Saturday, September 10, 2022

AI HƯỞNG LỢI NHỜ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

AI HƯỞNG LỢI NHỜ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
“Xuất khẩu lao động” (XKLĐ) một cụm từ không còn xa lạ trong xã hội Việt Nam ngày nay. Thực tế, XKLĐ đã có từ những năm 1980, dưới vỏ bọc hợp tác lao động với các nước Cộng Sản, để lấy ngoại tệ về cho Đảng trong tình hình quốc nội đang ăn bo bo chống đói. Sau này, XKLĐ lại có một khái niệm mới: cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của nước ngoài, không còn phân biệt Cộng Sản hay không Cộng Sản nữa.
Văn vẻ là vậy, thực chất XKLĐ là hình thức của Đảng bán con người cho ngoại bang, lợi dụng sức lao động của đại bộ phận nhân dân thống khổ, đẩy họ ra nước ngoài nhầm rủ bỏ trách nhiệm chăm dân của Đảng như giải quyết vấn đề công ăn việc làm, chắp vá cho những sai lầm mọi mặt về kinh tế, xã hội trong nước.
XKLĐ đồng thời cũng là một nguồn thu ngoại tệ dễ dàng với cái vốn “con người” sẵn có, không cần phải đầu tư. Cứ đọc những bài báo với tiêu đề như thế này: “Thị trường xuất khẩu lao động tái khởi sắc”, người ta không khỏi so sánh con người VN như những món hàng đang được rao bán trên thị trường!
Thị trường càng khởi sắc, Đảng thu lợi càng nhiều! Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động. Tính đến năm 2015 thì khối lượng tiền lao động gửi về chiếm 13,2% Tổng sản lượng quốc nội của Việt Nam.
Vấn nạn nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao, mong muốn thoát ly khỏi thống khổ là nguyên nhân chính thúc đẩy họ ra đi. Thay vì tập trung tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ giáo dục và đời sống cho nhân dân, thì Đảng lại khuyến khích người dân hăng hái tham gia XKLĐ đi bằng công cụ tuyên truyền qua báo, đài, để người dân nghĩ rằng XKLĐ là vinh quang, là làm giàu cho chính mình,... nhưng thực chất là để Đảng ở lại hưởng lợi, ăn trên, ngồi trước mà còn được cái tiếng “lo cho dân, cho nước”.
Người người ra đi, nhà nhà ra đi để thoát khỏi cái khổ, cái nghèo trên quê hương. Trước đây họ chạy qua các nước phát triển: Nhật, Hàn, Đài Loan,... còn giờ đây họ chạy qua các nước láng giềng như: Cambodia, Singapore, Thailand,... chạy được chỗ nào họ sẽ chạy. Kéo theo đó là vô vàng những hệ luỵ như: bị lừa đảo tiền bạc, bị đánh đập, bị xâm hại,... Vừa mới đây là vụ 40 người bơi qua sông trốn về nước từ Cambodia hôm 18/08 làm rúng động dư luận, cho thấy tình trạng lừa XKLĐ, nạn buôn người vẫn rất nhức nhối, qua lời kể họ bị đối xử như th.ú vật.
Thật đáng buồn cho một quốc gia mà ở đó người ta chỉ muốn xếp hàng rời đi, thoát ly khỏi thống khổ để rồi bị đối xử không phải là con người, mất hết tự tôn còn tầng lớp lãnh đạo chóp bu thì ở phía sau hưởng lợi.
Nguyên Khôi

 

No comments:

Post a Comment