Thursday, June 3, 2010

Trung Quốc gia tăng cường độ xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa

Trung Quốc gia tăng cường độ xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa
VIT - Với dã tâm gây hấn, Trung Quốc không những ngang nhiên coi thường việc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam mà còn ngụy cớ loan tin nham hiểm "từ ngày 12/05 đến ngày 21/05 có 3 tàu cá cùng 28 ngư dân Trung Quốc bị các tàu vũ trang nước ngoài bắt khi đang xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam tại vùng biển quần đảo Trường Sa". Với ngụy cớ này phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường thêm tàu ngư chính xuống khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam "tác nghiệp yêu quái".
Tàu ngư chính 45001
Theo tin từ các mạng báo điện tử Trung Quốc, 10h sáng ngày 02/06, tàu ngư chính 45001 lần đầu tiên chính thức rời khu quân cảng thành phố Bắc Hải xuống khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó tàu ngư chính 45001 sẽ tiến hành thay trực cho tàu ngư chính 308 tại khu vực đảo Vành Khăn. Đồng thời sẽ tiến hành tác nghiệp cùng với hai tàu 311 và 303 tại khu vực này trong thời gian 45 ngày.
Cùng với việc xâm phạm vào lãnh hải của thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhiệm vụ của các tầu Trung Quốc này là khiêu khích và gây hấn.
Trước đó, chiều ngày 26/05 hai tàu ngư chính 311 và 303 cũng đã rời Quảng Châu xuống khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa.
Được biết, trong năm nay đây là lần thứ 3 Trung Quốc cho tàu ngư chính xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Hai tàu này sẽ hoạt động chủ yếu tại ngư trường tây-nam và đông Trường Sa.
Theo như lý giải của chỉ huy biên đội tàu ngư chính 311 và 303 cho biết, thì do tình hình tại khu vực Trường Sa "phức tạp", nhiều ngư dân Trung Quốc bị bắt khi đang -- đánh bắt cá trộm tại vùng biển quần đảo Trường Sa -- vì thế hai tàu này có nhiệm vụ xuống đây bảo kê, trực thay cho 2 tàu 301 và 302.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm và hiện vẫn đang chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việc Trung Quốc liên tiếp cử các tàu ngư chính xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002.
Cao Phong (Tổng Hợp)

Dân quân tự vệ phải bảo vệ chủ quyền biển đảo
03/06/2010 16:52:08
Các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt gồm: Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, đất liền; bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; phòng thủ dân sự, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng.
Thông tin nằm trong Nghị định số 58/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ ban hành ngày 1/6.
Theo nội dung Nghị định, công dân được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được cấp Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt. Căn cứ vào dân số, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, tình hình an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức để xây dựng số lượng dân quân tự vệ hợp lý. Số lượng dân quân tự vệ cấp xã, huyện, tỉnh và cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Nghị định quy định, người lao động trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã có hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên trong doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mà chưa có dân quân tự vệ thì được xem xét, tuyển chọn vào lực lượng dân quân cấp xã nơi doanh nghiệp hoạt động.
Hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý, chỉ đạo, chỉ huy của quân khu, cơ quan quân sự cấp tỉnh, huyện; sự chỉ huy của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở.
(Theo TTXVN)
-------------------------------
Viettin: Lợi dụng lòng yêu nước, ở vào giai đoạn mà toàn dân đã chán ngấy Đảng. Lực lượng Dân quân tự vệ được hình thành, như là một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN, để củng cố hầu có thể kéo dài sự sống còn của Đảng. "Dân quân tự vệ phải bảo vệ chủ quyền biển đảo" để Đảng rảnh tay phát huy tình hữu nghị với bọn xâm lăng Trung Quốc.



Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro sắp đến Việt Nam
VOA-Thứ Năm, 03 tháng 6 2010
Hình: state.gov/
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew J. Shapiro
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew J. Shapiro sắp đến Việt Nam để thảo luận về công cuộc hợp tác song phương trong các lãnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng.
Theo thông cáo báo chí đề ngày 2 tháng 6 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Shapiro – Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách chính trị-quân sự sự vụ, sẽ là đại diện cao cấp của Bộ Ngoại giao trong phái đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc Đối thoại Shangri-La 2010 tổ chức tại Singapore từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6.
Hội nghị này là diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia về chính sách quốc phòng và an ninh của các nước trong vùng Á châu Thái bình dương.
Sau đó ông Shapiro sẽ hướng dẫn phái đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc Đối thoại Chính trị, An ninh, và Quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ 3, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng này.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, dựa trên thành quả của vòng tham khảo ý kiến hồi năm ngoái ở Washington, cuộc Đối thoại tại Hà Nội sẽ nêu bật sự giao tiếp chủ động của Hoa Kỳ trong khu vực và tăng cường thêm nữa các mối quan hệ ngày càng năng động hơn với Việt Nam.
Cuộc Đối thoại này sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác song phương trong các lãnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình và huấn luyện, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai, tìm kiếm và cứu hộ trên biển, an ninh khu vực, và ngăn chặn nạn phổ biến hạt nhân.



