[Personal Development - #WEGREEN]
1. Ngụy luận Lẫn lộn nhân quả (Confusing of cause and effect):
Ngụy luận: A hoặc B thường xuyên xảy ra đồng thời, suy ra A là nguyên nhân sinh ra B.
Sai bởi: A và B xảy ra cùng lúc không có nghĩa A sinh ra B. Có thể một nguyên nhân C gây nên cả A và B, hoặc A và B có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Âm nhạc thị trường làm giới trẻ Việt Nam suy thoái ! Thực ra môi trường giáo dục mới là nguyên nhân căn bản gây ra cả sự suy thoái và sở thích âm nhạc thị trường.
2. Ngụy luận Con dốc trơn (Slippery Slope):
Ngụy luận: X có thể xảy ra, cho nên X chắc chắn phải xảy ra.
Sai bởi: X có khả năng xảy ra thì X cũng có khả năng không xảy ra. Để chứng minh X xảy ra phải cần các luận cứ, dữ kiện thuyết phục.
Ví dụ: „Mày học hành thế này thì sau này không làm được gì đâu con ạ!“
3. Ngụy luận kẻ đánh bạc (Gamber’S Fallacy):
Ngụy luận: Tình trạng X xảy ra đã lâu, suy ra X sắp kết thúc. Đây là ngụy luận của những kẻ đánh bạc, „thua nhiều rồi chắc chắn sẽ thắng“.
Sai bởi: Các biến cố không ngẫu nhiên chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, không đơn thuần là "thua nhiều sẽ thắng".
Ví dụ:
- Mình sắp mua xe đấy!
- Tiền đâu?
- Cậu biết mình hay chơi xổ số không?
- Có chứ !
- Mình luôn thua !
- Vậy thì sao cậu nghĩ lần này cậu sẽ thắng?
- Mình thua nhiều rồi, lần này sẽ thắng thôi.
4. Ngụy luận lòng vòng (Begging the question):
Ngụy luận: X đúng bởi vì một tiên đề khẳng định là X đúng đúng (bởi vì X đúng).
Sai bởi: Đây là một ngụy luận lòng vòng không có tác dụng chứng minh vấn đề. Tương tự: Nếu hành động đột nhập không bất hợp pháp thì không bị pháp luật trừng trị.
Ví dụ:
- Chúa có tồn tại.
- Bằng chứng đâu?
- Kinh Thánh nói thế!
- Sao cậu biết Kinh Thánh nói đúng?
- Vì Kinh Thánh được Chúa viết nên !
5. Ngụy luận Phớt lờ nguyên nhân chung (Ignoring a common cause):
Ngụy luận: A và B có liên quan đến nhau nên A sinh ra B.
Sai bởi: A và B có liên quan không có nghĩa giữa chúng có quan hệ nhân quả. Vả lại, có thể có một nguyên nhân sinh ra cả A và B.
Ví dụ: Tiềm lực kinh tế và trình độ học vấn có liên quan, suy ra người nghèo vô văn hóa.
6. Ngụy luận Khái quát hóa vội vàng (Hasty Generalization):
Hay còn gọi là lỗi Thống kê không đầy đủ. Ngụy luận xảy ra khi một người chỉ quan sát một vài phần tử trong tập thể và rút ra kết luận về cả tập thể, trong khi chưa có số liệu thống kê đầy đủ.
Ví dụ:
- Bọn lớp bên kia ghét lớp mình lắm!
- Sao biết?
- Tôi mới gặp thằng A ở lớp bên, nó nói rất ghét thằng B ở lớp mình.
- Thế nên cậu nghĩ là cả lớp bên đó ghét cả lớp mình?
- Ừ, chắc chắn bọn nó ghét tụi mình!
_________________________
Tham khảo thêm:
1. Các lỗi ngụy biện )phần 1): https://www.facebook.com/
2. Các lỗi ngụy biện (phần 2): https://www.facebook.com/
Bài viết và hình ảnh [TA]
Bản quyền © Wegreen Vietnam
No comments:
Post a Comment