Thiếu điện là tại các công ty của người anh 16 chữ vàng
Theo kế hoạch, giữa năm 2010 hai nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 và nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 với tám tổ máy phải hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 2.400MW, bẳng tổng công suất các nhà máy nhiệt điện trong cả nước. Sau 7 năm xây dựng, đến nay cả hai nhà máy vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang nguyên vật liệu và thiết bị chờ lắp đặt, trong khi thông thường thời gian xây dựng chỉ cần 32-36 tháng. Nếu các công trình trên đúng tiến độ thì mỗi ngày có thêm gần 30 triệu kWh, không thể xảy ra thiếu điện.
TS Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng, khẳng định rằng nguyên nhân chính của việc thiếu điện không phải như những gì các quan chức đã trả lời, và đòi: “Phải sòng phẳng và nói thật với dân”. Nhưng thưa ông, nói thật làm sao được, sòng phẳng làm sao được khi tổng thầu thiết kế và xây dựng hai nhà máy lại là các công ty của người anh 16 chữ vàng.
Wednesday, June 30, 2010
Thiếu điện kéo dài: Phải nói thật với người dân
Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi
Lại Nguyên Ân trả lời phỏng vấn
Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện
Theo tôi, một số báo của ta hiện nay vẫn chưa qua khỏi thời “hậu bao cấp”, thậm chí còn in dấu “bao cấp” khá nặng. Một trong những thói tật của báo chí bao cấp là lạm dụng quyền lực, ở đây là quyền lực phát ngôn. Thói tật ấy còn tồn tại đến tận hôm nay. Có những nỗ lực tiếp tục kiểu diễn ngôn bao cấp, ban phát những “chân lý”, “lẽ phải” duy nhất, nhưng là những “chân lý”, “lẽ phải” đã hết “đát”, quá thời hạn sử dụng, trở nên ấp úng như những lời nói mớ (mê sảng), lại là diễn ngôn vô bản sắc, phi cá tính hơn cả những mẫu mực cũ.
Lại Nguyên Ân
SGTT – Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ XX – nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
Trong gần chục năm qua, ông đã bỏ công sức “khai quật quá khứ”, sưu tầm, giới thiệu một cách có hệ thống, giúp người đọc dần dần nhận diện một số tác giả quan trọng, tiêu biểu là Phan Khôi… Với ông, công việc trên xuất phát từ cảm phục cá nhân hay là nhận lãnh một ủy thác – được hiểu là trách nhiệm lịch sử – của nhà nghiên cứu hậu sinh?
Từ những năm đầu 1990, sau một số trở ngại vấp phải trong phê bình tranh luận, tôi chuyển trọng tâm công việc của mình từ phê bình sang nghiên cứu; đối tượng tôi quan tâm là toàn bộ văn học sử Việt Nam thế kỷ XX, nhất là những “vệt trắng”, những “khoảng trống”. Phan Khôi (1887 – 1959) với tư cách một tác gia, được tôi đề cập bên cạnh một loạt tác gia khác: Vũ Trọng Phụng, Lê Thanh, Hoàng Cầm, Hồ Dzếnh, Nguyễn Minh Châu, Vũ Bằng, v.v.
Tôi đã làm cái việc “trục vớt” tác phẩm của các tác giả trên đây hoàn toàn với tư cách một người nghiên cứu độc lập. Khi bắt tay đi tìm các “tác phẩm đăng báo” của Phan Khôi, tôi mới biết [mình biết] quá ít về ông. Có một vài bạn bè khuyến khích, nhưng hầu như không ai ủy thác cho tôi công việc ấy.
Còn về sự cảm phục, thì phải nói ngược lại: việc nhiều tên tuổi lớn bị dư luận chính thống bôi nhọ suốt mấy chục năm ròng khiến thế hệ tôi thường bị lạc hướng, thậm chí phụ họa với giọng điệu phủ định; là người của thế hệ mình, trong tôi không có sẵn sự hiểu biết nào để có thể “cảm phục” một cách tiên thiên. Công việc tôi tự đặt cho mình là tìm lại, hiểu lại một tác gia đã bị lên án nhiều đến thế, từ phía chính thống.
Phan Khôi bắt đầu viết báo từ 1918, nhưng tôi chọn công bố sưu tập những “tác phẩm đăng báo” của ông bắt đầu từ 1928, với những bài viết trên Đông Pháp thời báo ở Sài Gòn. Cho đến nay tôi đã tái công bố được sáu cuốn (gồm năm tập Tác phẩm đăng báo các năm 1928, 1929, 1930, 1931, 1932, và cuốn Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn), tính ra đã tái công bố được trên 5.000 trang tác phẩm của Phan Khôi. Công việc tất nhiên chưa thể kết thúc, vì còn khá nhiều tác phẩm của Phan Khôi chưa được công bố, thậm chí chưa tìm được.
Sau bước thứ nhất, đi tìm lại, dường như mọi thứ dừng lại ở bước thứ hai của hành trình – giới thiệu (tái công bố) tác phẩm, chưa có những công trình đánh giá, phê bình báo chí xứng tầm về nhân vật Phan Khôi và một thời đại báo chí – trí thức rực rỡ nửa đầu thế kỷ XX?
Trí thức vốn không có quyền lực. Chính nỗ lực phân tích, thảo luận để nêu ra vấn đề, đề xuất các hướng xử lý các vấn đề của đất nước, của xã hội, của đời sống con người… đã tạo ra uy tín cho từng tên tuổi cụ thể, cho giới trí thức nói chung. |
Có nhiều cách để người nghiên cứu tiếp cận một tác gia. Tôi thấy Phan Khôi là tác gia lớn, nên đã không chọn lối mà nhiều người nghiên cứu thường làm, là chọn ra một ít bài tạm coi là tiêu biểu của tác gia ấy, cạnh đó viết một bài nghiên cứu, làm thành một cuốn sách gọi là “tuyển tập” dăm ba trăm trang, cốt là in dấu tay “nhà nghiên cứu” của mình vào tác gia này, rồi bỏ đó, chuyển đi làm việc khác.
Với trường hợp Phan Khôi, tôi muốn thực hiện lối làm kỹ về di sản của một tác gia. Có thể nỗ lực của tôi rốt cuộc cũng chưa “trình chánh” được hết toàn bộ tác phẩm của ông, nhưng việc trước tiên là “trục vớt” để trình bày lại hầu hết tác phẩm, cho thấy hoạt động thực sự của ngòi bút ông. Tôi chuyên chú vào công việc ấy đã. Còn việc nghiên cứu, phê bình, đánh giá sự nghiệp của tác gia Phan Khôi, thật ra, cho đến nay còn vấp nhiều trở ngại lắm. Vận động các nguồn tài trợ đã không dễ, xin phép để được tổ chức việc này việc kia còn khó khăn hơn.
Sau một buổi tọa đàm hiếm hoi nhân 120 năm ngày sinh của Phan Khôi (tháng 10.2007), một số nỗ lực tiếp theo để tổ chức hội thảo đã bất thành. Cá nhân tôi, cùng với việc làm kỹ các tập sách Tác phẩm đăng báo, tôi đã và sẽ viết những bài nghiên cứu về từng mặt, từng khía cạnh trong sự nghiệp Phan Khôi; một số người nghiên cứu khác, khi đọc lại Phan Khôi qua các sưu tập của tôi, cũng đã viết được những bài nghiên cứu hay, ví dụ nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, với bài viết về đóng góp của Phan Khôi cho sự phát triển văn nghị luận ở Việt Nam (đã đăng tạp chí Nghiên cứu văn học năm 2009).
Tôi tin rằng đề tài về giá trị của sự nghiệp Phan Khôi sẽ còn thu hút nhiều thế hệ nhà nghiên cứu sử học, văn học, trong và ngoài nước, tuy rằng cho đến nay nhiều người vẫn còn dè chừng…
Mọi hoạt động có quy mô xã hội mà lại thiếu phản hồi, thiếu phản biện, thiếu phê bình, như kinh nghiệm nhân loại đã dự báo, thì đều dễ lâm vào các dạng thức suy đồi, biến dạng. |
Nếu tính từ thời điểm xuất hiện tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo (1865) đến nay, lịch sử báo chí Việt Nam đã trải qua gần một thế kỷ rưỡi, nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu vắng (hay chưa có) nền phê bình báo chí đúng nghĩa – theo ông là vì sao? Và hệ lụy của sự thiếu vắng phê bình báo chí đối với một nền báo chí?
Trước năm 1945, ở ta đã có báo chí và phê bình báo chí, nhưng cách sống đó bị từ bỏ. Từ 1990 tuy trở lại bình thường, nhưng nhịp độ chuyển đổi quá chậm! Thành thử sau hai chục năm ở ta vẫn còn nhiều thứ chưa giống với nhân loại hiện đại, trong đó sự thiếu phê bình báo chí, như bạn nói, chỉ là một trong nhiều cái thiếu lẽ ra không thể thiếu. Mọi hoạt động có quy mô xã hội mà lại thiếu phản hồi, thiếu phản biện, thiếu phê bình, như kinh nghiệm nhân loại đã dự báo, thì đều dễ lâm vào các dạng thức suy đồi, biến dạng.
Nhà phê bình Huỳnh Như Phương: “Xem cung cách mà Lại Nguyên Ân thao tác trên văn bản tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm báo chí của Phan Khôi, tác phẩm của phong trào Thơ mới… ta vừa khâm phục tài năng và sự mẫn cảm của nhà nghiên cứu, vừa buồn phiền nhận ra ngày nay, trong học giới, những người say mê và hết lòng với văn học dân tộc như thế dường như ngày càng trở nên hiếm hoi”. |
Nhà thơ Lý Đợi: “Năm 2001, khi mua cuốn Phan Khôi – Tác phẩm đăng báo 1928 (Nxb. Đà Nẵng) do ông Lại Nguyên Ân sưu tầm, tôi mới ý thức được rõ hơn kích cỡ, quan điểm và tầm nhìn của tác gia Phan Khôi (1887 – 1959). Trong rất nhiều công việc nặng nhọc và tỉ mỉ mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã làm, tôi trân quý nhất những bộ sách sưu tầm này, vì với một người hậu bối, chúng là một trong những nhịp cầu quan yếu để dẫn chúng tôi đến với công việc và tác phẩm của các vị tiền bối. Năm 2005, tôi mua cuốn Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc (Nxb. VHTT) cũng do Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn, mới thấy được rằng không phải ai cũng đủ tầm và đủ thẩm quyền để làm những việc này; nhất là khi việc truy cập, sao lục những tài liệu xưa, cũ trong hệ thống lưu trữ và thư viện ở Việt Nam thì vô cùng nhiêu khê, kém hiệu quả. Lại Nguyên Ân là người giúp cho giới trẻ chúng tôi việc đó”. |
Trên các mặt báo như Nam phong tạp chí, An Nam tạp chí, Tri tân [tạp chí], Thần chung, Phụ nữ tân văn… Phan Khôi cùng với Tản Đà, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim… đã tạo ra một môi trường khá sôi động trong đời sống học thuật, báo chí trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Điều đó cho thấy, nếu sinh quyển báo chí gắn với những ưu tư học thuật, với tiếng nói trí thức trước thời cuộc thì chắc hẳn ngoài đóng góp ngôn luận mang tính bối cảnh hóa (mà ta vẫn gọi là tính thời sự, nhất thời) thì còn đủ sức tạo ra sức sống “không nhất thời” cho học thuật và văn hóa?
