Thursday, April 25, 2013

Hai nước Việt – Trung


HO Cam dao tuyen bo rang Viet nam va Trung Quoc "Hai nước Việt – Trung: SƠN THỦY TƯƠNG LIÊN, VĂN HÓA TƯƠNG ĐỒNG, LÝ TƯỞNG TƯƠNG THÔNG, VẬN MỆNH TƯƠNG QUAN".




30 comments:

  1. quốc kỳ 2 quốc gia nó có thể giống nhau nhưng nó là trong hai thời kỳ lịch sử khác nhau, không thể đem ra so sánh một cách bừa bãi được, đó là sự so sánh khập khiễng vô căn cứ. còn như Hồ Cẩm Đào tuyên bố "Hai nước Việt – Trung: SƠN THỦY TƯƠNG LIÊN, VĂN HÓA TƯƠNG ĐỒNG, LÝ TƯỞNG TƯƠNG THÔNG, VẬN MỆNH TƯƠNG QUAN". chúng ta không bao giờ chung vận mệnh, giống lý tưởng đó là điều không thể.

    ReplyDelete
  2. Ôi trời lại so sánh cờ Tổ Quốc nữa sao. Để làm cái gì vậy? Nhìn có thể khá giống nhau nhưng tư tưởng, và con đường đi của chúng ta với Trung Quốc là không đồng nhất. Dân tộc Việt Nam tự đứng vững trên đôi chân của mình trước bao nhiêu sự nhòm ngó và tấn công của các nước đế quốc, thực dân và trong đó từng có cả Trung Quốc. Nhưng trong xu thế hiện tại, chúng ta giao hảo với bất cứ quốc gia nào cùng nhau phát triển trong hòa bình nhưng nếu có kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam chúng ta sẽ không tha thứ cho kẻ đó.

    ReplyDelete
  3. hài , lôi truyện trẻ con ra đây mà làm trò thế này . quốc kì ở cái thời kì đấy nó có hao hao giống nhau thì có làm sao đâu , nó chẳng liên quan gì đến chuyện chúng ta có chung lý tưởng , vận mệnh với trung hoa cả .

    ReplyDelete
  4. Đúng là nói chuyện xàm , quốc kì là của mỗi nước làm gì có chuyện giống nhau được , màu sắc trên lá cờ đã là khác nhau hoàn toàn rồi , chọn màu gì cũng là thể hiện lý tưởng, con đường đi của nước đấy rồi .

    ReplyDelete
  5. 16 chữ này của Hồ Cẩm đào nói đến là chỉ sự hợp tác cùng phát triển trên lĩnh vực kinh tế của 2 nước và cũng như thế giới trong thời gian hội nhập quốc tế . CHứ không phải hàm ý như kẻ nông cạn viết bài viết này nói .

    ReplyDelete
  6. Việt Nam và trung quốc xưa nay là láng giềng tốt , giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế nhưng bây giờ bọn trung quốc chuyển hẳn sang bựa rồi , chẳng ai muốn chơi với chúng nó nữa , quá đông, chúng nó quá nguy hiểm .

    ReplyDelete
  7. Chúng ta bước vào thời kì hội nhập thì không thể không hòa nhập với các nước khác trên các lĩnh vực nếu không sẽ không thể phát triển kinh tế được . Còn nhận định , đường lối của ta đã được Đảng đặt ra rõ ràng : Hòa nhập nhưng không hòa tan .

    ReplyDelete
  8. Tương gì thì tương. hai nước vẫn là 2 nước tách biệt, 2 nước có nhiều điểm tương đồng cũng không khó hiểu. Những lá cờ kia nói lên điều gì. tất nhiên là 2 nước đều chọn con đường xã hội chủ nghĩa để phát triển rồi. không cần tranh cái vì chung ý tưởng xây dựng đất nước và cùng theo 1 quan điểm lý luận cách mạng. thì 2 quốc kỳ có nét giống nhau thì đâu là chuyện lạ

    ReplyDelete
  9. Vẽ vời lịch sử à ! Giống nhau là chuyện bình thường nhưng tư tưởng tư duy thì mỗi người mỗi khác !
    Có hiểu được thế nào là cùng chung quan điểm về điều gì không ?
    Chẳng nhẽ 2 ô tô giống nhau thì người lái xe cũng phải giống nhau về tư tưởng à ?

    ReplyDelete
  10. Mỗi quốc gia dân tộc đều có những định hướng phát triển theo những lối riêng của mình !
    Liệu mấy lá cờ mang tính chất nhất thời của lịch sử lại có thể quyết định được , lèo lái hướng đi của 2 nước sao ?
    Suy nghĩ như vậy thì quả thật là quá kém !

    ReplyDelete
  11. Nếu như 2 đứa trẻ khác nhau nhưng vô tình chúng mặc những bộ quần áo giống nhau liệu có thể nói chúng có cùng bố mẹ , mai sau chúng đi làm những nghề giống nhau ..... thế thì trên cả thế giới này có biết bao quốc gia giống nhau nữa !
    Mấy tầm hình vô nghĩa không có cơ sở căn cứ mà cứ như từ cuốn sách giáo khoa nào vậy ?

