NGÀY 30/4/1975: AI GIẢI PHÓNG AI?
Kể từ năm 1975 cho đến hôm nay, trên đất nước Việt Nam, cứ mỗi khi tháng Tư đến là các phương tiện truyền thông, từ báo chí cho đến các đài phát thanh, truyền hình, liên tục tuyên truyền ra rả về ngày 30 tháng 4 mà người ta gọi là “Giải phóng miền Nam”. Và câu “Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào” lại liên tục được cất lên.
Đã có rất nhiều ý kiến nói rằng, nên gọi ngày 30 tháng 4 là ngày gì?
Ngày đánh thắng Mỹ cũng không đúng, vì ngày 29/3/1973- 2 tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, ngày những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
Ngày thống nhất đất nước cũng không đúng, vì Hoàng Sa còn bị giặc Tàu chiếm đóng.
Giải phóng miền Nam cũng không đúng, vì tất cả mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, miền Nam thời VNCH vượt trội hơn miền Bắc XHCN.
Đặc biệt là về kinh tế. Sau 30/4/1975, các hàng hóa từ cái kim sợi chỉ, đế cái quạt máy, xe đạp, xe máy, radio, vải vóc, lương thực thực phẩm..v.v đều được ùn ùn chở từ miền Nam ra, trong khi miền Bắc các thứ ấy rất khan hiếm, chỉ được phân phối qua tem phiều và định lượng đầu người hàng tháng. Vì thế mới có câu nói rất chua chát là:
"Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”.
Và người miền Nam gọi người miền Bắc vào Nam là:
"vào vơ vét về”.
Vậy thì giải phóng cái gì và ai giải phóng ai?
Trong những ngày chiến tranh khỏi lửa, nhân dân các vùng được cho là “giải phóng”, không hề chạy về phía giải phóng, mà bất chấp mọi nguy hiểm, bằng mọi cách đua nhau chạy về phía được cho là “ngụy”. Kể cả sau 30/4/1975, hàng triệu người dân Việt Nam đã bằng mọi cách với mọi phương tiện, tìm cách thoát khỏi đất nước.
Và đã có hàng chục ngàn người bỏ xác trên biển làm mồi cho cá hoặc cho quân cướp biển. Vậy tại sao họ không ở lại miền Nam để được hưởng vinh quang của đất nước giải phóng?
Người Việt trong cuộc chiến 1954-1975, đã bị các cường quốc lợi dụng, bị biến thành những con tốt, làm phên dậu cho thế lực ngoại bang. Đất nước Việt đã trở thành bãi chiến trường...
Việt Nam thành bàn cờ, nhưng người chơi là người Nga, người Trung Quốc và người Mỹ, không phải là người Việt. Một bên chiến đấu để "giải phóng" và nuôi ảo tưởng "nhuộm đỏ thế giới". Một bên chiến đấu để bảo vệ "thế giới tự do".
Sau cái gọi là "Đại thắng mùa xuân" và "Giải phóng miền Nam", đất nước thành một đống đổ nát, hoang tàn. Trường Sơn thành một nghĩa trang khổng lồ.
Ngày 30 tháng Tư, người Việt hải ngoại vẫn tưởng niệm ngày “Quốc hận”, là “ngày mất nước”; cờ vàng ba sọc với họ là cờ tổ quốc và họ vẫn nghiêm trang chào cờ với Quốc ca VNCH. Chế độ cộng sản đang cai trị, với họ, là một chế độ không chính danh và không xứng đáng...
Sự tức giận của người Việt hải ngoại không chỉ là tâm trạng uất giận của “thế hệ mất nước”. Chính hiện tại và thực trạng xã hội mới khiến sự căm thù cộng sản của người Việt hải ngoại trở nên không nguôi. Cộng sản với họ chỉ là một bọn ăn hại và tàn phá.
Vì vậy toàn đất nước nên treo cờ rủ quốc tang cho những người đã ngã xuống ở cả hai phía nhân ngày 30 tháng Tư.
Dù có lấp được sông Bến Hải để nối liền 2 miền, mà không lấp được những bất công xã hội, để cho văn hóa và đạo đức ngày càng suy đồi, giáo dục, y tế rơi xuống tận đáy, tuổi trẻ Việt thi nhau ra nước ngoài làm cu li và làm gái điếm thì vinh quang nỗi gì.
Còn thống nhất lãnh thổ mà không thống nhất được lòng người thì có ích gì? Nhất là khi phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp đang trỗi dậy. Bài học mất nước của Hồ Quý Ly còn đó.
