Liên Bang Sô Viết, ông Nixon ngạc nhiên thấy có một chiếc điện thoại công cộng đề là “điện thoại dành riêng để liên lạc với Địa Ngục, giá 30 xu một phút.” Nixon dùng thử cái điện thoại đó và quả nhiên có thể nói chuyện được với quỷ sứ ở Địa Ngục.
Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta thấy cũng có một cái điện thoại như vậy, nhưng đề giá là 3,000 mỹ kim một phút. Thấy giá cả chênh lệch một cách quá đáng, Nixon gọi dây nói chất vấn người điều hành máy điện thoại:
– Cùng loại điện thoại như vậy ở Liên Bang Sô Viết tôi chỉ phải trả 30 xu một phút tại sao ở đây lại đắt như vậy?
– Vì ở đó là “local call”, thưa ngài.



Trí khôn người Việt Ba nhà thầu tham dự đấu thầu làm tuyến đường dài 14.3 km tại Đà Nẵng: Nhà thầu Thái Lan sau khi đo đạc, tính toán cẩn thận nói: - Tôi cần 80 tỷ mua vật liệu, 6 tỷ trả công thợ, 1 tỷ cho tôi. Nhà thầu Trung Quốc sau khi đo đạc cũng nói luôn: - 70 tỷ mua vật liệu, 4.5 tỷ trả công thợ, 500 triệu cho tôi. Người Cộng Sản Việt Nam chỉ ngồi rung đùi, buông thõng : - 1.800 tỷ! - Người giao thầu kêu lên : - Sao đắt thế! Thậm chí anh chưa đo đạc gì cả . . . . . . . . . . - Bé mồm thôi! Tôi 862.5 tỷ, anh 862.5 tỷ, còn 75 tỷ mướn thằng Trung Quốc làm trọn gói.


============================



100 %

Một anh kỹ sư cầu cống mới ra trường còn liêm khiết ráng làm việc theo đạo đức của một công dân, nhưng làm mấy cũng nghèo. Anh ta được nhà nước cho qua Trung Quốc để học hỏi thêm kinh nghiệm của các kỹ sư cầu cống Trung Quốc. Anh kỹ sư TQ muốn khoe nhà mới của mình nên đem kỹ sư VN về nhà chơi. Thấy nhà của anh kỹ sư TQ sao mà đẹp và lớn quá, anh kỹ sư VN hỏi:

- Lương đồng chí được bao nhiêu mà có thể xây được một căn nhà như thế này?

Anh KS TQ dẫn anh KS VN ra ngoài và chỉ ra xa hỏi:

- Anh có thấy cây cầu đằng kia không?

- Thấy.

- 50 %.

À ra thế.

Vài năm sau anh KS TQ có việc sang VN và được anh KS VN mời về nhà để trả ơn. Vào nhà rồi mà anh KS TQ không tin vào mắt mình bởi vì nhà của anh cũng không thể so sánh với cái nhà bếp của anh KS VN. Cầm lòng không đậu, anh ta hỏi anh KSVN:

- Lương đồng chí thế nào mà xây được căn nhà thế nầy?

Anh KS VN dẫn anh KS TQ ra ngoài và chỉ ra phía trước và hỏi:

- Anh có thấy gì cây cầu đằng kia không?

Anh KS TQ nhìn hoài chẳng thấy gì nên nói:

- Cây cầu nào đâu ?

-100 %
-----
Đúng là hậu sinh khả úy.

========================================



Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .

Nguời Pháp : “Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.

Nguời Mỹ : “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ”.

Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng : “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN…”

******

Giáo sư kinh tế chính trị hỏi bài học trò :

– Cô Khuyên, yêu cầu cô định nghĩa về Tư Bàn Chủ Nghĩa (TBCN), Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và Cộng Sản Chủ Nghĩa (CSCN).

– Thưa thầy. TBCN, theo con là một căn phòng tối om, có một chú mèo và một người. Nếu người chụp được mèo sẽ có quyền giữ lấy mèo. XHCN, cũng theo con, vẫn là căn phòng tối đó, người tìm mèo mà không biết mèo không có trong phòng.

– Riêng CSCN, thưa thầy, cũng là căn phòng tối nói trên, người cố tìm mèo dù vẫn biết rằng mèo không có trong phòng …

*****

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tờ báo Nhân Dân đưa tin: “Hồ Chủ Tịch tắm ở đầu nguồn sông Hồng, người dân cuối nguồn sông Hồng uống nước còn thấy ngọt.”
CIA phân tích bài báo rồi report lên tổng thống Mẽo: “Báo chí Việt Nam thông tin chủ tịch Hồ Chí Minh bị bệnh đái đường nặng.”

****

Khi Nông Đức Mạnh đắc cử chức Tổng Bí Thư lần thứ nhất năm 2001, ông nói: “năm 2010, tất cả mọi người dân Việt Nam đều có nhà ở”. Nhưng ông đã quên không nói rõ rằng năm 2010 tính từ khi chúa Jesu ra đời hay từ khi trúng cử Tổng bí thư.

****

Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:

– Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.

****

Thầy hỏi trò:

– Những người công sản là ai?

– Đó là những người đọc tuyển tập Marx- Lenin

– Còn những người chống cộng là ai?

– Đó là những người sau khi đọc xong tuyển tập Marx- Lenin họ hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì

***

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói chuyện với Tổng thống Mỹ:

– Tổng thống Mỹ: Nước chúng tôi thực sự có dân chủ vì bất cứ lúc nào dân chúng cũng có thể đổ ra đường và hô vang: “Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

– Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Ồ, nước chúng tôi cũng dân chủ như vậy mà. Bất cứ khi nào dân chúng muốn, họ đều có thể hét toáng lên: ”Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

***

Chính trị là gì?

Một oắt con đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì.

Ông bố nói: “Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố kiếm tiền & mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc & bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?”

Oắt con hãy còn băn khoăn lắm lắm nhưng trước tiên muốn đi ngủ cái đã. Giữa đêm, oắt con tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót & đang kêu gào ầm ĩ. Cậu tiến đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say. Cậu bèn đi tiếp đến phòng của chị giúp việc & nhìn thấy bố đang vật nhau với chị trên giường. Cậu đành đi về phòng & ngủ tiếp.

Sáng hôm sau ông bố hỏi oắt con xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa & yêu cầu tự diễn giải lại. Oắt con trả lời: “Vâng, bây giờ con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến & tương lai thì ngập trong cứt ạ!”

***

Này con! Anh Cả con học Kinh tế, anh Hai học Tài chính. Sao con không theo gương các anh mà lại đi học Luật?
– Nếu con không học làm luật sư thì sau này ai sẽ cứu hai anh con đây?

***

Trong một cuộc họp, phía Nga bảo dân VN mất vệ sinh toàn đái bậy ngoài đường, phía VN bảo: “làm gì có chuyện đấy!”.

Phía Nga nói “Đêm nay bọn tao xách AK-47 đi quanh hồ Tây, thấy thằng nào đái bậy là xử luôn. Phía VN ok. Sáng hôm sau VN thiệt 37 mạng.

Ức chế quá, VN cử 2 đặc nhiệm sang Nga, vác súng đi quanh quảng trường đỏ và làm như bọn Nga. 2 chú đặc nhiệm đi cả đêm, vừa mệt vừa rét đến gần 2h sáng mới thấy 1 thằng tè đường, 2 chú mừng quá nã sạch đạn vào hắn.

Sáng hôm sau, báo chí nga đưa tin:”Đêm qua, đại sứ VN ở Nga bị bọn khủng bố bắn chết khi đang làm nhiệm vụ.”

========================


Sống trong xã hội cộng sản quả thật có lắm chuyện hài bi, lắm chuyện thật như đùa và cũng lắm chuyện cười ra nước mắt. Thế nhưng nếu không lấy tiếng cười để xoa dịu tâm hồn có lẽ ta sẽ căng thẳng mà đột tử mất.

Để cuộc đời này bớt đi tiếng thở dài, thao thức cũng là tiếp thêm sinh khí cho mình chi bằng chúng ta hãy thư giãn và tự trào lộng một chút với những câu chuyện do Dongsongxanh sưu tầm.

Nào chúng ta cùng cất lên tiếng cười sảng khoái nhé. Trước hết là những chuyện tiếu lâm về xã hội cộng sản ở Liên xô và đông âu trước đây.

1. Stalin quyết định vi hành trong thành phố để xem công nhân sống như thế nào. Và, một lần ông bí mật rời khỏi Điện Kremlin. Ông rẽ vào rạp chiếu phim. Cuối chương trình, người ta tấu lên Quốc ca Liên Xô, còn trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh to lớn của Stalin. Tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu hát – ngoại trừ Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tự thỏa mãn. Một phút sau có một khán giả hàng ghế sau hướng đến Stalin và thì thầm vào tai ông ta: “Nghe này, đồng chí, tất cả chúng ta ai cũng cảm nhận được chính điều ấy, nhưng hãy tin tôi, cứ đứng dậy đi là an toàn nhất”

2. Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: TB và CS. Ở địa ngục TB có đầy quỷ sứ hành hình tội nhân trong vạc dầu, dùng kìm búa tra tấn. Ông ta vội chạy sang địa ngục CS thì chỉ thấy một hàng người rồng rắn. Xếp hàng mãi mới vào đến cửa thì thấy một ông già hình như là Karl Marx.

“Ông có thể cho biết địa ngục CS có gì khác?”

Marx nói: “Cũng thế thôi, cũng toàn quỷ sứ luộc ông trong vạc dầu, rồi dùng dao kéo cắt da xẻ thịt ông.”

Người đàn ông nọ ngạc nhiên: “Vậy tại sao lại phải xếp hàng dài thế?”

Marx buồn bã:

“Nhiều khi chúng tôi thiếu cả dao và cả dầu, thậm chí không có cả nước nóng…”

3. Leonid Breznev đang có chuyến thăm chính thức quốc gia tại Pháp và người ta tổ chức một chuyến thăm quan-VIP giới thiệu Paris cho ông. Người ta giới thiệu những vẻ đẹp của Điện Elysé, còn ông, như mọi khi, vẫn giữ khuôn mặt như đá. Khi người ta giới thiệu cho ông những tuyệt tác của Luvr, ông chẳng hề có phản ứng, biểu hiện gì… Người ta đưa ông đến Khải Hoàn Môn, ông không hề một chút mảy may biểu hiện thích thú. Cuối cùng, đoàn xe chính thức tiến đến dưới chân Tháp Eiffel. Và ngay lúc đó Breznev kinh ngạc. Ông quay hướng sang các bạn Pháp và hỏi một cách sửng sốt:” Các bạn này, ở Paris có đến những 9 triệu dân…mà các bạn chỉ có chính xác đúng một tháp canh thôi à?”

4. Ba người công nhân bị vào tù và hỏi nhau, vì cái gì. Người đầu tiên: “Tôi luôn luôn đi làm việc muộn mất năm phút, bởi thế người ta kết tội tôi tội phá hoại ngầm”. Người thứ hai: “Tôi luôn luôn đến sớm năm phút, bởi thế họ buộc tôi tội hoạt động gián điệp”. Người thứ ba: “Tôi luôn luôn đi làm việc đúng giờ, bởi vậy họ kết tội tôi cái tội rằng tôi dùng sản phẩm Phương Tây”.

5. Có một cụ ông đang chết trong một túp lều tồi tàn trên thảo nguyên.

Tiếng gõ cửa nghe hung bạo vang lên.

– Ai ở ngoài ấy đấy? – ông già hỏi.

– Tử Thần đây, – một giọng nói vang lên từ sau cánh cửa.

– Lạy Chúa – ông già nói – Thế mà tôi nghĩ là K.G.B.

6. Tại sao các cựu sĩ quan “Stazi” lại là những người lái taxi tốt nhất ở Berlin? Bởi vì bạn chỉ cần gọi tên mình là đủ, còn bạn sống ở đâu – họ đã biết rồi.

7. Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không?
Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?

Hỏi: Đến gia đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không?
Đáp: Không? Vì mọi thứ đã bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.

Hỏi: Đặc điểm gì có thể coi là thường xuyên trong nền kinh tế XHCN?
Đáp: Tạm thời hết hàng!

Hỏi: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì?
Đáp: Thương nghiệp TB: cái giống gì cũng có bán. Thương nghiệp XHCN: thấy giống gì cũng nhào vô mua (không thì hết hàng).

Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới?
Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!

Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không?
Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.

8. Một thiếu nữ người Pháp sang Mạc-Tư-Khoa du lich đúng thời kỳ ĐCS Liên Xô còn đang cực thinh. Mùa đông giá lạnh, cô ta xếp hàng trước một hợp tác xã để hỏi mua một đôi găng tay. Quầy hàng trống trơn nhưng chủ nhiệm HTX sợ mất mặt XHCN trước một du khách ngoại quốc nên tìm cách:

– Cô có thể cho tôi đo bàn tay của cô để chúng tôi tìm cho cô một đôi thật vừa vặn không?
Một bà xồn xồn người Nga đứng sau lưng nổi đóa:

– Trời ạ! Làm sao cô tin được nó. Tôi chỉ hỏi mua có một cuộn giấy chùi đ. mà phải tụt quần, chổng khu cho nó đo hai lần, rồi lại phải rinh cả cái bàn cầu tới cho nó xem mà còn chưa có nữa là…

9. Tù nhân A: – Anh bị giam bao lâu rồi?
Tù nhân B: – Khoảng 10 năm.
Tù nhân A: – Thế anh bị tội gì?
Tù nhân B: – Chẳng có tội gì cả.
Tù nhân A: – Không lẽ họ đã đổi luật, thông thường không có tội gì thì chỉ có 7 năm thôi mà.

(xem ra thì anh Điếu Cày ở VN bị phạt có 900 triệu và tù 2 năm vẫn còn nhẹ chán)

10. Khi đi ngang một toà nhà 3 tầng, cô hướng dẫn viên giới thiệu với đoàn khách du lịch:

– Toà nhà này trước đây được coi là toà nhà cao nhất thành phố Saint Petersburg.

Đám du khách ngẩn người, một tên ngồi cạnh hỏi lại cho chắc ăn:

– Toà nhà này chỉ cao có 3 tầng, bộ trước đây thành phố Saint Petersburg không có nhà lầu hay sao?

Cô hướng dẫn viên tủm tỉm cười:

– Không phải đâu, toà nhà này là trụ sở chính của KGB, đứng trên lầu hai của toà nhà này người ta có thể nhìn thấy tận… Tây Bá Lợi Á (Siberia), cách đó cả ngàn dặm. Nên toà nhà này được coi là cao nhất thành phố.

11. Ông Brezhnev già cả, khi ra đọc diễn văn trước Thế vận hội đã há miệng ra “O-O-O-O-O”. Người phụ tá vội nói “Không, đây là logo của Olympics”

12. “Người Đông Âu nghĩ về Liên Xô như nước đàn anh hay nước bạn?”

“Dĩ nhiên Liên Xô là Anh rồi. Vì anh em thì không chọn được, còn bạn thì tự mình được quyền chọn”

13. Trong đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô, chính Khrushchev-người Ukraina – cũng kể tiếu lâm sau khi đọc bản báo cáo nổi tiếng kể ra các tội ác của Stalin:

“Stalin muốn cho cả nước Ukraina đi đầy nhưng các trại ở Siberia không còn chỗ”. Bản tốc ký của đại hội còn ghi lại phản ứng của các đại biểu là “Cười!”

