Saturday, May 18, 2019

NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ

NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ
[Personal Development - #Wegreen]

Tôi phải đổ rác… thay dầu ô tô … trả hóa đơn visa… Tôi phải diễn thuyết vào cuộc họp kinh doanh của công ty… thi học kỳ môn vật lý… đi chơi với những người bên nhà vợ tôi cuối tuần này… Vợ tôi và tôi thực sự phải nói chuyện về vấn đề ở trường của con gái chúng tôi, về việc chi tiêu vào ăn uống, về trận cãi nhau của chúng tôi vào tối qua… Tôi phải giảm vài cân… ngủ nhiều hơn…có nhiều động lực hơn trong công việc.

Đây là những điều hay xuất hiện trong danh sách những việc phải làm và hướng giải quyết trong năm mới. Theo nghĩa đen, hầu hết chúng đều sai. Theo định luật khách quan, ghi nhớ tại sao sai là một điều quan trọng. Trong bài viết “Nguyên nhân và trách nhiệm” (được in lại trong cuốn “Triết học: những ai cần nó”), Ayn Rand viện dẫn đến một câu chuyện của một người phụ nữ bị sai bảo rằng cô ta phải làm gì. “Thưa bộ trưởng [người phụ nữ trả lời], tôi không phải làm gì cả ngoài việc chết.” Rand nói tiếp: “Sự sống hay cái chết chỉ là thay thế cơ bản của con người. Sống là quyền lựa chọn cơ bản của con người. Nếu một người chọn sống, một chuẩn mực đạo đức phù hợp sẽ cho anh ta biết nguyên tắc hành động nào là cần thiết để duy trì sự lựa chọn của anh ta…”

“Hiện thực làm con người phải đối diện với nhiều điều phải làm, nhưng tất cả những điều đó đều là có điều kiện; công thức của sự cần thiết thực tế là: “Anh phải, nếu…” và từ “nếu” đại diện cho sự lựa chọn của con người…”

Thứ ngôn ngữ của giá trị phải là “tôi muốn” và “tôi sẽ”: Tôi muốn điều này, và tôi sẽ làm tất cả để có được nó.

Nếu tôi muốn ăn, tôi phải tìm cách lượm được thức ăn. Nếu tôi muốn thực hành y vấn, tôi phải có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nếu tôi muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, sẽ có những viêc tôi phải làm để có đươc giá trị đó. Nói tóm lại, chúng ta không thể đạt được những mức giá trị đó nếu chúng ta không bỏ công sức cho nó, và bản chất của nỗ lực được quyết đinh bởi sự thật về thực tế - đặc biệt với quy luật nhân quả, có nghĩa là kết thúc. Trong khía cạnh đó, có rất nhiều điều chúng ta cần làm. Nhưng luôn có một điều tiềm ẩn “nếu”: câu hỏi nếu chúng ta muốn đạt được mục đích. Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều phụ thuộc vào sự cam kết với kết quả của chúng ta, không có gì thực tế đẩy những cam kết này về phía chúng ta.

Nói “Tôi phải” là đang nói ngôn ngữ của sự bắt buộc, trách nhiệm, quyền lực – thứ ngôn ngữ mệnh lệnh bị áp đặt lên chúng ta từ việc không có. Chủ nghĩa khách quan không phải một thứ đạo đức trách nhiệm, mà là đạo đức của giá trị, những giá trị cao nhất về hạnh phúc và cuộc sống riêng của mỗi người.

Nói ngôn ngữ của giá trị thay vì ngôn ngữ của trách nhiệm, “muốn” thay vì “phải” là một sự nhắc nhở hàng ngày rằng chúng ta sống với lựa chọn, bao gồm cả tự do và trách nhiệm. Khi tôi nghĩ về nhiệm vụ như là một thứ mình muốn làm, tôi khẳng định nó là một bài thực hành lựa chọn và là một hành động phục vụ cho giá trị của tôi. Nhưng nếu tôi nghĩ về một nhiệm vụ như một điều gì đó tôi phải làm, tôi tách rời nó ra khỏi giá trị của bản thân và một cách cảm tính nhường một phần cuộc sống của tôi cho một thế lực bên ngoài; thời gian tôi dùng vào nhiệm vụ đó như một loại thuế đang rút ngắn thời gian của tôi trên trái đất.

Tất nhiên, nó không phải những lời không đúng, nhưng điều đáng nói là suy nghĩ đằng sau nó. Nhiều người đòi hỏi rằng khi họ nói “Tôi phải”, thì sẽ có ngụ ý “nếu”. Họ đã chọn mục tiêu của họ, và đơn thuần tập trung vào những yêu cầu bắt buộc để đạt được những mục tiêu đó. Vậy là công bằng. Nhưng vẫn tồn tại nguy hiểm nếu từ bỏ ngụ ý “nếu”, và lợi thế tương ứng trong việc nói và nghĩ “Tôi muốn”.