PN
Kể từ năm 1975 cho đến hôm nay, trên đất nước Việt Nam, cứ mỗi khi tháng Tư đến là các phương tiện truyền thông, từ báo chí cho đến các đài phát thanh, truyền hình, liên tục tuyên truyền ra rả về ngày 30 tháng 4 mà người ta gọi là “Giải phóng miền Nam”. Và câu “Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào” lại liên tục được cất lên.
Đã có rất nhiều ý kiến nói rằng, nên gọi ngày 30 tháng 4 là ngày gì?
Ngày đánh thắng Mỹ cũng không đúng, vì ngày 29/3/1973- 2 tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, ngày những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
Ngày thống nhất đất nước cũng không đúng, vì Hoàng Sa còn bị giặc Tàu chiếm đóng.
Giải phóng miền Nam cũng không đúng, vì tất cả mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, miền Nam thời VNCH vượt trội hơn miền Bắc XHCN.
Đặc biệt là về kinh tế. Sau 30/4/1975, các hàng hóa từ cái kim sợi chỉ, đế cái quạt máy, xe đạp, xe máy, radio, vải vóc, lương thực thực phẩm..v.v đều được ùn ùn chở từ miền Nam ra, trong khi miền Bắc các thứ ấy rất khan hiếm, chỉ được phân phối qua tem phiều và định lượng đầu người hàng tháng. Vì thế mới có câu nói rất chua chát là:
"Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”.
Và người miền Nam gọi người miền Bắc vào Nam là:
"vào vơ vét về”.
Vậy thì giải phóng cái gì và ai giải phóng ai?
Trong những ngày chiến tranh khỏi lửa, nhân dân các vùng được cho là “giải phóng”, không hề chạy về phía giải phóng, mà bất chấp mọi nguy hiểm, bằng mọi cách đua nhau chạy về phía được cho là “ngụy”. Kể cả sau 30/4/1975, hàng triệu người dân Việt Nam đã bằng mọi cách với mọi phương tiện, tìm cách thoát khỏi đất nước.
Và đã có hàng chục ngàn người bỏ xác trên biển làm mồi cho cá hoặc cho quân cướp biển. Vậy tại sao họ không ở lại miền Nam để được hưởng vinh quang của đất nước giải phóng?
Người Việt trong cuộc chiến 1954-1975, đã bị các cường quốc lợi dụng, bị biến thành những con tốt, làm phên dậu cho thế lực ngoại bang. Đất nước Việt đã trở thành bãi chiến trường...
Việt Nam thành bàn cờ, nhưng người chơi là người Nga, người Trung Quốc và người Mỹ, không phải là người Việt. Một bên chiến đấu để "giải phóng" và nuôi ảo tưởng "nhuộm đỏ thế giới". Một bên chiến đấu để bảo vệ "thế giới tự do".
Sau cái gọi là "Đại thắng mùa xuân" và "Giải phóng miền Nam", đất nước thành một đống đổ nát, hoang tàn. Trường Sơn thành một nghĩa trang khổng lồ.
Ngày 30 tháng Tư, người Việt hải ngoại vẫn tưởng niệm ngày “Quốc hận”, là “ngày mất nước”; cờ vàng ba sọc với họ là cờ tổ quốc và họ vẫn nghiêm trang chào cờ với Quốc ca VNCH. Chế độ cộng sản đang cai trị, với họ, là một chế độ không chính danh và không xứng đáng...
Sự tức giận của người Việt hải ngoại không chỉ là tâm trạng uất giận của “thế hệ mất nước”. Chính hiện tại và thực trạng xã hội mới khiến sự căm thù cộng sản của người Việt hải ngoại trở nên không nguôi. Cộng sản với họ chỉ là một bọn ăn hại và tàn phá.
Vì vậy toàn đất nước nên treo cờ rủ quốc tang cho những người đã ngã xuống ở cả hai phía nhân ngày 30 tháng Tư.
Dù có lấp được sông Bến Hải để nối liền 2 miền, mà không lấp được những bất công xã hội, để cho văn hóa và đạo đức ngày càng suy đồi, giáo dục, y tế rơi xuống tận đáy, tuổi trẻ Việt thi nhau ra nước ngoài làm cu li và làm gái điếm thì vinh quang nỗi gì.
Còn thống nhất lãnh thổ mà không thống nhất được lòng người thì có ích gì? Nhất là khi phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp đang trỗi dậy. Bài học mất nước của Hồ Quý Ly còn đó.
PN
No comments:
Post a Comment