    ReplyDelete
  12. Cờ có thể giống nhưng định hướng phát triển và những tư tưởng phát triển đất nước chắc chắn rằng không thể giống nhau bởi lẽ 2 anh em sinh đôi còn có tâm lí khác nhau vậy tại sao chỉ có mấy hình vẽ lá cờ mà dám quy chụp nước ta lại giống so với những kẻ lấy lớn hiếp bé , xấu tính có tiếng như Trung Quốc !

    ReplyDelete
  13. Nước ta có thể chế chính trị , có chủ quyền , có các tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh có đường lối riêng thế mà thằng post cái bài này ngu bẩm sinh hay do luyện tập thế ?
    Tại sao cố gò mình đứng ngang hàng với lũ Trung Quốc chuyên đi xâm lược cướp bóc có tiếng trong lịch sử !

    ReplyDelete
  14. Nhìn sơ qua cũng thấy mấy hình ảnh lá cờ của cả 2 nước chỉ có điểm chung duy nhất là có ngôi sao !
    Nếu như dựa vào căn cứ này mà tác giả gắn chúng ta với Trung Quốc thì chắc với số lượng sao nhiều như cờ của Mỹ thì Mỹ là bạn của cả thế giới ! Thật đáng nực cười với suy luận thiếu lô-gic và ngây thơ đến vậy !

    ReplyDelete
  15. Nếu có đúng định hướng thì TQ và Việt Nam là 2 nước phấn đấu phát triển và xây dựng xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa ! Chứ chẳng có đâu những hợp tác ngoài luồng đi quá khuôn khổ với một quốc gia luôn ấp ủ âm mưu thôn tính các quốc gia có chung đường biên giới lãnh thổ như của Trung Quốc !

    ReplyDelete
  16. Cờ của 2 nước giống nhau là chuyện quá bình thường ! Có thể do cùng chung con đường phát triển đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa ! Song cách làm để hướng tới mục tiêu của mỗi quốc gia là hoàn toàn khác nhau ! Cũng đồng nghĩa với việc ta không phải là có chung vận mệnh với TQ ! Mỗi nước có định hướng , con đường phát triển riêng chẳng liên quan gì tới cái gọi là cùng chung vận mệnh !

    ReplyDelete
  17. Cái việc so sánh của Hồ Cẩm Đào cũng chỉ là những so sánh khập khiễng không bao quát cụ thể !
    Chỉ khi có được sự cộng nhận đồng tình của nước ta thì nó mới được công nhận !
    Vậy tại sao không tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra lời nói nhận xét vô căn cứ ấy !

    ReplyDelete
  18. có thể công nhận rằng VN và TQ có chung định hướng xây dựng xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa ! nhưng chúng ta xây dựng và dựa trên những quyền bình đẳng của quần chúng nhân dân để xây dựng xã hội !
    Còn TQ càng ngày càng thể hiện sự mục rỗng thối nát của chúng trong việc kiểm soát phát triển kinh tế !

    ReplyDelete
  19. Quốc Kỳ của 2 nước sao mà nhìn có nhiều điểm tương đồng thế mà sao Trung Quốc lại nham hiểm như thế. Luôn có hy vọng trong mình là bành trướng xuống nước Nam ta. Vậy thì làm sao mà có thể làm anh em được. Vậy thì sao chúng ta lại coi chúng là anh em, sao lại tiêu thụ những hàng hóa của bọn chúng. chúng ta nên bài trừ hàng hóa của bọn chúng. Và đặc biệt là cạch mặt bọn chúng ra khỏi danh sách những nước có thể quan hệ

    ReplyDelete
  20. Hầu hết những hàng hóa của Việt Nam đều sử dụng của Trung Quốc, nhưng sao Trung Quốc lại sản xuất ra những hàng hóa mang đầy độc tố để hại toàn thế giới vậy. Quả là không ai đo nổi lòng người được. Vậy nên chúng ta cần phải cảnh giác với những hàng hóa Trung Quốc để khỏi mắc những căn bệnh ngoài ý muốn. Trung Quốc ơi, sao cùng là con người mà chúng mày bần tiện thế

    ReplyDelete
  21. rung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ra Biển Đông, theo lời họ nói, là để tiến hành nghiên cứu và diễn tập. Liệu hành động đó có phải là nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông không? Giới quan sát cho rằng nó vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Sau một thời gian họ lùi thì giờ họ lại thực hiện một âm mưu mới ở Biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Họ làm ở biển Hoa Đông rồi thì sẽ làm ở Biển Đông.