VN tham dự diễn đàn an ninh khu vực
Việt Nam cử đoàn quan chức quốc phòng cao cấp do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu tham dự Diễn đàn An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore.
Diễn đàn có tên Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) lần thứ 9 sẽ diễn ra trong ba ngày từ 04/06-06/06.
Ban tổ chức cho hay, đoàn Việt Nam bao gồm sáu đại biểu chính phủ và một đại biểu phi chính phủ. Ngoài Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong đoàn còn có Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh; Trợ lý Bộ trưởng, Thiếu tướng Ngô Quang Liên và Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Bùi Văn Nam.
Đây là lần thứ hai ông Phùng Quang Thanh tham gia Đối thoại Shangri-La
Trong khuôn khổ hội nghị Shangri-La 9, Tướng Thanh sẽ có bài phát biểu vào hôm Chủ nhật với đề tài "Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực", cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Teo Chee Hean.
Bên cạnh việc tham gia các cuộc thảo luận chung, ông cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương, người ta trông đợi là có cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
Đây là lần thứ hai ông Phùng Quang Thanh tham dự Đối thoại Shangri-La.
Tại hội nghị lần thứ 8 vào tháng Năm năm ngoái, ông đã có bài nói chuyện về 'Tăng cường ngoại giao quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương', nhằm "chuyển tải thông điệp rõ ràng về ngoại giao quốc phòng của Việt Nam" tới các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong bài phát biểu đó, ông bộ trưởng nhắc lại các nguyên tắc về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, như không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không đứng về nước này chống lại nước khác, không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dùng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ; không chạy đua vũ trang; và chỉ từng bước hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng cường năng lực quốc phòng với mục tiêu tự vệ.
Ông Thanh cũng đề cập tới việc hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, nhấn mạnh rằng Hà Nội duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật quốc tế.
Vấn đề Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện vẫn là chủ đề nóng và giới chuyên gia tin rằng trong hoạt động của mình tại Đối thoại Shangri-La 9, đoàn Việt Nam một lần nữa sẽ đưa chủ đề này ra thảo luận.
Ông Iskander Rehman, chuyên gia về an ninh khu vực, nói rằng ông được chứng kiến quan ngại đặc biệt của Việt Nam trong các tranh chấp xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Vài tháng trước, một nguồn thân cận với giới lãnh đạo Việt Nam cho tôi hay rằng đang có lo ngại là Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa trong 10-15 năm nữa. Nếu như Việt Nam không tìm cách đẩy mạnh hợp tác chiến lược và tăng cường năng lực hải quân thì một ngày Bắc Kinh sẽ có thể chiếm trọn quần đảo Trường Sa mà không có nước ngoài nào lên tiếng."
Đang có lo ngại (ở Việt Nam) là Trung Quốc sẽ tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa trong 10-15 năm nữa. Nếu như Việt Nam không tìm cách đẩy mạnh hợp tác chiến lược và tăng cường năng lực hải quân thì một ngày Bắc Kinh sẽ có thể chiếm trọn quần đảo Trường Sa mà không có nước ngoài nào lên tiếng.
Chuyên gia an ninh khu vực Iskander Rehman
"Có thể có người sẽ bình luận rằng lo ngại như vậy là quá đáng và khả năng này sẽ không xảy ra, nhưng cảm tưởng chung là Việt Nam đang rất quan ngại về tranh chấp biển và đang tìm cách hiện đại hóa hải quân."
Tăng cường hợp tác an ninh cũng là đề tài mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm.
Tham luận của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tại diễn đàn tập trung vào chủ đề này.
Được bắt đầu từ năm 2002 và tổ chức hàng năm, Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies -IISS), trụ sở chính tại London, chủ trì.
Diễn đàn này là nơi các bộ trưởng quốc phòng các quốc gia trong khu vực gặp gỡ và trao đổi quan điểm, như giải thích của Tiến sỹ Tim Huxley, Giám đốc châu Á của IISS: "Đối thoại Shangri-La tạo cơ hội để các quốc gia trong khu vực có thể nói rõ lập trường và chính sách quốc phòng-an ninh của mình, giúp tăng cường lòng tin."
"Thêm vào đó, diễn đàn này cũng tạo điều kiện cho các bộ trưởng quốc phòng gặp gỡ trao đổi đa phương và song phương tại một môi trường trung lập."
Ông Huxley cho biết nghị trình của Đối thoại Shangri-La 9 sẽ rất đa dạng: "An ninh trên bán đảo Triều Tiên sẽ là một trong các chủ đề chính, nhất là với sự có mặt của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Bộ trưởng Quốc phòng Kim Tae-young."
"Ngoài ra còn có các thảo luận về các vấn đề liên quan tình hình chính trị nội địa của các quốc gia trong khu vực như Sri Lanka và Thái Lan, mà trong thời gian gần đây đã xấu đi nhiều."


5 tháng đầu năm VN bội chi ngân sách trên 20.000 tỷ đồng

RFA 03.06.2010

Việt Nam bội chi ngân sách trong 5 tháng đầu năm nay trên 20.000 tỷ đồng, số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết như vậy.

Theo báo cáo của Bộ Kế họach-Đầu tư thì mức bội chi vừa nói cho thấy mức thu-chi ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm nay đã được cải thiện, tức giảm gần 1.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Báo VietnamNet cho hay diễn tiến đó một phần phát xuất từ những nguồn thu nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là nguồn thu nhập nội địa vốn tăng gần 18% so với 5 tháng đầu năm ngoái.
Bài báo bày tỏ sự lạc quan rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, thì mức bội chi ngân sách Việt Nam sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

(RFA)


Malaysia đưa tin "Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia giàu mạnh về biển"
VIT - Kinh tế biển của Việt Nam dự kiến sẽ chiếm 53 -55% tổng sản phẩm GDP, và 55 - 56% tổng kim ngạch xuất khẩu.Được biết, Việt Nam là quốc gia ven biển ở bờ phía đông của Biển Đông, với bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo.
Bãi biển Trà Cổ
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật tài nguyên và môi trường biển nhằm phục vụ công tác quản lý việc khai thác, sử dụng biển và hải đảo. Mục tiêu này được đề ra trong Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, và đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Khóa X năm 2006.
Nền kinh tế biển và ven biển chiếm 48% tổng GDP của cả nước trong năm 2005 và hầu hết các khoản thu là từ các ngành dầu khí, hải sản, đóng tàu và du lịch biển. Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác tài nguyên biển, ven biển, và hải đảo ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả và bền vững, do các hoạt động phát triển vùng ven biển thiếu quy hoạch, thiếu các kế hoạch đầu tư mang tính tổng thể.
Vì vậy, Việt Nam phải kế hoạch phát triển thị trường này một cách cẩn thận do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo kế hoạch, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (GDSI) sẽ chủ trì Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam lần thứ 2 từ ngày 01 đến 08/6/2010, nhằm góp phần nâng cao nhận thức một cách toàn diện, sâu rộng trong xã hội về vai trò, vị trí chiến lược của biển và hải đảo Việt Nam.
------------------------------
Viettin: Những "phấn đấu" thực tế mà người ta có thể nhìn thấy được nơi Nhà Nước CSVN, là: "Nỗ lực" xin tiền viện trợ, "nỗ lực" vay mượn tiền dự án, "nỗ lực" chi tiền dự án và "nỗ lực" đục khoét tiền dự án để bỏ túi riêng, và sau cùng toàn dân Việt Nam "nỗ lực" trả nợ.



