Wednesday, October 5, 2022

HẰNG NĂM CSVN ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG TRÊN XÁC ĐỒNG ĐỘI VÀ NGƯỜI DÂN VÔ TỘI


TẾT MẬU THÂN 1968

TỔNG TẤN CÔNG VÀ NỔI DẬY CỦA VIỆT CỘNG

HẰNG NĂM CSVN ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG TRÊN XÁC ĐỒNG ĐỘI VÀ NGƯỜI DÂN VÔ TỘI

Bài trên báo Tuổi trẻ: Cán binh việt cộng Ngô Công Chiến nói rằng, tiểu đoàn (?) 267 của ông khi kéo vào đánh Tân Sơn Nhất trong trận Mầu thân có 1.200 người. Khi rút ra chỉ còn gần 200 người.

Lê Công Chiến chỉ là 1 cán binh nên có lẽ ông ta không phân biệt được tiểu đoàn hay trung đoàn. Nhiều phần đơn vị của ông là trung đoàn (tiểu đoàn vi xi chỉ có khoảng 400 người là tối đa).

Chỉ là cán binh thì ông Ngô Công Chiến biết như vậy, nhưng ở cấp chỉ huy như ông Võ Văn Kiệt thì ông biết rõ hơn, như đoạn trích dưới đây:

“Trong Chiến dịch Mậu Thân, ông Võ Văn Kiệt đã vào sâu tận nội thành Sài Gòn, chiều mùng Một Tết, ông đã có mặt ở một xóm nhỏ gần đình Bình Đông, Quận Tám. Tiền phương của Sài Gòn cũng nhận được những lệnh liên tiếp tập kích vào đô thị để “giành thắng lợi tối đa”. Những người trực tiếp ở chiến trường như ông đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn quân giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường, còn thương vong của dân chúng thì không thể nào tính được. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở nông thôn đã trở thành “đất trắng”. Chưa bao giờ quân Giải phóng ở trong tình trạng như vậy, có những sỹ quan chỉ huy cấp sư đoàn cũng chịu không nổi, phải ra đầu hàng chính quyền Sài Gòn. Ngày 9-2-1999, khi nói chuyện với các tướng lĩnh làm Tổng kết Chiến tranh, Tướng Giáp nói: “Có đồng chí chỉ huy gửi điện cho tôi nói rõ tình hình bộ đội tan tác, ẩn nấp trong rừng mặn ngập nước ở phía Đông Nam Sài Gòn, tướng không chỉ huy được quân nữa. Ở Huế, anh Trần Văn Quang gửi tôi một bức điện dài 16 trang, xin rút. Tôi đồng ý và viết điện trả lời. Sáng hôm sau giao ban thấy bức điện vẫn để nguyên trên bàn, tôi hỏi tại sao chưa gửi thì anh Văn Tiến Dũng trả lời: ‘Việc này hệ trọng phải đem ra bàn bạc trong tập thể Quân ủy đã, mình anh quyết định sao được’. May mà lúc đó ở dưới, anh em đã rút. Đồng chí Tư Chu, chỉ huy Biệt Động Sài Gòn, cũng có kể cho tôi nghe thực cảnh bộ đội sau năm 1968. Thiệt hại to lớn quá. Giá đắt quá!”

Trích từ “Bên thắng cuộc”, Huy Đức, II. Quyền Bính, Smashwords Edition, OsinBook | 2012,

 

No comments:

Post a Comment