14. Tại Đông Đức thì chính một lãnh đạo cao cấp, cựu Ủy viên Bộ chính trị kể lại chuyện như sau về bộ máy tuyên truyền Liên Xô:

“CNTB đã đứng bên bờ vực thẳm. CNCS mau mắn đi vượt lên…”

15. Phái đoàn Gruzia đến Cẩm Linh thăm Stalin.

”Khi họ về, Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.

”Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo:

“Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”

16. Tiếu lâm Hungary về lãnh tụ Matyas Rakosi

“Hai người bạn đi trên phố. Một người hỏi:

“Anh nghĩ gì về ông Rakosi?”

“Tôi không thể nói cho anh ở đây được,” “Hãy đi theo tôi.”

Hai người đi vào một phố vắng. “Nào, cho tôi biết anh nghĩ gì về Rakosi?” người bạn gặng hỏi

“Không, chưa được, chỗ này chưa được,” và thế là hai người tiếp tục vào một ngõ nhỏ, “Chỗ này được chưa?” Họ xuống một tầng hầm của tòa nhà.

“Chưa, chưa an toàn.” Cuối cùng, họ xuống tận một tầng hầm vắng vẻ. “OK, cho tôi biết đi chứ.” Người bạn nhìn quanh lo ngại rồi nói,”Đúng ra thì tôi khá thích ông ta.”

17. Vì sao xe hơi Traban của Đông Đức có bộ phận sưởi kính sau? Để khi đẩy xe mùa băng tuyết không bị cóng tay.

18. Ngay cả khi các lãnh tụ già nua ốm yếu, dòng tiếu lâm vẫn không dứt:

“Đài phát thanh Matxcơva đưa tin: Dù chưa tỉnh cơn hôn mê, đồng chí tổng bí thư kính mến vẫn quay lại văn phòng để lo công việc cho đất nước.”

19. Điều gì xảy ra nếu một con cá sấu đớp phải Brezhnev?
– Hai tuần đầu, nó chỉ cắn phải huân chương.

20. 100 răng và 4 chân, là con gì?
– Cá sấu.
– Thế 100 chân và 4 răng?
– Bộ Chính trị thời Brezhnev.

21. Brezhnev ngồi trong phòng làm việc, tay cầm cuốn hồi ký “Đất nhỏ” vừa được một giải thưởng văn chương lớn. Suslov lao vào phòng, thở hồng hộc.
– Đồng chí Brezhnev, đồng chí cho gọi tôi ạ?
– Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
– Sao lại chưa, tôi đã đọc tới hai lần rồi.
– Được, đồng chí có thể đi.
Một lát sau, Malynovsky đến. Brezhnev cũng hỏi ông ta:
– Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
– Sao lại chưa, tôi đã đọc hai lần và rất thích.
Brezhnev lẩm bẩm một mình: “Hừm, bọn chúng bảo thích cuốn sách. Có lẽ ta cũng phải đọc một lần cho biết.”

22. Tại sao Chernenko luôn luôn nói vào 3 chiếc mi-crô ?
– Một chiếc để bám, một chiếc để thở ô-xy, chiếc thứ ba để nhắc bài cho ông ta.

23. Trong phiên họp hôm nay, Bộ Chính trị thông qua những nghi. quyết sau đây:
– Cử đồng chí K.U. Chernenko làm tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
– Chôn cất đồng chí ấy tại Hồng trường.

24. Tại lễ tang Chernenko, người ta kiểm tra giấy mời những người vào Hồng trường:
– Đây là cái gì?
– Thưa đồng chí, tôi có vé tháng mà.

25. Một vị lãnh đạo đảng cấp cao phàn với với bác sĩ về hệ tiêu hóa tồi tệ của ông ta:
– Bác sĩ biết không, tôi cứ ăn trứng cá là lại thải ra trứng cá, ăn cá hồi là lại thải ra cá hồi… Phải làm gì bây giờ?
– Thì ngài cứ thử ăn những món mà thường dân Xô-viết hay ăn xem…

26. Trong thời kỳ khủng hoảng ở Ba Lan, người ta thông báo cho tân tổng bí thư Androvpov, cựu chủ tịch KGB:
– Thưa Yuriy Vladimirovich, đại sứ Ba Lan đã đến…
– Điệu nó ra đây!

27. Trong thời gian diễn ra chiến dịch chống tệ nghiện rượu, Gorbachov đến thăm một nhà máy. Giữa vòng vây của các nhà báo, ông đặt câu hỏi cho một công nhân tiên tiến:
– Thử nói xem: đồng chí có thể làm việc như thế này sau khi uống một chai vốt-ca không?
– Có thể.
– Thế sau hai chai?
– Cũng vẫn có thể.
– Thôi được. Nhưng sau ba chai?
– Như đồng chí thấy, tôi vẫn làm việc đấy thôi.

28. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Tại sao chúng ta vẫn chưa tiến đến chủ nghĩa cộng sản?
– Những kết quả mới nhất của học thuyết duy vật lịch sử cho thấy giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện một giai đoạn phát triển mới: chủ nghĩa nghiện ngập tiền tiến.

29. Vào giữa thời gian diễn ra chiến dịch chống tệ nghiện rượu của Gorbachov, chủ tịch Xô-viết xã cho gọi cô thư ký vào văn phòng và bắt đầu lột quần áo cô ta.
– Nhưng đồng chí Ivan Petrovich ơi, ít nhất ta cũng phải đóng cửa chứ?
– Không được đâu, Klavka ạ, người ta tưởng hai ta chuốc rượu nhau trong này mất.

30. Hai bộ xương trò chuyện:
– Cậu sống vào thời nào?
– Thời Brezhnev.
– Thế cậu chết thời nào?
– Cũng thời ấy. Còn cậu, cậu sống thời nào?
– Thời cải tổ (perestroika).
– Thế cậu chết thời nào?
– Đâu có, tớ vẫn đang sống đây thôi!

31. Một người Anh, một người Pháp và một người Nga (Liên Xô cũ) nói chuyện với nhau về hạnh phúc.

“Mùa đông”, người Anh nói, “sau một cuộc đi săn thành công trở về, ngồi bên lò sưởi, uống Brandy. Đối với tôi đấy là hạnh phúc”.

“Đối với tôi”, người Pháp nói, “thì hạnh phúc là được ăn trong một khách sạn sang trọng, uống rượu vang ngon, bên cạnh là một cô nàng xinh đẹp và sau đó là một đêm ân ái với nàng”.

“Các vị thì biết gì về hạnh phúc mà đòi nói”, người Nga lên tiếng. “Đối với tôi thì hạnh phúc là sau một ngày đầu tắt mặt tối được trở về căn hộ tập thể với vợ, hai con, cùng bà mẹ vợ rồi giữa đêm khuya có tiếng gõ cửa gấp gáp, tôi mở cửa thì thấy hai người lực lưỡng, mặt hầm hầm, hỏi trống không: “Công dân Paramanov?”, tôi đáp: “Không phải, Paramanov ở tầng trên cơ”. Bấy giờ tôi lại chui vào chăn, lòng tràn đầy hạnh phúc”.

32. Fidel Castro dắt cháu đi dạo.

“Ông ơi, bao giờ cháu lớn, cháu cũng làm lãnh tụ Cu Ba”, đứa cháu nói.
“Mày phải tìm nghề khác!”, Fidel quát, “Cu Ba chỉ cần một lãnh tụ là đủ!”

33. Fidel Castro đang hùng hồn diễn thuyết tới giờ thứ tư trong bài phát biểu dài sáu tiếng của mình. Vừa diễn thuyết ông vừa đưa người chủ tọa một mẩu giấy ghi “thứ 8 từ bên trái, hàng 17 từ dưới lên”. Công an tiến vào và lẳng lặng áp tải người ngồi ở vị trí đó ra ngoài, trong khi bài phát biểu vẫn được tiếp tục. Sau buổi họp, người ta chúc mừng Fidel Castro đã phát hiện ra tên gián điệp.

“Làm sao đồng chí phát hiện được hắn?” người chủ tọa hỏi.

“Rất đơn giản,” Castro trả lời. “Lenin đã dạy chúng ta, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội không bao giờ ngủ.”

34. “Tôi đố bạn vì sao nước Đan Mạch không đi theo con đường cộng sản?”
“Thượng Đế thương dân tộc nhỏ bé đó quá nên không nỡ.”

35. “Quân Mỹ ở Tây Đức hỏi một đàn cừu từ phía Đông sang: “Sao cừu lại bỏ vùng do Hồng quân Liên Xô chiếm?

Cừu đáp: “Tất cả chỉ vì công an mật.”
“Sao thế? Họ làm gì?”
“Stalin ra lệnh cho họ bắt tất cả các con voi.”
“Nhưng chúng bay có phải là voi đâu.” “Thế thì các ngài thử giải thích với công an mật xem.”

36. Còn ông, ông thích sưu tầm gì? – tổng thống Mỹ hỏi Brezhnev.
– Tôi á? Tôi sưu tầm truyện tiếu lâm.
– Được nhiều chưa ông?
– Ồ, khoảng 2 trại tập trung…

37. Cuối thời kỳ NEP (Tân kinh tế, 1921-1927), Rabinovich bị gọi đến cơ quan Cheka:
– Công dân Rabinovich, chắc anh biết chúng tôi đã khởi công xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng gặp phải những khó khăn tạm thời về mặt tài chính. Chắc chúng tôi có thể tính đến sự giúp đỡ của anh chứ? Hẳn là anh còn chút vàng dự trữ cất trong hòm. Thông minh nhất là hãy đưa nó cho chúng tôi…
– Được thôi, nhưng trước hết tôi phải bàn bạc với vợ tôi đã.
Ngày hôm sau, Rabinovich lại bị triệu đến Cheka.
– Thế nào, công dân Rabinovich? Cô vợ anh nói gì?
– Cô ấy bảo: “Nếu họ không có tiền thì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm đếch gì!?”

38. Các thành viên ban lãnh đạo thượng đỉnh của Đảng bị bệnh chấy rận. Các bác sĩ đủ loại tìm cách diệt chấy rận, nhưng không thành. Cuối cùng, người ta cho gọi Radek, kẻ có thể tìm thấy một giải pháp gì đó cho mọi việc. Radek nói: – Không gì đơn giản hơn thế! Phải tập thể hóa lũ chấy rận! Đa số chết rụi, số còn lại sẽ tháo chạy!

39. Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin?
– Tất nhiên là Hoower rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi!
– Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!

40. Ba tù nhân trò chuyện trong xà-lim:
– Sao cậu bị tù?
– Tớ phê phán Radek. Còn cậu?
– Tớ ca ngợi Radek. – Thế cậu? – hai người quay sang người thứ bạ
– Tớ là Radek đây.

41. Có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước không?
– Xây dựng thì có thể, nhưng sống ở đó thì không.

42. Nửa đêm, hai vợ chồng bừng tỉnh vì tiếng động ầm ĩ và tiếng chân người huỳnh huỵch. Đột ngột, một hồi chuông dài xé tan màn đêm và ai đó đập cửa rầm rầm.
– Mở cửa ra ngay!
Hai vợ chồng nhìn nhau nghẹn ngào. Cuối cùng, người chồng lấy hết sức lực đứng dậy và ra mở cửa. Một phút sau, anh thở dài nhẹ nhõm quay vào:
– Có gì đâu em, nhà cháy ấy mà.

43. Trong xà-lim, năm 1937.
– Cậu bị mấy năm tù?
– 25.
– Vì tội gì?
– Tớ vô tội.
– Nói láo! Vô tội thì chỉ bị 10 năm thôi.

44. Stalin phát biểu tại một cuộc họp Đảng. Trong khi ông nói, ai đó buột miệng hắt hơi.
– Ai vậy? – Stalin hỏi.
Im lặng.
– Hàng một, đứng lên! Dẫn họ đi! Xử bắn tất cả!
Hoan hô rầm rộ.
– Ai vậy? – Stalin lại hỏi.
Im lặng.
– Hàng hai, đứng lên! Bắn chết lũ chó dại ấy đi!
Reo hò không ngớt.
– Ai vậy?
Im lặng.
– Hàng ba, đứng lên! Bắn hết chúng nó đi!
Cả phòng đứng dậy vỗ tay, hò reo vang dội: “Stalin vĩ đại muôn năm!”
– Ai vậy?
– Tôi, tôi đây mà! – ai đó đứng dậy, khóc nức nở.
– Chúc sức khỏe đồng chí!

45. Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào. Người ta đề ra 3 giải thưởng.
Giải ba là một tượng Stalin đang đọc thơ Pushkin.
– Đúng về mặt lịch sử – Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện chính trị. Đường lối của Đảng để đâu?
Giải nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
– Đúng về mặt chính trị – Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện lịch sử. Thuở sinh thời Pushkin đã làm gì có sách của đồng chí Stalin?
Cuối cùng, giải nhất được trao cho tác giả tượng đài Stalin đọc sách của Stalin.

46. A lô, KGB phải không?
– Đúng. Có chuyện gì vậy?
– Xin thưa, con vẹt của tôi bay mất rồi.
– Thì saỏ
– Nếu chẳng may tìm thấy nó, xin các đồng chí viết vào biên bản rằng tôi hoàn toàn không dính dáng gì đến những quan điểm chính trị của nó.

47. Sau Thế chiến thứ hai, nhiều người Armenia quyết định trở về nước Cộng hòa Xô-viết Armeniạ Một cặp anh em người Armenia bàn bạc với nhau: người anh đi trước và nếu cảm thấy nên di cư sang Liên Xô thì anh ta sẽ viết thư cho cậu em bằng mực xanh, bằng không, sẽ viết bằng mực đỏ. Ít lâu sau, người em nhận được lá thư gửi đi từ Liên Xô, viết bằng nét mực xanh: “Mọi thứ đều tuyệt vời. Anh được cấp nhà cửa, có công ăn việc làm và đầy đủ mọi thứ. Kể ra thì cũng có vài thiếu thốn nhưng hoàn toàn không đáng kể. Ví dụ: rất khó mua được mực đỏ.”

48. Trong một buổi học tập chính trị, Rabinovich hỏi giảng viên:
– Nếu quả thực ở ta mọi thứ đều tuyệt vời thì tại sao bơ lại biến đâu mất khỏi các cửa hiệu?
– Đồng chí ạ, tôi sẽ tìm hiểu và trả lời đồng chí vào dịp sau
Vào buổi học sau, lại có người giơ tay hỏi.
Giảng viên nhận ra anh ta:
– Tôi biết, biết mà, đồng chí muốn hỏi tại sao bơ lại biến đâu mất khỏi các cửa hiệu chứ gì?
– Không, tôi muốn hỏi đồng chí Rabinovich biến đâu mất rồi?

49. Trong tương lai gần, chiến tranh có xảy ra không?
– Chiến tranh thì không, nhưng sẽ diễn ra cuộc đấu tranh giành hòa bình ác liệt đến nỗi thế giới này phải tan tành.