Phải đình chỉ việc cho thuê rừng gần biên giới!
03/06/2010 20:16:10
Phải đình chỉ, giải quyết hậu quả việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, gần biên giới của một số địa phương.
Phải đình chỉ việc cho thuê rừng đầu nguồn, gần biên giới
Đây là ý kiến của ông Trần Đình Nhã - Phó chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội về vấn đề cho thuê rừng đầu nguồn, gần biên giới.
Theo ông Nhã, từ nay về sau, trong vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh, phải có sự thống nhất cao từ trung ương đến cơ sở. Những công trình, dự án ở các địa bàn trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp thì phải do cấp trung ương ra quyết định; không nên giao phó, phân cấp hoàn toàn cho chính quyền địa phương.
Các cơ quan có trách nhiệm như bộ Quốc phòng, bộ Công an phải thường xuyên giám sát, có ý kiến về những chuyện này.
Được biết, trước kỳ họp Quốc hội lần này, theo tổng hợp của ban Dân nguyện, ủy ban Thường vụ Quốc hội, cử tri nhiều tỉnh, thành phố đã kiến nghị Chính phủ xem xét, có giải pháp đối với việc một số địa phương đã giao, cho thuê rừng, đất rừng đầu nguồn, ở gần các khu vực biên giới cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại các dự án, công trình trong nước.
(Theo SGTT)



Bọn phá hoại có bảo kê của Nhà Nước :
Khai thác nhiều, đóng góp không bao nhiêu
TT - Chiều 2-6, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự thảo Luật khoáng sản sửa đổi. Hầu hết đại biểu đều cho rằng hiện tại VN đang khai thác khoáng sản tràn lan, cần hạn chế xuất khẩu thô, sử dụng hiệu quả.
Nhà máy xỉ titan tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - Ảnh: Văn Lưu
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tương tự như VN, có nước thu từ khoáng sản cho ngân sách tới 40%. Trong nghị quyết của Chính phủ cũng nói là cố gắng như thế nào để có nguồn thu từ ngành này. Với đà khai thác như hiện nay mà chế biến tinh thì trong năm năm tới khoáng sản đóng góp ngân sách bằng dầu khí (hiện nay chỉ bằng 1/4 hoặc 1/5 dầu khí).
“Vừa rồi có trường hợp nước ngoài vào liên kết khai thác mỏ, để được cấp phép chỉ mất vài ba chục triệu USD, khi họ mang ra đấu giá quốc tế thì lên tới 350 triệu USD. May mà chúng ta thu hồi được. Hiện nay chúng ta có những mỏ trị giá hàng tỉ USD”- ông Nguyên nói.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên thừa nhận hoạt động khoáng sản có bốn khâu yếu: Một là quy hoạch chung chung, thiếu cụ thể, tùy tiện. Có khi người quy hoạch bị các đối tượng khác chi phối. Thứ hai là phép tắc, hiện nay đang xin - cho. Thứ ba là phân cấp. Vì xin - cho nên ngay cả cơ quan trung ương thì cơ quan nào cũng muốn tham gia cấp phép, địa phương cũng muốn cấp phép rất nhiều. Thứ tư là phần kinh tế rất yếu. Nói là ba lợi ích hài hòa, nhưng lợi ích của Nhà nước và người dân nơi có mỏ không đáng bao nhiêu.
Đại biểu Ngô Minh Hồng (TP.HCM) đề nghị dự thảo luật phải kiên quyết theo hướng đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng cơ chế đấu thầu là đúng, nhưng ngoài giá cao cần quy định trong dự luật đơn vị được chọn phải có phương án tối ưu về công nghệ, giải pháp bảo vệ môi trường.
Trước thực trạng khoáng sản bị khai thác nhiều nhưng đóng góp chưa đến 3% GDP, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đề nghị cân nhắc giảm phân cấp, phân quyền cho địa phương, nên tập trung việc cấp phép về Bộ Tài nguyên và môi trường. Đại biểu Nguyễn Viết Thịnh (Hà Nội) cho rằng đưa vào phạm vi điều chỉnh về hoạt động khoáng sản ở biển, hải đảo là phù hợp vì sắp tới chúng ta làm luật biển thì các khái niệm đường cơ sở, vùng nội thủy, khu vực đặc quyền kinh tế sẽ được làm rõ.
L.KIÊN - C.V.KÌNH - V.V.THÀNH



