Sunday, July 31, 2022

Có Ai Hiểu Được ... Xin Trả Lời Giùm !!!



Có Ai Hiểu Được ... Xin Trả Lời Giùm !!!

Cho tới tận bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao có những khác biệt quá lớn giữa người miền Nam và miền Bắc đến như vậy

- Ở miền Nam mà cụ thể là Sài Gòn có rất nhiều những quán cơm O đồng ở tất cả các quận huyện , còn ngoài Bắc thì không , ở Hà Nội hầu như không có. Dù hiện nay người dân Hà Nội rất giàu thậm chí giàu hơn cả Sài Gòn.

- Ngay cả người ăn xin ở Sài Gòn cũng vui vẻ chỉ đường khi được hỏi ... trong khi ở Hà Nội họ rất khó chịu cảm thấy bị làm phiền thậm chí cánh xe ôm lấy 10.000 đồng cho mỗi lần chỉ đường !?

- Hà Nội được ưu tiên xây dựng hệ thống giao thông hiện đại , nhưng với Sài Gòn là đầu tàu kinh tế , đã được chứng minh là mỗi 1 đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại 10 đồng từ đầu tư và sẽ là 100 đồng lợi nhuận sau 10 năm nhưng vẫn không được đầu tư là vì sao ? Có phải vì là thủ đô nên được ưu tiên dù mang lại hiệu quả kinh tế rất thấp ?

- Vì sao giới showbiz chỉ có Nam tiến để phát triển sự nghiệp mà không bao giờ có Bắc tiến ?
- Vì sao câu hỏi " mày biết bố mày là ai không ?" chỉ có ở miền Bắc , còn miền Nam thì không, một câu tương tự cũng không ?

- Vì sao nón cối rất được ưa chuộng ở miền Bắc , còn ở miền Nam thì tuyệt nhiên không ai dùng thậm chí khi vào Nam thì người miền Bắc có mang vào cũng vứt nó vào xó nhà chứ không bao giờ đội nó đi ra đường !?

- Tỷ lệ người miền Bắc sở hữu xe hơi cao hơn người miền Nam rất nhiều dù thu nhập đầu người ở miền Nam luôn cao hơn miền Bắc ? Tỉnh nghèo nhất nhì Việt Nam là Nghệ An lại là tỉnh sở hữu xe hơi cao nhất nước ?

- Tại sao cho tới tận hôm nay chỉ có người từ miền Bắc di cư vào Nam để lập nghiệp mà không ai từ miền Nam di cư ra Bắc ?

- Tại sao đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo , là nguồn cung cấp thủy hải sản , trái cây lớn nhất cả nước lại ít được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhất cả nước ?
- Và thắc mắc lớn nhất là tại sao Sài Gòn phải cống nạp đến 82% tổng thu ngân sách hàng năm cho Hà Nội một cách vô lý như vậy mà không một ai thắc mắc hay phản đối vì đây là tỷ lệ cao nhất thế giới ?

Ai đang sống và hiểu về tình hình ở Việt Nam, làm ơn giải thích cho người ở xa được hiểu là tại sao không (?


Dong Dao

 

CSVN VẪN XỬ DỤNG CÁI LOA PHƯỜNG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI ĐẠI VĂN MINH, VÀ ĐÃ BỊ TÁC DỤNG NGƯỢC!.