50. Ai phát minh ra dây thép gai?
– Michurin, bằng cách lai tạo rắn với nhím.

51. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Hệ thống Xô-viết ưu việt hơn các hệ thống khác ở chỗ nào?
– Hệ thống Xô-viết ưu việt ở chỗ nó có khả năng giải quyết được những khó khăn không thể nảy sinh ở các hệ thống khác.

52. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Cái gì có trước: gà mái hay trứng?
– Trước kia đã từng có cả gà mái lẫn trứng.

53. Khrushchev đi thăm một trại nuôi lợn. Khi tập trung bài vở ở tòa soạn tờ “Sự thật” (Pravda), mọi người hoảng hốt bàn bạc nhau: phải đề thế nào dưới tấm ảnh cỡ lớn sẽ được đưa lên trang nhất. Mọi người thay nhau đưa ra những đề nghị: “Đồng chí Khrushchev giữa đàn lợn”, “Đàn lợn bao quanh đồng chí Khrushchev”… Ngày hôm sau, tấm ảnh được chú như sau: “Đồng chí Khrushchev – thứ ba từ bên trái”.

54. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Hai hệ thống nào không thể hòa hợp với nhau ?
– Hệ xã hội chủ nghĩa và hệ thần kinh.

55. Nếu tớ không nhầm, loại nước hoa này là của ngoại phải không?
– Đúng vậy, từ phương Tây thối nát đấy.
– Ừ, có thể nó thối thật, nhưng mùi vị của nó mới vương giả làm sao!

56. Stalingrad bị đổi thành Volvograd. Ngày hôm sau, một bức điện được gửi từ thế giới bên kia đến địa chỉ Bộ Chính trị: “Tôi đồng ý việc đổi tên. Joseph Volghin.”

57. Cần cử một giáo sĩ đứng đầu nhà thờ Do Thái ở Moscow. Người ta đệ lên Khrushchev danh sách các ứng cử viên.
– Gì thế này, các đồng chí điên cả sao ? – xem xong bản danh sách, Khrushchev gào lên. – Toàn Do Thái cả à!

58. Bà ơi, bác Lenin tốt lắm phải không?
– Ừ, cháu ạ, bác tốt lắm.
– Thế bác Stalin xấu lắm phải không?
– Xấu, cháu ạ, bác ấy xấu lắm.
– Còn bác Khrushchev, bác ấy cũng tốt hở bà?
– Rồi sau mình sẽ biết, cháu ạ, nếu bác ấy qua đời.

59. Rốt cục Rabinovich cũng được đi nước ngoài cùng một nhóm du lịch, nhưng anh ta chỉ được qua các nước dân chủ nhân dân. Mỗi lần đến một nước, anh lại gửi điện tín về nơi làm việc của mình:
“Gửi lời chào từ nước Bulgaria tự do. Rabinovich.”
“Gửi lời chào từ nước Rumania tự do. Rabinovich.”
“Gửi lời chào từ nước Hung tự do. Rabinovich.”
“Gửi lời chào từ nước Áo. Rabinovich tự do.”

60. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Lenin, nhà máy gỗ Moscow bán loại giường ba dành cho các cặp vợ chồng, với nhãn hiệu “Lenin ở giữa chúng ta”.

61. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Cái gì tồn tại vĩnh viễn ở Liên Xô?
– Những khó khăn tạm thời.

62. Một trăm năm sau, trong chủ nghĩa cộng sản, cháu hỏi bà:
– Bà ơi, xếp hàng là gì hở bà?
– Cháu biết đấy, lâu lắm rồi, từ thời xã hội chủ nghĩa cơ, người ta đứng thành hàng dài để mua bơ và lạp xường.
– Thế “bơ” với “lạp xường” là gì hở bà?

63. Con người sẽ sống ra sao trong xã hội cộng sản? – sau buổi học, mọi người hỏi giảng viên.
– Thì ai nấy đều có nhà lầu, xe hơi, thậm chí máy bay riêng nữa.
– Máy bay á? Để làm gì vậy?
– Chẳng hạn nếu đồng chí sống tại Moscow và được tin ở Sverdlovsk có thịt, lúc đó đồng chí chỉ việc mặc quần áo, nhảy lên máy bay và phóng vèo đến Sverdlovsk!

64. Các cụ có nghe tin vui chưa? – anh hàng xóm của gia đình Fyodor nhiệt tình hỏi. – Hai mươi năm nữa, tất cả mọi người sẽ được sống trong chủ nghĩa cộng sản.
– Cậu biết đấy, bọn tôi già rồi, chẳng còn gì đáng kể nữa. Chỉ lo cho bọn trẻ…

65. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Con người trong tương lai của chủ nghĩa cộng sản sẽ như thế nào?
– Tay anh ta sẽ nhỏ và yếu ớt vì anh ta không phải làm lụng gì cả, máy móc sẽ làm thay hết cho anh tạ Chân anh ta sẽ nhỏ và yếu ớt vì đi đâu anh ta cũng dùng xe hơi. Dạ dày anh ta sẽ bé tý vì anh ta chỉ ăn các viên thuốc có hàm lượng dinh dưỡng caọ Và đầu anh ta sẽ khổng lồ, vì anh ta luôn phải suy nghĩ xem có thể kiếm những viên thuốc ấy ở đâu…

66. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Armenia được không?
– Được, nhưng nên khởi đầu nó ở Georgia thì hơn.

67. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Sự khác nhau giữa người lùn Xô-viết và người lùn Mỹ là gì?
– Người lùn Xô-viết cao hơn một cái đầu.

68. Ngày bầu cử. Tại một khu vực bầu cử, một cử tri, thay vì quẳng bừa lá phiếu vào hộp, lại tỏ vẻ xem xét nó.
– Cậu làm gì thế? – đại diện chính quyền nghiêm khắc hỏi.
– Sao lại làm gì? Tôi muốn biết mình sẽ bầu cho aị
– Cậu điên à? Cậu không biết bầu cử là bí mật ư ?!…

69. – Cậu đã nghe tin tổng thống Mỹ bị giết chưa?
– Thật đấy? Thế là người Mỹ cũng vượt chúng ta ở khoản này rồi!

70. Sau năm 1956, khi hàng ngàn tù nhân ở các trại cải tạo lao động tập trung (GULAG) được phóng thích, tại văn phòng phục hồi nhân phẩm, người ta mời một tù nhân ngồi chờ.
– Mời đồng chí ngồi chút đã.
– Cám ơn, nhưng tôi đã ngồi quá đủ rồi.

. – Haim, cậu đã nghe tin ngày mai sẽ có một cuộc tàn sát dân Do Thái trong thành phố không?
– Thôi đi mà, người ta đã ghi trong thẻ chứng minh rằng mình là người Ngạ
– Biết vậy, có điều người ta không xem giấy, mà nhìn mặt!

71. Năm 1966, trong thời gian diễn ra vụ xét xử hai nhà văn Sinyavsky và Daniel, Brezhnev đi dự một buổi cầu hồn để xin ý kiến Stalin từ cõi chết:
– Đồng chí Stalin, xin đồng chí cho chúng tôi biết phải làm gì với tay Sinyavsky này?
– Sinyavsky nào? Thằng phát thanh viên vô tuyến phải không?
– Không, đồng chí Stalin ơi, Sinyavsky nhà văn cơ ?
– Thế cần gì đến hai thằng Sinyavsky ?

72. Trong tù:
– Anh phạm tội hình sự hay tội chính trị?
– Tội chính trị. Tôi là thợ sửa ống nước. Hôm đến ủy ban thành phố, tôi bảo cả hệ thống ở đây phải thay ngay!

73. Làm sao cơ quan tình báo “Intelligence Service” lại phát hiện ra siêu điệp viên Xô-viết ở London?
– Người ta chỉ đạo cảnh sát mật bao vây tất cả các nhà vệ sinh ở London và ra lệnh cho họ bắt ngay vị nào ra ngoài đường mới cài khuy quần.

74. Suy nghĩ đầu tiên của John là gì, khi cậu ta thấy anh hàng xóm Sam có xe hơi?
– “Cầu cho bạn có hai chiếc!”
– Thế Vania nghĩ gì khi cậu ta thấy Ivan kiếm được 150 rúp?
– “Cầu cho mày cũng chỉ được lương 100 rúp như tao!”

75. – Marx đã để lại di sản gì cho nước Đức?
– “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cho Đông Đức và “Tư bản luận” cho Tây Đức.

76. Một công nhân Xô-viết và một công nhân Mỹ tranh luận xem ở đâu có nhiều tự do hơn. “Nước tớ hoàn toàn có tự do – anh Mỹ nói. – Có bận tớ đứng cạnh Nhà Trắng và tiểu tiện luôn tại đó.” “Khá đấy – chàng Liên Xô phẩy tay -, còn có lần tớ đứng ở chân tường điện Kreml và đái ngay cạnh Lăng!” “Kể ra, dù sao tớ cũng phải để ý, sao cho đừng ai nhìn thấy!” – anh Mỹ nói thêm, vẻ lưỡng lự: “Chả lẽ tớ không để ý hay saỏ! Tớ còn chẳng cởi khuy quần là đằng khác!”

77. Ngoài phố, một phụ nữ Xô-viết phẫn nộ bước đến người ăn mày và bực bội nói:
– Không biết ngượng saỏ! Khỏe như voi thế này mà đứng ăn xin! Sao không đi làm đỉ
– Nhưng tôi làm sau giờ làm việc đấy chứ…

78. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Những trở ngại lớn nhất trong nền nông nghiệp Liên Xô là gì?
– Có 4 trở ngại như thế: xuân, hạ, thu và đông.

79. Một tay nhà giàu Odessa muốn mua cho vợ một chiếc áo lông. Dĩ nhiên hắn không kiếm được áo lông ở đâu. Cuối cùng, hắn bảo một chủ hiệu quần áo:
– Thôi được, vậy bà mua 2 chiếc, tôi một, bà một.
Vấn đề được giải quyết. Sau đó, hắn muốn xem kịch ở Nhà hát lớn. Hắn mua vé buổi diễn tối, nhưng người bán vé thông báo là hết sạch vé rồi.
– Anh biết không, vậy anh mua 10, tôi cho anh 9, chỉ lấy 1.
Thế là hắn mua được vé. Hôm sau hắn đến Lăng, nhưng Lăng đóng cửa. Hắn mở chiếc cặp ngoại giao và chìa cho người lính gác:
– 5 lít vốt-ca và một tờ xanh nhé!
– Anh vào coi, hay để chúng tôi vác ra cho anh?

80. Vợ một đảng viên đột ngột xuất hiện ở Văn phòng Đàng ủy và phàn nàn: “Anh ấy không hoàn thành nghĩa vụ người chồng”. Anh chồng liền bị triệu đến và bị tẩy não nặng nề:
– Nhưng thưa các đồng chí, hãy hiểu cho tôi, tôi là người bất lực mà!
– Không, đồng chí Vasiliyev, trước hết đồng chí là người cộng sản chứ! – bí thư chi bộ khiển trách.

81. Hai đảng viên bôn-sê-vích cựu trào nói chuyện:
– Này, Vasya, cậu còn nhớ hồi chúng ta chiếm Cung điện Mùa đông không?
– Sao lại không?! Dạo ấy bọn mình vội vàng quá…

82. – Sao cậu bị khai trừ khỏi Đảng? – bạn bè của Vovka hỏi anh tạ
– Tớ phạm lỗi ba lần. Thứ nhất, tại văn phòng của tớ treo hai tấm chân dung, một tấm của Brezhnev, tấm kia của Khrushchev. Một bận, bí thư đảng ủy đến chỗ tớ và quát tớ: “Sao anh vẫn chưa tháo cái ảnh con lợn kia xuống ả” và tớ hỏi lại: “Con lợn nào cở”. Sau đó, trong một khóa học chính trị, giảng viên bảo trong chủ nghĩa cộng sản, sẽ có thừa mứa tiền, thịt, bơ cho mọi người… Ai đó đứng lên và sửa lại: “Thưa đồng chí, trong chủ nghĩa cộng sản sẽ không có tiền”, còn tớ lại hỏi: “Thế cũng không có cả thịt lẫn bơ à?”. Lần cuối, khi mọi người phê bình vì tớ không đến kỳ họp đảng cuối cùng, tớ đáp: “Nếu biết đây là kỳ cuối cùng thì thế nào tôi chẳng tới!”

83. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Câu nói “chúng ta tiến bước về những triển vọng tương lai tươi sáng” nghĩa là gì?
– Nghĩa là hôm nay, chúng ta đã sống sướng hơn ngày maị

84. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Khi nào có thể nói được rằng Cuba đã tiến tới giai đoạn xã hội chủ nghĩa phát triển?
– Chỉ khi Hoa Kỳ nhập khẩu đường của nước này.

85. Nhân kỷ niệm ngày sinh Lenin, người ta trao giải cho ba truyện tiếu lâm chính tri. hay nhất:
Giải ba: 3 năm tù.
Giải nhì: 7 năm tù khổ sai, cộng 5 năm ở những miền Lenin đã từng tới.
Giải nhất: gặp gỡ người đã khuất.

86. Brezhnev hỏi Đức Giáo hoàng La Mã:
– Thưa cha, tại sao người ta tin vào thiên đường công giáo chúa mà lại không tin vào thiên đường cộng sản?
– Con ạ, vì chúng ta không chỉ cho họ thấy thiên đường…

87. Sau 1968, người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Làm sao rút quân đội Xô-viết khỏi Tiệp Khắc mà không làm mất uy tín của Liên Xổ
– Qua Romania.

88. Hai công nhân trò chuyện trong nhà máy.
– Người ta bảo thi.t lại sắp tăng giá.
– Tớ cũng nghe như thế. Đồ chó chết!
– Người ta bảo chẳng bao lâu nữa, bánh mỳ cũng tăng giá.
– Khốn nạn thế là cùng!
– Người ta bảo sắp tới, giá vốt-ca sẽ tăng gấp đôi…
– Nào, tớ đố bọn chúng làm điều đó đấy! Viện sĩ Sakharov của chúng ta chả để yên đâu!…

89. Tại sao Bể bơi Trung ương lại đóng cửa?
– Người ta đang rửa ảnh chân dung của đồng chí Brezhnev ở đó…

90. Tại hành lang điện Kreml, Brezhnev đang mò mẫm về phòng mình thì gặp một bà cụ già.
– Leonid Ilyich, đồng chí nhận ra tôi chứ? Tôi là Nadezhda Konstantinovna Krupskaya đây mà.
– Sao không, nữ đồng chí Krupskayả, bởi lẽ tôi còn chơi thân với Krupsky, chồng của đồng chí đấy!

91. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Có thể tồn tại đảng đối lập ở Liên Xô hay không?
– Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.

92. Ở cửa ra vào một hiệu bán đồ dùng gia đình, có treo một tấm biển như sau:
“Nguyên tắc bán giấy vệ sinh từ này trở đi sẽ thay đổi: chỉ những ai mang giấy chứng nhận đã ăn trong ngày mới có quyền mua giấy.”

93. Một người đi trên đường phố Moscow, hai tay cầm hai cuộn giấy vệ sinh. Anh ta bi. chặn lại liên tục: người ta hỏi anh mua được giấy vệ sinh ở đâu? Cuối cùng, anh phát chán và đáp: “Các ông các bà không thấy tôi vừa từ hiệu giặt là ra đây à?”

