Saturday, May 18, 2019

Bằng cấp đã bao giờ luôn là sự đảm bảo cho nghề nghiệp ổn định?

Bằng cấp đã bao giờ luôn là sự đảm bảo cho nghề nghiệp ổn định?
[Personal Development - #WEGREEN]

- Todd Hirsch -

Thất nghiệp có lẽ đã trở thành vấn đề không ở riêng quốc gia nào. Mỗi năm có biết bao nhiêu sinh viên nhận bằng cử nhân trên khắp thế giới, nhưng được mấy phần trong số họ ngay lập tức tìm được việc làm ưng ý, và bao nhiêu trong số đó trăn trở với bài toán làm gì, ở đâu?

Sau đây là lá thư của nhà kinh tế học Todd Hirsch chuyển đến những ứng cử viên gửi hồ sơ xin việc đến ban kinh tế của ông. Hi vọng qua việc hiểu được tâm tư của một nhà tuyển dụng, các bạn trẻ sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn về việc học đại học và ý nghĩa thực sự của tấm bằng cử nhân.
---------------------------------------

Gửi các bạn ứng cử viên: cám ơn các bạn đã gửi thư ứng tuyển vào các vị trí trong ban kinh tế của chúng tôi. Trong thời gian này, chúng tôi không tuyển những vị trí đó. Nhưng tôi sẽ lưu lại những lá thư này của các bạn cho những vị trí tuyển dụng phù hợp sau này.

Ít nhất, đó là những gì tôi được yêu cầu phải phải với các bạn. Nhưng đây mới thật sự là những gì tôi muốn nói với các bạn và cũng là nói với những anh chị cử nhân kinh tế vừa gửi cho tôi những lá thư này.

Thứ nhất, tôi hiểu rằng những sinh viên thuộc các ngành xã hội sẽ rất khó khăn khi tìm cho mình một công việc đúng chuyên môn. Hai mươi năm trước, tôi cũng gặp khó khăn như thế. Và nó luôn trong tình trạng tồi tệ như vậy. Nói theo cách nào đó, thì nó giống như là một điều được định sẵn – một nghi lễ nho nhỏ để chào đón người mới vào giới chuyên môn này.

Nhưng nếu có thể, tôi sẽ cho bạn vài lời khuyên.

Đừng quá ràng buộc với việc nhất định phải kiếm được một nghề đúng chuyên ngành. Sự thật là bạn chả có chuyên ngành nào cả. Ở trường, có thể bạn học chuyên về kinh tế, nhưng đó chưa chắc đã là thiên hướng cuối cùng cho công việc chuyên môn của bạn. Thế giới đầy những cơ hội, giới hạn khả năng tìm kiếm công việc cho mình trong khối kinh tế là sự gò bó ngu ngốc khi bạn bắt đầu khởi nghiệp.

Bạn chọn học kinh tế, điều đó không nhất thiết nghĩa là bạn sẽ là một nhà kinh tế. Mà thực ra, nó có nghĩa là bạn có thiên hướng về việc giải quyết các vấn đề. Bạn có thể giỏi xử lý số liệu. Bạn có thể dễ dàng thấy các khía cạnh khác nhau trong một tranh luận. Và tôi cá là bạn cũng phải rất ổn trong việc xử lý các vấn đề liên quan. Đó là những kĩ năng cần cho hàng trăm lãnh vực sinh lời của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp.

Chuyên môn cuối cùng có bạn có thể lại là bán hàng cho một hãng công nghệ sinh học. Cũng có thể là phân tích dữ liệu tội phạm cho sở cảnh sát thành phố. Hay thậm chí trở thành ngôi sao nhạc Rock (có thể hỏi Mick Jagger). Thế giới này có rất nhiều “chuyên môn”.

Điều mà bạn đang đối mặt bây giờ là vấn đề chung: cầm tấm bằng cử nhân và lo lắng về lĩnh vực mình đã học, liệu nó có đúng chuyên ngành hay không. Thực ra nó không là vấn đề bởi sự khác biệt giữa tấm bằng cử nhân lịch sử, điện ảnh, xã hội học hay văn học vì nữ quyền.

Bạn đã vừa trải nghiệm thành công quãng thời gian 4 năm cho một tấm bằng. Chúc mừng bạn vì điều đó. Đấy nhất định là một nỗ lực không nhỏ. Nhưng giờ đây, bạn đã bước vào một khóa học mới, sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời. Đó là khóa học để tìm ra câu trả lời “Tôi đến trái đất vì điều gì?”

Nghe có vẻ giống như những triết lý về hiện sinh và tinh thần, nhưng đừng quẳng nó đi. Nói đơn giản hơn, điều đó có nghĩa là, bạn cần phải vượt qua thử thách này trong đời để biết rằng mình thực sự giỏi về cái gì, và cố gắng phát triển mình theo hướng đó.

Cũng cần thay mặt xã hội này, xin lỗi bạn. Chúng tôi, những người tuyển dụng, xin lỗi vì đã dụ bạn tin rằng vào đại học sẽ đảm bảo có công việc ổn định. Thực ra điều đó không đúng. Những trường cao đẳng dạy nghề sẽ làm việc đó – và bạn sẽ có việc sau khi học nghề. Thế nên lựa chọn tuyệt vời cho bạn sau khi học xong đại học có thể là học nghề.

Nhưng ở giáo dục đại học, với tấm bằng cử nhân, bạn đừng hi vọng tìm được việc. Tấm bằng ấy chỉ khẳng định một điều, bạn có một đầu óc suy nghĩ tốt hơn người khác. Nó chỉ giúp bạn làm sao dễ dàng hấp thu những thông tin phức tạp và đưa ra những tranh luận hợp lý trong tương lai. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn biết cách học. Và những kĩ năng ấy, bạn sẽ sử dụng được ở bất kì một lãnh vực nào.

Suy nghĩ cở mở hơn về các khả năng nghề nghiệp. Đừng quá xem trọng việc phải bắt đầu sự nghiệp của mình ở một văn phòng công ty nào đó hay là ở một nơi chân lấm tay bùn. Bạn nên nói chuyện về định hướng công việc tương lai với thật nhiều người. Nhưng đừng bao giờ cho phép mình nghĩ rằng, cử nhân kinh tế mà không là một nhà kinh tế học thì đã phí hoài 4 năm đại học.

Và, hãy luôn giữ thái độ lạc quan. Bởi vì, tôi vẫn luôn giữ những lá thư của các bạn ở đây. Nhưng tôi đoán là khi ban kinh tế của công ty tôi cần người, thì các bạn đều có công việc ổn định cả rồi.

-----------------------------------
Nguồn:
http://www.theglobeandmail.com/report-on-business/economy/economy-lab/new-graduates-have-skills-not-fields/article14558219/

Biên dịch và hình ảnh: Admin TKN
Bản quyền © Wegreen Vietnam

#personaldevelopment#phattriencanhan#bangcunhan#bachelorofarts#colledge#findajob#thatnghiep#timviec

No comments:

Post a Comment