1/ NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ GIÚP CHÚNG TA TẬP TRUNG VÀO TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN CỦA MÌNH.

Khi một người có một lời mời bất đắc dĩ, thật dễ dàng để nói “Tôi muốn lắm, nhưng tôi phải ôn thi…đi thăm mẹ tôi…nộp thuế”. Thực tế, tôi có thể chọn đồng ý lời mời, nhưng tôi có những giá trị khác cần hy sinh thời gian hơn. Điều này là sự thật dù cho tôi có bịa ra một lời xin lỗi có thể chấp nhận được theo truyền thống – một cuộc hẹn thực sự hay một mối quan tâm khác – hay đơn giản là muốn đọc một cuốn sách hay đi chơi với một ai khác. Hầu hết chúng ta đều rất ngại nói câu xin lỗi bằng nhiều lời để kiềm chế cảm xúc của người khác. Nhưng nếu chúng ta nói “thời gian của tôi không thuộc về tôi, chỉ vì tôi thấy một việc khác nên được ưu tiên hơn, nên tôi về lý trí sẽ từ chối lời đề nghị của bạn”, thì điều này lại có tác dụng. Chẳng có điều gì yêu cầu tôi phải làm nó cả, chỉ vì tôi lựa chọn nó, dựa trên giá trị của nó đối với tôi. Tôi có thể nhã nhặn từ chối lời mời, nhưng tôi không phải chịu trách nhiệm đối với những hành động của mình đối với một vài mối quan tâm không quan trọng.

2/ NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CHÚNG TA VỚI SỰ THẬT RẰNG NHỮNG DỰ ĐỊNH CỦA CHÚNG TA LÀ NHỮNG DỰ ĐỊNH ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH.

Chúng ta có thể tự do làm mới những cam kết với những dự án này trong khi đang thực hiện. Những giá trị quan trọng trong cuộc sống mỗi chúng ta, như sự nghiệp hay hôn nhân, đều cần những lời cam kết lâu dài. Những giá trị này làm nên cuộc sống của chúng ta theo thời gian, nối liền ngày với năm thành một chuỗi có giá trị. Điều nguy hiểm là chúng ta sẽ nhìn vào đó và nghĩ rằng đó là những cam kết trong quá khứ và chúng ta bị mắc vào nó trong hiện tại. Rất dễ để khiến những mục đích như vậy trở thành ông chủ thay vì người phục vụ cho chúng ta, hay chính là một dạng của trách nhiệm thay vì một con đường đến với hạnh phúc và giàu có.

“Tôi phải dự một cuộc họp kinh doanh vào tuần này, đây không phải hoạt động ưa thích của tôi, nhưng nó là một phần trong công việc của tôi. Vâng, theo lý thuyết thì tôi nên bỏ công việc này, nhưng điều đó sẽ phá hủy hoàn toàn cuộc sống của tôi. Tôi là người đã làm nên chiếc giường này và tôi phải nằm trong đó. Vì vậy tôi vẫn phải đến cuộc họp.” Đây là lời than vãn của một người có mục tiêu đã đông cứng thành những nhiệm vụ đơn thuần. Dù anh ta chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh hiện tại của mình, nhưng tình cảnh của anh ta là một trong những hành động bị động đáp ứng cho nhu cầu bên ngoài thay vì để tự do theo đuổi hạnh phúc của mình. Khi cảm thấy việc nói “tôi phải” trở nên tự nhiên hơn so với “tôi muốn”, đó chính là lúc dừng lại và lưu tâm. Thậm chí nếu tôi quyết định làm tiếp một công việc buồn chán, tôi vẫn có thể khẳng định lại sự lựa chọn đó hàng ngày bằng cách đi tìm giá trị của nó – thậm chí trong một cuộc họp buồn tẻ.

3/ NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ GIÚP CHÚNG TA ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỤ THỂ.

Mọi người đều có nhiều việc phải làm hơn thời gian để làm chúng. Một trong những điều chắc chắn trong cuộc sống là sẽ có những công việc không được gạch bỏ khỏi danh sách nhiệm vụ vào cuối mỗi tuần. Để quyết định việc nào cần làm và việc nào cần bỏ qua, hướng tiếp cận thông thường là đặt mỗi nhiệm vụ vào hoàn cảnh cụ thể: chúng phục vụ cho mục tiêu nào? Đạt được mục tiêu đó quan trọng như thế nào? Tôi đánh giá giá trị của chúng nhiều thế nào từ bước đầu tiên?

Nếu tôi suy nghĩ trong trường hợp của “muốn”, những câu hỏi này sẽ tự động xuất hiện và tôi có thể linh hoạt việc sử dụng thời gian cho những giá trị lâu dài của mình. Nhưng nếu tôi nghĩ trong trường hợp của “phải”, tâm trí của tôi sẽ không đăt ra những câu hỏi quan trọng. “Những việc phải làm” dường như đều giống nhau: từ bỏ khỏi nấc thang giá trị của tôi, chúng đều là những thứ riêng biệt đòi hỏi tôi những lượng thời gian như nhau. Những quyết đinh sử dụng thời gian của tôi dường như rất tùy tiện; tôi cảm thấy tội lỗi với những gì dở dang, hoặc tôi hoàn thành nó cho một tương lai không xác định (thứ thực ra chính là bản chất của “phải”).