94. Lời nguyền rủa khủng khiếp nhất ở Odessa là gì?
– “Cầu cho mày phải sống suốt đời chỉ bằng đồng lương!”

95. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Dân chúng Liên Xô được chia thành những nhóm như thế nào?
– Hai nhóm: nhóm thỏa mãn và nhóm bất mãn. Nhóm bất mãn do cơ quan KGB, nhóm thỏa mãn do công an kinh tế quản lý.

96. Nixon hỏi Brezhnev:
– Tại sao ở nước ông không có bãi công?
– Tin hay không tùy ông, ở nước tôi người lao động ủng hộ mọi nghi. quyết của Đảng.
– Không thể có chuyện đó!
– Được, ngày mai ông sẽ được tận mắt chứng kiến.
Hôm sau, hai người đến dự một cuộc họp phân xưởng, tại đó người ta thông báo:
– Từ ngày mai, lương của mọi lao động trong phân xưởng sẽ giảm một nửa. (Hoan hô, vỗ tay dữ dội.)
– Từ ngày mai, cứ 10 nhân lực trong phân xưởng thì 1 người được điều động làm công tác xây dựng ở Siberia và Viễn Đông. (Vỗ tay rầm rộ kéo dài.)
– Từ ngày mai, cứ 5 người thì có 1 người bi. treo cổ trước giờ làm việc. (Bầu im lặng bối rối.)
Cuối cùng, một bà cụ ngồi ở hàng đầu phá vỡ bầu không khí yên ắng:
– Thế chúng tôi có phải mang dây thòng lọng từ nhà không, hay công đoàn sẽ đài thọ?

97. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Có thể giải quyết những khó khăn trong cung ứng lương thực ở Liên Xô bằng cách nào?
– Phải đổi viện sĩ Sakharov lấy quốc vương Hồi giáo, đổi quốc vương Hồi giáo lấy các nhà ngoại giao Mỹ đang bi. cầm tù ở Iran, và đổi các nhà ngoại giao lấy lương thực Mỹ.

98. Trên phố, mọi người xếp thành hàng dài trước cửa hiệu.
– Bà con ơi, sao lại xếp hàng dài thế này?
– Người ta mang bô đến.
– Thì bô, nhưng sao lắm người muốn mua bô thế?
– Dốt! Nếu ngày mai người ta chở 3 xe tải cứt đến, thì lấy gì mà đựng?

99. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Tại sao phương Tây lại có thể xuất khẩu nhiều lương thực cho Liên Xô thế?
– Một trong những căn bệnh trầm kha của hệ thống tư bản là thường xuyên có khủng hoảng thừa…
16. Có tiếng gõ cửa. Brezhnev lọ mọ ra cửa, cẩn thận đeo kính, rút từ trong túi ra một tờ giấy và hắng giọng đọc:
– Ai đấy?

100. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Nhà dưỡng lão xa hoa nhất trên thế giới ở đâu?
– Ở Moscow: điện Kreml.

101. Vô tuyến Liên Xô có ba kênh. Ivan Ivanovich bật kênh một: tường thuật mít-tinh, Brezhnev phát biểu. Chuyển sang kênh hai: cũng tường thuật mít-tinh, Brezhnev phát biểu. Cuối cùng, anh bật kênh ba. Một nhân viên KGB vận đồng phục xuất hiện và nghiêm khắc nói: “Cậu làm trò gì thế? Bật đi bật lại tùm lum à!”

102. Tại đơn vị tên lửa. Anh lính mới trực ban quá buồn ngủ và thiếp đi, tay dựa vào bảng điện điều khiển. Khi viên sĩ quan trực ban bước vào, anh bật dậy và báo cáo:
– Báo cáo đồng chí đại úy, trong thời gian trực ban không xảy ra sự kiện đặc biệt gì.
– Không ư, đù mẹ mày! Thế nước Bỉ đâu rồi?

103. Người ta hỏi đài phát thanh Yerevan:
– Điểm khác nhau giữa rủi ro và tai họa là gì?
– Chẳng hạn, nếu bạn đứng trên vỉa hè và chiếc xe tải đi qua làm bắn bùn lên bộ Âu phục mới của bạn, thì đó là rủi ro, nhưng không tai họa. Còn nếu máy bay chở chính phủ Xô-viết bị rơi thì đó là tai họa, nhưng không rủi ro.

104. Ở Liên Xô, người ta có vi phạm bí mật thư tín không?
– Không. Đơn giản là người ta không chuyển những lá thư có nội dung chống chính quyền Xô-viết.

105. Cuộc bầu cử Xô-viết thực sự diễn ra lần đầu vào lúc nào?
– Khi Thượng đế dẫn Eva đến cạnh Adam và bảo: “Hãy chọn vợ cho con đi!”

106. Trong một dịp khai quật ở Ai Cập, người ta tìm thấy một bộ xác ướp mới. Các nhà khảo cổ học trên toàn thế giới không làm sao biết được đó là xác ướp của ai. Cuối cùng, người ta phải mời các chuyên gia Xô-viết. Ba chuyên gia Liên Xô xắn tay áo và đề nghi. mọi người ra khỏi phòng có chứa bộ xác ướp. Được một chút, họ đi ra, mệt mỏi, mồ hôi đầm đìa:
– Hoàng đế Ramses thứ hai mươi ba.
– Tuyệt vời! Sao các ngài biết được?
– Thằng chó phải khai rồi!

107. – Chủ nghĩa cộng sản là gì?
– Chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa hệ thống dây thép gai toàn quốc.

108. Rabinovich muốn di cư qua Israel. Khi nộp đơn di cư, người ta hỏi anh:
– Xin đồng chí cho biết lý do gì khiến đồng chí muốn rời đất nước này khi đồng chí đã có tuổi?
– Lý do thứ nhất là tay hàng xóm nhà tôi thường xuyên bảo: “Thằng Do Thái chết tiệt kia, nếu chính quyền Xô-viết chấm dứt thì mày sẽ hết đời!”
– Làm gì có chuyện ấy! Đồng chí không có lý do gì để lo lắng, chính quyền Xô-viết không bao giờ chấm dứt cả!
– Vâng, thì đó chính là lý do thứ hai.

109. Trong chủ nghĩa cộng sản, sẽ có điểm thứ năm trong giấy chứng minh không? (điểm xuất xứ chủng tộc, ghi rõ nguồn gốc Do Thái của người dân.)
– Không. Nhưng sẽ có điểm thứ sáu như sau: “Anh từng là Do Thái trong chủ nghĩa xã hội phải không?”

110. Một người có tiếng là dân chủ được bầu làm viện trưởng một học viện khoa học. Ngay hôm đầu, chẳng nói chẳng rằng, ông ta vào phòng thí nghiệm để bắt tay các cộng tác viên đã xếp thành hàng.
– Tôi là Ivanov.
– Rất vui được làm quen với anh.
– Tôi là Petrov.
– Rất vui được quen biết anh.
– Tôi là Rabinovich.
– Không sao, không sao cả đâu! – ông viện trưởng vỗ vai Rabinovich.

111. Rabinovich được bầu làm tuyên truyền viên ở khu vực bầu cử nơi anh ở. Anh đi một loạt các căn hộ, gõ cửa từng nhà và nói:
– Xin các vị thứ lỗi, nhưng người ta bảo tôi thông báo với quý vị rằng chính quyền Xô-viết là chính quyền ưu việt nhất trên thế giới. Một lần nữa, xin lỗi quý vị vì sự quấy rầy và kính chào quý vị.

112. Nữ công nhân đến gặp giám đốc:
– Ivan Ivanovich, công đoàn nhà máy có một phiếu nghỉ duy nhất. Dầu sao chúng ta từng ngủ với nhau, giám đốc nên dành cho tôi…
Giám đốc nhận đơn của nữ công nhân nọ, ghi vào góc: “Cấp phiếu đi nghỉ!” Chị ta cảm ơn rồi đi ra cửa. Giám đốc ngập ngừng hỏi với theo:
– Mà chúng ta ngủ với nhau lúc nào nhỉ? Tôi nhớ mãi chưa ra.
– Ồ, sao lại không, Ivan Ivanovich? Ba hôm trước, ở đại hội công đoàn: ông trên chủ tịch đoàn, tôi ở hàng thứ ba ấy mà.

113. Một tuyên truyền viên đến một nhà thương điên để diễn thuyết về những thành tựu và kết quả của hệ thống Xô-viết. Tất nhiên anh ta bốc thơm thực tế Xô-viết lên tận mây xanh. Ai nấy đều vỗ tay và hò reo, chỉ có một người khoanh tay buồn bã đứng nhìn.
– Sao anh không vỗ tay? – tuyên truyền viên hỏi.
– Thưa, tôi không có rồ đâu. Tôi là y tá mà.

Xin hẹn phần hai trong entry sau về những chuyện tiếu lâm trong xã hội cộng sản Việt Nam

Tiếu lâm thời cộng sản 2

(Phần 2)

711

Những câu chuyện vui, tiếu lâm không chỉ mang lại tiếng cười mà nó cũng ẩn chứa những hàm ý sâu xa trong đó, chúng ta hãy dạo quanh một vòng xã hội Việt Nam trên các mặt đời sống xã hội để có được hình dung cụ thể nhé. Hy vọng khi một tiếng cười cất lên sẽ là 10 thang thuốc bổ mang lại năng lượng cho mỗi chúng ta trong một ngày mới .
114. Hôm nọ có một anh chàng đứng giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trước đông đảo quần chúng, cất cao giọng chửi tóang lên:
– Đ…mẹ chỉ vì một thằng gian ác mà cả một dân tộc bị đau khổ điêu linh…

Lập tức anh ta bị công an vồ đem về đồn thẩm vấn. Hỏi:
– Mày chửi bới gì ngòai đường phố?
– Dạ, tôi chửi một thằng gian ác đã làm đau khổ cả nước!
Tên công an chấp cung giận dữ, quắc mắt nạt:
– Mày ám chỉ ai?
– Dạ, tôi ám chỉ Hít Le!
– À tốt! Như vậy anh vô tội. Được tha!
Được trả tự do, anh ta vui mừng hớn hở đi ra. Nhưng vừa đến cửa, quay lại, thấy tên công an hãy còn đứng đó, anh ta lễ phép hỏi:
– Xin lỗi đồng chí công an…Nhưng theo đồng chí, đúng ra thì câu chửi đó ám chỉ ai đấy ạ?!

115. Chuyện ghi được ở một quán nhậu.

Buổi tối tại một quán nhậu đông đúc náo nhiệt, mọi người ăn uống ồn ào.

Có hai ông ngồi ở một bàn khuất góc quán, cả hai mặt đã bắt đầu đỏ gay. Họ đang nói chuyện
gì không biết. Chợt ông mặc áo trắng nói:

– Tụi lãnh đạo bây giờ nhiều đứa xấu xa, tồi tệ như chó!

Ông mặc áo xanh bỗng nổi khùng, lên tiếng:

– Tôi phản đối cái lối nói xúc phạm, bôi bác của anh.

– Nhưng mà tôi nói đúng!

– Anh nói sai rồi!

– Tôi nói đúng!

– Anh nói sai! …

Cả hai bắt đầu to tiếng và có dấu hiệu sắp xảy ra xô xát. Thực khách xung quanh thấy vậy chạy lai can gián, một người hỏi:

– Có chuyện gì mà hai ông bạn phải to tiếng với nhău như vậy? Có gì thì cứ từ từ mà giải quyết với nhau.

Ông áo xanh:

– Ông ấy nói lãnh đạo bây giờ tồi như chó … Nói như vậy là rất xúc phạm nên tôi gây…

Một giọng nói nho nhỏ trong đám đông :

– Nói vậy là đúng chứ còn xúc phạm cái gì?

Ông áo xanh:

– Xúc phạm con chó của tôi !!!

116. Một ngày đẹp trời, Bregnev (TBT ĐCS Liên xô) quyết định kiểm tra trình độ của các TBT các đảng anh em.

Phidel (đại diện cho đcs Cu Ba) và Lê Duẩn (đại diện cho đcs Lừa) được mời tới.

Phidel vào trả lời trước.

Bregnev : Ông có biết cách mạng tháng 10 bắt đầu từ năm nào và kết thúc vào năm nào không?

Phidel : Từ 1915 đến 1917

Bregnev : Tốt, thế lãnh tụ của CM tháng 10 là ai ?

Phidel: Lê Nin

Bregnev : Tốt, thế ông có tin rằng trên đời này có ma không?

Phidel : đảng bảo không, nhân dân bảo có, khoa học chưa chứng minh.

Bregnev : Tốt, ông ra ngoài được rồi. Gọi Lê Duẩn vào đây cho tôi.

Thấy Phidel ra ngoài, Lê Duẩn vội hỏi

– Thế nào? Câu hỏi có những gì?

Phidel bảo

– Không sao, chỉ có 3 câu thôi. Câu thứ nhất ông cứ trả lời là “Từ 1915 đến 1917”, câu thứ nhì trả lời là “Lê Nin”, còn câu cuối là “đảng bảo không, nhân dân bảo có, khoa học chưa chứng minh.”

Lê Duẩn rất tự tin bước vào

Bregnev : Ông sinh năm nào?

Lê Duẩn: Từ 1915 đến 1917

Bregnev : (ngạc nhiên) Bố ông là ai vậy?

Lê Duẩn: (rất điềm nhiên) Lê Nin!

Bregnev : (đập bàn) Ông điên à?

Lê Duẩn: đảng bảo Không, nhân dân bảo Có, khoa học chưa chứng minh.

117. Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .

Nguời Pháp : “Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.

Nguời Mỹ : “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ”.

Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng : “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN…” =))

118. Một cán bộ gái lớ ngớ vào Sài Gòn, trước tham quan sau mua sắm. Đứng lóng ngóng tại chợ Bến Thành một lúc, bị một tên vô lại giật ví tiền, chạy mất.
Cán tru tréo ầm ĩ:
– Bớ người ta! Ăn cắp! Bắt thằng ăn cắp!
Thấy mọi người chung quanh không có vẻ hưởng ứng, chị càng gào to hơn:
– Ăn cướp! Công an đâu, bắt thằng ngụy ăn cướp!
Thấy cán ta gào mãi đến khản cổ, một cụ bà lại gần bảo:
– Này! Khẽ chứ! Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa làm gì có trộm cướp, chị định bêu rếu để bọn đế quốc nó cười cho đấy à?
Cán cái uất ức:
– Sao lại không, cướp nó vừa giật cái ví tiền của tôi đây này, kêu khản cổ chả ai tiếp đây này!
Cụ bà gật gù, hiểu ra:
– À ra thế! Thế thì chị phải báo động thế này: “Tiếp thu! làng nước ơi, chúng nó tiếp thu và quản lý cái ví tiền của tôi rồi!”

119. Giáo sư kinh tế chính trị hỏi bài học trò :

– Cô Khuyên, yêu cầu cô định nghĩa về Tư Bàn Chủ Nghĩa (TBCN), Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và Cộng Sản Chủ Nghĩa (CSCN).