CSVN VẪN XỬ DỤNG CÁI LOA PHƯỜNG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI ĐẠI VĂN MINH, VÀ ĐÃ BỊ TÁC DỤNG NGƯỢC!.
Bạn có thấy khó chịu khi bị cái loa phường suốt ngày lải nhải những điều bạn không muốn nghe?
Bạn nghĩ thế nào khi cha mẹ già cần chút yên tĩnh để nghỉ ngơi, khi sản phụ vừa sinh con, khi người thân bị ốm đang cần tĩnh dưỡng, hay những đứa con của bạn cần chú tâm vào bài vở...mà cái loa phường cứ inh ỏi bên tai?
Phải dẹp cái loa phường, có phải không?
==================================
Đề nghị các đồng chí nói nhỏ khi ăn!
Loa công cộng đã hết phận sự
Tay run run, ông cụ tháo bỏ cái chụp tai xin của đứa cháu lái máy xúc thường dùng để bịt tai khi điều khiển máy xúc. “Đau đầu lắm ông ạ, ngày nào nó cũng khoan vào óc thế này đấy, khổ lắm mà chẳng biết kêu ai. Những hôm khỏe còn cố chịu, những ngày mệt thì thật chẳng khác gì bị tra tấn. Giá như nhà mình là cái thuyền thì tôi đã chèo đi chỗ khác rồi. Tôi cứ tưởng nước mình hết chiến tranh rồi thì thôi loa công cộng”. Cụ than vãn về cái loa phường tại một con phố của Hà Nội.
Lúc ấy hai cái loa phường vừa hết chương trình hàng ngày. Không gian bỗng trở lại yên tĩnh. “Không chỉ riêng phường của cụ, mà các phường- xã khắp cả nước đều như vậy. Cụ chỉ có “chèo” ra thả neo ở biển may mới thoát”. Tôi hài hước đùa cụ.
Đã có hàng chục bài viết, hàng trăm ý kiến, thậm chí có cả truyện ngắn và thơ kêu than về sự phiền nhiễu do hệ thống loa phường– xã gây ra. Nhưng dường như tất cả chỉ như những viên đá ném xuống ao bèo?
Khi được hỏi về sự phiền toái do loa phường- xã gây ra, cơ quan này đùn cho cơ quan kia và cuối cùng không biết ai là chủ của nó.
Thời chiến, hệ thống loa công cộng có tác dụng cánh báo người dân khi có máy bay địch.
Nay gia đình nào cũng đầy ắp các phương tiện thông tin, từ radio, TV, đến Internet. Ngoài đường đầy rẫy các sạp báo. Nhà ga, bến tàu, trường học …đều có hệ thống thông báo riêng. Như vậy, loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Vậy tại sao hệ thống loa công cộng vẫn tồn tại? Có người bảo đây là nguồn tạo công ăn việc làm cho người thân của một số cán bộ xã phường cho nên họ không muốn bỏ?
Mớ âm thanh hỗn độn
Bất cứ lúc nào dạo qua phố phường ở Hà Nội người ta đều có thể chứng kiến “tận tai” mớ âm thanh huyên náo hỗn độn phát ra từ mọi nguồn.
Trên đường phố là tiếng còi xe làm thót tim người đi đường, âm thanh như xé tai của ống xả xe máy không giảm thanh; tiếng rao vặt được ghi âm sẵn rao bán báo, cà phê dạo, mua đồng nát …
Dọc vỉa hè là hệ thống loa của các hàng quán chõ ra đường, gọi khách bằng thứ nhạc điện tử đơn điệu phát suốt ngày. Ai có dịp đến thăm các quốc gia châu Á, kể cả ở Trung Quốc nơi có hệ thống loa công cộng gần với Việt Nam, cũng không thấy cái mớ âm thanh hỗn độn như chợ vỡ này. Thành phố tỉnh lẻ của họ cũng không thế, huống hồ ở thủ đô.
Trong khi chương trình VTV, VOV… đang phát, thì loa phường- xã mang những bài báo cũ nào đó ra đọc, hoặc hò reo ca hát í ới theo lối tự biên tự diễn nghe đến chối tai.
Các chuyên gia môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng tiếng ồn đô thị được ví như “kẻ sát nhân” giấu mặt. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển.
Tiếng ồn phát ra từ xe cộ, loa công cộng, làm tổn hại sức khỏe, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung, stress, tim mạch …
Tiếng ồn đã bị coi là yếu tố gây ô nhiễm ở nhiều nước. Đã đến lúc Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam cần có điều khoản về ô nhiễm tiếng ồn.
Không cần phải so sánh với các thành phố văn minh xa xôi, chỉ cần bước chân sang Lào, một nước mà không ít người Việt cho là “kém” Việt Nam, thì thấy thủ đô Vientiane của họ văn minh lắm. Không inh ỏi tiếng còi xe, không oang oang rao vặt, không ầm ĩ loa công cộng, và vỉa hè không tràn lan hàng quán.
Một trong những luật vàng của loài người là đừng mang đến cho người khác điều mà mình không muốn nhận. Hãy đặt mình vào vị trí người khác.
Trước khi chĩa loa vào nhà ai, xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.