"Dự án chồng dự án" là chủ trương của các Quan tham để xà xẻo tiền công, bỏ túi riêng:
Đồ án quy hoạch thủ đô: Cần 90 tỉ USD để thực hiện
TT - Hôm nay (2-6), Chính phủ trình Quốc hội đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bản đồ qui hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 - Đồ họa: Như Khanh
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chủ nhiệm ủy ban Kinh tế HÀ VĂN HIỀN cho rằng việc quy hoạch xây dựng thủ đô là công việc rất lớn, hệ trọng và hoàn toàn không dễ dàng bởi thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước, có lịch sử nghìn năm văn hiến. Ông Hiền nói:
- Thủ đô nước ta có quy mô rất lớn, tới hơn 3.200km2, bao gồm cả đô thị, nông thôn đa dạng, xen kẽ. Trong khi đó, bản quy hoạch không phải làm từ đầu mà kế thừa một loạt quy hoạch đã có trước đây. Làm sao để chừng ấy yếu tố, điều kiện, đặc điểm đạt sự hòa quyện hợp lý trong tổng thể phát triển là việc vô cùng khó.
* Thưa ông, trong các cuộc hội thảo, tọa đàm do ủy ban Kinh tế tổ chức, những vấn đề cụ thể nào trong đồ án này được quan tâm nhất?
- Có khá nhiều vấn đề cần được quan tâm, nhưng ở đây tôi chỉ nêu một số nội dung.
Thứ nhất, nhiều ý kiến đồng tình với việc hình thành các đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm bằng những trục hướng tâm nhưng lưu ý cần xem xét kỹ quy mô các đô thị vệ tinh, cơ sở và động lực nào thúc đẩy sự hình thành và phát triển các đô thị này. Thứ hai, dự định xây dựng trung tâm hành chính trong tương lai ở chân núi Ba Vì. Thứ ba, việc bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa làm sao để Hà Nội mở rộng, phát triển nhưng vẫn giữ được “tính Hà Nội” - thủ đô nghìn năm văn hiến.
Khi thảo luận, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh đến định hướng phát triển nông thôn như thế nào. Hà Nội là đô thị đặc biệt và trong đô thị đó có nông thôn rất đa dạng (thuần nông, làng nghề, khu - cụm công nghiệp). Hàng loạt vấn đề sẽ đặt ra, ví dụ như phát triển nhà ở thế nào, đất sản xuất ra sao, rồi giải quyết vấn đề môi trường... Nếu không nghiên cứu kỹ và đặt ra định hướng phù hợp sẽ xảy ra sự lệch pha trong phát triển giữa các khu vực đô thị và nông thôn ngay trong lòng thủ đô.
* Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều quy hoạch đã có, giờ xuất hiện thêm đồ án này nữa thì liệu quy hoạch có chồng lên quy hoạch?
- Vấn đề được nhiều chuyên gia, kiến trúc sư đặt ra là đồ án này kế thừa, phát triển các quy hoạch cũ như thế nào, nếu đưa ra quy hoạch mới phủ định hoàn toàn quy hoạch đã có thì không được, vì nó sẽ tạo ra những xung đột về quy hoạch và kết quả là lãng phí rất lớn. Ví dụ đồ án thiết kế các hành lang xanh: trên bản vẽ cứ vạch hành lang xanh thế thôi, nhưng dưới màu xanh đó là gì, quy hoạch cũ đang hiện diện ở đó như thế nào cũng cần phải tính cụ thể.
* Nghĩa là có khả năng nhiều hạng mục thuộc quy hoạch cũ sẽ bị loại trừ bởi quy hoạch mới?
- Điều này cũng có thể xảy ra. Thế nên chúng ta đòi hỏi người làm quy hoạch phải đánh giá thực trạng về mọi mặt rất thấu đáo, tính thật kỹ, lý giải cụ thể từng vấn đề, xem xét dưới nhiều góc độ để giảm thiểu các xung đột quy hoạch. Cần nhớ là các quy hoạch trước đây cũng đã đặt Hà Nội trong mối liên hệ, phát triển vùng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Thưa ông, cái khó mà nhiều người băn khoăn là làm sao lo đủ nguồn vốn khổng lồ để thực hiện đồ án?
- Đồ án đặt vấn đề để thực hiện quy hoạch cần 60 tỉ USD đến năm 2030 và 90 tỉ USD đến năm 2050. Nếu nói nhiều quá, không khả thi, vậy chúng ta bớt đi cái gì? Tôi muốn nói là nếu tính toán tài chính cho bản quy hoạch cũng phải bắt đầu từ mục tiêu xây dựng thủ đô để từ đó chúng ta cần phải làm cái này, phải làm cái kia chứ không phải xuất phát từ chỗ chúng ta chỉ làm được cái này, chỉ làm được cái kia. Nếu nói rằng khả năng của ta chỉ làm được đến đó nên làm thế thôi thì không bao giờ có được quy hoạch như ý muốn.
* Nhiều người băn khoăn với việc dành quỹ đất ở chân núi Ba Vì để xây dựng trung tâm hành chính quốc gia trong tương lai, ông nghĩ gì về việc này?
- Vấn đề lớn như vậy nên việc phát sinh tâm lý như trong xã hội hiện nay là không tránh khỏi. Một câu hỏi được đặt ra là nếu đưa trung tâm hành chính là các cơ quan của Chính phủ về đấy thì các cơ quan khác của Đảng, Quốc hội thì sao? Khá nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ đầy đủ các căn cứ về lịch sử, văn hóa và một số yếu tố khác để quyết định đặt trung tâm hành chính quốc gia ở đâu.
* Trong báo cáo ý kiến về đồ án, ủy ban Kinh tế lưu ý đề phòng lợi ích nhóm khi tuyên truyền và thực hiện đồ án, xin ông nói rõ hơn?
- Đây là quy hoạch định hướng cho 20-40 năm nữa, nếu không tuyên truyền, định hướng tốt dễ xảy ra tình trạng như mấy ngày gần đây là giá đất ở khu vực Ba Vì tăng chóng mặt. Cần tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân hiểu đúng về tính chất và nội dung đồ án này chứ nếu hiểu sai thì nó làm biến dạng, méo mó vấn đề. Nếu người dân không hiểu đúng thì một số nhóm lợi ích, như kinh doanh bất động sản, sẽ dựa vào tâm lý đó để trục lợi.