– Thưa thầy. TBCN, theo con là một căn phòng tối om, có một chú mèo và một người. Nếu người chụp được mèo sẽ có quyền giữ lấy mèo. XHCN, cũng theo con, vẫn là căn phòng tối đó, người tìm mèo mà không biết mèo không có trong phòng.

– Riêng CSCN, thưa thầy, cũng là căn phòng tối nói trên, người cố tìm mèo dù vẫn biết rằng mèo không có trong phòng …

120. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tờ báo Nhân Dân đưa tin: “Hồ Chủ Tịch tắm ở đầu nguồn sông Hồng, người dân cuối nguồn sông Hồng uống nước còn thấy ngọt.”
CIA phân tích bài báo rồi report lên tổng thống Mẽo: “Báo chí Việt Nam thông tin chủ tịch Hồ Chí Minh bị bệnh đái đường nặng.”

121. Bầu cử có dân chủ không?

– Thưa anh tôi là phóng viên muốn hỏi anh một câu về kỳ bầu cử vừa qua được không ạ?
– Vâng, tôi sẵn sàng
– Anh thấy cuộc bầu cử có dân chủ không?
– Còn phải nói, cực kỳ là dân chủ luôn
– Nhưng cũng có vài ý kiến này kia, anh có nghe không?
– Dân chủ thế còn ý kiến gì, tôi không quan tâm tới bọn phá hoại
– Anh nói thật chứ?
– Thật 100%, cực kỳ dân chủ, tôi nhắc lại.
– Nhưng tôi rất muốn nghe suy nghĩ thực của riêng anh
– Đã bảo là cực dân chủ còn hỏi gì mãi
– Anh yên tâm, tôi chỉ là nhà báo và sẽ bảo đảm bí mật danh tính cho anh, giờ xin anh cho biết anh thực sự nghĩ gì về cuộc bầu cử vừa rồi
– Hết sức dân chủ
– Này anh, tôi đã bảo tôi không phải là công an mà
– Dân chủ gâp 1.000.000 lần bọn tư bản
– Anh vẫn chưa tin? Đây, thẻ nhà báo của tôi.
– Thế có đúng là anh muốn biết tôi nghĩ gì không?
– Đúng anh cứ nói thẳng ra
– Vâng. Nhưng cho phép tôi nói thầm thôi
– Tôi nghe đây
– Nói thật là tôi nghĩ về nó cũng như anh thôi

122. Nhất trí 100 %

Một hôm, sau ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, Trâu ta vừa nằm nhai cỏ, vừa ngẫm nghĩ sự đời. Trâu thấy mình làm lụng chăm chỉ quanh năm suốt tháng, lại không hề kêu ca, đòi hỏi lấy nửa lời, rất xứng đáng với danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Nghe nói Đảng đang cần kết nạp những người “Lao động tiên tiến” để tăng cường đội ngũ công nông, Trâu ta bèn quyết định nộp đơn xin vào Đảng.

Đơn của Trâu liền được đưa ra Chi bộ xem xét. Chi bộ nhận thấy đồng chí Trâu tuy làm việc rất đáng được trao danh hiệu “Lao động tiên tiến”, nhưng lại kém thông minh, nên đơn bị bác.

Ngựa thấy Trâu làm đơn xin vào Đảng, liền bắt chước. Trong đơn, Ngựa viết: “So với đồng chí Trâu, tôi chẳng những lao động không thua kém, mà lại thông minh hơn nhiều. Ngoài ra, tôi còn có thể làm vật cưỡi cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao dạo chơi…”

Chi bộ cũng xem xét ngay đơn xin vào Đảng của Ngựa. Mấy ưu điểm mà đồng chí Ngựa nêu trong đơn đều được Chi bộ ghi nhận. Nhưng cuối cùng, đơn của Ngựa cũng bị bác với lý do chắc nịch: đồng chí Ngựa có cú đá hậu rất độc, ảnh hưởng nặng nề đến đoàn kết nội bộ.

Thấy đơn của Trâu và Ngựa đều bị Chi bộ bác, Rệp và Muỗi liền làm đơn xin vào Đảng. Đơn của hai đồng chí chuyên hút máu này viết hệt như nhau: “Tôi tuy chẳng phải là Lao động tiên tiến như đồng chí Trâu và đồng chí Ngựa, nhưng bù lại, tôi có cái cơ bản mà hai đồng chí đó không thể có: trong huyết quản của tôi từ bao đời nay đều có dòng máu công nông. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng của giai cấp công nông…”

Đơn của đồng chí Rệp và đồng chí Muỗi được Chi bộ chấp nhận với sự nhất trí 100%.

123. Khi Nông Đức Mạnh đắc cử chức Tổng Bí Thư lần thứ nhất năm 2001, ông nói: “năm 2010, tất cả mọi người dân Việt Nam đều có nhà ở”. Nhưng ông đã quên không nói rõ rằng năm 2010 tính từ khi chúa Jesu ra đời hay từ khi trúng cử Tổng bí thư.

124. Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:

– Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.

125. Thầy hỏi trò:

– Những người công sản là ai?

– Đó là những người đọc tuyển tập Marx- Lenin

– Còn những người chống cộng là ai?

– Đó là những người sau khi đọc xong tuyển tập Marx- Lenin họ hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì

126. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói chuyện với Tổng thống Mỹ:

– Tổng thống Mỹ: Nước chúng tôi thực sự có dân chủ vì bất cứ lúc nào dân chúng cũng có thể đổ ra đường và hô vang: “Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

– Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Ồ, nước chúng tôi cũng dân chủ như vậy mà. Bất cứ khi nào dân chúng muốn, họ đều có thể hét toáng lên: ”Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

127. Trong một cuộc họp đảng bộ năm 1937:
– Các đồng chí ạ, hai với hai là sáu – diễn giả tuyên bố. Mọi người hoan hô, hò reo vang dội.
– Không đúng, các đồng chí ạ – “Chiến sĩ đấu tranh cho Công lý” đứng lên phát biểu. – Hai với hai là bốn, ai cũng biết là như thế.
Lập tức anh ta bị bắt và mất tích trong vòng hai chục năm.
Trong một cuộc họp đảng bộ năm 1957: vẫn diễn giả cũ và “Chiến sĩ đấu tranh cho Chân lý”, nay đã được phụ hồi.
– Các đồng chí thân mến, hai với hai là năm. Mọi người hoan hô, hò reo. “Chiến sĩ đấu tranh cho Chân lý” bất bình đứng dậy.
– Hai với hai là bốn! – Dường như anh ta vẫn chưa rút ra được bài học gì cho bản thân.
Sau cuộc họp, diễn giả tiến đến gần anh và thân thiện vỗ vai:
– Nói thử xem, anh bạn, quả thực anh muốn hai với hai lại là sáu ư?

128. Cộng sản VN nói một đàng làm một nẻo

Bởi vậy trong dân gian mới có câu sau đây của lảnh tụ các nước như sau
Thế giới sợ người Mỷ vì người Mỷ nói là làm ( như vụ tấn công Irak , Afghanistan )
Thế nhưng người Mỷ lại sợ người Nhật , vì người Nhật làm rồi mới nói ( vụ tấn công Trân Châu Cảng )
Người Nhật lại sợ người Tàu vì người Tàu không nói mà cứ làm ( vụ đánh chiếm Hoàng Sa và Trường Sa và toan tính làm bá chủ biển đông )
Còn người Tàu thì rất sợ người Việt vì người Việt nói một đàng làm một Còn Thế hệ trẻ Việt Nam là đây

129. Một đoàn tham quan tới thăm địa đạo Củ Chi, thấy có tấm biển treo giải cho ai đối hay nhất câu “Cô gái củ chi, chỉ cu hỏi củ chi” Anh thanh niên Cần Giờ nhanh nhảu: “Con trai Cần Giờ giờ cần hỏi cần giờ” Chị Hải Dương tiếp luôn: “con gái Hải Dương hưởng giai ngoài hải dương” Chú Hải Phòng đâu có kém cạnh: “Con trai Ðồ Sơn sơn đồ bán đồ sơn” Em Hà Nội e thẹn: “Trai Hàng Chuối chuồi háng bảo hàng chuối” Cậu nhỏ Bắc Cạn: “Chàng trai Bắc Cạn bán …. ở Bắc Cạn” Một anh bộ đội mới xuất ngũ: “Chàng trai Giải Phóng phỏng … hô giải phóng”

130. Em hãy viết 1 bài văn ca ngợi bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Bài làm: “Bác hồ luôn luôn sáng mãi trong lòng chúng em và mọi người. Hình ảnh Bác Hồ in sâu vào tâm trí em từ thủa lọt lòng từ khi bố mẹ, cô chú bác em cho tiền mừng tuổi. Hình ảnh Bác mỉm cười làm trái tim em xao xuyến. và bây giờ khi tiền polyme ra đời em lại càng thấy yêu quý Bác hơn. em thích nhất nụ cười Bác trên những tờ polyme 500.000 rồi tới 200.000, 100.000, 50.000 và tờ 20.000. Sao nụ cười Bác đẹp đến thế hút hồn bao con người Việt Nam kể cả già trẻ trai gái. Có Bác chúng ta luôn luôn cảm thấy tự tin. Chúng ta luôn “kính yêu và đời đời mong có Bác!”

131. Chính trị là gì?

Một oắt con đề nghị bố giải thích cho cậu hiểu xem chính trị là gì.

Ông bố nói: “Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố kiếm tiền & mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc & bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?”

Oắt con hãy còn băn khoăn lắm lắm nhưng trước tiên muốn đi ngủ cái đã. Giữa đêm, oắt con tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót & đang kêu gào ầm ĩ. Cậu tiến đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say. Cậu bèn đi tiếp đến phòng của chị giúp việc & nhìn thấy bố đang vật nhau với chị trên giường. Cậu đành đi về phòng & ngủ tiếp.

Sáng hôm sau ông bố hỏi oắt con xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa & yêu cầu tự diễn giải lại. Oắt con trả lời: “Vâng, bây giờ con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến & tương lai thì ngập trong cứt ạ!”

132. Này con! Anh Cả con học Kinh tế, anh Hai học Tài chính. Sao con không theo gương các anh mà lại đi học Luật?
– Nếu con không học làm luật sư thì sau này ai sẽ cứu hai anh con đây?

133.Một người hét vang ở nơi công cộng:
– Tổng bí thư của chúng ta là một con lợn thiến có bộ óc bé như óc chim sẻ! Lập tức, anh ta bị bắt và đưa ra tòa.
Tòa kết án rất nhanh:
– Mười năm lao động khổ sai vì tội phỉ báng Tổng bí thư. Cộng thêm 30 năm tù vì để lộ bí mật quốc gia

134. Trong một cuộc họp, phía Nga bảo dân VN mất vệ sinh toàn đái bậy ngoài đường, phía VN bảo: “làm gì có chuyện đấy!”.

Phía Nga nói “Đêm nay bọn tao xách AK-47 đi quanh hồ Tây, thấy thằng nào đái bậy là xử luôn. Phía VN ok. Sáng hôm sau VN thiệt 37 mạng.

Ức chế quá, VN cử 2 đặc nhiệm sang Nga, vác colt đi quanh quảng trường đỏ và làm như bọn Nga. 2 chú đặc nhiệm đi cả đêm, vừa mệt vừa rét đến gần 2h sáng mới thấy 1 thằng tè đường, 2 chú mừng quá nã sạch đạn vào hắn.

Sáng hôm sau, báo chí nga đưa tin:”Đêm qua, đại sứ VN ở Nga bị bọn khủng bố bắn chết khi đang làm nhiệm vụ.”

135. Một du khách nước ngoài đến Việt Nam thắc mắc: Sao người đi đường bấm còi nhiều thế?
Cô hướng dẫn viên du lịch niềm nở:

– Người dân chúng tôi đang học phép văn minh lịch sự trong giao thông.

Ông Tây trợn mắt ngạc nhiên tỏ vẻ chưa hiểu.

Cô hướng dẫn viên liền giải thích:

– Thay vì phải văng tục chửi thề, chúng tôi… bấm còi

136. Một cô gái ngồi sau xe ôm vừa đi đường vừa ngắm cảnh rồi nói với lái xe: “Mới có 15 năm mà Sài Gòn thay đổi nhiều quá”.
Anh xe ôm tưởng vớ được Việt kiều liền hỏi:

– Ủa, cô ở Mỹ hay là đâu mới về vậy?

– Dạ không anh, em mới ra tù được mấy hôm. Hồi đó em đi cướp xe ôm suýt bị chung thân anh à!

137. làm nghề gì?”
– Thưa cô, bố mẹ em là nhà đầu tư chứng khoán.Mới nghe đến đó, cả lớp bỗng nhiên cười ồ lên. Cậu bé mặt đỏ bừng mà không biết tại sao.

Thấy vậy, cô giáo liền nghiêm mặt nói:

Các em trật tự! Không được chế giễu người nghèo đang gặp hoàn cảnh khó khăn

138. Một khách du lịch hỏi một người dân HÀ NỘI:

– Khách sạn nào lớn nhất nước ?

– Nhà Quốc Hội. Mỗi ngày có mấy ngàn đại biểu quốc hội tới ngồi ngủ ở đó.

139. Một anh công an đi trong công viên và thấy một cụ già người đang đọc một cuốn sách.

Anh công an hỏi: “Ðang đọc gì đó ông già?”

Cụ già trả lời: “Tôi đang cố gắng tự học tiếng Latin”

Anh công an hỏi tiếp: “Tại sao phải cố học tiếng Latin? Nhà nước Việt Nam ta chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với toà thánh La mả, học không áp dụng thì hóa ra vô ích.

“Tôi học tiếng Latin để khi tôi chết và lên thiên đàng tôi có thể nói chuyện với thánh Phê rô và các bạn bè đã qua đời của tôi. Latin là ngôn ngữ sử dụng trên Thiên đàng,” cụ già đáp.

“Nhưng nếu lỡ khi ông chết ông lại xuống Ðịa ngục thì sao?” anh công an lại hỏi.

Và cụ già trả lời, “Tiếng Việt thì tôi đã thành thạo rồi.”

140.Trong một cuộc thi quốc tế về lòng dũng cảm , tuyển Việt Nam đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết cùng với tuyển Trung Quốc và tuyển Nhật Bản .
Mở đầu đêm chung kết là phần thi của tuyển Trung Quốc . Đội Trung Quốc từ từ tiến vào , đi đầu là một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm . Họ bắt đầu sử dụng đao , kiếm và các loại binh khí khác để tấn công vị cao tăng . Vị cao tăng không hề chống trả nhưng các loại binh khí đó không thể làm ông ta bị sứt mẻ . Khán giả vỗ tay ầm ầm . Ban giám khảo quyết định cho 9 điểm và mời đội thứ 2 : Nhật Bản , Đội Nhật Bản gồm 3 người bước vào , cả 3 người ăn vận theo kiểu võ sĩ đạo , người đầu tiên đi tay không , người thứ 2 mang theo một thanh kiếm võ sĩ đạo còn người thứ 3 mang theo một …khăn tắm . Ngay sau khi cúi chào ban giám khảo và khán giả cả 3 người thét lên : ” Ki….aiiii ” . Người thứ 2 rút kiếm đâm thẳng vào bụng người thứ nhất , người thứ 3 rút khăn tắm thấm sạch chảy ra , người thứ nhất mặt vẫn không nhăn nhó từ từ khâu bụng lại và cúi chào khán giả . Ban giám khảo tái mặt cho 9,5 điểm rồi mời đội thứ 3 : Việt Nam
Sau khi loa gọi đội Việt Nam , có hai thanh niên gầy ơi là gầy bước vào , Chào khán giả xong , cả hai rút… thuốc Vina ra hút . Đốt hết thuốc một người lôi từ trong balô ra một cái cưa sắt rồi cả 2 khệ nệ khiêng một quả bom tịt ngòi còn sót từ hồi chiến tranh và bắt đầu…cưa
Cả hội trường toán loạn , ban giám khảo cũng bỏ chạy mất có điều họ vẫn kịp chấm điểm 10 cho tuyển Việt Nam .