Chắc chắn là như vậy. Và đây chính là tầm rộng và chiều cao của một nền báo chí. Một nền báo chí có tên, được đánh dấu bằng những cái tên, không phải thứ báo chí vô danh, đầy chữ với chữ mà không rõ bóng dáng con người!
Ta nhớ rằng trong thời của mình, các cây bút viết báo hầu như chẳng có quyền uy gì đáng kể trước cộng đồng xã hội hết. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh có đôi chút “vai vế” (do vai trò đứng đầu các tờ báo được chính quyền bảo trợ ít nhiều – đây là nói Phạm Quỳnh ở thời làm báo, chưa đi làm quan), Trần Trọng Kim là viên chức ngành giáo dục, chứ Tản Đà hay Phan Khôi thì chỉ là thường dân. Họ chỉ có thể có uy tín nếu có đóng góp cho cộng đồng. Họ viết cho báo hàng ngày, báo hàng tuần, hàng tháng, không chỉ để đọc cho vui mà là để tác động vào xã hội. Phan Khôi đã dùng báo hàng ngày để làm công việc tư tưởng, tác động vào nhận thức xã hội. Năm 1928, trên Đông Pháp thời báo ông mở tranh luận để làm rõ rằng nước Pháp trên thực tế đã không giúp chúa Nguyễn Ánh trong công cuộc thu phục lại đất nước – một nhận thức lịch sử mà không ít trí thức Việt Nam, kể cả Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu cũng lầm lẫn! Năm 1929 trên tuần báo Phụ nữ tân văn, ông viết một loạt bài đồng thời mời một loạt trí thức hàng đầu phát biểu ý kiến về vấn đề phụ nữ trong xã hội hiện đại. Phan Khôi là nhà ngôn luận Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề nữ quyền một cách bức thiết, triệt để, nhất quán hơn cả. Ông cũng tham gia, nhiều khi chính ông là ngòi nổ, cho hàng loạt những tranh luận, về Nho giáo, về quốc học, về việc dùng chữ quốc ngữ…
Ông là người phát động phong trào Thơ mới, cải cách thơ tiếng Việt. Đấy là chỉ kể những việc lớn. Hồi những năm 1932 – 1933, các nhà văn Tự lực văn đoàn, trong các tiểu thuyết của họ, tập trung mô tả xung đột mới cũ trong gia đình người Việt; nhưng trước đó, chính Phan Khôi, qua tin tức về nạn dịch tự tử của nam nữ thanh niên miền Bắc, đã chỉ ra nguyên nhân là ở mô hình đại gia đình “tam đại đồng đường” đã trở nên lạc hậu trước thời cuộc. Nhà tư tưởng đã đi trước nhà văn là như thế. Trí thức vốn không có quyền lực. Chính nỗ lực phân tích, thảo luận để nêu ra vấn đề, đề xuất các hướng xử lý các vấn đề của đất nước, của xã hội, của đời sống con người… đã tạo ra uy tín cho từng tên tuổi cụ thể, cho giới trí thức nói chung.
Nhưng phải chăng sức sống từ phẩm chất trí thức ấy chỉ còn yếu ớt trong bối cảnh báo chí hiện nay?
Theo tôi, một số báo của ta hiện nay vẫn chưa qua khỏi thời “hậu bao cấp”, thậm chí còn in dấu “bao cấp” khá nặng. Một trong những thói tật của báo chí bao cấp là lạm dụng quyền lực, ở đây là quyền lực phát ngôn. Thói tật ấy còn tồn tại đến tận hôm nay. Có những nỗ lực tiếp tục kiểu diễn ngôn bao cấp, ban phát những “chân lý”, “lẽ phải” duy nhất, nhưng là những “chân lý”, “lẽ phải” đã hết “đát”, quá thời hạn sử dụng, trở nên ấp úng như những lời nói mớ (mê sảng), lại là diễn ngôn vô bản sắc, phi cá tính hơn cả những mẫu mực cũ. Bên cạnh đó, những nỗ lực tạo dựng diễn ngôn mới, quả là đã có, nhưng chưa đủ mạnh mẽ, lại chưa đủ kết tinh vào những tên tuổi cụ thể.
Là một nhà nghiên cứu, có bao giờ ông thử nhắm mắt hình dung đến viễn cảnh nửa thế kỷ sau, hậu duệ chúng ta sẽ tìm thấy gì trong những kho chữ nghĩa báo chí thời mà chúng ta đang sống?
Trong tâm thế đọc báo cũ để hiểu lại một thời đã qua, thì tờ báo cũ nào cũng thú vị, do nó là chứng tích không thể thay thế về những cái đã diễn ra. Vì thế, hậu duệ chúng ta sau đây khoảng nửa thế kỷ hẳn sẽ lật giở những trang báo hôm nay với sự tò mò. Chẳng hạn, tò mò với những lời lẽ to tát mà lại trống rỗng, vô nghĩa. Lời nạt nộ bao giờ cũng chỉ có hiệu lực hiện tại, trên trang báo in cũ nó sẽ chỉ còn lại với hậu thế như những lời thần chú quê kệch, ấu trĩ. Những ngôn luận tán dương sùng kính các đối tượng riêng biệt, không được phần đông nhân loại chia sẻ, sẽ gây ra sự ngạc nhiên tương tự sự ngạc nhiên trước những tập quán mà chỉ những xã hội lạc hậu mới cam chịu duy trì…
Ồ nhưng mà thôi, ai cũng là người của hôm nay. Vậy thì không thể tránh sống chung với những gì cùng thời, dù thích hay không. Phải sống với những thứ đó và tìm cách thay đổi nó!
NVN
Chân dung hội họa: Hoàng Tường
Nguồn: SGTT
Theo bạn số lượng Cán Bộ Công An tham nhũng, ăn hối lộ hiện nay trong nước lên đến
Tuesday, June 29, 2010
Nhà nước CHXHCN Việt Nam không phải là nhà nước pháp quyền
Hà Đình Sơn
Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nếu theo Hiến pháp thì ai cũng có thể hiểu rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền và có thêm thuộc tính xã hội chủ nghĩa. Còn thuộc tính xã hội chủ nghĩa là gì chưa cần bàn, đến đây không có gì phải thắc mắc.
Cũng theo Điều 4 của Hiến pháp “Đảng Ccộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Nhưng theo Vietnamnet ngày 26/6/2010 thì, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: "Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam không hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà có sự phân định nhiệm vụ, hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng". Như vậy đồng nghĩa với Nhà nước Việt Nam không phải nhà nước pháp quyền, và càng không phải là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tức là trật tự xã hội không dựa trên cơ sở Pháp trị mà là Đảng trị.
Như vậy, từ nay các nhà lý luận, tuyên truyền đừng tốn giấy, mực, thì giờ của nhân dân để diễn giải về tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nữa. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ rõ cho nhân dân biết rồi.
Là một Đảng viên thì không nói làm gì, nhưng là một người dân thì phải tuân theo “luật” nào, Pháp trị hay Đảng trị?
Nếu không có Nhà nước pháp quyền thì một người dân có được gọi là công dân không ? Câu hỏi này tôi xin hỏi các vị Luật gia.
Hơn nữa, lục tìm trong Hiến pháp 1992 và sửa đổi 2001, tôi không thấy ở đâu chỉ ra ba quyền của nhà nước “hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng” như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói. Phải chăng ở đây TBT làm cái việc mà người ta gọi là “giải thích pháp luật”. Nếu theo pháp luật thì chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội mới có quyền “giải thích pháp luật” còn các cơ quan hành chính chỉ có quyền chỉ dẫn pháp luật mà thôi.
Như vậy, có 02 giả thiết:
1. Nếu tuân theo Đảng trị thì Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Đúng.
2. Nếu tuân theo Pháp trị thì Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh Sai.
Hà Nội, 27/6/20010
HĐS
Cổng chào Hà Nội ‘tham nhũng không gian công cộng’
“Xây dựng kiểu này rất nguy hiểm, bởi bằng cách đó người ta có thể chiếm dụng, tham nhũng các không gian công cộng để quảng cáo cho họ” – họa sĩ Nguyễn Quân.
Quanh chuyện UBND TP.Hà Nội xây 5 cổng chào tạm trên các cửa ngõ vào thủ đô bằng tiền của doanh nghiệp, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân cho rằng cách làm này vừa gây ô nhiễm môi trường thẩm mỹ, vừa giúp doanh nghiệp chiếm dụng không gian công cộng.
Monday, June 28, 2010
Bảo tàng Xã hội chủ nghĩa
Bắc Hàn bị loại, nhưng ý chí và những cú đánh bí mật của đoàn quân Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn là một trong những bất ngờ đáng nhớ tại World Cup.
Nhiều người mắng và khó chịu khi nghe mấy tay bình luận viên truyền hình hét lên cổ vũ “hoan hô CHDCND Triều Tiên của… chúng ta!”. Nhưng tôi thích, bởi nó đúng, nó phát ra từ cái tâm và tấm lòng rất thật của không ít người Việt với các nước XHCN anh em. Đây là đội bóng XHCN duy nhất còn góp mặt tại World Cup kỳ này.
Tôi chưa đến Triều Tiên, nhưng cũng đã nghe nhiều về cuộc sống bưng bít, chốt chặt của “người anh em” này. Một đất nước mà đến nay người dân vẫn không được quyền dùng điện thoại di động và internet. Một đất nước khốn khó trăm bề vì bị bao vây cấm vận, rồi chèn ép, đe nẹt… Một quốc gia mà nghe đâu người dân vẫn phải xếp hàng rồng rắn mua theo chỉ tiêu tem phiếu từng lạng thịt, từng bánh xà phòng trước các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Nhưng cũng họ, tức khắc cũng sẽ biến thành một biển người ùa xuống đường hét vang “đả đảo Mỹ” , hô đến khản giọng “muôn năm” lãnh tụ của mình và tuyên bố sẵn sàng cho nổ… hạt nhân!
Kỳ lạ, nhưng… thú vị chứ? Tìm đâu ra trên trái đất này còn được quốc gia nào như CHDCND Triều Tiên của… chúng ta ?
Tôi đã có dịp qua Cuba. Nhìn cảnh đất nước, phố phường, đồng quê và dân chúng của bạn chẳng khác chi nước Việt mình thời trước đổi mới. Cái nhà máy xì gà chạy xành xạch không hơn mấy xí nghiệp dệt thủ công ở Duy Xuyên, Quảng Nam quê tôi vẫn được coi là “bí mật quốc gia”. Khách khứa vào ra cấm quay phim chụp ảnh. Những điếu xì gà đóng hộp chỉ dành cho xuất khẩu và phân phối theo chỉ tiêu tem phiếu quốc gia. Nhưng vừa ra ngoài nhà máy là hơn chục gã công nhân nhảy rào ra bán chui từng điếu. Đó là những điếu xì gà tài sản XHCN bị ăn cắp đem ra bán lậu.
Nhưng đó là những công dân tuyệt vời, yêu nước, yêu đời và lãng mạn bậc nhất thế gian. Trong khốn khó, chỉ cần một mẩu bánh mì, vài cốc rượu rum cũng đủ tụ hội suốt đêm, quay cuồng trong những vũ điệu salsa, rumba, mambo, cha cha cha bốc lửa.