56 tỷ? - "Có bột mới gột nên hồ!"
VIT - Cụ Đào Duy Anh trong công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đã tổng kết về con người Việt Nam "Giầu trí nghệ thuật hơn là trí khoa học, não sáng tác thì ít, tính khí nông nổi không bền, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài thì nhiều."Hiện Quốc Hội đang thảo luận về việc có nên thực hiện dự án xây hệ thống tầu cao tốc, tức là có nên vay nợ 56 tỷ đôla để xây đuờng tầu cao tốc hay không.
Công nghệ "đỉnh cao" Việt Nam
Mỗi năm, tổng thu nhập quốc gia của Việt Nam vào khoảng 100 tỷđô la. Và nợ Việt Nam hiện nay là vào khoảng hơn 40% tổng thu nhập một năm. Con số nợ này được coi là chạm ngưỡng vay nợ nguy hiểm không thể trả nợ được. Nếu vay thêm 56 tỷ đôla nữa, thì chưa biết sự việc sẽ nguy hiểm tới mức nào. Những người theo chủ nghĩa "định kiến đen tối" có thể gán nó vào loại "vô tình" làm nguy hại đến an ninh quốc gia do xúi giục của các thế lực có dã tâm hữu hảo.
Người dân Việt Nam đang chú tâm nghe ngóng sự việc, không phải chỉ là việc món nợ này sẽ là gánh nặng đè lên họ và con cháu họ, mà còn là ở chỗ liệu họ có được một tiếng nói nào ngoài việc tin rằng mọi việc sẽ được quyết định một cách đúng đắn.
Nói về các quyết định đúng đắn thì việc nhà nước Việt Nam giao cho Trung Quốc và Đài Loan "quản lý" hơn 300 nghìn hecta rừng ở các vị trí đầu nguồn và những nơi có tầm quan trọng quân sự xung yếu, khi người dân biết đến thì sự đã rồi. Sự việc cho Trung Quốc đưa người vào Tây Nguyên khai thác quặng bôxít - ở mỏ lớn vào loại nhất thế giới, thì cũng chẳng khác là bao. Vậy nên việc "56 tỷ đôla" có khi cũng theo đà quỹ đạo, khó lòng mà thoát ra được khỏi cái chủ nghĩa "biện trứng".
Nói về phép biện chứng thì những nhà tâm huyết có đủ lý lẽ để biên minh cho dự án của mình, bởi họ đang cố sức để xây một đất nước Việt Nam hùng mạnh. Vậy chúng ta thử nghĩ xem để xây dựng một Việt Nam hùng mạnh cần phải đi vay bao nhiêu tiền? Mỗi năm trung bình người Việt Nam đi tầu không chắc có đến một lần nhưng lại đi bằng những phương tiện khác chí ít cũng 10 lần hơn lên, và như vậy chỉ riêng đi lại thì cũng phải vay đến 600 tỷ đôla để có được những con đường đi tới một chủ nghĩa xã hội tươi đẹp. Đấy mới là cái để đi lại, còn cái để sản xuất thì chắc phải gấp 10 lần hơn lên, chẳng nhẽ đói dài chạy rông trên các xa lộ "tươi đẹp?". Vậy là Việt Nam phải vay nợ khoảng 6000 tỷ đôla để có được một sự hùng cường. Con số 6000 đã là cái thá gì. Học sinh phổ thông cấp 2 cũng dư sức nói ra một con số lớn gấp vài lần, mà... các quốc gia khác còn vay nợ nhiều hơn.
Dưới quan điểm "biện trứng", thì cái lý lẽ phải vay để phát triển thật ra vừa là đúng, vừa là không đúng, mà lại vẫn vừa là đúng. Đúng là ở chỗ "có bột mới gột nên hồ", không vay nợ lấy đâu ra cơ hội phát triển. Và không đúng là ở chỗ "có bột cũng chả gột nên hồ" bởi "hạ tầng cơ sở" tức là kỷ cương phép nước, kỷ luật lao động chưa có thì khác gì bỏ 56 tỷ đôla vay nợ vào túi thủng. Sức mạnh không phải ở đồng tiền mà là ở con người. Trong muôn vàn cái phải học ở đất nước Trung Hoa vĩ đại đó chính là kỷ cương phép nước và kỷ luật lao động là một nguồn vốn vô tận. Tuy vậy, nghĩ cho cùng thì dự án 56 tỷ cũng có cái đúng của nó, đúng là ở chỗ "có bột mới gột nên hồ", nếu nay Quốc Hội, thuận hay không thuận, cho đi vay hồ thì cũng xơi trước phần bột "trứng" - bởi công làm dự án mà không được vài phân thì ngu lắm sao?
Sóng Ngầm



WB sẽ không liên quan đến dự án tàu cao tốc
Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định sẽ không tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam và cảnh báo Việt Nam "đừng trèo quá cao kẻo ngã đau".
Trong số những yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD, chuyên gia kinh tế trưởng Martin Rama của WB khuyên Việt Nam nên chú ý đến 3 điểm chính, đó là GDP trong những năm tới là bao nhiêu, chính sách cho vay của nhà tài trợ ra sao, dài hạn hay ngắn hạn và cuối cùng là yếu tố về dòng tiền tệ sẽ như thế nào.
"Có rất nhiều thứ sẽ cần phải cân nhắc để tránh cho các thế hệ tiếp theo một gánh nợ khổng lồ", ông phát biểu trong cuộc họp báo chiều 3/6 trước thềm Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam sắp tổ chức tại Kiên Giang vào ngày 9 và 10/6 tới.
Điều khó khăn là khi Việt Nam tiến lên thành một nước có thu nhập trung bình, nguồn ODA và các chính sách ưu đãi lãi suất cho vay sẽ không còn được như trước nữa. Bên cạnh đó, để làm được những siêu dự án lớn, Việt Nam cần phải có một tư duy cũng thật lớn, ông Martin Rama khẳng định.
Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong buổi họp báo chiều 3/6. Ảnh: T.B.
Ông Martin Rama nêu một ví dụ về Hàn Quốc. Hàn Quốc có rất nhiều Chaebol, tức là các tập đoàn có quy mô siêu lớn. Việt Nam chưa có tập đoàn nào được gọi là một Chaebol của đất nước và nếu muốn noi gương Hàn Quốc, sự nỗ lực sẽ vô cùng lớn, và hơn thế, cần phải có tư duy xứng tầm.
Những siêu dự án như thế này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng leo quá cao và hậu quả là ngã cũng đau, ông Martin Rama cảnh báo.
Khi được đề nghị đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án này, ông Martin Rama cho biết rất khó có thể tính toán được. "Hãy nhớ lại một ví dụ khác là dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trước khi dự án đi vào thực thi, đã có nhiều ý kiến không đồng tình về địa điểm đặt nhà máy, rằng sẽ không có lợi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay kể cả khi nhà máy đã đi vào hoạt động, người ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác về hiệu quả kinh tế của nó", ông phát biểu.
Trong khi đó, đại diện từ Ngân hàng Thế giới nhận xét cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn rất nhiều thứ cần phải cải thiện. "Ngay cả tại các khu đô thị lớn, điều kiện đường xá vẫn còn rất khó khăn. Thách thức về cơ sở hạ tầng hiển hiện khắp nơi, hàng ngày. Người dân cứ ra đường là gặp ngay ổ gà, ổ voi khấp khểnh. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn mà đường xá nối từ địa phương này đến địa phương khác cũng trong tình trạng thấp", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận xét trong buổi họp báo diễn ra chiều nay ở Hà Nội.
Bên cạnh đường xá, cơ sở hạ tầng về điện năng cũng còn nhiều việc phải bàn. Dù đã cải thiện hơn nhưng cho đến nay, tình trạng thiếu điện tiếp tục là một thách thức đối với từng gia đình, từng hộ sản xuất. Nhiều doanh nghiệp phải sử dụng máy nổ hay điều chỉnh lịch làm việc theo giờ cắt điện, khiến chi phí sản xuất tăng lên. "Nếu Việt Nam muốn tăng sức cạnh tranh, thì cơ sở hạ tầng phải được ưu tiên hàng đầu", bà Victoria Kawka khẳng định.
Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM đã được Chính phủ trình lên Quốc hội từ tháng 4 và đến tháng 5, dự án này trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng tại Quốc hội cũng như trong dư luận. Theo dự tính ban đầu, tuyến đường sắt có chiều dài 1.570 km, với tổng vốn lên tới gần 56 tỷ USD.
Nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng Việt Nam sẽ càng nặng gánh nợ, vốn đã vượt 42% GDP khi các nhà thiết kế dự án định đi vay để làm đường sắt cao tốc. Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á nhiều khả năng sẽ nằm trong số những nhà cung cấp vốn cho dự án này.
Thanh Bình