 

Tôn Giáo Dưới Chân Kẻ Vô Thần



Ai từng sống ở miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa trước trước năm 1975, đặc biệt là từ năm 1954 đến 1969, năm ông Hồ chế.t, đều biết rõ tình trạng đàn áp, tiêu diệt tôn giáo khốc liệt đến mức độ nào.

"Tôn giáo là thuốc phiện" là khẩu hiệu được viết to và phổ biến đến mọi người dân. Chùa chiền, thánh thất, nhà thờ bị đóng cửa, đập bỏ, linh mục, nhà sư bị thủ tiêu, tù đày hay buộc phải bỏ đạo xảy ra ở mọi nơi.

Cho tới bây giờ, chưa bao giờ ĐCSVN có một lời xin lỗi đến quốc dân.

Thời đại Internet không có phép ĐCSVN hành động thô bạo như xưa, tuy nhiên thủ đoạn thì rất tinh vi, hiểm độ.c như vụ Tịnh Thất Bồng Lai vừa qua. Nêu lý do thầy Lê Tùng Vân phạm tội loạn luân và lừa đảo, công an bắt nhiều người trong TTBL, nhưng khi ra tòa xử thì lại xử án chính trị vì công an không có bất cứ bằng chứng gì để kết tội loạn luân hay lừa đảo.

Cộng sản vốn tự cho là kẻ vô thần, chủ trương tiêu diệt tôn giáo, nên chẳng bao giờ có thể sống chung với người có đức tin tôn giáo được.

Hình: Internet



 

Saturday, July 30, 2022

THUẾ BÙ THAM NHŨNG


THUẾ BÙ THAM NHŨNG

Chẳng riêng gì người làm công ăn lương mà toàn dân từ đứa trẻ mới sinh đến cụ già gần xuống lỗ đều “oằn mình đóng thuế”.

Nhưng điều đáng nói hơn là người dân phải oằn mình đóng thuế để nuôi một lũ ăn hại! Với bộ máy hành chính quan liêu, cồng kềnh này, dân xứ Việt còn khổ dài dài…

Shared by: Đức Truật Hoàng
Posted by: Admin =A= NKYNN

Tại sao Việt Nam Cộng Hòa kêu "passport" là "sổ thông hành" ?


Tại sao Việt Nam Cộng Hòa kêu "passport" là "sổ thông hành" ?

Passport là một loại "giấy thông hành" hay "tấm vé thông hành" của nhân loại

Từ năm 1570, từ “thông hành” (Pässe, Passporten) đã bắt đầu được đưa vào văn bản của thành phố Speyer, Đức

Passport là giấy thông hành ban đầu đặng cho dân di chuyển từ các địa hạt,các phần đất cai trị của những lãnh chúa khác nhau

Ở nước Phổ, vua Frederick William I (từ 1713 đến 1740) ban hành luật quy định người nước ngoài phải mang giấy thông hành được đóng visa tại các trạm dừng, người bản xứ cũng phải có giấy thông hành để đi lại, và nông dân bị cấm xuất cảnh hoàn toàn

"Passport" có tiếng Pháp cũng là "passe", có nghĩa là thông hành

Chữ 通 (thông) có nghĩa là đi qua đi lại,đi xuyên qua.Còn chữ hành (行) cũng có nghĩa là đi lại,lưu thông,di động

Passport là giấy thông hành cho phép dân đi qua biên giới của các quốc gia khác nhau

Passport là giấy thông hành,là loại giấy quan trọng nhứt để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác.

Thông thường, thông hành có ba loại gồm phổ thông, công vụ và ngoại giao

Việt Nam Cộng Hòa ghi chữ Thông Hành rõ ràng,trên đó có ghi Nơi Sinh rõ ràng.Tờ giấy chiêu hồi cũng kêu là thông hành

Miếng giấy nhân thân VNCH kêu là "căn cước".Căn cước có nghĩa là lý lịch một người,gia thế, xuất thân của người đó

Sau 1975 người Miền Nam bị buộc phải xài "Hộ Chiếu" và "Chứng minh nhân dân".Cũng như dân tộc Việt bị biến thành dân tộc Kinh

Nhiều lần tự hỏi vì cớ làm sao từ dân tộc Việt chúng ta bị méo dạng thành dân tộc Kinh? Kinh là cái gì mà phải ghi như vậy?