Kỳ lạ. Mấy hộp dầu cù là hiệu Cao Sao Vàng đem qua cũng thành quà hiếm. Những chiếc Volga, Lada cũ kỹ xộc xệch phun khói đen ngòm. Những dãy phố cũ mốc đến mức như thể chúng chưa bao giờ được sơn phết.
Thế mà đẹp. Đẹp một cách kỳ lạ. Đẹp như thể nhìn thấy một phần máu thịt, hồn vía của chính mình trong đó.
Rồi chợt sợ, lo và tiếc. Sợ Cuba, CHDCND Triều Tiên nay mai sẽ mở cửa để phát triển như mình. Sợ hai mẫu hình gốc còn nguyên khai ban đầu của mô hình XHCN sẽ khác đi. Nó giống như cảm giác đôi khi ngẫm lại chợt bồi hồi nhớ và tiêng tiếc về những kỷ niệm xưa cũ của một thời xếp hàng đong gạo trước đổi mới ở nước Việt mình.
Và cứ ước Cuba, CHDCND Triều Tiên… đừng mở cửa, đừng phát triển! Cứ mãi thế để lưu giữ hình ảnh một thời của chính chúng ta, hình ảnh một đất nước XHCN nghèo khó nhưng thân thuộc. Được vậy, Cuba và CHDCND Triều Tiên sẽ thành hai bảo tàng sống sinh động của mô hình XHCN lừng lẫy một thời. Vài chục năm nữa, vài trăm năm sau, cả thế giới sẽ ngùn ngụt kéo về đây để tham quan, để du khách trên khắp quả đất này, khắp các màu da, châu lục còn có cơ hội chiêm ngưỡng một mô hình di sản mang tên XHCN nguyên bản không bị tiết tấu, biến hóa.
Đó cũng là một cách phát triển, phát triển trong thế biết gìn giữ- Tại sao không? Nếu Cuba, Bắc Hàn rồi cũng sẽ mở cửa… Liệu mai sau thế gian này làm sao mường tượng được Xã Hội Chủ Nghĩa nó là cái gì, như thế nào và ra làm sao?
CHDCND Triều Tiên (ảnh Việt Luận blog, AFP, Giadinh.net)
Cuba (ảnh: TDN)
Nguồn: Trương Duy Nhất blog
Saturday, June 26, 2010
Tiếng nói sinh viên: Tinh thần yêu nước từ cố đô Hoa Lư
Kính thưa Ban quản trị mạng Bauxite Việt Nam
Chúng em là những sinh viên đang theo học tại Trường đại học mang tên kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt từ cách đây vừa đúng 10 thế kỷ. Tỉnh Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử, đền đài cổ xưa, phản chiếu một giai đoạn oai hùng của đất nước ta. Đó không phải là những điều hãnh diện mang nặng tính thành tích, mà thực sự là điều mà chúng em quyết tâm thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, không phải chỉ cố gắng học tập và lao động tốt, mà còn luôn bồi dưỡng tình cảm của mình đối với đất nước.
Bởi vì tình cảm này có bị lung lay trong thời gian gần đây, khi những vấn đề biển, đảo và biên giới cứ nổi cộm lên với những điều khó hiểu. Tại sao chúng ta từng kêu gọi bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên để lại, thế mà khi đất bị cắt xén, đảo bị xâm chiếm, biển bị xâm phạm mà chúng ta lại cứ mãi được nghe bảo là “phải có thái độ khôn khéo với nước lớn”.
Chúng ta sẽ tiếp tục “khôn khéo” như thế nào để nó không phải là khiếp nhược? Tại sao chúng ta từng hãnh diện là “nhân dân Việt Nam anh hùng”, thế mà khi ngư dân hiền lương của chúng ta bị giết hại, bị đánh đập, bắt bớ như những tên tội phạm, thì chúng ta không có phản ứng gì ngoài việc kêu xin người “nước lạ” phải biết nương tay… Người nước lạ sẽ “nương tay” đến mức nào thì chúng ta sẽ vui lòng mà chấp nhận? Đó có phải là thái độ hành xử của người dân mình hay không, chắc là mỗi người đều có sự suy nghĩ…
Từ mấy tháng nay, chúng em đã âm thầm theo dõi các anh chị em thanh niên sinh viên yêu nước khởi xướng “một việc làm nhỏ” bằng cách vẽ 6 chữ thể hiện quyết tâm gìn giữ biển đảo của thanh niên Việt Nam. Những dòng chữ này đã xuất hiện ở quê hương Ninh Bình của chúng em, và qua các trang boxitvn.blogspot.com và boxitvn.worpress.com cũng như nhiều trang mạng khác trong và ngoài nước, chúng em thấy các bạn trẻ ở nhiều thành phố khác cũng đã tích cực hưởng ứng việc làm này. Những giòng chữ: Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam (HS-TS-VN) luôn nhắc nhở chúng em về những miền lãnh thổ thân yêu đang bị “nước lạ“ xâm chiếm, và thôi thúc chúng em phải làm một hành động cụ thể hơn đối với vấn đề này. Để góp phần vào công tác “một việc làm nhỏ” và làm phong phú cho nó, một số chúng em đã nhất trí là phải góp phần, và đã đi in vào giấy keo dính 6 chữ này và đem dán ở nhiều nơi, cho đến nay là khoảng 100 địa điểm ở Ninh Bình, mà một số ảnh kèm theo đây xin gửi đến các các bác, các cô chú, các anh chị và các bạn.
Chúng em sẽ cố gắng thực hiện tiếp tục ở nhiều nơi khác nữa, để chương trình này được phát động đến các bạn trẻ Việt Nam yêu nước, cũng như nêu cao tinh thần của sinh viên Trường đại học Hoa Lư.
Để kết thúc thư này, chúng em xin mượn lời của một vị Tổng thống nước Mỹ nhằm gửi tặng các bạn sinh viên học sinh yêu nước khắp nơi. Ngài Tổng thống Kennedy đã nói rằng “Đừng hỏi rằng Tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi rằng các bạn đã làm gì cho Tổ quốc”.
Trân trọng kính chào Ban quản trị Bauxite Việt Nam
Một nhóm sinh viên Đại Học Hoa Lư
Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp
Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.
Một bài phỏng vấn đặc sắc! Đọc xong tôi liền chuyển tiếp cho vài người bạn. Và nhận được 2 phản hồi. Người thứ nhất: "Đấy, các ông thấy ĐCSVN cũng cầu thị lắm chứ! Họ đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc thay đổi lớn đấy! Để cho VietnamNet (cái van xì hay quả bóng thăm dò của Đảng) đưa bài này, cũng như việc không còn chơi rắn với mạng Bauxite Việt Nam, không khủng bố ông Cù Tiến sĩ sau cú trả lời đài Mỹ huỵch toẹt đòi đa đảng, chả nằm trong cùng một chuỗi động thái sao? Hãy lạc quan, đất nước có đường thoát rồi đấy!". Người thứ hai: "Thôi đi các ông! Bày trò cả thôi! Những điều chính khách về hưu kia nói ai chẳng biết, có điều ông ta chỉ nói khi tiếng nói chả còn tý ep-phê nào, và khi ơn Đảng lộc nước ông đã ăn đủ, chẳng còn gì để mất! Rồi ông thấy lại vũ như cẩn thôi! Chán chính trị chính em lắm rồi! Coi có trò gì dzui cuối tuần rủ tôi tham gia nghe thú vị hơn!"
Trung Quốc tiếp tục trục xuất 31 tàu cá Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ
Hàng loạt hành động trục xuất, ngăn cản ngư dân Việt Nam tác nghiệp tại vịnh Bắc Bộ của Trung Quốc liên tiếp diễn ra. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong quá trình mưu sinh kiếm sống của đồng bào ngư dân nghèo khổ Việt Nam.
Với chiêu bài, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, ngày 16/5, Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của mình trong phạm vi chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Và để đảm bảo lệnh cấm đánh bắt ngang ngược của mình được thực hiện nghiêm túc, trong thời gian qua Trung Quốc đã phái liên tục nhiều lực lượng chức năng tiến hành tuần tra, kiểm tra với cường độ cao trên biển.
Theo đó, từ ngày 10-22/06, tổng đội biên phòng tỉnh Hải Nam đã tiến hành tăng cường tuần tra đối với vùng cấm đánh bắt cá. Các lực lượng chức năng tỉnh này đã tiến hành tuần tra trên vùng đánh bắt chung gần đường phân định với Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ.
Với sự tham gia các tàu tàu hải cảnh được trang bị vũ trang, trong thời gian trên, lực lượng hải cảnh đã tiến hành trục xuất, truy cản đối với 31 tàu cá Việt Nam.
Được biết, tàu hải cảnh với số hiệu 46012 khi tác nghiệp tại khu vực đánh bắt chung giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra đối với các tàu cá mang quốc tịch Việt Nam như: TH90524TS, TH96021TS, TH90281TS, TH90502TS, NA93272TSD…qua tìm hiểu, các tàu cá trên của Việt Nam là các tàu của ngư dân thuộc các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Lực lượng chức năng Trung Quốc cũng khẳng định, các tàu này của Việt Nam đều có giấy phép hoạt động hợp pháp, tuy nhiên đã vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc công bố hôm 16/5. Chính vì thế, theo quy định của nươc này, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã trục xuất các tàu cá của Việt Nam ra khỏi vùng đánh bắt chung.
Được biết, trong lần tác này, hải cảnh Trung Quốc đã hành trình hơn 78h, vượt 1260 hải lý, với 6 tàu tham gia làm nhiệm vụ. Kiểm tra 16 loại tàu khác nhau, trục xuất 31 tàu cá Việt Nam, đồng thời còn tiến hành huấn luyện sử dụng các trang bị, thục luyện các khoa mục…qua đó nâng cao việc duy trì trật tự và an ninh trên vịnh Bắc Bộ của lực lượng này.
Việc Trung Quốc tuyên bố lệnh đánh bắt cá trong lãnh hải Việt Nam là một việc làm sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước năm 1982 về luật biển của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên đối với vấn đề biển Đông năm 2002.
Theo Vit
Chuyện lạ!
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 14-6-2010 đưa tin “82,5 tấn là lượng tăm tre nhập khẩu trong năm tháng đầu năm 2010 qua cảng Cát Lái, TPHCM; trong đó phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc. Năm 2009, lượng tăm tre nhập khẩp qua cảng Cát Lái vào khoảng 213,5 tấn”.
Đọc xong mẩu tin nhỏ mà hoa mắt, kiểm tra lại trên mạng, đúng là như vậy. Chỉ riêng cảng Cát Lái trong năm 2009 đã nhập 213,5 tấn tăm tre, còn mấy chục cảng khác thì sao?
Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và các cửa khẩu đường bộ ở biên giới phía Bắc gần và thuận lợi hơn nên lượng tăm tre Trung Quốc nhập vào Việt Nam chắc cũng sẽ nhiều hơn. Có khiêm tốn lắm thì con số cũng không dưới 1.000 tấn! Bây giờ mới biết Trung Quốc nhập tre của Việt Nam về làm tăm rồi xuất ngược trở lại.
