Viện trưởng Viện KSNDTC: Một năm chỉ có 17 vụ “oan sai” thì phải cảm thấy mừng!
Phản hồi với báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về các trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố trong năm vừa qua, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, con số đó chỉ là phần nhỏ trong số hơn 100.000 vụ án hình sự.
"Một năm cả nước có trên 120.000 vụ án hình sự, chỉ có 17 vụ như vậy thì phải cảm thấy mừng.
So với năm trước là 15, năm nay là 17. Con số 2 này không nói lên được điều gì cả, bởi vì còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ lưu ý, nhưng đừng đánh giá sớm quá thì tạo ra một tâm lý cho anh em trong thực thi nhiệm vụ", ông Lê Minh Trí nói.
Theo Vietnamnet, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đưa ra báo cáo hôm 15/9 cho thấy, trong năm 2022 vẫn còn 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát (VKS), đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp VKS truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội.
Trong giai đoạn xét xử, còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.
Giải trình sau đó, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho hay, "bảo vệ quyền con người chúng ta phải làm, nhưng bảo vệ đại đa số quần chúng nhân dân có cuộc sống bình yên, ổn định xã hội để phát triển, nó hoàn toàn khác chuyện bảo vệ tuyệt đối quyền con người của những người có hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu liên quan đến tội phạm...
Bởi vì, trong luật tố tụng đã quy định các biện pháp để hạn chế dần quyền của những con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố, luật tố tụng cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đảm bảo đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật".
Ông Trí cũng cho rằng, không nên dùng từ "oan" cho 17 trường hợp này vì chỉ khi nào có bản án mà khi "không tội mà nói có tội mới là oan."
Bà Lê Thị Nga sau đó phản bác, cho rằng việc gọi một người là oan hay không đều có quy định rõ ràng, ví dụ theo Luật Bồi thường nhà nước "đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội… thì xác định đó là các trường hợp bị oan phải bồi thường”.
Nguồn: Đài Á Châu Tự Do
Phản hồi với báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về các trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố trong năm vừa qua, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, con số đó chỉ là phần nhỏ trong số hơn 100.000 vụ án hình sự.
"Một năm cả nước có trên 120.000 vụ án hình sự, chỉ có 17 vụ như vậy thì phải cảm thấy mừng.
So với năm trước là 15, năm nay là 17. Con số 2 này không nói lên được điều gì cả, bởi vì còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ lưu ý, nhưng đừng đánh giá sớm quá thì tạo ra một tâm lý cho anh em trong thực thi nhiệm vụ", ông Lê Minh Trí nói.
Theo Vietnamnet, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đưa ra báo cáo hôm 15/9 cho thấy, trong năm 2022 vẫn còn 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát (VKS), đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp VKS truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội.
Trong giai đoạn xét xử, còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.
Giải trình sau đó, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho hay, "bảo vệ quyền con người chúng ta phải làm, nhưng bảo vệ đại đa số quần chúng nhân dân có cuộc sống bình yên, ổn định xã hội để phát triển, nó hoàn toàn khác chuyện bảo vệ tuyệt đối quyền con người của những người có hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu liên quan đến tội phạm...
Bởi vì, trong luật tố tụng đã quy định các biện pháp để hạn chế dần quyền của những con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố, luật tố tụng cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đảm bảo đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật".
Ông Trí cũng cho rằng, không nên dùng từ "oan" cho 17 trường hợp này vì chỉ khi nào có bản án mà khi "không tội mà nói có tội mới là oan."
Bà Lê Thị Nga sau đó phản bác, cho rằng việc gọi một người là oan hay không đều có quy định rõ ràng, ví dụ theo Luật Bồi thường nhà nước "đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội… thì xác định đó là các trường hợp bị oan phải bồi thường”.
Nguồn: Đài Á Châu Tự Do
SỰ KHỐC LIỆT CỦA NHÀ TÙ CỘNG SẢN…
Ông Nguyễn Trường Chinh, bố của tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã vô cùng lo lắng khi nghe tin người tù oan Huỳnh Văn Nén qua đời chỉ sau 6 năm được trả tự do.