Chỉ có dân tộc Việt mà thôi.Thiệt là "quan ngại sâu sắc"

Chữ 護照 hộ chiếu,trong đó hộ có nghĩa là che chở,giúp đỡ,binh vực,bảo hộ,chữ chiếu có nghĩa là văn bằng,chứng chỉ

"Hô chiếu" có nghĩa là chứng chỉ bảo vệ.Nó không có nghĩa hay hơn và xác thực hơn "giấy thông hành"

Mấy ngày nay lòi ra hộ chiếu mới không ghi nơi sinh.Người ta giải thích trong dãy số sê ri của căn cước công dân ghi trên hộ chiếu đã có số quy ước nơi sinh,tức số quy định của 63 tỉnh thành

Thí dụ Hà Nội là 001,Nghệ An 040,Thanh Hóa 038

Nhưng hải quan Đức hay bất kỳ nước nào khác họ không dư thời gian để in cái bảng 63 tỉnh kia của chánh quyền VN đặt ra và dò từng cái một.Họ chỉ cần liếc sơ nơi sinh để biết đâu là Hà Nội,đâu là Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình,đâu là Thanh Hóa là xong.Với lại,dân VN "cần" vô nước họ kia mà

Thành ra Đức thẳng thừng "từ chối".Passport mới có số serial bắt đầu bằng chữ "P" sẽ không thể nộp hồ sơ xin visa loại C hoặc D để nhập cảnh Đức

Visa loại C cho phép nhập cảnh vào một trong số 26 quốc gia thuộc khối Schengen và tự do di chuyển trong lãnh thổ của 25 quốc gia còn lại mà không phải tiến hành thêm bất cứ thủ tục nhập cảnh nào khác.

Visa loại D cho phép tự do đi lại trong 25 quốc gia nội khối Schengen với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày

Cái bảng mã 63 tỉnh kia chỉ có tác dụng trong VN,là bắt dân VN phải biết .Riêng thế giới họ không cần biết

Sáng nay,đại sứ quán Việt Nam tại Đức thông báo là công dân VN có "hộ chiếu"mới phải vô đại sứ quán VN ở Đức "xin" giấy
xác nhận bằng tiếng Đức về nơi sinh để xuất trình kèm hộ chiếu .Tức là người "xin" phải làm đơn đề nghị và mang theo giấy khai sinh hoặc hộ chiếu cũ để làm ....giấy chứng nhận nơi sinh

Nhưng chưa có dấu hiệu nào hải quan Đức sẽ chịu cái giấy chứng sinh đó

Vậy là passport mới chưa ra đời bao lâu đã gây cho dân sự rắc rối không đáng có rồi

Thiệt là thủ tục "hành chính"

Trên thế giới có chỉ số xếp hạng "quyền lực" của Passport ,nhìn vô biết vị trí của dân tộc đó

Nhựt Bổn, Singapore và Hàn Quốc là những nước có passport quyền lực nhứt thế giới.Người Nhựt Bổn có thể nhập cảnh không cần visa vào 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Passport Việt Nam xếp hạng 92 được 55 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa nhập cảnh.Việt Nam đồng hạng với ba nước Phi Châu là Guinea, Mali, Togo và thua Timor Leste hạng 60 với 94 nước miễn visa

Chúng ta là một dân tộc có văn hiến,có tự hào,có tự ái ,từng qua nhiều triều đại,từ Nam Việt ,Đại Cồ Việt tới Đại Việt ,Đại Nam (Đại Việt Nam) đều đề cao chữ Việt linh thiêng của giống dòng máu đỏ da vàng này

Sau cùng, vua Gia Long chấp nhận tên nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam

Trên thế giới đọc cái tên nước là biết dân tộc đó

Chúng ta là tộc Việt nên chúng ta có Việt Sử,Việt Ngữ (Quốc Ngữ)

Lịch sử Việt Nam đầy sóng gió,biến động,dân tộc chúng ta chưa có ngày nào yên ổn mà nhẹ nhàng nghĩ ngơi ,hầu như tất cả mọi thủ đoạn mọi âm mưu trên thế giới đều đi qua hai chữ Việt Nam này