Cứ nghĩ mà chua xót! Đến cái tăm tre mà chúng ta cũng phải nhập khẩu. Cái sản phẩm bé xíu và đơn giản thế kia mà cũng phải xuất nguyên liệu thô rồi mua lại sản phẩm của nước ngoài với giá đắt hơn gấp mấy lần.
Chẳng biết các doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước nghĩ gì về điều này? Nếu Việt Nam tự sản xuất tăm tre thì mấy ngàn người sẽ có việc làm và Nhà nước sẽ tiết kiệm được nhiều thứ. Đó là chưa kể với nguồn nguyên liệu dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu tăm tre để thu về không ít ngoại tệ.
Từ việc nhập khẩu tăm tre, tôi lại nghĩ đến nhiều việc phi lý hơn, như chuyện nhập khẩu muối, đường, trái cây và những mặt hàng tiêu dùng khác. Khi nghe chuyện này, một lão ông ở Tây Ninh đã chua chát: “Đến cái tăm tre còn phải nhập khẩu mà sao cứ bàn toàn chuyện cao siêu. Nào nhà máy điện hạt nhân tầm cỡ, đường sắt cao tốc… Mơ ước thì cứ mơ ước nhưng xin hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất cho dân được nhờ”.
Sáng nay, công ty cúp điện nên tôi phải chạy về nhà làm việc. May nhà gần công ty chứ nếu không phải ra quán cà phê tán gẫu. Ngày mai lại đến lượt nhà mình cúp điện. Lúc này tôi chỉ mong có đủ điện xài và ra đường không bị lô cốt bủa vây.
Nguyễn Văn Mỹ (TBKTSG)
http://haydanhthoigian.wordpress.com/2010/06/25/chuy%E1%BB%87n-l%E1%BA%A1/
Wednesday, June 23, 2010
Người Buôn Gió - Người Lính Nhỏ
Tí Hớn lật cái sọt mẹ đựng quần áo úp xuống, treo lên trên đứng nghiêm gọi bố.
- Bố nhìn này, người lính đang đứng gác.
Lái Gió hỏi con.
- Người lính gác gì đấy, gác gói bim bim mẹ để trên kia à.?
Tí Hớn tỏ vẻ không vừa ý với bố.
- Ơ không phải gác bim bim, bố nhầm rồi. Người lính gác quê hương, cô giáo bảo thế mà. Bố nhầm rồi đấy.
Lái Gió vội xin lỗi con, nếu không Tí Hớn nó lải nhải câu - bố nhầm rồi đấy- đến khi nào bố nó nhận ra sai lầm và xin lỗi nó mới thôi. Lái Gió bảo con.
- Người lính gác tí thôi rồi xuống kẻo ngã, bố chụp cho kiểu ảnh nhé.
Tí Hớn xem ảnh rồi la tướng khoe mẹ.
- Mẹ ơi, xem ảnh người lính Tí Hớn đứng gác này.
Mẹ Tí Hớn trong bếp không ra xem, Tí Hớn trề môi kéo dài giọng nói với bố.
- Ấy thấy chưa, người lính Tí Hớn đứng gác không cho bọn xấu vào nhà mình đấy bố ạ, mai bố mua cho con khẩu súng con bắn bọn xấu bùm bùm.
Lái Gió ôm con vào lòng, hôm nọ bố về đến nhà cứ nghĩ Tí Hớn thấy bố phải nhẩy cẫng lên mừng. Nào ngờ Tí Hớn thấy bố đột ngột về , cậu nhìn bố lặng thinh nước mắt chảy tràn trề. Mãi sau quệt nước mắt ôm bố chả nói câu nào. Bố hỏi mãi mới cười. Mẹ bảo có chiều mẹ đang nấu cơm, Tí Hớn ở trong buồng yên ắng. Lạ quá mẹ vào xem thấy con nước mắt chảy, mẹ hỏi sao khóc thì Tí Hớn chối bai bải - đâu con có khóc đâu- vừa chối vừa quay mặt vào chăn để chùi nước mắt.
Người lính Tí Hớn đa cảm thế này, không đứng gác được đâu. Mà có khi lớn lên Tí Hớn chả còn gì ở đất nước này để mà gác. Lái Gió đi nhiều thấy đất nào cũng có chủ , từ ngọn núi đến khu rừng hay bãi cát, không của ông Bí thư, công an tỉnh, chủ tịch, phó chủ tịch thì cũng của các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài...Còn xa xôi ngoài biên giới , hải đảo thì càng chả cần gác. Bọn nước ngoài nó muốn đến đâu nó vạch cái trên bản đồ rồi đưa chính phủ ta xem là xong. Người lính Tí Hớn lúc đó chỉ có mà đi làm bảo vệ gác cổng cho công ty nước ngoài nào đó, chẳng hạn như lên Tây Nguyên gác công trường khai thác nhôm của bọn Trung Quốc. Đứng gác mà lơ ngơ phì phèo thuốc lá, tán gái như Lái Gió hồi trẻ vớ vẩn, bọn ông chủ nó đè ra lấy roi đánh. Bây giờ bọn chủ Đài Loan, Hàn Quốc nó còn đánh công nhân Việt Nam tại Việt Nam thì lúc đến lúc đấy Tí Hớn bị chúng nó đánh cũng thế thôi. Thời thế xoay vần, ngày xưa thì thấy nói bọn thực dân Pháp đánh cu li, phu lục lộ,phu công trường cao su...bọn thực dân Pháp nó chiếm nước ta trái phép, bắt nhân dân ta làm nộ lệ. Còn bây giờ bọn thực dân Trung Quốc, Đài Loan nó chiếm nước ta, bắt dân ta làm nô lệ có giấy phép hẳn hoi. Do chính nhân dân ta thông qua quốc hội thể hiện ý chí thống nhất, đồng lòng ký kết giấy trắng mực đen.Văn tự đàng hoàng nhé, chả phải là giấy viết tay đâu. Mấy thằng phản động lợi dụng để tuyên truyền là Đảng và nhà nước ta bán nước, khốn nạn quá, chúng định làm mất uy tín của Đảng. Chúng vu oan cho Đảng và chính phủ ta. Bọn nhân dân bán nước đấy chứ, chính bọn nhân dân giữ vai trò đất nước này đã can tâm đồng lòng làm vậy. Bọn nhân dân nó sợ sau này con cháu nó phải ra sức giứ gìn đất nước, nó lo cho hậu thế mai sau , nên chúng bảo nhau bán quách hết mẹ nó đi. Con cháu sau này đỡ phải giữ gìn, xây dựng cái chi. Cứ đi làm thuê cũng sống hết kiếp người. Lo chi mấy cái việc khác cho mệt. Mà thế cũng là đường lối đúng đắn, mình bán cho chúng nó thì chúng nó phải đau đầu quản lý, tính chuyện phát triển. Mình chỉ ung dung làm đủ 8 tiếng đồng hồ, lãnh lương về nhà. Rảnh có thời gian thì chơi bời, đàn đúm, không phải lo nghĩ đến quốc gia, xã tắc làm gì. Vì có phải còn của mình đâu mà nghĩ. Cái này gọi là - quẳng bớt gánh lo đi mà vui sống- như sách dạy.
Nếu Tí Hớn không còn gì để canh gác, cậu ấy hỏi Lái Gió là.
- Bố ơi ! bọn bán nước là ai.?
Lái Gió trả lời.
- Bọn bán nước chính là bố,là mẹ, là các bác, các chú và tất cả mọi người lớn con ạ. Hiến pháp ghi rõ rồi. Nhân dân là người chủ thực sự của đất nước. Mà bố và mẹ cùng các chú, các bác là nhân dân. Chỉ có người chủ mới bán được tài sản của mình. Chứ bọn đầy tớ nào mà có tư cách đi bán.
Tí Hớn hỏi tiếp.
- Tại sao lại bán hả bố.?
Lái Gió.
- Bán đi để đỡ phải trông con ạ, bán mà giả tiền nuôi đầy tớ chứ. Không bán thì mình làm gì có đầy tớ.Người ta bảo trông chó béo biết chủ giàu. Mình sống thế nào không cần lắm, nhưng đầy tớ của mình cần phải béo tốt, mỡ màng để người ta trông thấy đánh giá nhà mình giàu có, sung sướng con ạ. Càng nhiều đầy tớ béo tốt càng chứng tỏ nhân dân mình giàu có, dư thừa của cải con ạ. Mát mặt lắm, đi ra nước khác ai cũng khen người Việt Nam giỏi giang vì thế. Tự hào quá đi chứ. Người ta sẽ trầm trồ nói.
- Kìa người dân Việt Nam đấy, nhìn bọn đầy tớ của họ mà xem. Đến bọn đấy tớ còn ăn mặc đẹp, chơi toàn đồ sang, ăn tiêu xả láng thì không biết bọn nhân dân làm chủ chúng phè phỡn đến mức độ nào. Đấy thế có phải là mát mặt không con?
Tí Hớn nghe xong sẽ buồn thiu, cậu vừa đi gác cổng nhà máy sản xuất tăm xỉa răng Đông Phương Hồng ở khu công nghiệp Sài Đồng về. Cậu nói lau mồ hôi nói.
-Con khát nước quá bố ạ, từ khi con lớn đến giờ luôn luôn bị khát nước. Mỗi ngày ở chỗ làm con uống đến mấy chai nước. Bọn chủ người Trung Quốc nó bảo sẽ trừ lương vì con uống nhiều quá.
Lái Gió an ủi con.
- Thôi con uống vừa thôi,kẻo nó trừ lương thì lại nhịn ăn để bù. Cả cái thế hệ của con đều thiếu nước đâu phải mình con. Đấy là quy luật tất yếu trên con đường đi đến CNXH, nó là thời kỳ quá độ để chuyển đổi. Cần phải có một giai đoạn để thích nghi sau đó mới phát triển. Bố thấy người Trung Quốc sắp tới sẽ bán một loại thuốc, mỗi viên nhỏ bằng viên vitamin C. Chỉ cần uống một viên là nửa tháng không cần uống nước. Tự cơ thể mình sẽ hấp thụ nước trong không khí vào cơ thể. Thuốc này rẻ lắm, dân mình ai cũng mua được con ạ. Đời ông nội đã hy vọng thấy thiên đường, đời bố cũng vậy, giờ con phải có trách nhiệm nuôi dưỡng hy vọng nhìn thấy thiên đường CNXH thay cho bố và ông nội. Chúng ta đã đánh đổi bao thế hệ , bao nhiêu đất đai tổ quốc để mong có ngày đi đến nơi và nhìn thấy cánh cổng thiên đường đẹp đẽ trong kinh Mác đã nói. Khi đi qua cánh cổng thiên đàng mà Mác đã chỉ ấy. Thế hệ các con sẽ không phải làm gì hết, lúc đấy tha hồ hưởng thụ vật chất. Đừng để mất hy vọng con ạ, mất hy vọng là mất tất đấy con. Bố truyền cho con hy vọng thiên đường, nếu đời con chưa thấy thì con phải truyền lại cho con trai của con hy vọng ấy.
Tí Hớn chơi chán lăn ra ngủ, Lái Gió giật mình mới biết từ nãy luyên thuyên một mình. Thế này mai phải đi gặp bác sĩ tâm lý khám xem sao thôi. Dạo này dở hơi hay sao hay nói chuyện một mình thế không biết.
