Không nhụt chí trên con đường XHCN
Hơn nửa thế kỷ trước, quốc tế Cộng Sản nở rộ trên tòan thế giới. Khắp nơi, các dân tộc đua nhau đạp bỏ xiềng xích tư bản bóc lột để tiến lên XHCN. Cải cách ruộng đất, với mụch đích cao cả nguyên thủy là giảm dân số, được thực hiện thành công vượt chỉ tiêu nhiều nơi như Liên Xô, Trung Quốc, và Việt Nam. Vậy mà giờ đây, chỉ 20 năm sau ngày Liên Bang Xô Viết sụp đổ, tòan thế giới như đã ngỏanh mặt làm ngơ XHCN, họ đua nhau chạy theo kinh tế thị trường, chủ nghĩa bóc lột tư bản.
Các nước Đông Âu giờ đây đã quên hẳn những thành tựu lý tưởng XHCN đem đến cho chúng. Dưới sự đầu độc của tư bản, chúng còn cả gan bêu xấu và ban luật cấm Đảng Cộng Sản họat động. Chỉ mới tuần trước, tổng thống nước Nga đã ngỗ ngược lên án người cha dân tộc Stalin không thương tiếc. Ngay tại Việt Nam và mẫu quốc Trung Hoa, những tư tưởng và văn hóa phẩm đồi trụy tư bản cũng đang thấm dần trong tư tưởng mỗi người.
Nhưng không, ngọn lửa XHCN vẫn sáng ngời trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản, từ Hà Nội đến Bắc Kinh, từ Bình Nhưỡng đến Havana, từ … Không hết rồi, chỉ vỏn vẹn 4 quốc gia Cộng Sản kiên cường, nặng tình nghĩa XHCN. Venezuela chỉ là bọn ăn theo nên không thể cùng sánh vai trong hàng ngũ cách mạng chân chính được.
Vậy tại sao Đảng ta vẫn không nhụt chí trên con đường tiến lên XHCN dù sau bao năm đói, sau bao buổi ăn bo bo thời bao cấp, sau khi “đổi mới” tức đi lại con đường tư bản?
1. Đầu tiên phải xác định vì đó là con đường đã chọn nên phải cắm đầu mà đi. Người quân tử đã nói thì không nuốt lời. Đảng ta đã tuyên bố tiến lên XHCN thì phải ráng mà tiến lên. Nếu không sẽ bị bạn bè quốc tế cười chê, người dân mất niềm tin tuyệt đối vào tài năng quản lý năng động sáng tạo của Đảng.
2. Đã có đất nước nào thành công tiến lên XHCN chưa? Câu trả lời ngắn gọn là chưa. Những tên trả lời các nước Bắc Âu là kẻ chưa thấm nhuần tư tưởng cách mạng. Bọn Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch vẫn sử dụng nền kinh tế thị trường tư bản và chính trị đa đảng. Tệ hơn, chúng còn là nơi chứa chấp những phần tử phản động lưu vong như tên tq2004 và con bé Joyce Anne gì đấy.
Nhưng đã là người cách mạng thì đừng vì một chút sự thiếu bằng chứng làm sờn lòng ý chí thử nghiệm của ta. Giữa mô hình đa đảng dân chủ được thực hiện bởi nhiều quốc gia tư bản thịnh vượng và mô hình XHCN chưa một quốc gia nào thành công thực hiện với quá khứ hơi bi đát, chúng ta hiểu rõ nên chọn mô hình nào.
3. Tin không chính thức trong nội bộ Đảng cho biết chúng ta sẽ tiến lên XHCN vào khỏang 50-100 năm sau. Phỏng đóan này đón được sự đồng thuận của nhiều “công dân gương mẫu”. Vậy mà vài đồng chí yêu Đảng nào đã dám tuyên bố “không ai biết trước được sự phát triển và vận động của xã hội trong tương lai.”
Điều đó chỉ đúng ở xã hội và kinh tế tư bản. Trong nền kinh tế phức tạp tư bản, ít ai đóan trước được chuyện ngày mai đừng nói chi đến 50-100 năm sau. Với đội ngũ tiến sĩ hùng hậu trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, tóan học, đến tâm lý hỗ trợ bởi máy tính siêu tốc và giao dịch chứng khóan tính bằng mili giây mà bọn tư bản còn sai thì phải biết tài phán đóan của Đảng ta tài tình đến đâu. Không chỉ biết trước tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa thế giới 50-100 năm tới ra sao mà còn biết rõ lý tưởng XHCN sẽ phù hợp với dân tộc VN thì chỉ có Đảng ta mới có tài tiên đóan thần kỳ thế.
Vì những lý do trên mà các lãnh đạo Đảng ta đã nhất trí đưa tòan dân tiến lên thử nghiệm XHCN. Như tên phản động nào từng tuyên bố, “chủ nghĩa Cộng Sản đem lòai người trải qua gian khổ, chiến tranh, đổ máu để đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.” Nhưng anh sẽ bổ xung thêm rằng sau đó sẽ vượt qua thời kỳ quá độ để tiếp tục tiến lên XHCN. Còn tiếp theo đó có lại phải trải qua gian khổ, chiến tranh, đổ máu rồi trở lại chủ nghĩa tư bản không thì phải đợi vài trăm năm sau mới rõ.
No comments:
Post a Comment