Tuesday, April 23, 2013

Cờ đỏ một sao vàng - Vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934


[Sưu tầm - Bạn có biết]

Bạn có biết lá cờ đỏ một sao vàng được nhìn thấy lần đầu tiên từ cuộc Vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934?

Chú thích hình: Áp phích kỉ niệm cuộc Vạn Lý Trường Chinh với lá cờ đỏ sao vàng và Mao Trạch Đông 

http://bhoffert.faculty.noctrl.edu/HST265/15.CommunistSurvival.html
http://factsanddetails.com/china.php?itemid=60&catid=2

18 comments:

  1. Buồn cười thật đấy. Bây giờ cái trang này còn định công nhận "cờ đỏ sao vàng" của Trung Quốc nữa đấy. Lá cờ giống nhau về màu và biểu tượng thì sao chứ? Biết bao nhiêu đất nước trên thế giới có lá cờ gần giống nhau thì đó là ăn cắp à? Chán mấy ông phản động ở cái trang này lắm rồi đấy. Suốt ngày đưa ra mấy cái tấm ảnh rồi hỏi những câu mỉa mai, bỏ ngỏ đó, riêng từ những lời lẽ ngắn ngủi trong những câu hỏi đó đã sặc mùi phản động rồi.

    ReplyDelete
  2. mấy cái ông này không biết làm gì nữa hay sao? cờ đỏ sao vàng thì sao? đó là thời kỳ của trung quốc còn bây giờ cờ đỏ sao vàng nó là quốc kỳ mang biểu tượng đặc trưng của Việt Nam, quá khứ và hiện tại không thẻ đem ra so sánh, vậy sao các ông không so sánh bây giờ vẫn là cờ và sao tại sao có nhiều nước, quốc gia cũng có những biểu tượng như vậy trên quốc kỳ ấy thôi. mấy ông không còn biết nói gì nữa sao? đúng là chỉ toàn nói lời phản động bán nước mà thôi

    ReplyDelete
  3. cờ trung quốc trong cuộc vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông và cờ tổ quốc của Việt Nam chúng ta có thể giống nhau về kiểu cách nhưng ý nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau, không thể đem 2 lá cờ ra để so sánh được, như vậy là một phép so sánh khập khiễng, ngu xuẩn, thiếu hiểu biết và thiếu lòng tự tôn dân tộc. chỉ có những ke bán nước mới đặt ra phép so sánh như vậy mà thôi

    ReplyDelete
  4. đừng có cái suy nghĩ nông cạn so sánh thế mà cũng làm được phải có một cái óc một cái đâu biết suy nghĩ chứ. Đều là con người những có suy nghĩ về một sự việc khác nhau, nhưng những gì mà ai ai cũng biết là đúng đắn thì đừng có xuyên tạc lung tung làm như thế thì chỉ cho thấy sự óc suy nghĩ có phân hơi yếu kém

    ReplyDelete
  5. Cái thằng ngu nào đăng bài này vậy , Trung Quốc là của Trung Quốc còn cờ Việt Nam thì có ý nghĩa riêng của Việt Nam , cờ đỏ sao vàng của Việt Nam thể hiện lịch sử của người Việt chúng ta trải qua biết bao trận chiến oai hùng để dành lại độc lập tại sao mấy cái thằng ngu lại có thế so sánh bừa bãi vậy , hết cái để nói rồi sao mà giờ lại lôi cái này ra để chỉ chích đầu óc hoang tưởng quá sức mà !!!

    ReplyDelete
  6. Ờ! anh tác giả bài viết này hài hước, vui tính thật đấy. anh lấy hình tượng trong quá khứ đem ra thước đo cho thực tại. không phải bàn thêm nữa hình ảnh búa liềm là hình ảnh đại điện cho đảng cộng sản. hình ảnh này xuất hiện và còn tồn tại đến bây giờ. còn lá cờ đỏ sao vàng kia, xin lỗi bạn có biết là Trung Quốc là nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không vậy.

    ReplyDelete
  7. Liên quan gì cơ chứ. Nhìn lá cờ của Trung Quốc khi Mao Trạch Đông thực hiện cuộc vạn lý trường trinh xem, có thể nhìn qua nó khá giống với lá cờ Việt Nam hiện tại thì cũng chẳng có liên hệ gì cả. Rõ ràng ý nghĩa của chúng khác nhau, mà so sánh làm cái gì? Ý của mấy ngài phản động là muốn gì khi đưa mấy bức hình như vậy đây?

    ReplyDelete
  8. Đúng là lá cờ đỏ một sao vàng được nhìn thấy lần đầu tiên từ cuộc Vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934, nhưng cờ Việt Nam rõ ràng là khác mà. Chúng có thể gần giống nhau như thế thì kết luận được gì. Biết bao nhiêu quốc gia trên thế giới cũng có lá cờ trông gần giống nhau thì là ăn cắp của nhau, thì là liên quan hay sao? Đưa thông tin và bức hình này ra là có ý gì vậy?

    ReplyDelete
  9. Người Việt Nam và người Trung Quốc hay là người Châu á nói chung đều mang trong mình dòng máu đỏ tươi và làn da vàng cả, nên việc quốc kì của 2 nước đều là cờ đỏ sao vàng cũng không có gì lạ cả. Ngoài ra, văn hóa Việt nam cũng bị ảnh hưởng khá lớn của văn hóa Tàu nữa.

    ReplyDelete
  10. Cái này là chỉ có vẻ hơi giống thôi, chứ đâu có phải giống hoàn toàn nhỉ? Lá cờ đỏ, sao vàng nó thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam, máu đỏ, da vàng, đã biết bao nhiêu xương máu của người con đất Việt đổ xuống để giữ nền độc lập đất nước. Mấy ngài đăng bài này lên để nhằm kích động nhân dân à?

