Saturday, May 18, 2019

Personal Development - WEGREEN: Khai phá GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Personal Development - WEGREEN: Khai phá GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Chào các độc giả,

Hôm qua WEGREEN đã gửi đến các bạn bài viết „Cuộc cách mạng ôn hòa“ của Admin Quy33. Bài viết có nhiều ý nghĩa, một trong đó là việc khám phá các giá trị tiềm ẩn của con người. Hôm nay chúng ta đi sâu một chút về đề tài này.

Có nhiều hơn một triệu con đường dẫn tới thành công. Tất cả các con đường đều đòi hỏi sự kiên trì. Nhưng chọn con đường nào trong hơn một triệu con đường ấy ? Hiện nay trong xã hội chúng ta có vô vàn các lớp dạy thành công, học làm giàu, nhưng chúng có thể đưa người ta đến thành công thật không ?

Mỗi con người sinh ra với rất nhiều đặc điểm khác nhau. 7 tỷ con người có đến hàng tỷ tỷ các đặc điểm. Xác suất để hai người hoàn toàn giống nhau gần như là con số Không. Tức là chẳng ai có thể chỉ cho bạn cách làm thế nào để thành công cả, ngoài chính bạn.

Nếu bạn không khai phá được những giá trị tiềm năng của mình thì dù có đi học ngàn vạn lớp học như vậy bạn vẫn không thể thành công được.

Vậy thì làm thế nào để khai thác các giá trị tiềm năng ?

Khi nhận xét một con người, chúng ta thường nói đến những đặc điểm của họ: có người cao, có người thấp; có người nhanh nhẹn, có người chậm chạp; có người nói ít, có người nói nhiều...Do các hiệu ứng xã hội, chúng ta thường cố tập cho mình các đặc điểm để hợp với số đông, chối bỏ các đặc điểm sẵn có của mình mà mình cho là „không hợp thời“. Chúng ta sợ đối mặt với những đặc điểm đó (chẳng hạn chẳng ai dám nói là: "Tôi chậm chạp, không thông minh" hết).

Tức là để hòa nhập với xã hội, chúng ta thường chọn chọn cách phủ nhận chính mình.

Đa số những người rượt đuổi theo các giá trị khác thường cảm thấy mệt mỏi và thường xuyên chịu sức ép. Đấy là „sống giả“. Xã hội hiện tại có rất nhiều người như vậy.

Vô lý không ? Nếu bạn không tôn trọng chính mình, ai có thể tôn trọng bạn ?

Văn hóa Á Đông nhắc tới sự hòa hợp âm dương. Tức là: Khuyết điểm khủng khiếp nhất của bạn có thể biến thành ưu điểm số Một - tất cả tùy vào cái nhìn và hoàn cảnh bạn tạo ra cho mình. Nếu bạn ít nói thì sẽ khó làm quen với người khác, nhưng lời nói của bạn sức nặng. Bạn thấp bé thì sẽ không bị đùn đẩy cho các công việc nặng nhọc. Bạn chậm chạp thì bạn sẽ không thể tiến nhanh nhưng sẽ tiến chắc. Bạn có đầu óc thi phú thì khó học giỏi các môn khoa học tự nhiên đòi hỏi sự chính xác, nhưng bù lại bạn có óc tưởng tượng và sáng tạo rất tốt.

Người hâm mộ bóng đá không lạ gì Lionel Messi. Mười hai năm về trước, vì lý do sức khỏe, cậu bé này được tiên đoán rằng sẽ không thể đến với bóng đá chuyên nghiệp, lúc đó đang là sàn diễn của các cầu thủ trọng tốc độ và thể lực. Nhưng Messi đã dần hoàn thiện khả năng kỹ thuật tuyệt vời của mình để bù đắp lại các điểm yếu và giờ đây đã trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Để được mọi người công nhận, trước tiên bạn phải công nhận chính mình. Hiểu rõ các ưu, nhược điểm của chính mình bạn mới có thể chọn được cho mình những bước tiến phù hợp.

Tức là bạn hãy:

- Tìm ra các đặc điểm của mình.
- Khai thác thế mạnh từ những đặc điểm ấy. Phát huy điểm mạnh và hạn chế các mặt yếu.
- Tìm ra cho mình một công việc, hướng đi; tạo ra một hoàn cảnh phù hợp.

Nói rộng hơn, việc khai phá giá trị tiềm năng này quyết định sợ tồn vong của một xã hội. Một đất nước cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Nếu các khoản đầu tư liên tiếp được đổ vào các dự án mà thiếu định hướng và không có trọng điểm thì xã hội tất yếu sẽ mất phương hướng, làm lãng phí tiền của và nảy sinh thêm nhiều vấn đề.

Trong teamwork, nếu như người đứng đầu không nắm được hết các mặt mạnh, yếu của thành viên thì hiệu suất làm việc của nhóm sẽ rất thấp. Cho nên những nhà đứng đầu các công ty lớn, những nhà lãnh đạo tài ba đều nắm bắt người khác cực giỏi (cho dù có thể kiến thức chuyên môn của họ không phải đứng nhất).

Không có một con đường chung nào cho thành công cả. Mọi thành công đều đến từ việc bạn nắm được yếu tố con người, mà trước tiên là chấp nhận chính mình với cả mặt mạnh và mặt yếu. Bạn đã sẵn sàng làm điều đó chưa ?

[Admin K]



No comments:

Post a Comment