Tới khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, Đài Sài Gòn im lặng rất lạ, rồi tiếng phát thanh viên: “Mời đồng bào nghe tuyên bố của Tổng thống”. Mọi người xúm lại quanh chiếc radio theo dõi phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hoà giải và hoà hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sỹ Cộng hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sỹ Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.... (Bên Thắng Cuộc)
***Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam. Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến 10 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.****
======
Trong bối cảnh hậu chiến (sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của chính quyền Việt Nam đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
lệnh học tập cải tạo được thông báo đến các sỹ quan theo đó, “sỹ quan quân đội Nguỵ, cảnh sát, tình báo biệt phái từ thiếu uý đến đại uý” được hướng dẫn: “Phải mang giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực, thực phẩm [bằng tiền hoặc hiện vật] đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung”. “Sỹ quan cấp tướng, tá”, được hướng dẫn mang theo “thực phẩm, lương thực đủ dùng trong một tháng”
Rồi, thay vì “học tập mười ngày”, ông thầy dạy sử Tạ Chí Đại Trường đã phải trải qua các trại từ hôm ấy cho đến tháng 6-1981.
Mười ngày, một tháng qua nhanh. Không ai nhận được bất cứ tin tức gì liên quan đến những người thân bị đưa đi học tập. Rồi đột nhiên, một sỹ quan được tha về, người đó là Cựu Tổng trưởng Quốc phòng, tướng Nguyễn Văn Vỹ. (Bên Thắng Cuộc)
========
Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy. Chương trình bắt đầu với 10 bài giảng với những đề tài:
01 Tội ác của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa
02 Lý thuyết Xã hội chủ nghĩa
03 Chính sách khoan hồng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam
Người bị giam phải viết bài lý lịch gọi là "bài tự khai" bắt đầu với bản "sơ yếu lý lịch", tiếp theo là bài tự kiểm điểm và khai báo quá khứ: một tháng viết hai lần; mỗi bài khai dài khoảng 20 trang giấy viết tay. Viết xong thì có buổi tự khai báo tập thể để mọi người phê bình, khen chê. Ai khai nhiều thì được điểm là "tiến bộ". Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến 10 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.
Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Nghị quyết 49 đề ra 8 giờ lao động sản xuất mỗi ngày. Mỗi tuần thì có hai buổi học tập chính trị. Chiều thì có "lớp văn hóa". Những người trong trại học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà nhiều người mô tả lại là cực nhọc, một phần trong số đó đã bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn. Công việc thông thường là chặt cây, trồng cây lương thực, đào giếng, và cả gỡ mìn gây ra thương vong.
Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.
Nguồn: Bên Thắng Cuộc của Huy Đức
và wikipedia
http://vi.wikipedia.org/
những lời lẽ của bọn ngụy quân, ngụy quyền thật là ngông nghênh, bọn chúng lập ra lắm trò quá chủ yếu để thanh minh cho việc chúng thất bại mà thôi. cuộc chiến lịch sử ngày 30-4-1975 là một cuộc chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta, để giành được độc lập tự do đó mà Đảng và nhân dân đã đánh đổi tất cả để giành được chiến thắng, cuộc chiến đó được nhân dân ta ủng hộ hết mình có lòng tin tưởng khi đi theo Đảng cộng sản.
ReplyDeletetác giả bài viết này có những lời lẽ xuyên tạc quá, thất bại của chế độ ngụy quân ngụy quyền là một điều đương nhiên và hợp với lẽ tự nhiên mà thôi, nhà nước ngụy quân, ngụy quyền là một nhà nước của giai cấp tư sản chứ không phải là một nhà nước của dân và vì dân, mặt khác chế độ ngụy quân còn dẫn nước Mỹ vào đất nước ta để đàn áp và bóc lột sức lao động của nhân dân, khiến nhân dân ta căm ghét đến tận xương tận tủy.
ReplyDeletenhững lời ngụy biện của bọn chế độ cũ thật là láo toét, hỗn xược quá.chúng đã mất hết nhân rồi mà bây giờ lại lôi những chuyện của quá khứ lên mà không biết nhục hả? trong suốt thời gian chế độ ngụy quân, ngụy quyền cầm quyền thì chúng đã làm được gì cho đát nước và cho nhân dân ta, hay bọn chúng chỉ lập ra như những thằng bù nhìn, chỉ hành động theo giặc Mỹ mà quên đi lòng nhân nghĩa với nhân dân, chúng thật dã man khi đã đàn áp thẳng tay nhân dân ta thì thất bại là điều đương nhiên mà thôi.
ReplyDeletechế độ VNCH là chế độ tay sai cho Mĩ. Điều đó hoàn toàn đúng bởi chính nguyên thủ tướng VNCH đã tuyên bố rằng: "Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê". Trích lại bài viết: "Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam". Đây là thông tin không có cơ sở bởi nó được lấy từ một nguồn không tin cậy là wikipedia
ReplyDeleteHãy xem chế độ Việt Nam Cộng Hòa đối xử với tù binh người miền Bắc ở nhà tù Côn Đảo như thế nào. Mọi người hãy một lần cố gắng đến nhà tù Côn Đảo để chứng kiến địa ngục trần gian mà Ngụy quyền lập ra. Khi đó tự mỗi người sẽ hiểu chế độ nào khoan hồng, chế độ nào ác quỷ.
ReplyDeletetiêu diệt tinh thần cách mạng, thể xác người tù bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt: lừa mị, dụ dỗ, tra tấn dã man, buộc người tù cung khai, đầu hàng, phản bội lại cách mạng, sống trở về cách mạng không tin dùng, bè bạn, người dân chê trách, oán ghét. Còn người nào giữ được khí tiết thì với chính sách cai trị tù tàn bạo của địch, nếu không chết mòn trong tù, mà còn sống thì cũng tàn phế. Vì thế, nhiều chiến sĩ cách mạng từng trải qua nhiều nhà tù nên sau ngày hòa bình, được sống sót trở về, với những trải nghiệm "lửa thử vàng" trong ngục tù, đều phải thốt lên: “không có nhà tù nào tàn khốc, quái đản như dưới thời ngụy quyền”.
ReplyDeletenhầm à? tổng thống Dương Văn Minh và chính quyền của ông ta từng một thời lê máy chém khắp miền Nam để tiêu diệt những người cách mạng, những người đấu tranh vì một VN hoàn toàn giải phóng. vậy mà cũng dám thốt lên "không phí phạm máu xương người Việt". nếu không có lũ bán nước chúng bay thì làm gì có ngụy quân ngụy quyền. làm gì có thêm chục năm VN phải đau khổ
ReplyDeleteLời văn sử dụng khéo léo thật luồn lách thì quên số nhà đê , nhưng mà này cái thằng Dương Văn Minh là cái loại chó má , tàn bạo vô nhân đạo , thằng này tàn sát không biết bao nhiêu là đồng bào ta vậy mà nói ra được lời nhân từ vậy sao . Bạn tác giả thật có tài khi lựa chuyện mà tung ra nhưng câu văn sắc sảo đó chỉ tiếc là bạn quá ảo tưởng rồi , và bạn được sử dụng không đúng chỗ .
ReplyDelete