Tuesday, June 22, 2010
Bản tin tổng hợp TGNV ngày 22.6.2010 - Tin Việt Nam
Đức Tâm, rfi
Wikipedia
Theo hãng tin DPA, nguồn tin công an Việt Nam cho biết là hàng trăm người dân tỉnh Thái Bình đã biểu tình trong hai ngày, 18 và 19/06/2010 để phản đối các vụ cắt điện. Họ đã vây ráp, buộc một số nhân viên điện lực và quan chức địa phương phơi nắng, hoặc nhốt trong nhà kín để chịu cảnh nóng bức.
Theo lãnh đạo công an huyện Quỳnh Phụ, hôm thứ bẩy 19/06, hơn 600 nông dân địa phương đã buộc các lãnh đạo xã phải đi cùng họ đến trụ sở chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.
Báo chí trong nước cho biết thêm là đám đông còn bắt một số quan chức chính quyền và nhân viên công ty phải ngồi phơi nắng. Một số người khác bị giam trong một ngôi nhà, không có điện, cửa sổ đóng kín, trong vòng một ngày với cái nóng lên tới 39°.
Một công an xin dấu tên của tỉnh Thái Bình cho biết đây là vụ biểu tình thứ hai tại khu vực này để phản đối việc cắt điện.
Người dân huyện Quỳnh Phụ rất phẫn nộ trước việc cắt điện không báo trước trong lúc họ đang cố gắng bơm nước thủy lợi cho vụ mùa mới. Còn các gia đình giàu có thì chi tiền cho nhân viên điện lực để được có điện liên tục.
Một người dân ở đây cho rằng họ bị phân biệt đối xử, cung cấp điện không công bằng, chỗ có điện, chỗ bị cắt mà không có giải thích rõ ràng.
Trong những tháng này, Việt Nam đang rất thiếu điện. Nguồn thủy điện bị giảm do hạn hán. Theo giới chuyên gia, nhu cầu về điện tại Việt Nam tăng khoảng 15% mỗi năm.
Hình ảnh người dân tại thành phố Basra, miền nam Irag, đã tràn ra đường biểu tình phản đối tình trạng thiếu điện, cúp điện tại thành phố này. Người Việt Nam đã chịu cảnh này trên 70 năm nay, còn phải "khắc phục" đến bao giờ?
Tập đoàn Nga ‘xây dựng nhà máy điện hạt nhân VN’
Tập đoàn nhà nước của Nga, Rosatom, đã được chọn tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam
VOA-Thứ Hai, 21 tháng 6 2010
Ngoài Nga, các công ty của Nhật, Pháp và Mỹ cũng muốn tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Tập đoàn nhà nước của Nga, Rosatom, đã được chọn tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ Hạt nhân, nói rằng công ty của Nga ‘sẽ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên’.
Ông Cục trưởng cho biết thêm rằng đối với các nhà máy khác, Việt Nam ‘sẽ mời thêm các nhà thầu Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp vốn từng cho thấy muốn tham gia vào các dự án đó’. Ông Nhân không nói cụ thể tên các tập đoàn này.
Ông Nhân còn cho hay, Việt Nam dự tính xây dựng khoảng 10 nhà máy điện hạt nhân, và nhà máy đầu tiên dự kiến sẽ khởi công tại tỉnh Ninh Thuận vào năm 2014.
Việt Nam đang phát triển thêm các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân, trong khi tăng trưởng kinh tế tới năm 2020 được dự báo sẽ đạt trung bình khoảng 8%.
Thời gian qua, người dân các thành phố, trong đó có Hà Nội và TP HCM, đã phải chịu cảnh cắt điện luân phiên vì ‘cung không đủ cầu’.
Hãng tin Bloomberg trích lời ông Nhân cho hay Việt Nam đang xúc tiến phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhanh chóng để bù đắp vào sản lượng điện thiếu hụt từ các nhà máy thủy điện.
Rosatom, công ty năng lượng nguyên tử có trụ sở ở Moscow, tháng trước đã ký hợp đồng xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ với giá khoảng 20 tỷ đôla.
Trong khi đó, ông Ngô Đặng Nhân từ chối ước tính giá trị của nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.
Được biết, công ty con của Rosatom là Atomstroyexport ZAO sẽ ‘phụ trách toàn bộ quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam’.
Ngoài Nga, các công ty của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Pháp cũng bày tỏ mong muốn tham gia các nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Mới đây, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bắt đầu ngay việc thực hiện các biện pháp an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới.
Việt Nam gần đây cũng ban hành qui định cấm việc sử dụng, tàng trữ hay mua bán các loại nguyên liệu và thiêt bị hạt nhân hay đưa thông tin sai lệch về vấn đề này.
--------------------------------
Ý kiến:
Thứ Hai, 21 tháng 6 2010 ngáo (VIET-NAM)
XIN chúc mừng tập đoàn ROSATOM đã giành được hợp đồng,và cũng xin chia buồn với bà con cô bác có nhà cửa đất đai trong dự án,cũng như trong bán kính an toàn,hãy mau chóng di dời ,đi càng xa càng tốt,sống như người du mục,biết đâu cái thứ hai,thứ ba,gần chổ vừa mới tới thì khổ,mong bà con có đầy đủ sức khỏe cho công cuộc chạy nạn và trã nợ quốc gia.
Thứ Hai, 21 tháng 6 2010 TRUONG TRUONG
Ưu tiên cho Nga là phải thôi vì Nga quá rành về các sự cố hạt nhân có thể giúp gỡ rối vì cái thói ta cộng vô trách nhiệm ngay từ đầu các dự án. Tiền trước tiên mà!
Cựu Quốc vương Campuchia tới VN lần đầu trong vòng 15 năm
Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và các thành viên gia đình hoàng gia sẽ có ‘chuyến thăm hữu nghị’ tới Việt Nam
VOA-Thứ Hai, 21 tháng 6 2010
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Cựu Quốc vương Campuchia tới Việt Nam trong vòng 15 năm qua.
Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và các thành viên gia đình hoàng gia sẽ có ‘chuyến thăm hữu nghị’ tới Việt Nam để củng cố quan hệ.
Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cho biết ông Sihanouk, một trong các quốc vương trị vì lâu nhất ở châu Á, sẽ cùng phu nhân và con trai, Quốc vương Norodom Sihamoni, sẽ thăm Việt Nam trong ba ngày (từ 22 tới 25/6).
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Cựu Quốc vương Sihanouk tới Việt Nam trong vòng 15 năm qua.
Hãng tin AFP đưa tin rằng tâm lý chống Việt Nam vẫn còn lan rộng ở Campuchia, và mối bang giao Hà Nội – Phnom Penh đặc biệt căng thẳng liên quan tới vấn đề biên giới.
Trong khi đó, chính phủ Việt Nam nhận định, quan hệ Việt Nam - Campuchia ‘đang không ngừng được phát triển với phương châm ‘hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”.
Hãng thông tấn của Pháp trích lời ông Sihanouk nói trong một thông cáo rằng chuyến thăm của ông tới Việt Nam ‘hoàn toàn mang tính cá nhân’ vì ông ‘không còn ‘đảm đương chuyện triều chính’.
Campuchia và Việt Nam có chung 1.270 km đường biên giới, và hai bên đã chính thức bắt đầu cắm mốc giới hồi tháng 9 năm 2006 sau hàng thập kỷ tranh cãi về lãnh thổ.
Năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia vẫn đạt trên 1,4 tỉ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2008.
Nguồn: AFP, Chính phủ Việt Nam
Vatican sẽ tiếp tục đàm phán về bang giao với Việt Nam
Trọng Nghĩa, rfi
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Trong một thông cáo ngày 21/06/2010, Tòa Thánh xác nhận: một cuộc họp của "nhóm công tác hỗn hợp" Việt Nam - Vatican sẽ diễn ra hai ngày 23 và 24/06/2010 tại Rôma. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Đây là cuộc họp thứ hai sau lần đầu tổ chức tại Hà Nội vào hai ngày 16 - 17/02/2009.
Theo hãng tin Asianews của Bộ Truyền Giáo Vatican, phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu đã có mặt tại Rôma. Trong đoàn còn có các quan chức Bộ Công An và Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Theo Asianews, "cuộc họp có mục đích chính thức là thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương", nhưng những người Công Giáo Việt Nam hy vọng là sự kiện này sẽ cho phép tái lập một bầu không khí "tin tưởng" lẵn nhau giữa Vatican và Việt Nam.
Theo hãng tin Pháp AFP, hai bên đã khởi động tiến trình xích lại gần nhau được đánh dấu bằng chuyến viếng thăm Vatican lịch sử của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2007, nối tiếp bằng chuyến đi thăm hồi tháng 12/2009 của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Theo AFP, đó là lần đầu tiên mà nguyên thủ một quốc gia Cộng Sản bước qua ngưỡng cửa Tòa Thánh.
Sau cuộc tiếp xúc giữa Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tòa Thánh Vatican đã nhận định rằng cuộc hội kiến đánh dấu "một chặng đầy ý nghĩa cho tiến bộ trong quan hệ song phương". Vatican đồng thời bày tỏ hy vọng rằng "các vấn đề đang tồn tại có thể sớm được giải quyết".
Từ đầu năm 2009, hai bên đã khởi động những cuộc thảo luận chưa từng thấy về mặt kỹ thuật, với cuộc họp đầu tiên của nhóm công tác hỗn hợp về thiết lập bang giao.
Tuy vậy, theo AFP, nhiều vấn đề vẫn tồn tại trong quan hệ giữa hai bên, đặc biệt là vấn đề đất đai của Giáo Hội để lại Việt Nam sau khi người Pháp rút đi vào năm 1954, và sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975. Trung tâm Hà Nội trong thời gian gần đây đã nhiều lần trở thành nơi diễn ra các cuộc biểu tình của người Công Giáo đòi trả Tòa Khâm Sứ lại cho Giáo Hội.
Báo nước ngoài vẫn "nóng" vì ĐSCT Việt Nam
21/06/2010 20:48:45
- Báo chí nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, ngày hôm nay 21/6 tiếp tục đăng tải thông tin về việc Quốc hội Việt Nam bác dự án ĐSCT Bắc Nam với tổng dự toán đầu tư 56 tỷ USD.
Tờ báo Asahi của Nhật Bản số ra ngày hôm nay có tin nhan đề “Việt Nam bác kế hoạch Shinkansen” cho rằng “nỗ lực xuất khẩu cơ sở hạ tầng của Nhật Bản đã thất bại khi Quốc hội Việt Nam bác Dự án xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc trị giá 55,8 tỷ USD”.
Viện dẫn do chi phí quá cao, Quốc hội hôm thứ Bảy đã bỏ phiếu bác đề xuất của Chính phủ Việt Nam xây dựng một vài đoạn trong tổng số 1.500 km đường sắt cao tốc nối Hà Nội và TP.HCM đến năm 2025 trước khi hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Tuy nhiên, các phiên thảo luận tiếp theo sẽ đưa ra kết luận cuối cùng trong kỳ họp tới vào mùa Thu. Báo Asahi viết rõ: “Đề xuất này dự kiến chọn hệ thống tàu Shinkansen của Nhật Bản”.
