Sunday, February 25, 2024

TQ tung hồ sơ Hồ Quang lên mạng, khiến ĐCSVN hết đường bưng bít.





TQ tung hồ sơ Hồ Quang lên mạng, khiến ĐCSVN hết đường bưng bít.
Tài liệu này mình sưu tầm và lưu trữ ngày 26.11.2021, nay quyết định chia sẻ để ai cần thì dùng làm tư liệu nghiên cứu.
Theo một tờ Báo tiếng Trung mà mình tìm được thì HCM đầu tiên là "Một binh sĩ hạng hai trong Đội quân Trung Quốc , Hồ Quang sau này trở thành lãnh đạo tối cao của một đất nước!"
"... Cuối tháng 12 năm 1938, Hồ Chí Minh rời Tổ chức Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva và đến Diên An, bắc Thiểm Tây, Trung Quốc. Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo trung ương khác đã có cuộc gặp thân mật với Hồ Chí Minh. Cuối tháng 12 cùng năm, theo sự sắp xếp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Chí Minh theo đồng chí Ye Jianying đến Quế Lâm, Quảng Tây.
Hu Zhiming ( HCM) có bí danh là Hu Guang ( Hồ Quang) , nhân thân chỉ là binh nhì của Binh đoàn Đường số 8 (Bát Lộ Quân) . Ông ta từng tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Văn phòng Quế Lâm của Quân đoàn Đường số 8. Lúc đó, Văn phòng Quế Lâm thuộc quân đoàn đường 8 có trụ sở bên ngoài trên đường Trung Sơn Bắc thành phố, Hồ Chí Minh được giao làm việc ở phòng cứu nạn của cơ quan, là một tổ chức giống như câu lạc bộ. Hồ Chí Minh làm Phó trưởng phòng cấp cứu, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ ủy viên ban y tế, ủy viên ban hậu sự của cơ quan." ( Hết trích )
Bất chấp việc ĐCSVN kỳ công che dấu nguồn gốc của HCM là Hồ Quang trong tiểu sử HCM suốt 70 năm, nhưng sau khi TQ tung hồ sơ này lên mạng, Bảo tàng HCM cũng phải thừa nhận rằng HCM chính là thiếu tá Hồ Quang.
Người dân Việt Nam biết Nguyễn Ái Quốc thông qua tuyên truyền. Trên thực tế không ai biết Nguyễn Ái Quốc mà chỉ biết và nhìn thấy HCM, tức là Hồ Quang.
Bất luận HCM hay Hồ Quang là ai? HCM có phải là Nguyễn Ái Quốc hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa có giải đáp thỏa đáng, thì HCM đối với cá nhân mình là một công trình đang nghiên cứu về công và tội.


 

Friday, February 23, 2024

Huế 1939 - Giáo sư sinh học Henri Cosserat Fils giảng dạy sinh học ở trường Trung học Khải Định, trước kia là trường Quốc Học.



Huế 1939 - Giáo sư sinh học Henri Cosserat Fils giảng dạy sinh học ở trường Trung học Khải Định, trước kia là trường Quốc Học.
Lịch sử trường Quốc Học
(thời gian 1936-1954 là Trung học Khải Định)
Trường Quốc Học được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp.[1] Quốc Học được xây dựng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có ba tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20.
Pháp tự Quốc học Đường (1896-1915?): Lúc mới lập, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với mục đích giảng dạy tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Nho ở bậc tiểu học. Trưởng giáo đầu tiên tức hiệu trưởng là Ngô Đình Khả; phụ tá trưởng giáo là Nguyễn Văn Mại.
Collège Quốc học (1915-1936): Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 😎, và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học.[2] Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.[3]
Lycée Khải Định (1936-1955): Năm 1936, trường mở rộng và thêm các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11), và đệ nhất (lớp 12) dưới tên Lycée Khải Định.[2]
Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956): Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, trường mang tên tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng chỉ được một năm thì đổi lại tên cũ là Quốc Học nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường…


 

Saturday, February 17, 2024

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa. Bom Trung Quốc không đe dọa ai.

