TT - Trả lời Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, khẳng định rằng nguyên nhân chính của việc thiếu điện không phải như những gì các quan chức đã trả lời.Thiếu điện là tại các công ty của người anh 16 chữ vàng
Theo kế hoạch, giữa năm 2010 hai nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 và nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 với tám tổ máy phải hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 2.400MW, bẳng tổng công suất các nhà máy nhiệt điện trong cả nước. Sau 7 năm xây dựng, đến nay cả hai nhà máy vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang nguyên vật liệu và thiết bị chờ lắp đặt, trong khi thông thường thời gian xây dựng chỉ cần 32-36 tháng. Nếu các công trình trên đúng tiến độ thì mỗi ngày có thêm gần 30 triệu kWh, không thể xảy ra thiếu điện.
TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, khẳng định rằng nguyên nhân chính của việc thiếu điện không phải như những gì các quan chức đã trả lời, và đòi: “Phải sòng phẳng và nói thật với dân”. Nhưng thưa ông, nói thật làm sao được, sòng phẳng làm sao được khi tổng thầu thiết kế và xây dựng hai nhà máy lại là các công ty của người anh 16 chữ vàng.
Anh Hoàng
TS Nguyễn Mạnh Hiến - Ảnh: L.K. |
- Tôi nghe các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội, rồi nhiều vị cũng hứa trên báo chí. Nhưng dân chưa thỏa mãn và chính tôi cũng không thỏa mãn. Năm nào cũng đổ cho phụ tải tăng nhanh, rồi mùa khô nhà máy thủy điện thiếu nước... Đây là những nguyên nhân đã biết từ lâu rồi, năm nào chả thế.
Khi tôi còn tham gia xây dựng các tổng sơ đồ điện hàng chục năm trước thì tất cả đã thấy vấn đề đó rồi, lường trước rồi. Vì vậy trong các tổng sơ đồ điện đều đề cập rất rõ lộ trình xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí.
Phụ tải tăng nhanh cũng không phải là điều bất ngờ, vì chúng ta đã dự báo đến năm 2010 cần khoảng 100 tỉ kWh, thực tế cho thấy đúng như vậy. Vậy tại sao từ năm 2005 đến nay liên tục thiếu điện trong mùa khô?
Câu trả lời là các nhà máy nhiệt điện chạy than đã không vào đúng tiến độ. Hai nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng và Quảng Ninh đều có công suất 600MW lẽ ra phải vào từ năm 2008, nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong. Hai nhà máy này bắt đầu triển khai từ năm 2002, đến năm 2004 thì khởi công xây dựng, đến nay là gần bảy năm.
Không bao giờ một nhà máy nhiệt điện xây dựng đến bảy năm cả, người ta chỉ xây dựng từ 32-36 tháng thôi. Nếu hai nhà máy này vào đúng tiến độ, chúng ta có mỗi ngày gần 30 triệu kWh thì không thể thiếu điện.
Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt mà nhiều người không dám nói ra là tại sao hai nhà máy nhiệt điện này vẫn chưa đi vào hoạt động.
* Phải chăng do chạy nhà máy nhiệt điện thì giá thành cao nên chủ đầu tư không muốn làm đúng tiến độ, không muốn xây dựng khẩn trương để đưa vào khai thác?
- Tôi cho rằng không phải như vậy, có lẽ ở năng lực nhà thầu hai công trình này hoặc có khó khăn nào đó. Cần làm rõ vì sao hai nhà máy này lại làm lâu như vậy. Hai nhà máy này có công suất lớn, gần bằng tổng công suất của tất cả nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc. Theo tổng sơ đồ điện, lẽ ra hai nhà máy này phải hoạt động trước cả thủy điện Sơn La thì mới đủ điện.
* Trong khi thiếu điện thì lãnh đạo Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đưa ra rất nhiều lời hứa và không thực hiện được...
- Phải sòng phẳng và nói thật với dân. Từ năm 2005 đến nay liên tục thiếu điện, không phải vì chúng ta không có tiền đầu tư, không phải vì chúng ta không nhìn thấy trước vấn đề. Chúng ta đã nhìn thấy vấn đề và triển khai nhiều dự án điện, vốn liếng đã được phân bổ đầy đủ. Nhưng tại sao hai dự án như tôi đã nêu lại không vào đúng tiến độ?
Câu hỏi này chủ đầu tư phải trả lời và phải chịu trách nhiệm.
* Có nghĩa thiếu điện không phải lỗi quy hoạch?
- Hàng chục năm trước chúng tôi dự báo năm 2010 cần 96 tỉ kWh, con số này là không sai.
* Thưa ông, vậy tại sao các tổng sơ đồ điện lại thay đổi mau chóng: tổng sơ đồ 6 vừa được phê duyệt để thay thế tổng sơ đồ 5, nhưng nó gần như chưa được thực hiện lại phải làm tiếp tổng sơ đồ 7?