141. Nước VN của chúng ta là nước XHCN, là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Vì thế mới có Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Toà Án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Bệnh Viện Nhân Dân..v.v. Tất cả đều có chữ “Nhân Dân” mọi chủ trương chính sách đêu do Dân, vì Dân…Nhưng Kho Bạc lại là “Kho Bạc Nhà Nước”…Thế mới đau chứ !!!

Và cuối cùng xin được dùng 7 điều kỳ diệu dưới đây để tổng kết lại những điều có thật trong xã hội cộng sản dùng làm ý tưởng sáng tạo nên những câu chuyện hài hước, tiếu lâm đặc sắc và ý nghĩa.

Bẩy điều kỳ diệu của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa:

1/ Không có người thất nghiệp nhưng chẳng ai làm việc cả.

2/ Không làm việc nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất.

3/ Kế hoạch sản xuất hoàn thành mà chẳng có gì mua.

4/ Chẳng mua được gì mà người ta vẫn xếp hàng rồng rắn cả ngày.

5/ Chỗ nào cũng xếp hàng nhưng đất nước vẫn được đánh giá là ngày một phát triển.

6/ Đất nước phát triển nhưng không ai thấy hài lòng.

7/ Không ai hài lòng vậy mà lãnh đạo vẫn giành được 100% sự “ủng hộ” trong các cuộc bầu cử.

Giờ đây các bạn đã cười sảng khoái rồi chứ, vậy chúng ta hãy quay trở lại công việc đang theo đuổi. Chúc một ngày vui.



===========================


Cũng thế

Sinh viên thời ấy, ngoài chuyện học hành, lên lớp, thỉnh thoảng còn bị lôi cổ đi biểu tình. Biểu tình chống cái gì? Thì đại khái là biểu tình chống Mỹ, hoặc biểu tình kỷ niệm ngày Lao động Quốc tế mồng 1 tháng Năm, ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9 v. v…

Thường thường thì mỗi khoa có một, hai thầy cô đi kèm, sinh viên thì xếp hàng hai đi theo lớp, lớp trưởng (thường là bí thư chi bộ) thì đi ngoài hàng để hô khẩu hiệu cho anh em hô theo.

Hôm đó, sau khi đi một vòng từ trường ra đến bến xe điện Cầu Giấy (khoảng hai, ba cây số) rồi quay về, vừa đi vừa hô khẩu hiệu. Gần về đến trường, anh trưởng lớp hô: “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”.

Anh em vừa giơ nắm tay, vừa hô theo ba lần: “Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!”

Anh trưởng lớp hô tiếp: “Hồ Chủ tịch cũng thế!”

Cả lũ mặt nghệt ra, tình huống này chưa bao giờ có, không ai biết là phải hô theo như thế nào. Anh này không biết là vô tình hay cố ý, nhưng chắc chắn là lại có điều gì “bất mãn” đây, chí ít thì cũng đã uống cả vỉ “thuốc liều”.

Vừa về đến trường, anh em chuẩn bị giải tán thì đã có xe com-măng-ca đít vuông của bên công an tới đón trưởng lớp đi.

Chuyện anh Ba

Bạn học của anh Ba

Một hôm có một ông già tới trước cửa số 6 Hoàng Diệu, gặp cảnh vệ gác cửa xin vào gặp anh Ba. Cảnh vệ hỏi ông là ai, đến có việc gì? Ông già bảo: “Chú cứ việc vào báo anh Ba, có tôi là bạn học cũ tới thăm anh ấy”.

Cậu cảnh vệ lúng túng nhưng rồi cũng bảo: “Thế bác chờ một tí nhé, để cháu gọi thư ký anh Ba ra mời bác vào.” (Thế là đã đẩy khéo được quả bóng sang sân thằng khác).

Thư ký ra, thấy ông già phúc hậu, phương phi, đi giầy Tây, mặc bộ đại cán Tôn Trung Sơn, lại nói giọng Quảng Trị thì vội vàng mời ông vào phòng khách. Mời khách an toạ, chạy đi pha ấm trà Hồng Đào, bóc gói thuốc Thủ đô, rồi anh thư ký nhẹ nhàng hỏi:

– Dạ, thưa bác, xin phép bác cho cháu được biết quý danh để cháu vào báo cáo với anh Ba.

– Chú cứ nói với ảnh có tôi là bạn học cũ hồi xưa là ảnh biết liền.

Thư ký nghĩ bụng, ông già này chơi khó mình, anh Ba thì bận nhiều việc, lịch dày đặc, đâu có phải lúc nào cũng bỏ việc ra tiếp khách được đâu, mà không báo thì sau này anh Ba biết, anh ấy lại tát cho “ù tai”. Giờ anh Ba đã ngoài bẩy mươi, bạn học có còn thì được mấy người, hẳn là anh Ba quý lắm. Nhưng nếu không phải thì sao? Cũng “bỏ mẹ”!

Thế rồi “cái khó ló cái khôn”, anh thư ký gọi điện thoại sang Cục Bảo vệ, xin gặp Cục trưởng. Cho gặp hay không cho gặp thì tội đâu ông này chịu. (Lại đẩy được quả bóng sang sân khác). Bên Cục Bảo vệ họ nắm vững lý lịch của từng cán bộ, vậy gọi sang bên ấy thì “chắc ăn như bắp”.

Cục trưởng cầm máy, thư ký anh Ba báo cáo lại tình hình và xin chỉ thị.

Vừa mới nói đến ông già này là bạn học anh Ba ngày xưa, Cục trưởng quát vào điện thoại:

– Trói cổ thằng ấy lại! Thằng ấy nó nói láo đấy! Anh Ba làm đ… gì có bạn học, anh ấy có đi học bao giờ đâu!

Óc anh Ba

Hôm đó anh Ba dẫn Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba đi viếng lăng Bác. Gần tới nơi thì anh Ba tinh mắt phát hiện ra một đống thằng nào mới bậy ra gần cửa Lăng. Hàng ngày anh Ba vẫn chịu khó tập thể dục thể thao, chạy nhảy bơi bắn anh Ba tập tuốt, nhưng có một môn giỏi hơn cả, ấy là môm ném đĩa. Rất bực mình vì một lũ cảnh vệ ăn hại, nhưng vốn nhanh trí, anh Ba lấy cái mũ kê-pi trên đầu, lia một phát, chụp ngay lấy cái chỗ cần che. Vậy là êm.

Cuộc viếng Lăng diễn ra bình thường, nhưng về đến nhà, anh Ba vẫn còn giận. Anh cho gọi thư ký lẫn cảnh vệ lên dặn: “Này, bất cứ ai hỏi thì cũng nói là tôi không có nhà nhé, kể cả điện thoại cũng vậy!”

Ngày hôm ấy không ai gặp được hay điện thoại được với anh Ba. Họ kêu ca với Bộ trưởng Nội vụ (tức là Bộ Công an). Sau khi suy nghĩ tính toán, Bộ trưởng Nội vụ đưa ra kết luận: “Chắc chắn anh Ba bị bọn bành trướng hay bọn đế quốc bắt cóc. Ngày hôm nay, trong lịch trình của anh không thấy ghi cuộc họp nào, hay tiếp khách nào.” Lệnh truyền xuống cho các Sở, Ty Công an trên toàn quốc phải xếp hết mọi việc lại để đi tìm anh Ba ngay lập tức. Đồng chí nào tìm ra anh Ba sẽ có thưởng to.

May sao vừa lúc đó, một chiến sĩ trẻ trong đội Cảnh vệ gác lăng phát hiện ra chiếc mũ của anh Ba và gọi thủ trưởng đến: “Anh Ba đã bị giết hại rồi! Đây là mũ của anh Ba, bọn chúng đã đánh anh Ba phọt óc ra rồi đây này!”

Cứu anh Ba

Đồ Sơn ngày ấy chia làm ba khu. Đi từ ngoài vào trong thì khu 1 dành cho nhân dân với cán bộ, công nhân viên, khu 2 dành cho cán bộ trung cấp, khu 3 dành cho chuyên gia các nước bạn và Trung ương. Thật ra thì khu hai đẹp nhất, ít đá, ít hà. Từ Hà Nội xuống chỉ có hơn 110 cây số, xe con chạy chỉ độ hơn một tiếng là đến nơi, nên cuối tuần các vị “tai to mặt rỗ” thường về đây nghỉ.

Hôm ấy, sau cả tuần họp hành liên miên, Tổng Bí thư quyết định đi Đồ Sơn nghỉ để thư giãn. Tới nơi, giời thì nóng nực, biển thì bọt tung trắng xóa và gió về bay tỏa nơi nơi, anh Ba cởi quần áo (tất nhiên là vẫn còn cái quần xà lỏn) nhảy ùm xuống biển, bơi một chập. Thật là đã quá đã!

Nào ngờ, vì không khởi động trước, anh Ba bị chuột rút. Sóng cứ kéo anh Ba ra ngoài xa. May mà gần đấy lại có chiếc thuyền của dân chài địa phương, một thanh niên vội nhảy xuống bơi ra, túm được tóc người bị nạn rồi lôi vào bờ. Sau chừng mươi phút làm hô hấp nhân tạo, anh Ba hồi tỉnh. Nhìn người cứu mình với ánh mắt biết ơn, anh hỏi nhẹ nhàng:

– Cháu là ai?

– Dạ thưa bác, cháu là dân chài ở đây.

– Thế bây giờ cháu muốn gì, cứ nói cho bác biết. Bác có thể giúp cháu!

– Dạ thưa bác, cháu thấy bác bị nạn thì cháu cứu thôi, chứ có gì đâu ạ.

– Cháu cứ nói đi, cháu muốn gì?

– Thưa bác, cháu không đòi hỏi gì ạ!

– Thế cháu có biết bác là ai không?

– Dạ thưa bác, cháu không biết ạ.

– Bác nói cho cháu biết nhé, bác là bác Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng.

– Dạ dạ, thưa bác. Nếu thế thì cháu chỉ xin bác một điều duy nhất ạ.

– Cháu cứ nói, bác sẽ giúp cháu, vì cháu đã cứu bác.

– Thưa bác, cháu xin bác đừng kể với ai là cháu đã cứu bác!

– Sao vậy?

– Nếu người ta biết thì người ta đập chết, mà cháu có sống thì cũng không làm gì được mà ăn!

*

Phụ lục

Bạn nào chưa đi Đồ Sơn thì cũng nên đi cho biết. Gần đây Đồ Sơn được xếp hạng là “kỳ quan thứ tám… tám” của thế giới theo sự bình chọn của Hãng Thông tấn “ù ù cạc cạc”. Để cổ động khách du lịch tới thăm bãi biển này, trên đường từ Hải Phòng ra Đồ Sơn, Sở Văn hóa Hải Phòng đã cho kẻ pa-nô lớn, chữ rất to:

Không đi không biết Đồ Sơn,

Có đi mới biết không hơn… đồ nhà,

Đồ nhà tuy có hơi già,

Nhưng là đồ thật, không là… Đồ Sơn!


Tiến thêm bước nữa

Cụ Tôn Đức Thắng mất. Xuống đến âm phủ, cụ lại gặp Bác Hồ. Bác hỏi:

– Cụ này, tình hình trên đó thế nào? Có còn “thiên tai, địch hoạ” nữa không?

– Vưỡn, khó khăn còn nhiều, nhưng xấp nhỏ vẫn ráng lo thực hiện di chúc của Cụ.

– Thế tụi nó thực hiện tới đâu rồi?

– Mới được có một phần ba.

– Phần ba là sao?

– Thì Cụ để lại chín chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”, họ thực hiện được một phần ba, tức là “không có gì”!

Ít năm sau, đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ lại ra đi (nghe đồn là bị thượng mã phong). Xuống tới nơi lại gặp Bác. Bác hỏi:

– Thế tình hình thực hiện di chúc của Bác các chú đã làm tới đâu rồi?

– Dạ, dạ, việc thực hiện Di chúc Bác thì chúng cháu vẫn tiến hành đều đều, đến nay đã tiến thêm được một bước nữa.

– Thêm một bước nữa nghĩa là thế nào?

– Dạ, thêm một bước nữa nghĩa là “không có gì… quý”, nghĩa là toàn đồ tầm tầm, xài không được ạ!?

Trung thành với Đảng

Bà con Sài Gòn kháo nhau câu chuyện dưới đây, thực hư thế nào không biết, tôi chỉ sao y bản chính thôi:

Ông Nguyễn Khắc Viện ốm nặng, lần này thì khó qua khỏi. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nghe tin nên đến thăm, thái độ rất trọng thị, vì dù sao thì ông Viện cũng là bậc đàn anh lão thành cách mệnh, đặc đẳng công thần, thành tích đóng góp trong phong trào Việt kiều yêu nước bên Pháp là rất lớn. Sau khi Lê Khả Phiêu ra về, ông Viện gọi vợ (bà Nhất) đến bên giường, ân cần nắm tay vợ khẽ nói:

– Bây giờ Tổng Bí thư đã đến thăm, mình mà không chết thì cũng… kỳ!

Nói xong thì cụ… thăng.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện

Nhân ngày 22 tháng 12, ngày Truyền thống, kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cô giáo dẫn học sinh đi tham quan Bảo tàng Quân đội.

Trong Bảo tàng có rất nhiều chân dung các vị tướng lĩnh tài ba đã dẫn dắt quân đội ta đánh thắng hai đế quốc to. Ngoài ra còn có chân dung các anh hùng, liệt sĩ: nào Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt giúp cánh tay bị thương để tiếp tục xông lên, rồi Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Quốc Trị v.v… cho đến các anh hùng thời chống Mỹ sau này như Nguyễn Viết Xuân, Trừ Văn Thố,…

Dưới ảnh các anh hùng, ngoài một ít dòng tiểu sử còn có các câu nói nổi tiếng mà sau này trở thành khẩu hiệu cho toàn quân học tập. Chẳng hạn, anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chính trị viên đại đội pháo cao xạ, mặc dù máy bay Mỹ bắn bị thương, sắp hy sinh vẫn kiên cường chỉ huy đồng đội tiếp tục chiến đấu. Trước khi chết anh vẫn hô: “Các đồng chí, hãy nhằm thẳng mặt quân thù, bắn!” Câu nói đó đã nổi tiếng một thời.

