Saturday, June 17, 2023

Thế nào là Tiếng Vẹm ? Thế nào là chữ Vẹm ?

 Thế nào là Tiếng Vẹm ? Thế nào là chữ Vẹm ?


Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của Vẹm đặt ra
Không Đúng Cách, Không Theo Một Nguyên Tắc Hay Quy Luật Nào Cả, nhiều
chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.


Với chủ trương "cải hoá" "nôm hóa" ngôn ngữ Việt, cầm quyền Việt cộng
đã lạm dụng nhiều từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như:


“Xưởng đẻ” Việt cộng đã từng dùng thay cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa”
dùng thay cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thuỷ đánh bộ” dùng thay cho
“thuỷ quân lục chiến” … và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”.

Việt cộng đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm, có
thể vì những lý do sau :

1) Việt cộng muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của
Mỹ Ngụy”


Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà
Việt cộng làm, là bắt dân chúng phải tiêu huỷ tất cả các văn hoá phẩm
của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc " đồi trụy" "phản
động". Do đó, một số chữ của người Việt Quốc Gia miền Nam dùng, dù hay
ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ, không dùng đến.


Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện),
xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này
nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ
sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn cán cộng vô học đã bỏ đi
và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa.

Phải chăng đà tiến hoá theo chủ nghĩa xã hội của Việt cộng là như
vậy ? Chẳng trách dân Việt Nam nay được bọn chúng cai trị, được bọn
chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt
nát.


2) Việt cộng muốn chữ của chúng dùng phải khác chữ miền Nam chúng ta
dùng.


Việt cộng, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho
đúng hơn, là khác chữ của người Việt Quốc Gia dùng mà thôi, chứ không
phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như đã từng tuyên truyền một
thời gian sau 1975.


Điều này đối với Việt cộng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến,
vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang
kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát, để
chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là gián điệp, phản
động.


Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra loại chữ mới mà không cần biết là
Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược,
đúng hay sai. Có chữ đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có
chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một
nguyên tắc hay quy luật nào cả.


Thí dụ :


Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì vẹm nói là : “người phát ngôn”


Chúng ta mượn tờ báo để đọc thì vẹm nói là "trao đổi văn hóa"


Chúng ta nói là "nhà bảo sanh" thì vẹm từng nói là "xưởng đẻ"


Chúng ta nói là “thăm viếng” thì vẹm nói là “tham quan”


Chúng ta nói là “ghi danh” thì vẹm nói là “đăng ký”


Chúng ta nói là “đá bóng” thì vẹm nói là “bóng đá”


Chúng ta nói là “yếu điểm” thì vẹm nói là “điểm yếu”


Chúng ta nói là “trở ngại” thì vẹm nói là “sự cố”


Chúng ta nói là “xuất cảng” thì vẹm nói là “xuất khẩu”


Chúng ta nói là “liên lạc” thì vẹm nói là “liên hệ”


Chúng ta nói là "đồng ý" thì vẹm nói là "nhất trí"


Chúng ta nói là "lo ngại" thì vẹm nói là "quan ngại"


Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì vẹm nói là quán triệt"


Chúng ta nói là "chỉ tiêu" thì vẹm nói là "tiêu chí".


Chúng ta nói là “viên chức” thì nói nói là “quan chức”.


Chúng ta nói là “chuyển âm” thi vẹm nói là “lồng tiếng”.


Chúng ta nói là “dẫn giải” thì vẹm nói là “thuyết minh"


Chúng ta nói là "mìn nổ chậm" thì vẹm nói "bom hẹn giờ"


Chúng ta nói là "xe hơi" thì vẹm nói là "ÔTÔ CON"


Chúng ta nói là "Quan thuế" thì vẹm nói là "Hải quan".
( Hải ..) được vẹm gọi chung cho cả sân bay, bến tàu và cửa khẩu
đường bộ


Chúng ta nói là "máy phát thanh" hay (RADIO) thì vẹm nói là "Đài".

Sau ngày 30 /4/1975 Bộ đội nào cũng muốn mua một cái "Đài" để mang về
Bắc.Tiếc rằng ở SG chỉ có mỗi một cái Đài Phát Thanh duy nhất.


Chúng ta nói là "Trực thăng" thì vẹm nói là "máy bay lên thẳng"

Thế thì máy bay phản lực lên thẳng ngày nay, vertical take-off and
landing (VTOL) cũng bay lên thẳng, thì vẹm sẽ gọi là gì để phân
biệt..?