 


Nhiều em học sinh gửi thư tỏ lòng vui mừng Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên. Trong thư, có vài em hỏi:

Vì sao khi đế quốc Mỹ thử bom thì thiên hạ phản đối, mà Trung Quốc thử bom thì thiên hạ hoan hô?

Trả lời: Nếu các em chịu khó xem báo, thì sẽ hiểu điều đó. Ở đây, chú xin trả lời bằng một ví dụ như sau:

Đối với khẩu súng kẻ gian dùng để giết người, cướp của, những người lương thiện đều phải chống lại kẻ gian và súng của nó (ví như đế quốc Mỹ và bom Mỹ).

Đối với khẩu súng người chiến sĩ dùng để giữ làng, giữ nước, đó là chính nghĩa, cho nên được mọi người ủng hộ (ví như Trung Quốc và bom Trung Quốc).

Năm 1945, Mỹ thả bom nguyên tử giết chết hàng vạn người Nhật ở thành phố Hirôsima và Nagasaki. Từ đó, Mỹ cứ chưng bom nguyên tử ra để đe dọa gây chiến tranh thế giới, nhất là đe dọa các dân tộc Á, Phi và Mỹ Latinh. Bom của Mỹ là bom tội ác.

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa. Bom Trung Quốc không đe dọa ai. Nó chỉ để củng cố quốc phòng Trung Hoa, để ngăn chặn đế quốc gây chiến tranh, để bảo vệ hòa bình thế giới. Nó thêm lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc.

Bom Trung Quốc còn có tác dụng khác nữa. Nó hạ uy thế của đế quốc Mỹ, làm cho chúng hết hống hách, hết mê mộng độc quyền nguyên tử. Nó làm cho nhân dân Á, Phi và Mỹ Latinh càng tin chắc thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống thực dân cũ và mới. Nó cảnh cáo bọn này rằng chúng không thể tiếp tục làm mưa làm gió trên thế giới nữa. Vì lẽ đó, có thể nói rằng bom Trung Quốc là bom nhân nghĩa.

Nguyên là một nước kinh tế lạc hậu, mới 15 năm tự lực cánh sinh xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc đã chế tạo được bom nguyên tử, nhiều nước tư bản với công nghiệp tiên tiến muốn làm nhưng không làm được. Việc này chứng tỏ rằng khoa học kỹ thuật Trung Quốc đã tiến bộ nhảy vọt đến mức rất cao. Điều đó sẽ khuyến khích nhân dân các nước "chậm tiến" vứt bỏ thói quen tự ti, mạnh bạo bước vào khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Rồi đây, rất có thể vì Trung Quốc có bom nguyên tử mà Mỹ buộc phải thay đổi chính sách nguyên tử của chúng, phải đồng ý thủ tiêu vũ khí nguyên tử. Do đó mà tình hình thế giới bớt găng. Song nhân dân thế giới còn phải đấu tranh lâu dài mới đi đến kết quả đó.

Ngay sau khi thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Trung Quốc liền đề nghị họp một cuộc hội nghị những người đứng đầu các nước để bàn việc cấm chỉ hoàn toàn và phá hủy hết thảy các thứ vũ khí nguyên tử.

Đó là một chủ trương quang minh chính đại, vì hòa bình thế giới, vì hạnh phúc loài người. Chắc chắn là đề nghị của Trung Quốc sẽ được nhân dân thế giới ủng hộ nhiệt liệt.

CHIẾN SĨ

--------------------------

Báo Nhân Dân, số 3863, ngày 28-10-1964, tr.4.


Thursday, February 1, 2024

BÁC SĨ XHCN CHÍNH TÔNG

 


BÁC SĨ XHCN CHÍNH TÔNG

Một toa thuốc của một bác sĩ tại Hà Nội 1972, sau khi chẩn bệnh cho bệnh nhân kê đơn thuốc như sau:

Chảy máu dạ dày đã ổn định.
Đề nghị cho ăn cơm, không độn ngô 3 tháng.
Đơn thuốc mà không có thuốc, chỉ cần ăn cơm không độn là sẽ khỏe thôi.
Bác sĩ miền Nam gặp Bác sĩ miền Bắc thời đó chắc phải chắp tay vái lạy tay nghề của Bác sĩ XHCN.