Tờ báo viết: “Các nhà lập pháp phản đối kế hoạch do chi phí tương đương với hơn một nửa GDP của Việt Nam. Họ cũng lo ngại về kế hoạch tài chính khi phụ thuộc vào ODA của Nhật Bản và khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chiếm tới 70% chi phí dự án. Trước đó, hồi tháng 5 Bộ trưởng Giao thông Seiji Maehara đã thăm Việt Nam và gặp người đồng cấp của Việt Nam để “rao hàng” công nghệ Shinkansen”.
Tờ Bưu điện Bangkok viết: “Cơ quan lập pháp của Việt Nam hôm thứ Bảy đã bác Dự án xây dựng đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD sau khi cho rằng cần dành sự ưu tiên cho nhiều nhu cầu cơ bản khác. Trong một quyết định hiếm thấy của Quốc hội, cơ quan thường xuyên ủng hộ các đề xuất từ phía Chính phủ, các đại biểu yêu cầu phải nghiên cứu kỹ hơn kế hoạch này”.
Bưu điện Bangkok trích dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 ở mức “rất cao” là 8,4% GDP. Nợ công vào khoảng 47,5% GDP được WB đánh giá là ở mức cao nhưng có thể “chịu đựng được” nếu chính phủ thận trọng.
Tờ báo Thái Lan này cho biết: “Các quan chức Nhật Bản cho biết Chính phủ Việt Nam đã đồng ý chọn công nghệ Shinkansen cho đường sắt nếu Dự án được thông qua”.
Bảo Minh (Tổng hợp)
Báo Trung Quốc nói về nợ công và dự án 56 tỷ của Việt Nam
Truyền thông Việt Nam mấy ngày nay liên tục đưa tin: tuy chính phủ Việt Nam đã bổ sung giải trình về dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT), nhưng vẫn bị nhiều đại biểu Quốc hội kiên quyết phản đối.
Các lý do phản đối chủ yếu gồm:
1. Hiện nay nguồn lực tài chính của Việt Nam chưa đủ, dự án này sẽ làm tăng mạnh gánh nặng nợ nần;
2. Hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án ĐSCT không cao;
3. Dự án này ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Các tin liên quan cho thấy: nếu thực thi các siêu dự án đã lên kế hoạch, như hệ thống cảng biển (5 tỷ USD), nhà máy điện hạt nhân (10 tỷ USD), sân bay Long Thành (12 tỷ USD), 18 tuyến đường ô tô cao tốc (48 tỷ USD), quy hoạch xây dựng thủ đô (60 tỷ USD), lại thêm dự án ĐSCT (56 tỷ USD) thì Việt Nam sẽ nợ bao nhiêu?
Tuy số liệu của các bên có khác nhau nhưng không thể phủ nhận là nợ công của Việt Nam ngày càng tăng lên. Trong tương lai Việt Nam sẽ đứng trước sức ép trả nợ rất lớn và vẫn sẽ phát hành trái khoán đô-la Mỹ.
Ghi chú của người dịch:
[1] EIU tức Economist Intelligence Unit, một cơ quan tư vấn hàng đầu thế giới, phục vụ báo The Economist
TS. Nguyễn Hải Hoành
Kẻ khóc, người cười sau sốt đất Hà Nội
Trong cơn sốt quay cuồng vừa qua, nhiều người kiếm bộn tiền song cũng không ít trường hợp khuynh gia bại sản chỉ vì đổ xô mua đất Hà Nội theo tâm lý đám đông, đồn thổi.
Anh Thế Học, nhân viên PR của một tập đoàn lớn là trường hợp may mắn trong cơn sốt đất vừa qua. Có người bạn học phổ thông là cò đất chuyên nghiệp tại khu vực Gia Lâm tư vấn, anh quyết chí đổi đời bằng đầu tư bất động sản. Tích góp suốt từ năm 2008, huy động đủ mọi nguồn lực bổ sung, anh có trong tay hơn một tỷ đồng.
Lùng sục khắp nơi từ nội đến ngoại thành, cuối cùng anh quyết định đầu tư 53 m2 đất nền ở khu vực Gia Lâm với giá 25 triệu đồng mỗi m2. Hơn một tháng sau, giá đất lên tới 34 triệu đồng. "Chỉ trong khoảng 2 tháng đã lãi được gần 500 triệu đồng. Trong khi một tháng, ky cóp bỏ lợn mãi cũng chỉ được khoảng 4-5 triệu đồng", anh Học hồ hởi nói.
Tiền lãi anh lại tiếp tục đầu tư đất làng ở huyện Thanh Oai gần mặt đường to với giá một triệu đồng một m2. Hai tuần sau, đất đã lên tới 3 triệu đồng. Giá đất thổi liên tục, anh nhanh tay lướt sóng rồi tiếp tục mua đi bán lại, tổng số lãi lên tới gần 3 tỷ đồng.
Bác Đắc Lân ở thôn Cao Mật, Thanh Oai cho biết, cả làng không biết bao nhiêu người đã đổ xô cắt đất vườn để bán, thu về hàng trăm triệu đồng. Không ít người mua xe tay gas phóng vèo vèo, rồi sắm cả tivi LCD để xem.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn. Cơn sốt đất diễn ra chỉ trong khoảng 2 tháng cũng khiến không ít người khuynh gia bại sản. Lan Anh, nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội, cho hay, thấy cơn sốt đất lan rộng, chị cũng tấp tểnh đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, Lan Anh đang khốn khổ với khoản đầu tư của mình.
Trong đợt sốt đất vừa qua, cô đã nhanh tay "ôm" hai lô đất rộng 100 m2 ở dự án Chi Đông, Mê Linh với giá 10 triệu đồng mỗi m2. Để mua được hai lô đất này, bố mẹ Lan Anh phải bán gần 70 m2 ở quê nhà Phủ Lý và vay thêm tiền ngân hàng.
Trong khi đất sốt, hàng chục người hỏi mua và đã có lãi thì cô lại chưa muốn bán, chờ giá tiếp tục lên. Bất ngờ, thị trường chững lại, Lan Anh chỉ còn biết khóc dở mếu dở. "Mới chỉ đóng 50% tiến độ, một tháng sau mà không lo được một tỷ đồng còn lại tôi sẽ buộc phải bán lúa non, ước chừng lỗ khoảng 500 triệu đồng", Lan Anh ngán ngẩm.
Khu vực phía Tây sau một thời gian sôi động giờ đã vắng bóng người mua. Kẻ thức thời, nhanh nhạy đã xả hết hàng, thu về tiền tỷ. Người chậm chân chỉ còn biết ngẩn ngơ nhìn thị trường xuống dốc. Thế nhưng, không chỉ có người buôn đất nghiệp dư lâm vào tình trạng sống dở chết dở mà chính dân đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cũng mắc cạn.
Anh Hưng, một môi giới đồng thời là nhà đầu tư cho biết, ngay từ khi khu vực phía Tây chưa sốt, anh đã tranh thủ mua hơn 1.000 m2 ở thôn Mái, xã Yên Bài, huyện Ba Vì gần mặt đường với giá 1,8 triệu đồng một m2. Chưa thỏa mãn, anh ôm cả 4 lô đất ở khu Geleximco hết gần 8 tỷ. Đến nay, thị trường xuống dốc, bán đi không được, giữ lại thì bị đọng vốn lớn, anh chỉ còn biết ngồi chờ cơn sốt tiếp theo của địa ốc Hà Nội.
Theo ông Phạm Trung Hà, Tổng Giám đốc Hòa Phát Land, cơn sốt đất ở khu vực xa trung tâm giống như hiệu ứng vết dầu loang khi giá đất nội thành bị đẩy lên quá cao. Khi thị trường lên cơn sốt, nhiều người có cảm giác kiếm tiền dễ dàng nên lực lượng đầu tư vào bất động sản càng đông. Trong số đó phải kể đến giới công sở có lượng tiền nhàn rỗi không nhỏ và khả năng tiếp cận thông tin qua truyền thông rất nhanh.
"Tuy nhiên, những người dân nghiệp dư thường hiếm người hiểu rõ về bản chất cũng như diễn biến phức tạp của thị trường nên dễ gặp rủi ro hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp", ông Hà nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho hay, nguyên nhân gây sốt đất vừa qua chủ yếu đầu tư theo phong trào, tâm lý đám đông đặc biệt phải kể đến giới đầu cơ thổi giá, kích giá làm giá ảo. Theo ông Hà, mong muốn kiếm được lợi nhuận khi đầu tư vào đất đai của người dân là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là phải quản lý tốt để tránh ảnh hưởng đến quy hoạch, đến thị trường bất động sản và đời sống của chính người dân.
Hiện nay toàn bộ khu vực phía tây đang có dự kiến quy hoạch nhưng chi tiết vẫn còn nằm trên bàn nghị sự. Người dân khi mua bán, chuyển nhượng mà không phù hợp với quy hoạch chi tiết có thể dẫn đến tiền mất tật mang. "Trước khi mua bán, người dân cần xem xét cơ hội, cân nhắc kỹ để đầu tư cho hiệu quả", ông Hà nhận định.
Hoàng Lan
Ùn tắc 2 km vì rào chắn đường thi công cầu cạn Pháp Vân
Sáng nay các phương tiện đi qua đoạn xây cầu cạn Pháp Vân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị ùn tắc kéo dài 2 km. Hàng nghìn ôtô, xe máy nối đuôi nhau nhích từng chút giữa trời mưa.
Vừa ngồi chờ thông đường, anh Kiên, một cán bộ xây dựng, vừa tranh thủ gọi điện đến cơ quan xin phép đến muộn vì tắc đường. Theo anh Kiên, hằng ngày các phương tiện qua ngã tư cầu Đại Từ, khu vực đang thi công cầu cạn Pháp Vân, luôn chịu cảnh ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng, song sáng nay bị ách tắc lâu nhất.
Giữa đám khói xe, chị Dung, một người sống ở khu đô thị Linh Đàm, cho biết, từ 6h sáng nay, các loại xe đã bị ùn ứ trong khi đó không có bóng cảnh sát giao thông phân luồng. “Ngày thường, tuyến này cũng rất hiếm cảnh sát giao thông phân luồng nên dễ xảy ra ách tắc. Các buổi sáng đi qua đoạn này như bị hành xác”, chị Dung nói.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, từ sớm nay, hàng nghìn chủ phương tiện qua nút giao thông cầu Đại Từ đã phải đứng dưới mưa. Không có lực lượng cảnh sát và thanh tra giao thông phân luồng khiến các chủ xe phải tự xoay xở giữa đám đông hỗn loạn. Khoảng 9h30, sau 3 tiếng ùn tắc, nút giao thông này mới dần thông thoáng trở lại.
Đoạn đường xây cầu cạn Pháp Vân luôn đông đúc bởi đây là tuyến huyết mạch từ các tỉnh phía nam đi về phía tây và bắc thành phố Hà Nội. Từ khi đoạn vành đai 3 nối Thanh Xuân tới khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) thông xe, phương tiện qua lại ngày càng tăng.
Tình trạng ùn tắc đặc biệt hay xảy ra kể từ khi xuất hiện công trường xây dựng cầu cạn Pháp Vân, đơn vị thi công rào chắn hơn 2/3 chiều rộng mặt đường. Trong khi đó, điểm nóng này luôn thiếu lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, cho biết, tình trạng ùn tắc kéo dài tại ngã tư cầu Đại Từ sáng nay là do trời mưa lớn và do đầu tuần, lượng phương tiện giao thông gia tăng.