- Người ta đang đặt ra nhiều vấn đề cho tổng sơ đồ 6. Năm 2006-2007 làm tổng sơ đồ này trong tình trạng thiếu điện nghiêm trọng về mùa khô, người ta sợ quá nên phải nâng nhu cầu, nâng mức dự báo lên và tạo ra một bức tranh rất hoành tráng về điện.
Người ta tính từ nay đến năm 2020 thiếu khoảng 100 triệu tấn than cho nhiệt điện. Nhưng thực tế không đến mức như vậy, tôi nghĩ rằng tổng sơ đồ 6 phá sản và người ta đang phải làm gấp tổng sơ đồ 7 để điều chỉnh. Cũng vì tổng sơ đồ 6 đã vẽ một bức tranh hoành tráng về điện nên người ta dự báo phải nhập khẩu than từ năm 2012, tôi cho rằng không đến mức như vậy.
* Như vậy theo ông, khi nào chấm dứt cảnh thiếu điện?
- Nếu hai nhà máy nhiệt điện trên đưa vào hoạt động được trong năm nay, cộng thêm sản lượng điện bổ sung từ tổ máy số 1 thủy điện Sơn La dự kiến phát điện vào cuối năm nay thì sẽ không thiếu điện. Những năm tới nếu các nhà máy nhiệt điện có công suất lớn như: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Mông Dương (Quảng Ninh)... vận hành thì không thể thiếu điện.
LK
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/386088/Thieu-dien-keo-dai-Phai-noi-that-voi-nguoi-dan.html
Nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh chậm tiến độ: Các bên đổ lỗi cho nhau
TT - Có quá nhiều lý do khiến hai nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ đến hàng chục tháng trời. Trong khi đó giải thích về nguyên nhân chậm trễ, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều đổ lỗi cho nhau...
Tổ máy số 2 của nhiệt điện Hải Phòng vẫn trong giai đoạn lắp đặt, chậm tiến độ 18 tháng - Ảnh: M.Q. |
Theo chủ đầu tư, nguyên nhân chính là nhà thầu thi công chậm, hàng loạt công đoạn hiệu chỉnh các tổ máy bị trục trặc. Trong khi đó, nhà thầu đổ lỗi chủ đầu tư bàn giao mặt bằng chậm, không có năng lực vận hành...
Quá nhiều sự cố
Nhà thầu không muốn vận hành chạy thử Ông Từ Quang Hạo đưa ra vấn đề nhà thầu cần thuê chuyên gia vận hành mới đảm bảo hoạt động của các tổ máy, nhưng ông Nguyễn Văn Dũng - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh - bác bỏ đánh giá này. Ông Dũng khẳng định đây là hợp đồng EPC nên chỉ khi nào nhà thầu bàn giao toàn bộ thì chủ đầu tư mới tiếp quản, nếu cần thuê chuyên gia thì tới thời điểm đó mới thuê. Hiện tại, Nhiệt điện Quảng Ninh chưa bàn giao nên không thể nói chuyện thuê chuyên gia. Theo ông Dũng, để chạy thử, hiệu chỉnh các tổ máy và phát điện lên lưới, góp phần giảm căng thẳng thiếu điện thời gian qua, nhà thầu đã phải chi hàng triệu USD cho việc mua nhiên liệu vận hành tổ máy. Do đó khi hết tiền thì nhà thầu không muốn vận hành nữa. |
Tại Hải Phòng, hiện chỉ có tổ máy số 1 hoạt động trong tình trạng vừa chạy vừa hiệu chỉnh, sửa chữa sau nhiều trục trặc, hỏng hóc. Theo ông Trần Hữu Nam - tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, tiến trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 chậm khoảng 20 tháng. Cụ thể, tổ máy số 1 (Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1) phát điện lên mạng lưới quốc gia từ tháng12-2009 được 153 triệu kWh nhưng chỉ được gần một tháng đã gặp sự cố hư hỏng bộ quá nhiệt. Nhà thầu buộc phải thay thế 90 ống quá nhiệt và hệ thống điện. Đó là chưa kể những sự cố khác như xì hơi đường ống, trục trặc hệ thống nước tuần hoàn... phải xử lý mất không ít thời gian. Đến ngày 12-6 tổ máy 1 mới được vận hành, phát điện vào mạng lưới quốc gia. Còn tổ máy số 2 vẫn đang lắp đặt, chưa được chạy thử để hiệu chỉnh thiết bị nên khả năng phát điện còn xa vời, dù đến nay đã chậm tiến độ 18 tháng so với kế hoạch.
Tại Quảng Ninh, ngày 12-5 tổ máy số 1 (Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1) bắt đầu phát điện lên mạng nhưng chỉ hơn hai tháng vận hành chính thức thì gặp sự cố, chưa có khả năng hòa lưới điện quốc gia. Theo thống kê của chủ đầu tư, có tới 17 sự cố của tổ máy này cần khắc phục, dẫn đến việc tổ máy nằm “đắp chiếu”. Riêng tổ máy số 2 bắt đầu hòa lưới điện quốc gia từ ngày 2-6 nhưng phải dừng vận hành năm lần do sự cố. Đến nay, tổ máy này mới phát lên lưới khoảng 50 triệu kWh.