Khi tới trước ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện thì thấy ngoài tiểu sử không có ghi câu nói nào cả. (Anh hùng Tô Vĩnh Diện là người đã lấy thân mình chèn lưng cứu pháo). Cô giáo thắc mắc mới hỏi người thuyết minh:

– Sao ở đây lại bỏ trống mà không thấy có khẩu hiệu gì hở chị?

– À, à,….

– Thế trước khi hy sinh anh ấy có hô gì không?

– Anh ấy không hô nhưng mà có nói to.

– Anh ấy nói cái gì?

– Anh ấy bảo: Đ. m. thằng nào dẩy tao đấy! Nói xong thì hy sinh.

Anh hùng Phạm Tuân

a.

Thiếu tá Phạm Tuân là phi công Việt Nam đầu tiên được lựa chọn để cùng bay với phi hành gia Nga Gorbatko lên vũ trụ. Tất nhiên Gorbatko là chỉ huy trưởng, Tuân chỉ được ngồi quan sát chứ không được lái.

Sau khi ngồi lái cả ngày, đến đêm Gorbatko bảo Tuân:

– Mày cầm lái tí nhé, tao đi đái một cái rồi vào ngay. Nhưng mà cứ giữ nguyên thế chứ đừng có vặn vẹo gì mà chết đấy!

Năm phút sau, Gorbatko trở về chui vào khoang lái, thở phào nhẹ nhõm, mặt

mày tươi tỉnh. Tuân hỏi:

– Ông đi đái vào chỗ nào vậy?

– Ôi dào, đang mót đái cứng cả bụng, tao cứ thấy chỗ nào tôi tối là tao phang bừa xuống.

– Thôi chết rồi! Thế thì ông đái vào Thủ đô Hà Nội của chúng tôi rồi!

(Bấy giờ là năm 1980. Chiến tranh đã hết nhưng Hà Nội ban đêm bị cắt điện liên tục.)

b.

Hoàn thành chuyến bay vào vũ trụ cùng Gorbatko, từ Mạc Tư Khoa anh Tuân được đưa về Hà Nội để báo cáo thành tích với Trung ương. Bên nhà, Trung ương cũng cho com-măng-ca về đón mẹ của Tuân từ Thái Bình lên sân bay Gia Lâm.

Vừa trông thấy con từ trên tầu bay bước xuống, bà cụ mừng quá, thấy con vẫn sống sót, mạnh khoẻ về được đến nhà, nước mắt cứ trào ra dàn dụa. Sau khi bắt tay và chào hỏi các đồng chí lãnh đạo, Tuân trông thấy mẹ, vội chay lại ôm chầm lấy cụ. Bà cụ giọt vắn giọt dài, ghé tai con nói nhỏ:

– Sao không xin gạo, xin mỳ,

Xin lên vũ trụ làm gì hở Tuân?

c.

Sau khi xong việc báo cáo thành tích ở Hà Nội, trên cấp cho Tuân một cái xe con để về quê thăm nhà. Chạy từ Hà Nội, qua Hà Nam, Nam Định, rồi rẽ về Thái Bình thì chả sao, xe cứ chạy phăm phăm. Gần về đến làng, còn cách chừng hai cây số thì đường huyện lại bị một con mương nhỏ đào cắt ngang. Chả là hợp tác xã đang cần nước tưới nên cứ đào đại đi, xong việc rồi lấp sau. Xe ô tô không qua được.

Vừa lúc ấy có một anh thanh niên đi xe đạp tới đó. Anh này xuống xe, xắn quần cao lên đến bẹn, luồn vai vào chiếc gióng ngang của xe, vác lên vai rồi lội qua con mương hẹp. Tuân vội vàng chạy theo năn nỉ:

– Này anh gì ơi, anh làm ơn cho tôi đi nhờ về xã Quyết Tiến được không?

Sang đến bên kia mương, anh thanh niên mới quay lại giả nhời:

– Thôi anh thông cảm, săm lốp bây giờ phân phối, khó mua lắm, giá chợ đen

thì lại rất cao. Tôi không giúp anh được đâu.

Tuân tức quá lầm bầm:

– Mẹ kiếp, ông đi nhờ lên vũ trụ còn được, huống chi từ đây về Quyết Tiến còn có hai cây mà mày không cho ông đi nhờ!

Ai lại kêu?

Trên một chuyến tầu điện, một cha cỡ tuổi tác đã ngoài “băm” rồi nhưng phong độ vẫn còn “hừng hực” lắm, lại ngồi sát một em sồn sồn vì tầu quá đông. Cha này vì tầu chật quá nên cứ ngọ nguậy hoài. Sau cùng cha cũng tìm ra được một chỗ hợp lý nhất và… thọc tay vào đó.

– Ông làm… gì đấy?

– Tôi… làm ở ban Bình dân học vụ.

– Ông có thôi đi không?

– Tôi có xin thôi nhưng người ta không cho thôi!

– Tôi kêu lên bây giờ!

– Kêu làm gì! Bây giờ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ai lại kêu?

Đệ tứ quyền

Ngày ấy học sinh lớp 8 đã được học môn chính trị. Môn này dạy cho các em biết thế nào là Hiến pháp và cơ cấu của Nhà nước ta. Ở trường Nguyễn Ái Quốc, tức là trường Đảng cao cấp, thì chắc là thầy trò còn dạy nhau nhiều môn “ác liệt” hơn nhiều.

Tại trường Đảng, trong giờ học, một học sinh giơ tay xin hỏi:

– Thưa thầy, thế nào là Đệ tứ quyền ạ?

– À, à, cái này là bọn tư bản ở các nước phương Tây bịa ra, ý muốn nói tới cái quyền của báo chí. Nó cũng to như ba cái quyền kia. Ra cái điều là mình có dân chủ đây.

– Thưa thầy, thế ba cái quyền kia là những quyền gì?

– Là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

– Thưa thầy, em lại nghe nói là “Tam quyền phân lập” thì nghĩa là thế nào?

– À, à,… đại loại nó là như thế này, tôi dùng hình ảnh cho dễ hiểu nhé: là anh nào chỉ được thò tay vào trong quần anh ấy, chứ không được thò tay vào túi quần anh khác mà bóp lung tung.

– Bây giờ thì em hiểu rồi. Cám ơn thầy. Thế ở ta không có Đệ tứ quyền hở thầy?

– Có chứ!… Ơ! Thế anh không đọc giáo trình à? Chế độ ta còn triệu lần dân chủ hơn, nên ta có văn bản pháp quy đàng hoàng, chứ không phải chỉ có nói mồm như bọn tư bản xấu xa.

– Nó là gì, thưa thầy?

– Nó là cái… Viện Kiểm sát Nhân dân đấy!

Adam và Eva

– Adam và Eva là người nước nào ấy nhỉ?

– Cậu không biết thật à? Người nước Việt Nam chứ còn nước nào!

– Thiệt sao?

– Này nhé: Nhà thì chẳng có, phải ở dưới gốc cây, quần áo cũng không, ăn thì hai người mới có một quả táo mà cứ nghĩ là mình đang ở trên thiên đường.

Chuyện nghệ sĩ

Thuở ấy, chưa có lắm các đoàn biểu diễn mang tên “Nhà hát” như sau này. Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương (còn gọi là Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương) là một thứ “hẩu lốn”, đủ hết các bộ môn nghệ thuật biểu diễn: nào các ca sĩ như Trần Hiếu, Quốc Hương, Ngọc Dậu, Khánh Vân…, các “vũ” sĩ như Xuân Quỳnh, Thuý‎‎‎ Quỳnh…, các nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, La Thăng, Trọng Bằng…, các xếp là những nhạc sĩ cỡ “nhớn” như Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Xuân Khoát… rồi các nhạc công như nghệ sĩ violon Khắc Huề… và tất nhiên còn một đội ngũ đông đảo những người phục vụ sau sân khấu (gọi là hậu đài) rồi nhà kho, nhà bếp, cấp dưỡng v.v… Tuy chung một mái nhà nhưng mỗi nhóm nghệ sĩ lại có những đặc điểm riêng do thói quen sinh hoạt của họ khác nhau, thành ra trong Khu Văn công Cầu Giấy (mãi sau này mới có Khu Văn công Mai Dịch) có một câu vè được lưu truyền là:

Ăn như vũ,

Ngủ như ca,

La cà như nhạc,

Bạc nhạc như hành chính,

Lính quýnh như hậu đài,

Nói dai như lãnh đạo.

*

Đoàn nhạc Giao hưởng Hợp xướng có lần đi biểu diễn ở tỉnh nọ.

Anh hoạ sĩ vẽ quảng cáo của tỉnh chả biết có định chơi xỏ hay không nhưng anh ấy viết thế này lên hai bên cánh cửa ra vào của nhà hát: Tối nay Đoàn Giao hưởng Hợp xướng về đây biểu diễn. Khổ nỗi chữ Giao thì bên cánh cửa trái, chữ hưởng thì bên cánh phải, chữ Hợp thì cánh trái rồi chữ xướng lại cánh phải.

Bà con đi qua lại đọc thành: Tối nay Đoàn Giao hợp hưởng sướng về đây biểu diễn.

*

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nguyên Tổng Thư ký ‎Hội Nhạc sĩ Việt Nam, bậc tiền bối trong làng nhạc mới (nhạc phương Tây), nổi tiếng với bài “Tiếng chuông Nhà thờ” (1949), một trong số rất hiếm hoi những nhạc sĩ đi theo kháng chiến mà gia đình theo Thiên chúa giáo, cũng có thể gọi cụ là đàn anh của các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao. Về già cụ có tâm sự với một vài người bạn thân (lúc này vụ Nhân văn – Giai phẩm đã qua lâu rồi):

– Cứ bảo cộng sản nó “vắt chanh bỏ vỏ”, không phải đâu! Nói thế là quá đáng. Thật ra nó gọt vỏ còn chưa sạch nữa kia!

*

Nhà văn Nguyễn Tuân thường được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời ăn cơm. Một hôm ông Đồng hỏi cụ Nguyễn:

– Này, anh Tuân này, bây giờ anh cũng đã cao tuổi, có chuyện gì anh lo ngại thì anh cứ cho tôi biết, may ra tôi có thể giúp anh được gì chăng.

– Bây giờ thì tôi cũng chả sợ gì. Tôi chỉ sợ nhất là bà nhà tôi mà mất trước tôi thì…

– Sao vậy?

– Bà ấy mà mất trước tôi thì tôi không biết cái nào là phiếu nước mắm, cái nào là phiếu đậu phụ, cái nào là phiếu mùn cưa,… Ôi chao, nhiều thứ tem phiếu quá!

Nhà tập thể không… hố xí

Thời ấy Hà Nội đang cho xây hàng loạt nhà tập thể để giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công nhân viên. Bên A là cơ quan chủ quản, bên B là bên công ty xây dựng (cũng thuộc về Nhà nước cả)

Tới ngày nghiệm thu một khu nhà 5 tầng mới hoàn thành, bên A cử cán bộ tới xem xét, có kỹ sư của bên B đi kèm. Nếu bên A có gì thắc mắc hay yêu cầu sửa đổi thì bên B có thể giải thích hoặc đáp ứng ngay (thì mới lấy được tiền chứ!)

Sau khi đi hết một vòng cả 5 tầng, bên A thắc mắc:

– Các đồng chí hoàn thành đúng thời hạn, công trình đẹp đẽ, khang trang, thế nhưng tại sao không một tầng nào có hố xí?

Kỹ sư bên B giải thích:

– Bây giờ chúng ta đang ở trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước nên phải hết sức tiết kiệm. Những gì lãng phí xa hoa, không cần thiết là phải cắt hết. Tiết kiệm cho Nhà nước, tiết kiệm cho công quỹ. Chúng tôi sau khi nghiên cứu kỹ dự án công trình này, xin ý kiến Đảng uỷ Bộ Xây dựng rồi mới bắt tay thi công. Theo dự án, tầng 1 dành cho nhà trẻ, mẫu giáo…

Bên A:

– Thế sao lại không xây hố xí?

Bên B:

– Các cháu nó đi ỉa vào bô rồi các cô mang đi đổ, vậy thì cần hố xí làm gì?

– Thế tầng hai?

– Tầng hai dự kiến dành cho học sinh, sinh viên, nhưng chúng nó có gì ăn đâu mà ỉa?

– Tầng ba?

– Tầng ba dành cho cán bộ công nhân viên, nhưng mà tranh thủ tám giờ vàng ngọc, họ ỉa hết ở xí nghiệp với ở cơ quan rồi.

– Còn tầng bốn?

– Tầng bốn dự định dành cho văn nghệ sĩ…

– Thế họ không ỉa sao?

– Chao ôi, văn nghệ sĩ thì chúng nó ỉa vào mồm nhau!

– Tầng năm thì thế nào?

– Tầng năm dành cho cán bộ cao cấp của các Cục, Vụ, Viện…

– Thế các ông ấy ỉa vào đâu?

– Giời ôi, các ông ấy ỉa đâu mà chẳng được. Các ông ấy ỉa vào đầu thằng khác hay là ỉa đâu cũng có thằng hót rồi.

Chuyện bộ đội

Ba lô

Thuở ấy, tân binh được gấp rút huấn luyện để đi B trong 6 tháng, đôi khi vì chiến trường cần tiếp viện gấp, thời gian rút xuống chỉ còn ba hay bốn tháng. (Chiến trường A là miền Bắc, B là miền Nam, C là Lào, D là Miên và E là Thái Lan). Trước khi đi B bộ đội được cấp phát quân tư trang mới, toàn là đồ của anh Hai (Trung Quốc) viện trợ cả, từ đầu đến chân: mũ cối, hai bộ quần áo gac-ba-đin (đã đẹp lại bền nữa), ba lô, súng AK, xanh-tuya rông (thắt lưng lính), dao găm, bi đông, dép cao su (vừa nhẹ, vừa mỏng mà lại bền hơn dép lốp của ta nhiều). Thế rồi được đi nghỉ phép, thường là từ 5 ngày đến một tuần (cũng có trường hợp có đơn vị phải lên đường ngay mà không được về phép). Lính về nhà thế là trút lại bộ gac-ba-đin cho bố, cho thằng em trai cái mũ cối mới, để lại cho vợ cái ba lô… rồi lên đường với đồ lề cũ đã được phát lúc mới nhập ngũ. Thành ra trong dân thì sẵn đồ lính lắm.

Đơn vị nọ đang tập luyện, đến giờ giải lao lại ra ngồi dưới mấy gốc cây ven đường trốn nắng. Có chị kia đi ngang, lưng thì đeo ba lô nặng, bụng thì chửa vượt mặt, tay lại dắt đứa con chừng năm, sáu tuổi. Một anh lính ngứa mồm trêu:

– Ba lô đằng sau là ba lô của Nhà nước, ba lô đằng trước là ba lô của nhà em!

Đái gốc tre

Để phòng máy bay Mỹ ném bom, tân binh không ở trong doanh trại mà rải ra tản mát ở nhà dân. Ngày thì cả hai buổi ngoài thao trường tập luyện, tối thì sinh hoạt họp hành, xong việc thì người đã “bã” hết cả ra (muốn nhớ nhà, nhớ em cũng chả còn hơi sức đâu). Tuy vậy công tác dân vận cũng cứ phải đặt lên hàng đầu: quét quáy trong nhà, ngoài sân, ngày mùa thì đi gặt giúp Hợp tác xã, dọi lại cái mái dột cho nhà chủ v.v… Thỉnh thoảng lại sinh hoạt chung với du kích xã (chỉ còn nữ du kích thôi, thanh niên thì đã “được” đi bộ đội hết), lại dạy các em thiếu nhi hát hò nữa. Mệt là thế mà có những anh “lực điền” vẫn còn thừa “năng lượng”.