Quan lớn lỡ miệng ?
'Dỡ bỏ ngã tư bị bịt để thử ý thức người dân'
"Chúng tôi dỡ bỏ rào chắn ngã tư không phải do sức ép dư luận, mà muốn thử xem ý thức giao thông của người dân thế nào sau khi thủ đô áp dụng mức phạt gấp đôi", Chánh thanh tra Sở Giao thông Hà Nội Thạch Như Sỹ trao đổi với VnExpress.net.
- Sau một thời gian thí điểm bịt ngã tư, tại sao ngành giao thông vừa quyết định dỡ bỏ các rào chắn ngã tư Đê La Thành - Láng Hạ, Láng - Nguyễn Chí Thanh?
- Tổ chức lại giao thông là việc làm thường xuyên. Trước đây khi bịt ngã tư, chúng tôi muốn tạo ra những đảo giao thông, cưỡng bức các dòng phương tiện tách, nhập làn để giảm ùn tắc.
Gần đây Chính phủ ban hành Nghị định 34 với mức phạt gấp đôi nên ý thức chấp hành của người dân đã tốt hơn, đặc biệt là việc chấp hành đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư. Do đó, chúng tôi thử nghiệm mở lại các ngã tư, điều chỉnh lại chu kỳ đèn và tăng cường vạch kẻ đường, cắm thêm biển không cho phương tiện rẽ trái...
Một trong những nút chúng tôi thử nghiệm và cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều là Láng Hạ - Đê La Thành - Giảng Võ. Chúng tôi muốn tổ chức lại giao thông để hài hòa nhất các lợi ích, đánh giá thử ý thức của người tham gia giao thông.
Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Thạch Như Sỹ. Ảnh: Xuân Tùng
- Nhưng thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng việc ngành giao thông bất ngờ dỡ bỏ dải phân cách cứng bịt ngã tư là do giải pháp này đang có nguy cơ phá sản?
- Tôi không cho là như vậy, giải pháp bịt ngã tư đã góp phần giảm thiểu đáng kể các điểm ùn tắc và số vụ tai nạn giao thông nhờ việc tránh các dòng phương tiện xung đột trực tiếp. Hiệu quả của việc bịt ngã tư đã được nhiều người dân ca ngợi. Tất nhiên, vẫn còn ý kiến không đồng tình và chúng tôi cũng muốn thử nghiệm xem ý kiến đó có đúng hay không.
- Như vậy có thể hiểu, Sở cho dỡ rào chắn bịt ngã tư một phần là do sức ép của dư luận?
- Tôi không cho rằng đó là do sức ép dư luận. Dư luận là một vấn đề nhưng quan trọng nhất là hiện thực. Tại nút Đê La Thành - Láng Hạ, khi mới tiến hành bịt ngã tư, chúng tôi cũng đã đắn đo vì chỗ quay đầu xe dải phân cách giữa quá hẹp. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông cần phải mạnh dạn.
- Khi mới tiến hành giải pháp bịt tư nhiều chuyên gia đã khuyến cáo chỉ nên áp dụng ở những tuyến đường có dải phân cách cứng đủ rộng. Ý kiến này đã được Sở Giao thông vận tải xem xét thế nào?
- Ý kiến đó là chân lý. Các nút giao thông bịt thử nghiệm mà để lại hàng rào inox, nghĩa là chúng tôi chưa cảm thấy mỹ mãn, hiệu quả tương đối. Còn những chỗ thử nghiệm trong vòng 10-15 phút thấy không hiệu quả chúng tôi đã cho rút ngay.
- Vậy với các nút ngã ba, tư đang bị bịt còn những nút nào không hợp lý, cần dỡ bỏ?
- Tôi chưa nói việc bịt ngã ba, tư có nút nào không hợp lý mà chỉ có một số chỗ chưa được như ý muốn. Một số nút giao thông có thể phù hợp ở thời điểm trước nhưng nay không thích hợp nữa, hiệu quả hạn chế thì tìm giải pháp mới. Có thể có một vài nút nữa sẽ bị dỡ bỏ. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của toàn dân trong việc đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình giao thông của Hà Nội. Nếu giải pháp đóng góp có hiệu quả, chúng tôi sẽ làm ngay.
Sáng nay, hàng rào inox chắn giữa ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh cũng bất ngờ được dỡ bỏ. Đây là ngã tư thứ hai bị bịt lại được dỡ bỏ trong vài ngày nay. Ảnh: Hoàng Hà
- Việc Sở Giao thông tổ chức lại giao thông thường hay trùng với thời điểm học sinh, sinh viên nghỉ hè khiến nhiều người nghi ngờ hiệu quả của phương án được đưa ra. Ông nói sao về điều này?
- Khi tổ chức lại giao thông, chúng tôi không chọn thời điểm, có thể chỉ do trùng hợp dịp nghỉ hè. Chỗ nào giao thông phức tạp nhất thì chúng tôi nhảy vào. Tháng 4 năm ngoái, khi chúng tôi tổ chức lại giao thông thì học sinh, sinh viên vẫn đi học một tháng.
Hiện nay, nút Láng Hạ - Đê La Thành thử nghiệm dỡ bỏ rào chắn ngã tư không có đông học sinh, sinh viên lưu thông mà chủ yếu là viên chức (không nghỉ hè).
- Việc mua mới rồi dỡ bỏ các hàng rào inox trị giá hàng tỷ đồng khiến nhiều người cho rằng các cải tiến của ngành giao thông đang gây lãng phí lớn?
- Hiện còn rất nhiều chỗ phải dùng hàng rào inox. Ví dụ các công trình đào đường, hè mất an toàn giao thông chúng tôi sẽ mang hàng rào inox ra rào chắn, tạo thuận lợi cho nhân dân.
Hiện nay, cầu Đuống chuẩn bị sửa chữa, nếu có hàng km hàng rào inox nữa vẫn thiếu. Một mét hàng rào như thế sẽ giúp tiết kiệm một nhân lực còn nếu không có hàng rào. Do đó không hề có sự lãng phí khi thời gian qua đầu tư mua mới hàng rào inox để bịt ngã tư.
- Sau khi Sở dỡ bỏ dải phân cách cứng bịt ngã tư Đê La Thành - Giảng Võ, ông suy nghĩ gì khi nhiều người dân cho rằng việc đi lại thông thoáng, thuận tiện hơn giải pháp "bịt ngã tư"?
- Theo tôi, cần phải có một quá trình theo dõi mới đánh giá thỏa đáng được. Việc mở lại ngã tư mới được vài ngày chưa nói lên điều gì. Nếu việc mở lại ngã tư hiệu quả hơn thì do cách tổ chức giao thông mới có hiệu quả (điều chỉnh lại chu kỳ đèn và tăng cường vạch kẻ đường, cắm thêm biển...).
Xuân Tùng thực hiện
-----------------------------
Viettin: Những kẻ có đầu mà không có óc, thích đem chuyện điều hành đất nước ra thử nghiệm. Thử nghiệm không xong, chúng đổ thừa cho mọi lý do.



Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Nam ngăn cấm thông tin về tác hại của đề án bauxite
Thanh Phương , rfi
Bìa bản báo cáo của Phóng Viên Không Biên Giới ngày 03/06/2010 tố cáo Việt Nam ngăn chặn thông tin về tác hại của việc khai thác bauxite.
Ngày 03/06/2010, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở tại Paris công bố bản báo cáo: « Những cuộc điều tra nhiều hiểm nguy : Nạn phá rừng và các vụ ô nhiễm ». Bản báo cáo lên án những hành động xách nhiễu, bắt bớ ngày càng nhiều trên thế giới nhắm vào các phóng viên điều tra về những vụ phá hoại môi trường. Trong phần nói về Việt Nam, bản báo cáo mô tả cách thức mà chính quyền Hà Nội tìm cách bóp nghẹt mọi tranh luận về tác hại của các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do một công ty Trung Quốc thực hiện.
Theo RSF, hồ sơ bauxite Tây Nguyên rất nhạy cảm đã khiến nhiều nhà báo và blogger Việt Nam bị bắt bớ, giam cầm. Bản báo cáo nhắc lại vụ giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam, đã bị công an kêu lên « làm việc » trong suốt một tuần để ép buộc ông từ bỏ việc điều hành trang này. Công an cũng đã khám xét nhà ông và tin tặc đã đánh phá trang Bauxite Việt Nam, khiến trang này đã nhiều lần thay đổi địa chỉ.
Theo đánh giá của Phóng Viên Không Biên Giới, trong một quốc gia mà đảng độc quyền ngăn cản sự hình thành của báo chí tự do, trang mạng này đã được 17 triệu người truy cập tính đến cuối năm 2009 và đã nhanh chóng trở thành một nơi trao đổi thông tin trên vấn đề bauxite, cũng như là nơi phản kháng chính quyền.
Báo cáo cũng nhắc lại chính là để bóp nghẹt cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề này mà chính phủ Việt Nam vào năm ngoái đã ra quyết định 97 hạn chế việc phản biện của các nhà khoa học và qua quyết định này buộc Viện nghiên cứu phát triển của tiến sĩ Nguyễn Quang A phải đóng cửa.
Mặc dù bị ngăn cấm, nhưng giới blogger Việt Nam đã tham gia rất đông đảo vào việc điều tra và bình luận về tác hại của các dự án bauxite, bởi vì báo chí trong nước, do phải tự kiểm duyệt, chỉ đăng những ý kiến thuận lợi cho những dự án này.