Ngoài việc các tổ máy đã lắp đặt liên tục gặp trục trặc, hai nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 và Quảng Ninh 2 đều chưa thành hình. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 chậm tiến độ gần hai năm. Nhà máy này mới chỉ thi công được khoảng 20% hạng mục, chủ yếu hạng mục dùng chung với nhà máy 1. Tương tự, Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 2 mới chỉ đạt 31% khối lượng công việc, phải dừng thi công từ tháng 11-2009 đến nay do nhà thầu không có nhân lực. Theo đúng tiến độ, tổ máy số 3 của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh 2 phải phát điện vào tháng 2-2010 và tổ máy số 4 dự kiến tháng 7-2010.
Toàn cảnh Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1. Theo dự kiến của Tập đoàn Điện lực VN, đầu tháng 7 sẽ đưa vào hoạt động nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang - Ảnh: Ngọc Hà |
Đánh giá về việc chậm tiến độ của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1, ông Trần Hữu Nam xác định nguyên nhân chính từ phía nhà thầu Trung Quốc. Cụ thể, hợp đồng nhà máy là hợp đồng thiết kế, mua sắm thiết bị và xây dựng trọn gói (EPC), bàn giao cho chủ đầu tư sau khi nhà máy vận hành tốt. Nhưng do khó khăn về kinh tế giai đoạn cuối 2008-2009 nên nhà thầu không cung cấp được nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ xây dựng.
Viện lý do này, Tập đoàn điện khí Đông Phương (tổng thầu công trình) từng đề nghị chủ đầu tư bù giá 100 triệu USD do trượt giá nhưng không được chấp nhận. Không những thế, nhà thầu cũng không bố trí đủ công nhân cho công trình nên tiến độ đã chậm lại càng chậm.
Đáng chú ý, đến thời điểm này chủ thầu mới kết luận được nhà thầu Tập đoàn điện khí Đông Phương có năng lực quản lý hạn chế, thậm chí yếu kém. Theo hồ sơ dự thầu, Tập đoàn điện khí Đông Phương lần đầu thi công tại VN nên không có kinh nghiệm. Mối quan hệ giữa tổng thầu và các thầu phụ kém, không liên kết được các thầu phụ trong từng hạng mục công trình, không có kế hoạch về tiến độ hoàn thành hạng mục, dẫn đến chậm theo dây chuyền.
Ông Nam dẫn chứng cho thấy năng lực kém của nhà thầu là có những hạng mục đã xong nhưng không biết làm thủ tục thanh quyết toán, chủ đầu tư phải cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hiện công tác này. Ông Nam cũng than phiền dù là tổng thầu nhưng việc nhập thiết bị của Tập đoàn Đông Phương không khoa học, “có cái cần nhập trước họ chưa nhập, cái chưa cần thì lại nhập trước”...
Tại Quảng Ninh, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (chủ đầu tư) cũng xác định Tập đoàn Điện khí Thượng Hải hoàn thành các phần việc không đúng tiến độ, mới vận hành thử và chạy tin cậy đã xuất hiện nhiều sự cố, công tác sửa chữa của nhà thầu chậm chạp do không có sẵn vật tư, thiết bị thay thế đặt hàng từ Trung Quốc gửi sang chậm. Nhà thầu này cũng không đủ nhân lực, chủ đầu tư phải hỗ trợ cả nhân lực cho nhà thầu.
Nhà thầu “kêu” chủ đầu tư
Trong khi chủ đầu tư phàn nàn nhà thầu thì cả hai nhà thầu nhiệt điện Quảng Ninh và Hải Phòng đều phàn nàn chậm tiến độ một phần do công tác bàn giao mặt bằng chậm. Thực tế cho thấy trên công trình Nhiệt điện Hải Phòng, mặt bằng nhà máy 1 bàn giao chậm bảy tháng, nhà máy 2 chậm 14 tháng và Nhiệt điện Quảng Ninh cũng gặp tình trạng tương tự.
Ông Từ Quang Hạo (quốc tịch Trung Quốc), phó giám đốc văn phòng dự án Quảng Ninh (Tập đoàn Điện khí Thượng Hải), còn cho rằng việc chậm tiến độ là do khủng hoảng kinh tế, điều kiện thi công khó khăn, đến nước ngọt có khi cũng phải chở từ Trung Quốc sang. Đặc biệt, ông Hạo nói tổ máy số 1 không bị sự cố mà vì phía VN chưa có cán bộ quản lý đáp ứng vận hành hoạt động của nhà máy nên chưa thể chuyển giao công nghệ. Đến nay nhà thầu vẫn phải vận hành cho chủ đầu tư miễn phí.
MINH QUANG - CẦM VĂN KÌNH
Nguồn: http://123.30.128.12/Chinh-tri-Xa-hoi/386851/Nhiet-dien-Hai-Phong-va-Quang-Ninh-cham-tien-do-Cac-ben-do-loi-cho-nhau.html
No comments:
Post a Comment