“Hằng ngày khu vực này đều có cảnh sát giao thông, có thể anh em chạy đâu đó để phân luồng”, ông Ngọc nói.
Đoàn Loan
Xuất cảnh mang lậu gần 52.000 USD
Quy định mỗi người chỉ mang tối đa 7.000 USD không cần khai báo, nhưng ông Trương Johnny Thanh (quốc tịch Mỹ) và ba con ruột để trong hành lý gần 80.000 USD trên chuyến bay từ TP HCM sang Singapore.
Làm thủ tục xuất cảnh chiều 19/6, ông Trương Johnny Thanh bị hải quan sân bay Tân Sơn Nhất nghi vấn.
Hải quan phát hiện vị khách này mang theo một lượng tiền trị giá gần 80.000 USD (gồm 100.000 đôla Singapore và 10.000 USD) để trong túi xách tay. Số tiền trên không được khai báo hải quan. Ông Trương Johnny Thanh cũng không xuất trình được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước về số tiền trên.
Theo quy định, mỗi người khi xuất nhập cảnh chỉ được mang tối đa 7.000 USD (bốn người là 28.000 USD) mà không cần phải khai báo. Hải quan sân bay đã trả lại ông Thanh cùng ba con ruột đi cùng chuyến bay số tiền 28.000 USD, tạm giữ 52.000 USD (tương đương gần một tỷ đồng).
Lệ Thanh
-------------------------
Viettin: Với 80,000 đô la, nếu chuyển qua dịch vụ tại Vietnam nhận tại Mỹ, chỉ tốn khoảng 1000 tới 1500 đô la. An toàn hơn cầm theo bên mình, để rồi bị mất trắng 52000 đô.
Chế Độ Toàn Trị Sẽ Sụp Đổ Như Thế Nào?
Chế độ toàn trị được hiểu là một hình thái xã hội, kinh tế chính trị được thiết lập theo nguyên tắc một chính đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; từ thượng tầng ý thức tư tưởng đến hạ tầng cơ sở vật chất của một quốc gia.
Là cha đẻ của chế độ toàn trị, tuy nhiên chính Lê-nin đã sớm nhận ra những sai lầm của thể chế, những khuyết tật của toàn hệ thống được xây dựng theo lý thuyết “chuyên chính vô sản”, “kinh tế tập trung kế hoạch hóa”, “quốc hữu hóa”… Ngay tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Liên Xô, Lê-nin đã đưa ra cảnh báo về việc “tự diễn biến”, “tự sụp đổ” của Liên Xô nếu như Đảng Cộng sản không quyết tâm sửa chữa những khuyết tật, chữa trị căn bệnh ung thư của hệ thống toàn trị, ông đã nói:
“Từ nay, hoặc là chúng ta chứng minh được rằng chúng ta có khả năng làm việc, hoặc là chính quyền Xô Viết không thể tồn tại được nữa. Nguy cơ lớn nhất là ở chỗ tất cả mọi người đã không nhận thấy được như thế” (Tác phẩm “Bàn về tác dụng của vàng”, trang 96).
“Chúng ta chỉ như giọt nước trong đại dương, cho nên chỉ khi nào biểu hiện đúng ý niệm của nhân dân thì chúng ta mới quản lý được Nhà nước. Nếu không Đảng Cộng sản sẽ không lãnh đạo được giai cấp vô sản, giai cấp vô sản sẽ không lôi cuốn được quần chúng theo mình, và tất cả bộ máy của chính quyền Xô Viết sẽ tan rã” (Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Nga”, tập 45, trang 134).
Những nhận xét này đã được Lê-nin tỉnh ngộ và đưa ra từ cuối năm 1922, đầu năm 1923, trong hàng loạt bài phát biểu khác nhau tại các hội nghị trung ương, đại hội Xô Viết, thư từ và các bài viết… Sau khi Lê-nin mất, những thế hệ lãnh đạo sau ông đã không tiếp thu lời cảnh báo đó, thậm chí họ đã phản bội lại những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, bóp méo chủ nghĩa Mác thành một thứ lý thuyết giáo điều, khô cứng, không có sức sống.
Cơ sở kinh tế để hình thái xã hội này phủ định và thay thế hình thái xã hội kia chính là ở sức sản xuất, ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chế độ này chiến thắng chế độ kia cũng là do tạo ra năng suất lao động cao hơn. Chế độ toàn trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ không ngoài lý do đó; Liên Xô đã đuối sức trong cuộc chạy đua vũ trang thời chiến tranh lạnh, nó làm lung lay toàn bộ hệ thống toàn trị ở Đông Âu, dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi.
Còn lại các nước “cộng sản” lạc hậu ở Châu Á, gọi là cộng sản trên lời nói chứ thực ra nó là cái vỏ bọc trá hình mà những kẻ phản bội học thuyết Mác-xít đã dựng nên, nhờ vào thủ đoạn được thừa kế từ các Vương Triều Phong Kiến nó đã biết cách đàn áp dẹp loạn để giữ được chế độ. Những tội ác này sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhớ: sự kiện tắm máu Thiên An Môn, tấn thảm kịch diệt chủng của Khơ Me Đỏ, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bức hại các Trí thức ở Việt Nam v.v…
Chế độ toàn trị không những tỏ ra kém xa chế độ dân chủ phương Tây về sức sản xuất, mà nó còn đưa lịch sử đi thụt lùi hàng thế kỷ.
Triết học lịch sử
Triết học Mác ra đời là sự kế thừa có phê phán, thậm chí phủ định những trào lưu Triết học trước đó, khi tiến hành phê phán Triết học ở mỗi thời đại, Mác luôn xác định vị trí của nó trong từng nấc thang phát triển của lịch sử, chỉ rõ những mặt hạn chế không thể tránh khỏi của Triết học lịch sử; những Triết học – Triết thuyết mà ông cho là mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và lý giải về thế giới, ông viết: “Những Triết gia bằng cách này hay cách khác để giải thích về thế giới, nhưng vấn đề là làm gì để cải tạo thế giới”.
Cũng với phương pháp luận như vậy, Lê-nin đã viết: “Khi tiến hành đánh giá các nhân vật lịch sử, thì điều quan trọng là xác định những đóng góp của họ đối với thời đại mà họ sống”. Đó cũng là phương pháp luận giúp chúng ta đánh giá đúng đắn những đóng góp của Triết học Mác cho sự phát triển của loài người vào thời đại mà ông sống (nửa sau thế kỷ 19), qua đó ta nhận thấy rõ bộ mặt giả dối, bản chất lừa đảo của những kẻ phản bội đội lốt cộng sản, chúng đã bóp méo xuyên tạc Triết học Mác thành một thứ giáo điều, kinh viện, chân lý bất biến, mà thực chất là liều thuốc ru ngủ quần chúng nhân dân, bắt ép họ phục tùng quyền uy tối thượng của Đảng Cộng sản và thần phục chế độ toàn trị mãi mãi.
Những kẻ phản bội đã lý luận về sự sụp đổ của chế độ toàn trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hãy chú ý cách họ bênh vực chủ nghĩa Mác và coi nó như một cứu cánh cho vận mệnh của chế độ: “Trong khoảng gần 20 năm qua, trên nhiều diễn đàn và nhiều trang báo chí, với những mức độ khác nhau, đã nổi lên một chiến dịch đả kích chủ nghĩa Mác. Việc bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa Mác đang như là cái mốt thời thượng. Số lượng những người tham gia vào công việc này có phần tăng thêm. Tại sao có tình trạng như thế? Phải chăng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời?
Đúng là hiện nay chủ nghĩa Mác đang đứng trước thử thách nghiêm trọng. Thực tiễn đã có những biểu hiện khác với những quan niệm truyền thống và không giống như dự đoán của Mác. Có những loại vấn đề và những nguyên nhân tác động trực tiếp có những nhân tố sâu xa hơn, thuộc về bản thân chủ nghĩa Mác.
Nguyên nhân trực tiếp trở thành cơ hội để người ta phủ nhận chủ nghĩa Mác là những hiện tượng mới nảy sinh của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội. Một mặt, chủ nghĩa tư bản mà Mác tuyên bố tất yếu sẽ diệt vong thì đã chưa chết và chưa chuẩn bị chết. Còn ở mặt khác, chủ nghĩa xã hội đã được sinh ra theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác thì lại kém hiệu quả, đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và ở nơi đầu nguồn là Liên Xô (cũ).
Nguyên nhân của những khó khăn và bi kịch của chủ nghĩa xã hội là do rất nhiều yếu tố. Sự xuất hiện và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã diễn ra theo một kịch bản hoàn toàn khác với dự kiến của Mác. Trên thực tế chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của sự phủ định chủ nghĩa tư bản. Nó được thực hiện ở những nước tư bản chủ nghĩa kém phát triển, ở những nước mới thoát thai từ chế độ phong kiến lạc hậu, có tình thế cho giai cấp vô sản giành chính quyền nhưng lại thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật. Chủ nghĩa Mác chưa dự tính đến việc chủ nghĩa xã hội tồn tại song song với chủ nghĩa tư bản và hơn thế nữa, lại ở điểm xuất phát rất thấp.
Thế nhưng chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng theo ý muốn chủ quan, cứng nhắc, khuôn mẫu và trái quy luật. Khi đã nhận ra những khuyết tật của chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc cải tổ, đổi mới nó, thì ở nhiều nước lại thiếu sự chuẩn bị những giải pháp tháo gỡ, củng cố hoặc xây lại, mà mới kịp làm được một công việc đầu tiên là phá bỏ những gì đã có! Vậy nên việc chủ nghĩa xã hội thua kém chủ nghĩa tư bản là do sự giáo điều hóa, thô thiển hóa chủ nghĩa Mác, chứ đâu phải do bản thân chủ nghĩa Mác. Cũng như sự sụp đổ nhanh chóng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và ở Liên Xô một phần chính là do sai lầm trực tiếp của công việc cải tổ, chứ đâu phải là sai lầm của học thuyết Mác-xít”.
Đọc những dòng viết trên, chúng ta dễ dàng nhầm tưởng đây là cách nghĩ thực sự cầu thị, thực sự xây dựng. Nhưng khi đọc kỹ cách mà người viết bênh vực chủ nghĩa Mác, thì ta thấy rõ là họ đang muốn bênh vực và bảo vệ chế độ toàn trị. Vấn với giọng văn mềm dẻo, họ đã biết khôn khéo xoa dịu những bất mãn của dư luận, bằng cách thừa nhận chủ nghĩa Mác là có sai lầm.
Nhưng ngay sau đó, họ lại hết lời ca ngợi ngọn cờ tư tưởng và lý luận mà Đảng CSVN và Hồ Chí Minh luôn giương cao là chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác là vỉa tầng quý giá nhất của trí tuệ loài người, là cốt lõi tinh thần của chủ nghĩa xã hội v.v… chế độ mà Đảng CSVN và Hồ Chí Minh đã gây dựng là một lựa chọn tốt nhất, tiên tiến nhất, và dù ai nói ngả nói nghiêng thì cũng không được đòi hỏi thay đổi chế độ !!!