    ReplyDelete
  11. Quốc kì Trung Quốc cũng là cờ đỏ sao vàng, nhưng quốc kì của ta và Trung quốc rất dễ phân biệt mà. Chẳng có gì liên quan đến việc cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đâu tiên ở đâu cả. Mỗi lá cờ có một ý nghĩa riêng với quốc gia đó, có nét giống nhau thì đã làm sao

    ReplyDelete
  12. Đấy là chỉ có nét tương đồng thôi, không thể chỉ nhìn vào đấy mà quy chụp tất cả. Lá cờ là nét đặc trưng riêng cho từng đất nước, nó đại diện cho hình ảnh của đất nước đó. Chả hiểu tác giả có ẩn ý gì đây nữa? Liệu chăng ....

    ReplyDelete
  13. Tại sao tác giả lại có những bức ảnh đưa ra so sánh một cách thiển cận như thế được nhỉ? Việt Nam chúng ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu để giành được độc lập, vì vậy chúng ta quyết định lấy lá cờ đỏ, sao vàng để tượng trưng cho đất nước.

    ReplyDelete
  14. Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

    ReplyDelete
  15. Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

    ReplyDelete
  16. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh - đó là hồn nước, là niềm tự hào, là biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

    ReplyDelete
  17. Cám ơn bạn Yêu nước.

    Để rộng đường thông tin tôi gởi phần 12 về hai lá cờ trong bài NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG KHỞI TỪ THẬP NIÊN 1940 gồm 12 phần, giúp giới trẻ hiểu rõ sự thật lịch sử VN và ý nghĩa, truyền thống của hai lá cờ. Nếu được bạn Yêu Nước lấy toàn bài “Những mốc lịch sử ...” theo link vừa dẫn cho đăng thành bài chủ càng tốt. Cám ơn. (Dân Nam)

    NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG KHỞI TỪ THẬP NIÊN 1940

    Phần 12) Cờ Nào Mang Đầy Đủ Truyền Thống Quốc Gia Dân Tộc?
    Cờ Vàng

    a) Cờ Vàng và Truyền thống Dân tộc


    Theo GS Nguyễn Chính Kết: “Cờ vàng ba sọc đỏ không phải chỉ là cờ của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, mà đã có từ thời vua Thành Thái từ năm 1890 kéo dài 30 năm cho đến năm 1920 (1*). Đến thời Bảo Đại khi ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, cờ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ đã được chính thức công nhận là quốc kỳ bằng sắc lệnh số 3 ngày 2/6/1948, do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân ký với tư cách thủ tướng chánh phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam lúc ấy.

    Cờ Việt nền vàng bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt có từ thời Hai Bà Trưng, được cải tiến nhiều lần qua thời gian và cuối cùng có hình dạng nền vàng ba sọc đỏ như hiện nay. Để biểu lộ lòng yêu dân tộc và trung thành với truyền thống dân tộc Việt thì cờ của dân tộc Việt Nam phải có nền vàng.

    Như vậy, cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm nay, 2008) – không phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Việt Nam bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc, các Chính phủ Miền Nam dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, do trung thành với truyền thống dân tộc, đã dùng lá cờ vàng của dân tộc làm quốc kỳ. Dưới ngọn cờ biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do này, tập thể dân quân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để tự vệ, chống lại cộng sản xâm lược từ miền Bắc vốn được Liên Sô và Trung Quốc đắc lực trợ giúp vũ khí và nhân sự.....”.

    b) Cờ Vàng - yếu tố Liên bang - Tam quyền phân lập

    Như phần (1) và (2) trong bài Những mốc lich sử có nói “thập niên 1940, Việt Nam đã được Nhựt và Pháp trao trả độc lập, thống nhứt cho triều đình nhà Nguyễn. Dưới hai trào chánh phủ Trần Trọng Kim và Nguyễn văn Xuân/Trần văn Hữu vua Bảo Đại dùng cờ vàng làm quốc kỳ. Theo thể chế Quân chủ Lập hiến, giống như Anh quốc, Nhựt, Thái lan. Chia Việt Nam ra làm 3 Miền: Nam, Trung, Bắc (giống như 3 Tiểu bang). Mỗi Miền có Khâm sai đứng đầu. Đây là hình thức Liên bang mà Hoa kỳ, Úc,... áp dụng rất thành công. Tiếc rằng HCM và ĐCS đã cướp chánh quyền phá bỏ hai cơ hội hoà bình, độc lập, thống nhứt để kiến thiết nước Việt thời đó. Vì thế, sau năm 1954, Miền Nam (VNCH) tiếp tục dùng cờ vàng làm quốc kỳ, bỡi cờ vàng mang tính dân tộc, tự do và dân chủ như sau: (còn tiếp)

    ReplyDelete
  18. Tự hào Việt Nam.......

    Thiêng Liêng Lá CỜ VÀNG

    Tung bay... tung bay... lá Cờ Vàng,

    Cờ Ba Sọc Đỏ rất hiên ngang.

    Qua bao bão giông Cờ vẫn đứng,

    Rợp khắp năm châu bóng Cờ Vàng.

    Quê hương máu lửa, Cờ ly biệt,

    Cờ ôm Hồn Nước, dạ sắt son.

    Qua giấc Nam Kha, Cờ trở lại,

    Ngạo nghễ hơn xưa, Vàng hơn xưa.

    04/2015 (Tú Cát)

    ReplyDelete