Vì ngu dốt, nên khi vẹm đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà
chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn
lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.


Thí dụ 1 :


Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược
lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp
nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau.


Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận
được vì nghĩa nó khác hẳn.


Nhưng vì dốt nát, vẹm vẫn cố tình dùng chữ “điểm yếu” thay thế cho
chữ “yếu điểm”.


Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh
từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là
white horse và người Tầu gọi là bạch mã.


Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu
điểm là điểm quan trọng.


Nhưng vì ngu dốt, Việt cộng chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói
ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hoá được chữ yếu điểm
là chữ Hán.


Thế còn nhược điểm thì sao ? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là nghĩa
gì ?


Vì ngu dốt lại nhưng hay nói chữ. Vì vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo
Việt cộng đào tạo vẫn "hiểu" yếu điểm là điểm yếu và dậy lại học trò
như vậy.


Trò chuyện qua Yahoo Messenger với một em học sinh hiện ở SG:

Thay vì dạy em nói "con người đó có tính nhân bản" thì giáo viên dạy
em rằng "con người đó có tính nhân văn"


Thí dụ 2 :
Chúng ta nói :


“Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút, cấp
bách lắm rồi”


Thì vẹm lại nói:


“Xin các đồng chí tranh thủ ,khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương
rồi”.


Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh
đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng
thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.


Thí dụ 3 :


Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là
chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự :


“Xin anh cho biết cảm tưởng (cảm nghĩ) của anh sau khi nghe xong buổi
nói chuyện này”.


Nhưng nếu người hỏi là một văn nô Việt cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi
người tham dự :


“Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi
nói chuyện này”.


Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một
buổi vật lộn, đấu đá ghê gớm gì mà hỏi cảm giác ?


Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu
mô tê gì cả hoặc một chữ đã đầy đủ ý nghĩa rồi, chúng lại thêm một chữ
nữa khiến chữ mới trở nên kỳ cục.


Thí dụ :


Hùng vĩ và hiểm trở, vẹm ghép thành Hùng hiểm,


Tương đương và thích hợp vẹm ghép thành "Tương thích"


Quan tâm và lo ngại vẹm ghép thành "quan ngại"


Tối ưu chẳng lẽ vẹm đổi thành Ưu tối ? Nên chúng thêm chữ “nhất” thành
"tối ưu nhất"
Thật lạ lùng ! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ nhất vào làm gì?


3) Để bóp méo và xuyên tạc Lịch sử VN như:

Việt minh dùng vũ lực,súng đạn để cướp chính quyền hợp pháp chính phủ
Trần Trọng Kim thì vẹm gọi là Cách Mạng Tháng 8 - 1945.


Cờ Vàng là cờ Truyền thống của Dân Tộc có từ bao đời thì vẹm nói là Cờ
3 que,Cờ Ngụy.


Cờ đỏ sao vàng, gốc là của tỉnh Phúc kiến,Trung cộng hiện nay vẹm dùng
thì vẹm gọi là cờ tổ quốc.


4) Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA.


Thí dụ :


Gài mìn, pháo kích vào trường học, nhà dân, bắt cóc, thủ tiêu, khủng
bố, vẹm gọi là "hoạt động cách mạng"


Để cướp chính quyền bằng vũ lực súng đạn, vẹm gọi là "giải phóng nhân
dân"


Để cướp đất đai của các điền chủ, vẹm gọi là Cải cách ruộng đất.

Để bao che Đảng viên, cán bộ tham nhũng hối lộ thì vẹm gọi là “đi
đêm”, “móc ngoặc”,
"có quan hệ xấu", "có hành vi tiêu cực" để giảm án hoặc tha tội.


Đề chìm xuồng, xóa án thì vẹm nói "Đang trong vòng điều tra"


Muốn cướp tài sản của các thương gia, vẹm gọi là Đánh tư sản mại
bản.


Cấm người dân buôn bán, vẹm gọi là Cải tạo thương nghiệp.


Muốn trả thù quân nhân, công chức của chế độ cũ, vẹm gọi là Học tập
Cải tạo.


Xe hơi (ôtô con) chạy xăng thì chuyển ngược chạy bằng than thì vẹm gọi
là Cải Tiến


Người dân Vượt biên khi bị bắt thì vẹm gọi là "thằng phạm, con
phạm"...