Nhà kia có hai cô con gái lớn, “cũng vào du kích”. Một hôm bà mẹ gọi hai con vào dặn nhỏ:

– Mận à, Đào à, chúng mày đi tập hát thì bu cũng chả cấm, dưng mà nhớ về sơm sớm, chứ ư… bộ đội… nó đái gốc tre cũng chửa!

Bắt được tay…

Đơn vị hành quân qua làng anh trung đội trưởng kia, đại đội thông cảm, cho anh về thăm vợ đêm nay, mai phải có mặt sớm còn tiếp tục hành quân. Hai vợ chồng trẻ mới có một đứa con năm tuổi, kháu khỉnh lắm. Thằng cu thì từ bé đến giờ vẫn ngủ với mẹ, lại hay sờ tí. Đêm ấy, đang ngủ, cu con lại thấy sao có tay ai trên ngực mẹ, vội kêu lên:

– A, bắt được tay…

Sực nhớ ra là có bố về, cu cậu chuyển ngay làn điệu:

– … thằng… đế quốc Mỹ rồi!

Đấy, trẻ con bé tẹo cũng đã biết đế quốc Mỹ, hơn thế nữa, lại còn biết đế quốc Mỹ… là xấu.

Xóc lọ

Trên đường đi B, hành quân qua Quảng Bình. Đường bị ném bom, chưa thông. Đơn vị lại rải ra các nhà dân. Tổ tam tam kia đuợc phân về nhà một ông cụ, một cậu “tinh nghịch nhất hội” đon đả chào :

– Chào bọ, bọ đã xóc lọ chưa? (bọ tiếng địa phương là bố; xóc lọ là tiếng lóng, chỉ thủ dâm)

– Xóc lọ là cái chi, các chú?

– Dạ xóc lọ là ăn cơm ạ.

– À, thế thì bọ xóc lọ rồi.

Hôm sau đường vẫn chưa thông. Các cậu đi ăn cơm về thì lại gặp bọ trước cửa, bọ hỏi trước :

– Các chú đi xóc lọ về đấy à?

Ba thằng nhìn nhau ngao ngán:

– Dạ, chúng con xóc lọ rồi!

Đúng là gậy ông lại đập lưng ông.

Mày thì mày chết

Sau khi bàn giao quân bổ sung cho các đơn vị tại chiến trường B (từ B1 cho đến B5), cán bộ từ cấp trung đội trở lên lại quay ra Bắc, tiếp tục nhận tân binh, huấn luyện xong lại đưa vào Nam. Cái vòng cứ thế mà quay. Số cán bộ này gọi là cán bộ khung. Thường thì khi ở trong Nam ra, họ cũng được đi phép khoảng một tuần.

Có anh Đại đội trưởng khung kia về phép, bà con hàng xóm sang chơi thăm hỏi đông lắm, nhưng mọi người cũng có ý về sơm sớm cho vợ chồng chủ nhà còn hàn huyên tâm sự. Mọi người đã về hết, mấy đứa con thì cũng đã lăn ra ngủ, nhìn quanh không thấy vợ đâu, anh mới rảo bước ra sân. Thấy cạnh giếng, chỗ nhà tắm (gọi là nhà tắm chứ thực ra thì chỉ có mấy tấm liếp quây lại thôi) có ánh đèn dầu, anh đi về phía ấy. Gần tới nơi thấy có tiếng người, nghe kỹ thì là tiếng vợ. Bụng nghĩ thầm, quái, cái cô này lại chuyện trò với ai trong nhà tắm? Hay là…

Nghĩ thế anh mới rón rén lại gần, vẫn nghe tiếng vợ, anh khe khẽ vạch kẽ liếp ra. Hoá ra là vợ đang tắm. Một tay thì cầm cái gáo dừa múc nước trong xô, dội xối xả, một tay thì cứ chỉ cái “số ta” mà bảo:

– Mày thì mày chết! Tối nay… nó về… mày thì mày chết!

Chuyện nông trường

Thời ấy, trừ nông thôn không được phát sổ gạo, còn ở thành phố và các công nông trường mọi người được “hưởng” lương thực theo tiêu chuẩn, chẳng hạn nhân dân (tức là những người không ở trong biên chế nhà nước hay hợp tác xã) thì được 10 kg gạo một tháng, học sinh 13,5 kg, cán bộ, sinh viên 15 kg, công nhân 18 kg, nếu là công nhân làm việc nặng như đúc hoặc rèn thì được 21 kg v.v… Mỗi hộ gia đình được phát một sổ gạo có ghi đầy đủ tên họ tất cả mọi người trong gia đình cùng tiêu chuẩn được cấp. Cán bộ, bộ đội đi công tác thì mang theo tem gạo, nếu vào cửa hàng Mậu dịch ăn cơm thì mỗi suất cơm phải trả ba hào và một tem gạo hai lạng rưỡi.

Ở nông trường kia, hôm ấy giám đốc gọi một anh công nhân lên để khiển trách về việc làm không đủ ngày công, lại kém năng xuất mà vẫn hưởng tiêu chuẩn gạo đầy đủ như những người khác. Anh này tức quá mới bảo thẳng vào mặt Giám đốc:

– Thôi, tôi giả ông sổ gạo, tôi không làm nữa. Các ông cho người ta ăn ba hào cơm mà bắt ỉa một đồng bạc cứt thì bố thằng nào mà làm nổi. Tôi về đây!

Chuyện xem phim bãi

Ở miền Bắc, ngoài mấy thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định là có rạp chiếu phim. Ở nông thôn thì có những Đội chiếu phim lưu động của tỉnh hoặc của huyện thỉnh thoảng về phục vụ bà con. Nhanh thì ba tháng, chậm thì sáu tháng một lần, còn những vùng sâu, vùng xa hay miền núi thì có khi cả năm. Mỗi khi có Đội về, hoặc có Đoàn Chèo, Đoàn rối của Tỉnh vế phục vụ thì cứ gọi là “vui như Tết”. Đi làm đồng thì làm qua quýt rồi về ăn cơm sơm sớm để còn ra bãi giữ chỗ. Chả là chiếu ở xã này thì bốn, năm xã xung quanh cũng sang xem, thành ra đông lắm. Đây cũng là một dịp “giao lưu” để các anh lực điền lại có dịp ghẹo gái làng. Mà kiếm được tấm chồng thì cũng chả dễ, thanh niên trai tráng thì phải đi lính hết cả, còn chơi chữ thì người ta bảo là “đi làm nghĩa vụ quân sự”, “đi bảo vệ Tổ quốc”, “đi chống Mỹ cứu nước”.

Tôi hôm ấy đội về chiếu phim chiến đấu của Liên Xô, oánh nhau ác lắm. Mấy cô thanh nữ ngồi đằng trước lại cứ chuyện trò râm ran, không cho ai nghe thuyết minh cả. Một anh thanh niên ngồi sau ngứa tay mới béo cho cô đằng trước một cái. Cô gái giật nẩy mình, ngoái lại kêu:

– Ối, hay nhỉ?

– Hay! “Phin” Liên Xô mà lại chả hay!

Yên yên được hai phút, lại chuyện trò ríu rít. Anh chàng tức quá, ngứa tay lại béo cho cái nữa rõ đau. Cô kia quay lại nhăn nhó:

– Làm gì thế?

– À, làm Cao Xà Lá. (Khu công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội gồm Nhà máy Cao xu, Nhà máy Xà phòng và Nhà máy Thuốc lá)

Các cô không nói chuyện nữa, nhưng được năm phút anh chàng này quen tay đi mất rồi, lại béo cái nữa. Cô gái quay lại, tức lắm:

– Có thôi đi không?

– Ối giời ôi, đang làm công nhân, ăn gạo sổ lại bảo thôi là thôi thế nào?

*

Ở một góc khác, một anh chàng ra giữ chỗ từ chiều, giờ mót đái quá mà không dám đi, sợ mất chỗ. Nhịn quá rồi nhưng giờ không nhịn được nữa, may là ở nông thôn thì đàn ông cũng chỉ đánh cái quần cộc, anh chàng mới từ từ “xả” ra thật êm tại chỗ. Thôi, thế là yên chí, có thể ngồi từ giờ cho đến hết “phin”.

Độ hai phút sau, bà cụ ngồi đằng trước chống tay phải vũng nước, kêu ầm lên:

– Ối, nước gì thế này?

– Cái bà này, nước Liên Xô mà cũng không biết!

Chuyện Liên Xô

Brezhnev cùng cháu nội đi thăm lăng Lenin. Đứa cháu hỏi:

– Ông ơi, sau khi ông chết thì ông cũng sẽ ở đây phải không?

– Tất nhiên rồi.

Bỗng Lenin ngồi bật dậy và bảo:

– Ơ, cái thằng này! Mày tưởng đây là nhà tập thể hả? Cút mẹ mày đi!

*

Vladimir Ilyich và Feliks Edmundovich tuy đã say xỉn nhưng rồi cũng mò mẫm về được đến nhà. Ilyich gõ cửa:

– Nadezhda Konstantinovna, mở cửa đi!

– Em không mở đâu, Vladimir Ilyich, anh say rồi.

– Feliks, phá đi mày!

Feliks phá cửa. Vào đến nhà, Lenin gõ cửa nhà bếp:

– Nadezhda Konstantinovna, cho bọn này ngốn chút gì đi!

– Không cho, Vladimir Ilyich, anh nhậu xỉn rồi.

– Feliks, phá đi mày!

Feliks lại phá. Hai người lục lọi và chén căng bụng. Lenin lại gọi:

– Nadezhda Konstantinovna, nào!

– Không cho đâu, Vladimir Ilyich, em hãy còn là trinh nữ.

– Feliks, phá đi mày!

*

Lenin trèo lên xe bọc thép.

– Các đồng chí! Cuộc cách mạng mà chúng ta dự định vào sáng mai phải hoãn lại.

– Tại sao vậy??

– Feliks Edmundovich đã đi câu mất rồi.

– Thế thì làm sao? Không có đồng chí ấy thì không được à?

– Không có cậu ấy thì… cũng được, nhưng không có “Rạng Đông” thì không xong.

*

Thời Cách mạng tháng 10. Lenin trên xe bọc thép. Đám đông hô to:

– Lennon! Lennon!

Lenin:

– Các đồng chí, tôi chính là Lenin đây!

Đám đông vẫn hô:

– Lennon! Lennon!

Lenin:

– Quỷ tha ma bắt các anh đi! Thôi được, YESTERDAY…

*

“Học, học nữa, và học thêm một lần nữa!” – đó là lời Lenin ghi vội lên bìa

cuốn Kama Sutra do Inessa Armand tặng.

*

Hai người bạn gặp nhau.

– Này, cậu sắp sửa đi nghỉ hè ở những đâu?

– Đến những nơi Lenin đã từng qua…

– À, gác xép, lều cỏ, Gorki, Shushenskoye…

– Không, không,- Genève, Zürich, Paris, Luân Đôn…

*

Trong Bảo tàng Cách mạng, một người khách đứng trước bức chân dung mẹ của Stalin, cứ lắc đầu quầy quậy và thở dài não nuột:

– Ối giời ơi, ối giời ơi! Có lẽ nào một người phụ nữ lại hiền hậu dịu dàng như vậy! Sao lúc ấy bà ta lại không đi nạo thai cho rồi?

*

Khrushchev tới thăm một nông trường nuôi lợn. Ban biên tập báo Sự thật đang thảo luận nên viết thế nào dưới bức ảnh chụp Khrushchev sẽ phải đăng ở trang nhất. Hai đề nghị bị loại bỏ là: “Đồng chí Khrushchev giữa đàn lợn” và “Đàn lợn vây quanh đồng chí Khrushchev”. Phương án cuối cùng được chấp nhận là “Thứ ba từ bên trái – Đồng chí Khrushchev”.

*

Khrushchev tới thăm một nông trường nuôi lợn.

Lợn kêu:

– Khru… Khru… Khru…

– Các đồng chí cần cho lợn ăn tốt hơn, để chúng nó có thể nói được cả câu.

Cái gì cũng không có

Thời Gorbachev đang tiến hành cải tổ.

Một thanh niên đang ngồi trong quán rượu, giọng khê nồng, chắc là cũng đã “ba say chưa chai”, cất giọng lè nhè, bất mãn:

– Thời buổi gì mà bánh mì chẳng đủ, bắp cải cũng không có, chả nói đến dưa chuột muối làm gì! Bao giờ cho hết khổ?

Chẳng may cho anh, trong quán cũng có hai “mú chìm” (nhân viên mật vụ KGB) đang ngồi nghe ngóng. Họ cũng chẳng nói gì, cứ mặc cho anh chàng tha hồ rủa xả. Chờ cho đến khi anh chàng đứng dậy ra về, họ mới xáp lại, giơ thẻ công an ra và bảo: “Anh đi theo chúng tôi!”

Chàng thanh niên bị giải về Lubyanka (nhà tù trung ương của KGB ở Mạc Tư Khoa). Sau khi anh ta bị thẩm vấn cả tiếng đồng hồ, một anh công an chìm mới hỏi:

– Anh có biết là vừa rồi anh ăn nói như vậy ở quán rượu là phạm tội gì không?

Anh thanh niên lúc này đã tỉnh hẳn rượu, vội trả lời:

– Da, em biết. Nói như vậy là phạm tội phản tuyên truyền. Nhưng mà… nhưng mà em trót say quá, em trót nói nhảm.

– Anh có biết khung hình phạt cho tội phản tuyên truyền là thế nào không?

– Dạ, em có. Từ 10 năm cho đến xử bắn. Em nhỡ vi phạm lần đầu, mong các anh thông cảm mà tha cho em lần này.

– Anh nói đúng đấy, – tay công an nhấn mạnh – từ 10 năm cho đến xử bắn. Chúng tôi đã xem xét kỹ lý lịch của anh: bản thân là công nhân, thành phần gia đình bần nông. Thái độ của anh là thành khẩn nhận khuyết điểm. Lần này là lần đầu, chúng tôi áp dụng chính sách khoan hồng của Đảng nên tạm tha cho anh. Lần sau anh mà tái phạm, chính tôi sẽ bắn anh, anh nghe rõ chưa?

– Dạ, dạ, em nghe rõ. Em xin cám ơn các anh.

– Thôi được rồi, anh về đi. Nhớ đấy nhé!

Anh thanh niên cám ơn rối rít, vừa nói cám ơn vừa đi giật lùi ra cửa.

Ra khỏi cửa, vừa đi được mười bước, anh ta ngoảnh lại lẩm bẩm chửi (tất nhiên là nói khẽ thôi):

– Đ. m. chúng mày lắm chứ! Đến đạn cũng đéo có lại còn doạ bố!

© 2010 Trần Ta-bít

No comments:

Post a Comment