“Gia đình chúng tôi rất là lo vì qua gương ông Huỳnh Văn Nén chúng tôi thấy sự khốc liệt của nhà tù cộng sản Việt Nam thế nào rồi. Nó quá khốc liệt thành thử con tôi ngày nào còn ở tù thì chúng tôi lo ngày đó. Lo lắng vô cùng. Tử tù chờ thi hành án như con trai tôi bị xiềng xích suốt ngày đêm, nên sức khoẻ tổn hại rất nhiều, cả về tinh thần và thể xác.”
Thật vậy, chỉ những ai trải qua cảnh lao tù trong nhà tù cộng sản mới hiểu hết sự khốc liệt của nó. Và sẽ càng bi đát hơn khi họ là những người tù oan. Ông Huỳnh Văn Nén phải chịu 17 năm, gần như cả tuổi thanh xuân cho bản án oan nghiệt mà thủ phạm không phải là ông. Ngoài ông Nén ra, còn nhiều người tù khác: Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh cũng đang ngày đêm kêu oan. Thế nhưng, có vẻ như những kẻ nắm quyền hành họ lại không muốn rút kinh nghiệm từ những vụ đã xử oan mà lại cố giết cho bằng được những con người đang kêu oan này.
Ở những quốc gia đa đảng, nếu đảng cầm quyền xử oan, ta có thể dựa vào đảng đối lập để kiện đảng cầm quyền. Trớ trêu thay, đây là xứ độc tài toàn trị thì dân biết kêu ai, kiện ai khi mà chúng nó cùng chung tội ác, bao che cho nhau để cố giữ chế độ.
Liệu sẽ còn bao nhiêu người dân nữa bị xử oan sai, bao nhiêu người sẽ chôn vùi tuổi xuân chỉ vì một nền tư pháp thối nát? Nhiều khi cứ nghe quả báo mà không biết có hay không, vì bọn quan chức cộng sản ác quá mà sao chúng cứ nhởn nhơ, còn dân đen hiền lành chất phác sao lại cứ mãi chịu oan thiên đày đoạ?!
Amy Truc Tran
Hồ Duy Hải đang lãnh án t.ử thay ai, là con cháu của ông quan, bà quan lớn nào?
Người “tử tù” ấy đã bị biệt giam trong ngục tù cộng sản suốt hơn chục năm. Không thể quên anh, lại càng không thể quên hình ảnh người mẹ đã “lặn lội thân cò” ròng rã 14 năm trời để kêu oan khắp nơi cho con trai.
Cách đây vài năm, vụ án này tưởng chừng đã có hy vọng khi phóng viên Trương Châu Hữu Danh và những người bạn của anh tìm ra được những chứng cớ ngoại phạm của Hồ Duy Hải và nhiều tình tiết quan trọng khác đủ chứng minh hung thủ là một người khác chứ không phải Hồ Duy Hải. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn thì chút ánh sáng le lói ấy đã tắt ngấm khi cả nhóm của Trương Châu Hữu Danh vướng vòng lao lý phải lãnh án tù nhiều năm do “dám đụng” đến điều 331, một điều khoản cấm kỵ đối với nhà cầm quyền cộng sản. Và từ đó đến nay thì vụ án gần như đã bị dư luận lãng quên.
Hồ Duy Hải bị biệt giam trong ngục tối cho đến nay là 14 năm (kể từ năm 2008) và cũng là 14 năm người mẹ của anh vất vả đi kêu oan trong vô vọng. 14 năm tuổi xuân của người thanh niên bị chôn vùi sau song sắt, không một cơ quan nào đoái hoài. Dấu vân tay tại hiện trường vốn không phải của Hồ Duy Hải, vật chứng gây án thì được công an đi mua ngoài chợ. Rốt cuộc thì…Hồ Duy Hải đang lãnh án tử thay cho ai, là con cháu của ông quan, bà quan lớn nào? Một dấu hỏi không lời đáp suốt hơn chục năm.
Thương cho Hồ Duy Hải và thương cho những phận người thấp cổ bé họng trong một xã hội vô pháp vô thiên… Hãy đồng hành và lên tiếng, biết đâu chừng công lý có thể quay lại với người “tử tù” và người mẹ đáng thương kia.
TỰ DO CHO HỒ DUY HẢI - CÔNG LÝ CHO HỒ DUY HẢI!
Amy Truc Tran
No comments:
Post a Comment