Người dân Vượt biên nếu thoát thì vẹm âu yếm gọi là Kiều bào, "Khúc
ruột ngàn dặm"

Để cướp đất dân oan, vẹm gọi là KHU QUY HOẠCH


Đập phá nhà dân oan, vẹm gọi là "giải phóng mặt bằng"


Để sống sót, vẹm phải chuyển sang nền kinh tế tư bản thì vẹm gọi là
"Đổi mới"


Để biến dạng thành Tư bản Đỏ bóc lột nhân dân thì vẹm gọi là "Kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN"

Sách báo bàn luận giải thích về Dân chủ, tự do thì vẹm gọi là tài
liệu phản động,công cụ khủng bố.


Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, vẹm gọi là phản động,
có âm mưu lật đổ chính quyền.

Để điều tra và có thể tống giam, vẹm gọi là Giấy mời.

Biểu tình chống Trung cộng xâm lược thì vẹm nói là “có sai phạm về tư
tưởng và nhận thức chính trị”


Biểu hiện lòng yêu nước thì vẹm nói là “kích động bạo lực, tuyên
truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân
các nước anh em'’.


Trung cộng xâm lược biên giới Việt Trung thì vẹm chỉ gọi duy nhất 2
chữ là "kẻ địch".


Tàu Trung cộng bắn giết ngư dân ta thì vẹm gọi là "Tàu Lạ Tấn Công"
"Ngư Dân Bị Tàu Lạ Bắn Chết"


Thay vì lên tiếng * (phản đối) Trung cộng, thì vẹm lại dùng từ *
(quan hệ) để giải quyết.


Tưởng niệm các chiến sỹ bị Hải quân Trung cộng sát hại, khi in trên
báo vẹm gọi Hải quân Trung cộng là "HẢI QUÂN NƯỚC NGOÀI"


Và còn nhiều không thể kể ra hết những chuyện sau 1975 cho đến hôm
nay...

http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/09/lich-su-chu-quoc-ngu.html

Friday, June 9, 2023

TÌNH NGƯỜI - NGHỆ SĨ THẾ Ư?


 TÌNH NGƯỜI - NGHỆ SĨ THẾ Ư?