"Ôi! Cả thời gian, tóc mẹ bạc màu, áo chị sờn bâu.
Đêm qua đêm súng ru em ngủ, còn đâu nồng nàn.
Bảy ngàn đêm giấc ngủ chưa tròn
Giấc ngủ hao mòn, cơn mơ thành bại, mắt còn đỏ hoe"

Kẻ thù của Việt Nam không chỉ ngoại xâm mà còn là "đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng " và tới ngày nay người Việt Nam vẫn chưa cười cho hết một nụ cười tươi

Đi ra ngoại quốc mà làm thiên hạ sợ hai chữ Việt Nam thì làm ơn đừng có đi .Không biết giữ thể diện ,danh dự hai chữ Việt Nam thì là thứ không ra gì

Ngày nay người Việt Nam đã đi khắp địa cầu ,những đôi chân miệt mài,những con người rộng mở vẫn luôn hướng về dân tộc mình trong một khoảnh khắc giữa đời thường

Xin giữ gìn những tinh hoa,tự hào,lịch sử ,lòng tự trọng của người Việt

Vũ Tài Lục nói một câu ,đại loại là "Tinh thần ái quốc chỉ có ở những người có một nền giáo dục đàng hoàng"

Rằng những người không có nền giáo dục tốt họ không có tinh thần ái quốc bao giờ,đơn giản họ không được dạy và trong đầu họ không có khái niệm đó,có nói cũng không hiểu và không muốn hiểu

Người có liêm sĩ là người được rèn luyện tinh thần dân tộc Việt,biết tự trọng dân tộc, biết tự ái, biết giữ thể diện quốc gia để không làm tổn hại nó

Nguyễn Gia Việt



CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM


CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM
Dân ta phải biết sử ta - Cái gì không biết thì tra Google

Từ thế kỷ 16, các giáo sĩ Ky-Tô Tây phương bắt đầu đến truyền giáo tại Việt Nam. Lúc đầu, các giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, theo các dòng tu khác nhau, thuộc nhiều giáo phận khác nhau, trong đó đông nhất là các giáo sĩ Dòng Tên.

Khi đến Đại Việt bằng tàu thuyền, các giáo sĩ đặt chân đầu tiên lên miền duyên hải. Muốn giảng đạo, các ông không đến rồi đi liền, mà ở lại sống chung dài hạn lẫn lộn với dân chúng. Muốn thế đầu tiên các giáo sĩ phải học nói tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày. Tập nói để hiểu được người Việt và làm sao nói cho người Việt hiểu được mình, các giáo sĩ mới có thể bắt đầu truyền đạo.

Khi truyền đạo, các giáo sĩ không phải chỉ nói, mà còn dùng kinh sách để giảng giải. Ngoài kinh sách bằng chữ la-tinh, các giáo sĩ có thể sẵn có Thánh kinh bằng chữ Nho. Tuy nhiên ít người trong dân chúng biết chữ Nho, nhất là ở các vùng nông thôn vốn nghèo khổ, ít học.

Vì vậy, để truyền đạo cho người Việt, các giáo sĩ phải viết kinh sách bằng tiếng Việt. Học nói thì không cần chữ nghĩa, nhưng kinh sách thì phải có chữ nghĩa. Không thể dùng chữ Nôm để viết tiếng Việt, các giáo sĩ ký âm thẳng tiếng Việt bằng mẫu tự la-tinh, rồi mới dùng thứ chữ mới ký âm nầy để viết sách giáo lý bằng tiếng Việt.

Mẫu tự la-tinh chỉ gồm 24 chữ cái, có thể dùng để lắp ghép thành các từ ngữ trong tiếng Việt, nên thứ chữ mới nầy giản dị, dễ học, dễ viết, dễ sử dụng, dễ truyền bá. Nhờ giản dị, dễ sử dụng, sau ba trăm năm thử nghiệm, thứ chữ nầy càng ngày càng trở nên phổ thông và biến thành quốc ngữ, mà ngày nay người Việt đang sử dụng.

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes

Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Ðặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày.

Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine ( Bá Ða Lộc) thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

 

Đọc Báo Vẹm - 001

 


-Chuyện nữ anh hùng lấy thân mình chặn đứng 22 xe tăng cứu 8 chiến sĩ ẩn nấp trong bụi mía.

Đúng chất She-Hulk 

=============