Nếu như chủ nghĩa Mác đã có những sai lầm thuộc về bản chất, thì chế độ toàn trị là hiện thân của những sai lầm ấy cũng cần phải thay đổi bản chất của mình, nghĩa là phải thẳng thắn thừa nhận rằng: “chế độ toàn trị là sai lầm tai hại nhất trong lịch sử nhân loại, là tội ác lớn nhất mà những kẻ ấu trĩ ngạo mạn cộng sản đã gây ra cho loài người, cần phải từ bỏ nó mãi mãi, vĩnh viễn…”
Chuyển giao trong hòa bình
Chế độ toàn trị lợi dụng chủ nghĩa Mác để tạo ra cái vỏ bọc chính danh và dựa vào bộ máy bạo lực chuyên chế để bảo vệ chế độ. Nó nuôi dưỡng một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cùng với một mạng lưới dày đặc cơ quan mật vụ, công an cảnh sát, làm ra bầu không khí ngột ngạt lo sợ, không ai dám phản đối dù chỉ là lời nói. Mọi hành vi chống đối đều bị dập tắt ngay từ trong trứng nước.
Thực tế đã chứng minh, chế độ toàn trị không thể bị đánh đổ, nhưng nó cũng không thể tồn tại mãi mãi. Vậy thì chế độ toàn trị sẽ sụp đổ như thế nào? Như đã phân tích ở trên, đối với mỗi nấc thang phát triển xã hội sẽ tạo ra cơ sở kinh tế chính trị cho việc hình thành một chế độ xã hội tương ứng, hay còn gọi là trào lưu tiến hóa hoặc trào lưu văn minh. Khi một chế độ xã hội đi ngược lại trào lưu văn minh ấy, thì nó tất yếu phải bị đào thải.
Nếu như chế độ toàn trị tự đóng kín cửa cô lập mình với thế giới, thì làn gió văn minh sẽ không thổi đến mọi người dân, đất nước chìm đắm trong tăm tối, nghèo khổ, đây chính là trường hợp của Bắc Triều Tiên, cũng như Trung Quốc và Việt Nam vào đêm trước của đổi mới.
Nước ta đã mở cửa với thế giới, người dân có điều kiện để tiếp nhận tri thức tiến bộ, đặc biệt là giới Trí thức những người rất nhanh nhạy với thời cuộc, họ đã mang đến một làn gió đổi mới trong đời sống tinh thần, tư tưởng của người dân. Không một lực lượng nào có thể ngăn cản giới Trí thức khát khao vươn tới ánh sáng của tri thức văn minh nhân loại. Cơ sở thực tiễn và lý luận đã hội đủ giúp người Trí thức thấy được đâu là con đường đưa đất nước ra khỏi nghèo, hèn, tụt hậu, con đường đó chỉ có thể là dân chủ hóa đất nước; dân chủ hóa trong Đảng và toàn xã hội.
Xu thế tất yếu đó được các nhà lý luận cộng sản gọi bằng cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Gọi như vậy là không hoàn toàn chính xác, không nói rõ được tính chất thời đại, tính tất yếu của xu thế đó. Quá trình diễn biến chuyển hóa trong nội bộ Đảng Cộng sản và toàn xã hội là một tất yếu lịch sử, nó phản ánh đúng nhận thức về thời đại ngày nay, về xu thế phát triển của xã hội. Người cộng sản không thể tự thay đổi nhận thức nếu họ không mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
Sự chuyển hóa trong nhận thức tất yếu sẽ dẫn đến chuyển hóa trong hành động, kết quả là Đảng Cộng sản buộc phải chấp nhận cách nghĩ mới, cách làm mới, chấp nhận tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, đa nguyên chính trị. Lịch sử đang chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình, triệu triệu trái tim đều hướng về và dõi theo cuộc đổi thay của đất nước.
Vận nước sau 1000 năm
Cách đây hơn 500 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có câu Sấm:
“Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo Dương đầu Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”
Câu Sấm trên đã được nhiều người hiểu là năm 1954 bộ đội cụ Hồ tiến về giải phóng thủ đô. Nhưng sự thật, chữ “Hồ binh” trong Sấm Trạng Trình không phải nói về quân giải phóng mà là ám chỉ quân xâm lược: quân đội do họ Hồ lãnh đạo, “Hồ binh” có thể hiểu là quân đội dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Vào khoảng đầu năm Mùi 2015 (Dương đầu), cuối năm Ngọ 2014 (Mã vĩ) lịch sử sẽ đổi chiều, sao đổi ngôi. Sấm còn cho biết: “Canh niên tân phá; Tuất Hợi phục sinh”; năm Canh Dần (2010) có biến động lớn, đến năm Tuất (2018), năm Hợi (2019) đất nước sẽ hồi sinh.
“Tràng An” từ xa xưa là tên gọi của cố đô Hoa Lư, sau này Nhà Lý dời đô về Thăng Long vẫn lấy tên gọi Tràng An với ý nghĩa mong muốn nơi đây sẽ là chốn phồn hoa đô hội của đất nước. Tràng An (cố đô Hoa Lư) đã từng là một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của nước Đại Cồ Việt từ thời Đinh Tiên Hoàng cho đến hết thời Tiền Lê (cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11), đây là giai đoạn lịch sử quan trọng đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước Phong kiến độc lập tự chủ.
Nhà Tiền Lê cai trị đất nước trong bối cảnh bên phương Bắc đang hình thành một đế chế hùng mạnh , Hoàng Đế Đại Tống mang tham vọng xưng bá Thiên Hạ, liên tục viễn chinh mở rộng bờ cõi, nước ta lại một lần nữa đứng trước hiểm họa ngoại xâm. Trong nước Triều Đình rất bạc nhược, Vua Lê Long Đĩnh tàn bạo hoang dâm vô độ, trên lừa dối Trời, dưới làm lòng dân oán thán, khắp nơi nổi dậy đòi lật đổ. Trước tình cảnh đó, quần thần trong Triều Đình nhất loạt đồng thuận suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình, không có đổ máu. Nhà Lý đặt niên hiệu là Thuận Thiên (thuận theo ý Trời) bước lên vũ đài chính trị như một định mệnh lịch sử; đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, mở mang nền Văn hiến, làm cho dân giàu nước mạnh.
Nhờ có thời gian xây dựng, kiến thiết nước nhà, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh giặc, cho nên khi hàng chục vạn quân Tống xâm phạm bờ cõi nước ta thì chúng đã bị chặn đứng; quân thù không thể vượt qua được phòng tuyến sông Cầu (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) để vào đến kinh đô, đất Thăng Long phi chiến địa.
Vận nước sau 1000 năm lặp lại một chu kỳ: giới lãnh đạo Bắc Kinh đang phát động cuộc xâm lăng tổng lực nhằm vào Việt Nam trên mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… với cao điểm là chiến dịch “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.
Hồ Binh Nhập Việt
Theo thông lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào giữ chức Tổng Bí thư đồng thời kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân uỷ trung ương. Nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào sẽ đến hết năm 2012, sau đó dần dần chuyển giao cho người kế nhiệm (Tập Cận Bình đang là nhân vật được chú ý nhiều nhất), Hồ Cẩm Đào sẽ rút lui dần khỏi các chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch Quân uỷ trung ương nắm quyền lãnh đạo quân đội.
Qua đó người viết đưa ra dự báo về cuộc đổi thay của đất nước trong thập kỷ tới như sau:
- Năm 2010, sự kiện 1000 năm Thăng Long là cột mốc đánh dấu cuộc đổi thay, những mâu thuẫn dồn nén được bung ra, lòng yêu nước như dây cung bật căng ra, phá vỡ mọi trật tự khuôn phép. Đổi thay thực sự đã diễn ra từ bên trong mỗi trái tim, khối óc người Việt Nam.
- Năm 2012, đúng 3 năm sau cuộc khủng hoẳng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ, đây là lúc những bất ổn của nền kinh tế thế giới bùng lên thành những mâu thuẫn cao độ, được tiếp lửa bởi những vấn đề nóng của toàn cầu (môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng…) nó sẽ châm ngòi cho một cuộc xung đột lan rộng ra toàn cầu.
- Cuối năm 2014, đầu năm 2015, cuộc xung đột leo thang khốc liệt, cũng trong năm này, Hồ Cẩm Đào với vai trò là Chủ tịch Quân uỷ trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh “dạy cho Việt Nam bài học”: Từ căn cứ Tam Á, một đạo tám vạn quân theo đường biển đổ bộ vào bờ biển kéo dài từ Thái Bình đến Thanh Hóa, tiến sâu vào Hoa Lư, Ninh Bình (Hồ binh bát vạn nhập Tràng An), một đạo khác tiến đánh Trường Sa rồi đổ bộ vào bờ biển Nha Trang chiếm đóng quân cảng Cam Ranh, phối hợp với cánh quân tiến đánh từ Lào, Campuchia qua ngã ba Đông Dương chiếm lĩnh vùng Tây Nguyên, hai đạo quân này như hai lưỡi đao cắt nước ta thành 3 mảnh, đầu đuôi không ứng cứu được cho nhau.
Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, điều này không còn là bí mật, nó được nhắc đến rất nhiều trên các trang báo mạng chính thống của Trung Quốc. Cuộc tấn công của Trung Quốc công khai tuyên bố với thế giới rằng, khối cộng sản quốc tế đã thực sự phá sản, Trung Quốc là một cực của thế giới. Đế quốc Trung Hoa quyết một phen sinh tử để tranh giành vị trí bá chủ với Mỹ và Nga. Việt Nam là bàn đạp, cửa ngõ để Trung Quốc tiến xuống Đông Nam Á. Tại vùng Đông Bắc Á tập trung những cường quốc kinh tế hàng đầu, Trung Quốc đã nắm trong tay quân bài chiến lược Bắc Triều Tiên, nếu kiểm soát được vùng Đông Nam Á thì Trung Quốc có thể nắm trong tay một nửa thế giới.
Âm mưu thâm độc của Cộng sản Trung Quốc đã bị phơi bầy, chúng lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược quy mô lớn “Hồ Binh Nhập Việt” đưa nước ta trở lại thời kỳ 1000 năm Bắc Thuộc lần nữa. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì lòng yêu nước của người Việt Nam lại kết thành làn sóng to lớn, mạnh mẽ, cuốn phăng đi mọi nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
Đảng Cộng sản phải biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, thuận theo ý Trời mà làm nên cuộc đổi thay cho đất nước, hoặc là họ sẽ tiếp tục đi vào con đường phản bội và hủy hoại tất cả những thành quả cách mạng đã phải đổi bằng xương máu của hàng triệu đồng bào.
Lịch sử đang bước sang trang mới, vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam đang dần được chuyển giao cho những lực lượng Dân chủ tiến bộ, chế độ độc đảng toàn trị không còn cơ hội để tồn tại lâu hơn nữa. Chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa sẽ diễn ra Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta chờ mong những đổi thay to lớn của đất nước và tin tưởng rằng đây là kỳ Đại hội Đảng cuối cùng dưới chế độ toàn trị.
Việt Nam, ngày 15 tháng 6 năm 2010
Vũ Hải Đăng – Đảng DCND
www.ddcndvn.com