Ngày 23.5, chợt nhớ đến một chuyện buồn trong tình người của giới nghệ sĩ
Nhạc sĩ Thanh Bình, sinh năm 1932 tại Bắc Ninh. Ông là nhà viết tiểu thuyết, viết kịch bản, sáng tác tác nhạc. Ông mất ngày 23/5/2014 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ông nổi tiếng với nhiều ca khúc nhưng có lẽ “Tình lỡ” là ca khúc được nhiều người yêu thích nhất.
Một nhạc sĩ nổi tiếng nhưng cuộc đời ông không thanh bình như chính cái tên của ông.
Năm 10 tuổi mẹ mất, vài năm sau cha cũng mất. Nhà có 4 anh chị em nhưng 2 người đã mất, hiện còn người chị sống bên Pháp nhưng nhiều năm không liên lạc được.
Người vợ đầu của ông bị cha mẹ ép lấy ông và người ấy đã rời xa ông sau khoảng ngắn bên nhau.
Ông đau khổ và thốt lên bằng những ca từ:
" Thôi rồi còn chi đâu em ơi,
có còn lại chăng dư âm thôi.
Trong cơn thương đau men đắng môi..."
Sau này, ông cưới được cô vợ xinh như mộng, sinh ra được một người con. Cứ tưởng hạnh phúc dài lâu, ai ngờ, vào ngày đẹp trời cô vợ bất ngờ bỏ nhà ra đi khi con gái lên 3 tuổi, ông một mình gà trống nuôi con.
Cô con gái lớn lên lấy Việt kiều, cứ tưởng ông sẽ đỡ khổ hơn, không may con gái rơi vào vòng lao lý. Con rể cũng quay lưng với ông.
Ở cái tuổi 80, ít ai tin rằng một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không nhà không cửa, lang thang xin ăn ở chợ, bến xe.
Các anh công an đưa ông về trại dưỡng lão thì phát hiện ra đó là nhạc sĩ Thanh Bình và đưa ông về ở với cháu gái (con gái của chị ruột).
Vợ chồng cháu gái làm công nhân, làm thuê đời sống hết sức khó khăn.
Đầu năm đó, ca sĩ Ánh Tuyết đã tổ chức đêm nhạc cho ông, cô cũng đã làm được 2 sổ tiết kiệm. Nhưng vì ông đột ngột mất, con gái đang đi tù nên không thể rút được tiền làm đám tang. Ca sĩ Ánh Tuyết lại là người bên ông, lo cho đám tang của ông.
Điều đáng buồn, dù ca sĩ Ánh Tuyết có kêu gọi hỗ trợ nhưng dường như số tiền vẫn không đủ để lo cho đám tang, đành xin quan tài lục giác của chùa để an nghỉ.
Đám tang ông, ngoài ca sĩ Ánh Tuyết thì hiếm hoi lắm mới có vài nghệ sĩ thân thiết đến chia buồn.
Là nhạc sĩ, sáng tác những ca khúc để đời cho những ca sĩ nổi tiếng và giàu có nhờ nghiệp hát như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Lệ Thu, Quốc Đại, Ngọc Lan và nhiều ca sĩ khác hát. Nhưng, tang lễ của ông lại không thấy bóng dáng của những ca sĩ này.
Quả là bạc như tình nghệ sĩ, buồn đến nao lòng...
Tinh lỡ - Thanh Bình
1. Thôi rồi còn chi đâu em ơi
Ϲó còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi...
Yêu rồi tình уêu sao chua caу...
Men nào bằng men thương đau đâу
Hỡi người, bỏ ta trong mưa baу...
Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vàng mùa thu sau lưng ta
Em ơi, em ơi! Thu thiết tha...
Ôi người vì ta qua phong ba
Ϲó còn gì sâu trong tâm tư
Mắt lệ mờ hoen, dư âm xưa...
Điệp khúc:
Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau...
Ϲuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương.. đau...
Hết rồi naу đã không còn gì, thật rồi...
Ϲhỉ còn hiu hắt cơn sầu, không nguôi...
Ϲon đường mình đi sao chông gai
Bước vào đời nhau bao lâu naу
Em ơi, em ơi! Ѕao đắng caу...
Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi...
Hết rồi, còn chi đâu em ơi ...
2. Ha ha há ha ha hà há ha há ha ha ha hà há....
Thôi rồi còn chi đâu em ơi
Ϲó còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi...
Yêu rồi tình уêu sao chua caу...
Men nào bằng men thương đau đâу
Hỡi người, bỏ ta trong mưa... baу...
Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vàng mùa thu sau lưng ta
Em ơi, em ơi! Thu thiết tha...
Ôi người vì ta qua phong ba
Ϲó còn gì sâu trong tâm tư
Mắt lệ, mờ hoen, dư âm xưa...
Điệp khúc:
Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau...
Ϲuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương.. đau...
Hết rồi naу đã không còn gì, thật rồi...
Ϲhỉ còn hiu hắt cơn sầu, không nguôi...
Ϲon đường mình đi sao chông gai
Bước vào đời nhau bao lâu naу
Em ơi, em ơi! Ѕao đắng caу...
Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi...
Hết rồi, còn chi đâu em ơi ...
"Thôi đành vùi sâu tâm tư thôi
Hết rồi còn chi đâu em ơi...
Hết rồi, còn chi đâu, em ơi ..."
Từ fb Xuyên Sơn & (Thanh Nguyen Hong)
FB Tuấn Mai SG
All reactions:
6
1 share
Like
Share

ĐẶT CHO CĂN CƯỚC MỘT CÁI TÊN: CÁI VÒNG LUẨN QUẨN


 ĐẶT CHO CĂN CƯỚC MỘT CÁI TÊN: CÁI VÒNG LUẨN QUẨN

Trước 1975, ở Miền Nam dưới chính thể VNCH, người dân được cấp thẻ căn cước làm giấy tờ tuỳ thân.
Sau ngày 30/04/1975, thẻ căn cước được thay thế bằng cái Chứng minh nhân dân (CMND).
Gần đây, người ta thay cái CMND bằng Căn cước công dân (CCCD). Khác với thẻ căn cước của VNCH, người ta thêm vĩ tố “công dân” cho có sự khác biệt.
Mà nào đã xong đâu. CCCD chuyển mình đi từ loại mã vạch sang loại gắn chip. Người dân bắt chóng mặt với cái vòng quay đèn cù CMND - CCCD mã vạch - CCCD gắn chip.
Có lẽ thấy gọi là CCCD nghe hơi thừa, bởi lẽ nếu căn cước này không phải cấp cho công dân thì chẳng lẽ lại cấp cho ngoại kiều? Thế là người ta lại họp bàn suy tính để rồi…. quay trở lại cách gọi “thẻ căn cước” như thời VNCH, nghe ổn hơn. 😊😊😊😊😊
P/S: Không biết đến đây vòng quay đèn cù này đã ngừng chưa?
Nguồn: Lê Quang Huy (Instagram)