    ReplyDelete
  22. Trước mắt, theo các nhà nghiên cứu quốc tế, Trung Quốc làm thế thôi, còn giờ có lẽ chưa phải lúc xảy ra xung đột. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở Biển Đông. Nội bộ Trung Quốc cũng còn nhiều chuyện. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này người ta cũng thấy còn nhiều vấn đề cần ưu tiên giải quyết như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng tới vụ khủng bố ở Quảng trường Thiên An Môn hay bất ổn vùng Tân Cương… Cho nên, các nhà quan sát nhất trí rằng Trung Quốc làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được.

    ReplyDelete
  23. Báo chí Trung Quốc mới đây trích lời Doãn Trác, một thiếu tướng hải quân của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch lập vùng phòng không trên Biển Đông như những gì họ vừa làm trên vùng biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản. không có gì bàn cãi về Trung Quốc, chúng quá nham hiểm

    ReplyDelete
  24. Các nhà phân tích cho rằng, hành động trên là thể hiện sự điều chỉnh sách lược về Biển Đông gần đây của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên việc lập kế hoạch vùng phòng không trên Biển Đông cũng là một trong những thủ đoạn của Trung Quốc, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Giới quan sát cho rằng các bước đi của Trung Quốc thì có lúc tiến lúc lui nhưng âm mưu chiếm Biển Đông của họ thì bất biến.

    ReplyDelete
  25. Mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu đến năm 2050 vươn lên trở thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mỹ trên cơ sở ‘cải cách, mở cửa’ và ‘trỗi dậy hòa bình’. Trung Quốc cho rằng thời gian từ nay đến năm 2020 là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc phát triển. Vì vậy, xu thế chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm tới là cố gắng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài một cách hài hòa, tránh các biện pháp cực đoan, không đối đầu với Mỹ, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, duy trì môi trường hòa bình, hòa dịu.

    ReplyDelete
  26. Sau một thời gian dài dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành một nước lớn trên thế giới. Năm 2005, nền kinh tế Trung Quốc với tổng thu nhập quốc dân (GDP) vượt 2.200 tỷ USD, đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Do kinh tế phát triển nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong nước có hạn nên Trung Quốc đã trở thành "con rồng đói" về nguyên, nhiên liệu. Từ năm 2003, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

    ReplyDelete
  27. Trung Quốc đã và đang vươn ra khắp thế giới để tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng để bảo đảm nhu cầu phát triển và an ninh năng lượng của mình, trong đó biển được coi là nguồn cung cấp quan trọng. Đồng thời, để có thể chuyên chở, nhập khẩu nguyên nhiên liệu và xuất nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc ngày càng coi trọng quyền tự do hàng hải và an toàn thương mại hàng hải. Với khoảng 70% lượng dầu khí nhập khẩu đi qua Biển Đông, Trung Quốc coi Biển Đông là ‘con đường sinh mệnh’ của mình.

    ReplyDelete
  28. rung Quốc là nước có yêu sách tham vọng lớn nhất trên biển, sau thời gian dài ‘bế quan tỏa cảng’, từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu dòm ngó và tranh chấp Biển Đông, bước đầu là khu vực biển đảo phía Bắc, đến giữa thế kỷ hình thành yêu sách trên toàn bộ Biển Đông với các mốc chủ yếu sau: năm 1909 ra Hoàng Sa; năm 1946 vẽ yêu sách "lưỡi bò" (chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông nhưng chỉ đến tháng 5/2009 mới chính thức đưa ra yêu sách này) đồng thời ra chiếm nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình của quần đảo Trường Sa; năm 1956 Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đóng giữ phần phía Đông của Hoàng Sa, Đài Loan tái chiếm giữ đảo Ba Bình ở Trường Sa; năm 1958 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1974 chiếm một phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa; năm 1995 đánh chiếm thêm Vành Khăn, phía Nam quần đảo Trường Sa.

    ReplyDelete
  29. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, coi quần đảo Hoàng Sa và vùng biển kế cận là thuộc chủ quyền lãnh thổ đương nhiên và không thể tranh cãi của Trung Quốc; toàn bộ quần đảo Trường Sa (và vùng biển kế cận) nhưng thừa nhận có tranh chấp, chủ trương ‘chủ quyền Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác’.

    ReplyDelete
  30. Trung quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm một bản đồ vẽ đường yêu sách này kèm theo công hàm gửi Liên Hợp quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam và Báo cáo chung Việt Nam- Malaysia về ranh giới thềm lục địa được vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, theo đó đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa) và “vùng đặc quyền kinh tế" và "thềm lục địa" riêng của 2 quần đảo này. Trung Quốc vận dụng quy chế quốc gia quần đảo cho Hoàng Sa, tuyên bố sẽ vạch tiếp cho Trường Sa, để từ đó đòi 2 quần đảo này cũng có vùng "đặc quyền kinh tế" và "thềm lục địa" riêng, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức hơn cho yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên việc quy định "đường cơ sở quần đảo" và yêu sách vùng biển này trái với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 cho nên nhìn chung các nước đều không công nhận yêu sách này của Trung Quốc.

    ReplyDelete