Điện: Dễ cúp, khó bồi thường
Việc xác định, đánh giá mức thiệt hại do lỗi của bên bán điện gây ra cho bên mua rất phức tạp và thường không đạt được sự thống nhất
Việc cúp điện luân phiên được thực hiện từ giữa tháng 4 nhưng dư luận rất bức xúc trước việc xử tệ của “ông nhà đèn” như cúp điện đột ngột không báo trước, cúp điện qua đêm, cúp điện nhiều lần trong ngày...
Các đoàn kiểm tra về việc tiết giảm điện của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) tại 20 tỉnh, thành từ đầu năm đến nay cũng kết luận đã có những trường hợp cúp điện không đúng quy định.
Trong lúc ở nông thôn cúp điện 2-3 ngày/tuần thì ở TPHCM, những hộp đèn quảng cáo vẫn rực sáng suốt đêm. Ảnh: HỒNG THÚY
Bồi thường nhỏ giọt
Ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), cho biết trong Luật Điện lực đã quy định nếu bên cung cấp có lỗi, gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường.
Nội dung này cũng được quy định rõ trong các điều khoản hợp đồng mua bán điện giữa hai bên. Nhưng trong thực tế, việc xác định, đánh giá mức thiệt hại do lỗi của bên bán điện gây ra cho bên mua rất phức tạp và thường không đạt được sự thống nhất.
Trước một tổn thất của thiết bị điện, bên mua điện nói nguyên nhân do chất lượng điện không ổn định, do cúp điện đột ngột...; còn bên bán lại khẳng định thiết bị hỏng do nguyên nhân khác.
Việc cúp điện luân phiên vào mùa hè diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây nhưng gần như chưa có thông tin nào về việc bồi thường của ngành điện.
Ông Phúc cho biết đến nay cũng mới chỉ có một số trường hợp điện lực phải bồi thường cho một vài hộ gia đình do tăng điện áp, đóng - mở điện không đúng quy định gây cháy thiết bị. Việc bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp hầu như chưa có.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của bên bán điện trong trường hợp cúp điện gây hư hỏng thiết bị của khách hàng. Dự thảo này chưa được Chính phủ thông qua.
EVN nắm đằng chuôi
Theo TS Nguyễn Quang A, không thể có chuyện bình đẳng giữa người mua điện với EVN. Bởi EVN nắm đằng chuôi, hợp đồng do EVN soạn sẵn, bên mua chỉ được ký.
Ví dụ, doanh nghiệp đang luyện dở mẻ thép, vận hành dở lò xi măng nếu bị cắt điện đột ngột làm hỏng cả mẻ thì còn có áp lực yêu cầu đền bù. Nhưng đối với điện dân cư, việc yêu cầu bồi thường gần như không thể vì không chứng minh được bị ốm đau do mất điện hay đảo lộn sinh hoạt gây thiệt hại về vật chất.
TS Lê Đăng Doanh cũng nhìn nhận quan hệ mua bán điện giữa EVN và người mua điện bất bình đẳng. “Khách hàng là thượng đế nhưng thượng đế của EVN được đối xử thế nào? Tôi vừa đi công tác ở Khánh Hòa, doanh nghiệp kêu thiệt hại rất nhiều vì bị cúp điện. Công nhân phải bố trí làm việc trắng đêm, ngày nghỉ theo lịch cúp điện. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân”.
Theo ông Doanh, việc chưa có nghị định hướng dẫn bồi thường thiệt hại của ngành điện cũng là lý do khiến doanh nghiệp chịu lép vế, không muốn kiện tụng. Về phía ngành điện, không phải bồi thường nên khó hạn chế tình trạng cúp điện sai nguyên tắc.
Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, cho rằng chưa có trường hợp nào được bồi thường dù Luật Điện lực đã quy định. Điều này chứng tỏ luật chưa được thực thi nghiêm ngặt.
Phương Anh



Đã đến lúc Nhà Nước CSVN "cần" sự góp tay của người Việt khắp nơi?
“Nới” luật để tuyển viên chức người Việt ở nước ngoài
(Dân trí) - “Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, không lý do gì ngăn cấm 300.000 người Việt định cư ở nước ngoài có trình độ đại học, trên đại học trở thành viên chức trong nước” - UB Pháp luật của Quốc hội ủng hộ quy định mới trong dự Luật viên chức.
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn: “Nới” quyền của 1,6 triệu viên chức hiện nay theo hướng mở hơn so với cán bộ, công chức (ảnh: Việt Hưng)
Trình bày dự thảo Luật viên chức, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn khái quát, tính đến thời điểm năm 2009, tổng số viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập là 1,6 triệu người, làm việc trong hơn 50.000 đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện.
Thực tế quy định quản lý “cập nhật” nên trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp của viên chức còn tình trạng vi phạm về chất lượng, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp. Tư duy về các hoạt động nghề nghiệp của viên chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Năm 2003, dù nhà nước đã đổi mới việc tuyển dụng viên chức từ hình thức tuyển dụng lâu dài sang hình thức hợp đồng làm việc nhưng cách thức tuyển dụng theo hợp đồng gắn với chỉ tiêu biên chế chưa đáp ứng yêu cầu giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng Luật viên chức, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh quan điểm “nới” quyền của 1,6 triệu viên chức hiện nay theo hướng mở hơn so với cán bộ, công chức.
Quy định mở cho phép công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia dự tuyển làm viên chức vẫn nhận 2 luồng ý kiến đối lập. Quan điểm ủng hộ cho rằng dù định cư ở nước ngoài, những người này vẫn là công dân Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ như công dân trong nước.
UB Pháp luật cho rằng, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì không lý do gì ngăn cấm 300.000 người Việt định cư ở nước ngoài ở nước ngoài được đào tạo ở trình độ bậc đại học, trên đại học hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao trở thành viên chức ở trong nước. Tuy nhiên, điều kiện tuyển dụng với nhóm nhân sự tiềm năng này cũng cần quy định chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn đề nghị cho phép viên chức được tham gia góp vốn, thành lập (nhưng không được trực tiếp điều hành) công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, được làm thêm ngoài giờ.
“Gật đầu” toàn diện, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng đó là quyền của viên chức, giúp viên chức sử dụng tối đa năng lực chuyên môn, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Ông Thuận nêu lý lẽ, việc hạn chế viên chức trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định tham gia hoạt động kinh doanh, nghề nghiệp ngoài đơn vị sự nghiệm công lập hiện đã được quy định trong nhiều luật chuyên ngành như Luật khám chữa bệnh, Luật phòng chống tham nhũng…
Để chặn tình trạng viên chức vì thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngoài giờ làm giảm chất lượng cung cấp các dịch vụ công thì luật cần có cơ chế đánh giá, quản lý viên chức một cách có hiệu quả. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo viên chức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về thời gian và chất lượng công việc cũng như có biện pháp xử lý đối với các viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
UB Pháp luật nêu quan điểm ủng hộ xu thế tăng quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, việc phân cấp, giao quyền như dự thảo luật là quá nhiều, quá mạnh, có thể dẫn đến sự độc đoán, lạm quyền thậm chí cố ý làm trái để trục lợi.
Chủ nhiệm UB Nguyễn Văn Thuận đề nghị nên phân cấp, giao quyền từng bước cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời có cơ chế chịu trách nhiệm tương xứng với thẩm quyền được giao.
Đặt ra cơ chế Hội đồng quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính như đề xuất trong dự thảo luật là một phương án tích cực song cũng cần giải trình làm rõ về thành phần Hội đồng, cách thức thành lập, quyền hạn cũng như mối quan hệ với người đứng đầu để Quốc hội xem xét quyết định.
P.Thảo
------------------------
Viettin: Tình trạng chung của "Việt kiều" khi mang tiền về nước đầu tư: Bỏ của chạy lấy người .

No comments:

Post a Comment