Hãy suy nghĩ về sự thoải mái và tự do khi thức dậy vào một buổi sáng và nhận ra “không phải làm gì ngày hôm nay”. Đây mới thực sự là từng ngày trong cuộc sống mỗi chúng ta.

4/ NGÔN NGỮ CỦA GIÁ TRỊ CÓ THỂ TRUYỀN LỬA CHO NHỮNG CÔNG VIỆC BUỒN CHÁN NHẤT, NHƯ VIỆC ĐỔ RÁC, VỚI NHỮNG MỤC TIÊU QUAN TRỌNG CHÚNG SẼ GIÚP TA HOÀN THÀNH.

Không có tiếng nói nào bắt buộc tôi phải đổ rác. Tôi hoàn toàn tự do trong việc để nó chất đống trong bếp nếu tôi sẵn sàng với việc sống cùng hôi thối, những bãi lộn xộn, và sau cùng là những mối đe dọa cho sức khỏe của tôi. Nhưng thật ra tôi rất đề cao một môi trường ngăn nắp và sạch sẽ. từ trong suy nghĩ của tôi, việc sống trong một mái nhà thoải mái và dễ chịu về cái đẹp, không bị rác “xâm lược” thực sự khiến tôi hài lòng. Ngay khi tôi để tâm vào việc tại sao tôi muốn đổ rác, nó đã trở thành một cách trải nghiệm giá trị rất đắt giá.

Hầu hết mọi việc chúng ta cảm thấy mình phải làm là những giá trị cơ sở: những việc chúng ta làm như một phương pháp kéo dài sự diễn tiến, nhưng không thực sự thú vị về bản chất. đó là những cái đích xa hơn, những thứ chúng ta cảm thấy thỏa mãn về mặt tinh thần – như công việc sáng tạo, một mối quan hệ lãng mạn, một cuộc đối thoại tốt, một trải nghiệm linh hoạt về cái đẹp – những thứ mang đến ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, hầu hết thời gian của chúng ta được dùng vào những nhiệm vụ cơ sở. thực sự đáng để đạt những nỗi lực tinh thần để gắn chặt những nhiêm vụ với những đầu ra giá trị về tinh thần mà chúng tạo nên, làm cho những nhiệm vụ này trở thành những điều chúng ta muốn làm.

Thành tựu vĩ đại của Ayn Rand trong vai trò một nhà tư tưởng là chứng minh được rằng tất cả các giá trị đều là nền tảng cho cuộc sống. thành tựu lớn của bà trong vai trò một nhà viết tiểu thuyết là thông qua các anh hùng của bà, chỉ ra cách một lời cam kết nhiệt huyết đối với cuộc sống mỗi người có thể đầu tư mọi thời điểm, mọi nhiệm vụ, mọi giá trị cơ sở với một ý nghĩa nội tại. “Bất kể đêm hôm trước có như thế nào, [Dagny] cũng sẽ không bao giờ biết đến buổi sáng bình minh nếu cô không cảm thấy sự xuất hiện của một niềm hứng khởi thầm kín, thứ đã trở thành môt nguồn năng lượng thắt chặt trong con người cô và là một sự khát khao hành động từ trong tâm trí – bởi nó là sự bắt đầu của một ngày và nó là một ngày trong cuộc đời của cô ấy… Cô ngồi xuống một chiếc ghế, mỉm cười ngạo mạn vào sự nhạt nhẽo trong công việc của mình. Cô ghét những bản báo cáo mình sẽ phải đọc, nhưng nó là công việc của cô, nó là thứ thúc đẩy cô, nó là một buổi sáng.”

Vì tất cả những lý do này, tôi đã nhận thấy một bài học rất hữu ích để ngừng cảm thấy thiếu thốn, buồn bã bất cứ khi nào tôi nhận thấy bản thân mình đang nghĩ “tôi phải” để hỏi “Tôi có muốn không? Hãy nghĩ về cảm giác tự do khi thức dậy mà nhận ra: Không có việc gì PHẢI LÀM ngày hôm nay.” Đây không phải một trải nghiệm ta giữ cho riêng những buổi sáng thứ bày, hay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ. Nó nên là mỗi ngày thực sự trong cuộc đời mỗi chúng ta.
_______________________

Nguồn: http://www.atlassociety.org/obligation_happiness_duty
Dịch giả: [admin IRIS]
Hình ảnh: [admin Vô danh]
Bản quyền © Wegreen Vietnam

#WegreenVietnam#PersonalDevelopment#PhatTrienCaNhan#Dongluc#Motivation#Values

No comments:

Post a Comment