Sunday, October 30, 2022

Đơn xin phép chở 15 ký gạo về nhà ăn


Những ký ức một thời mà không bao giờ xóa mờ trong tâm thức tôi...nỗi ám ảnh hay là kỷ niệm buồn của một đời cơ cực và khốn khó. Trong thập niên 70-80...ngày mà chúng ta được ( giải phóng) *--Ly caphe, bát phở quốc doanh.phải xếp hàng mua phiếu...hàng giờ. *--Hợp tác xã làm cả ngày/8 điểm/ quy ra lúa khoảng gần 2 cân. *-- kinh tế mới.....nơi rừng sâu nước độc..và những cơn sốt rét...cái lạnh của rừng già...những lát sắn mì khô và cơn đói cồn cào...ko thể xóa nhòa trong tôi... Nó ám ảnh cả cuộc đời tôi....ôi! Thật đáng sợ... ( tôi đã sinh nhầm thế kỷ) *-- và rồi chiến trường phía nam- phía bắc bùng nổ như hai họng kìm...buộc thanh niên chúng tôi phải lao vào cuộc chiến...cầm súng bảo vệ mảnh đất cha ông này.... Thanh xuân chúng tôi là một màng đêm đen... Đầy bi thương và chết chóc. Giờ đất nước đã im tiếng súng, thì bọn tham quan tràn ngập khắp ba niềm...từ trung ương đến buôn làng...tiếng dân oan vang dậy cả góc trời, Chúng ăn trên cả nỗi đau thân xác của đồng bào... *-- ( chuyến bay giải cứu) *--( tét Vắcin tàu).... Loài maphia quỷ đỏ...bất lương tàn nhẫn và vô tâm...đó là nội đau cho dân tộc này...là ô nhục của lũ tà quyền đất việt.

 

Thursday, October 27, 2022

"CỘT ĐIỆN Ở MỸ MÀ BIẾT ĐI SẼ VỀ VIỆT NAM": ẢO TƯỞNG CỦA THỦ TƯỚNG!




"CỘT ĐIỆN Ở MỸ MÀ BIẾT ĐI SẼ VỀ VIỆT NAM": ẢO TƯỞNG CỦA THỦ TƯỚNG!

- Đài Á Châu Tự Do -

Đối với nhiều người Việt ở miền Nam thời gian những năm sau 1975, câu nói “Cái cột đèn nếu biết đi cũng đã bỏ nước ra đi” không lạ gì đối với họ.

Mới hôm 8 tháng 6, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong một phát biểu tại Quốc hội Việt Nam cho rằng sau 45 năm ‘giải phóng’ và 35 năm đổi mới, từ một đất nước đói ăn, nợ nần chồng chất, Việt Nam đã vượt qua nhiều thác ghềnh để tiến bước. Ông cũng cho biết có hàng vạn người từ nước ngoài đăng ký về Việt Nam và dùng câu nói của người dân Việt về nạn bỏ nước ra đi sau 1975 để ví von ngược lại rằng, thực tại nước Mỹ những tháng qua thì nếu cột điện ở Mỹ biết đi nó sẽ về Việt Nam.

Nhà báo Mạnh Kim từ Mỹ nêu nhận định của ông về việc này qua ứng dụng facebook messenger:

“Câu nói như có tính “định lý” của ông thủ tướng Việt Nam cho thấy sự ngớ ngẩn vốn dĩ của ông dựa vào những phát biểu trước đó và nó cũng phi lý khi xét đến thực tế.

Làm sao cộng đồng Việt kiều có thể chỉ vì dịch bệnh hoặc tình hình chính trị rối loạn tạm thời ở nước Mỹ mà bỏ hết nhà cửa - tài sản để về Việt Nam; đó là chưa kể việc ăn học của con em họ.

Không chỉ chuyện tài sản, người Việt ở Mỹ cũng không thể và không bao giờ chấp nhận khước từ một nền chính trị dân chủ để trở về Việt Nam chấp nhận sống trong một chính thể độc tài mà cơ hội để họ bày tỏ chính kiến đối với chính quyền như ở Mỹ là không bao giờ có thể xảy ra.

Có một sự khác biệt rõ đến mức không cần phải chứng minh về quyền lợi có được giữa một công dân Mỹ (mang quốc tịch Mỹ) và công dân Việt Nam (cầm passport CHXHCNVN); chưa kể những quyền lợi an sinh xã hội được thụ hưởng…”

Năm 2014, truyền thông trong nước cảnh báo hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1 tháng 7 năm 2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.

Theo số liệu của Bộ Tư Pháp Việt Nam, trong năm 2015 có 4.474 người từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Còn theo Bộ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (United Nations Department of Economic and Social Affairs), ước tính từ năm 1990 đến 2015 có tới 2,6 triệu công dân Việt Nam rời đất nước đến sống ở một quốc gia phát triển hơn, tức trung bình mỗi năm có gần 100.000 người bỏ nước ra đi.

Con số mà Viện Chính sách Di cư (Migration Policy Institute) thống kê cho thấy năm 1980, số người Việt Nam cư trú ở Mỹ là 231.000; năm 2000 lên đến 988.000 và năm 2017 đã là 1.343.000 người.

Riêng về du học sinh, con số mới nhất được Student and Exchange Visitor Information System cập nhật vào tháng 3 năm 2019 là có 30.684 sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ ở tất cả các cấp, tăng 3% so với tháng 8 năm 2018.

Ngoài con số 125.000 người Việt đến Mỹ tỵ nạn năm 1975, số còn lại tiếp tục đến Mỹ mấy mươi năm qua vì nhiều lý do. Cô Thanh Hà hiện định cư tại Mỹ cho rằng, cô vượt biên năm 1989 vì ở Việt Nam không có tương lai. Cô giải thích rằng, cô không có chỗ trong các trường đại học vì ‘con ông cháu cha’ chiếm hết chỗ với những ưu tiên về điểm số khi thi đại học. Sau 30 năm, cô thấy mình vẫn đúng khi được sống trong một đất nước an bình, tự do và được pháp luật bảo vệ.

Nhà báo Nguyễn An Dân nêu nhận định:

“Tôi nghĩ người Việt Nam thành đạt ở Mỹ chỉ về Việt Nam để chơi thì nó đúng hơn, chứ họ vẫn muốn là công dân Mỹ để được Mỹ bảo hộ luật pháp. Rõ ràng chúng ta thấy luật pháp ở Việt Nam không có. Ở đâu luật pháp không được thực thi thì người ta sẽ không đến, thành ra những người ở Mỹ về Việt Nam để giúp đất nước phát triển thì họ chờ cho đến khi Việt Nam thượng tôn pháp luật.

Do Mỹ là một nước tự do thành ra lâu lâu họ có những sự kiện rối loạn đột xuất có thể ảnh hưởng đến trị an, nhưng chính phủ sẽ nhanh chóng giải quyết. Đợt bạo loạn vừa rồi tôi nghe ở Mỹ chết gần 10 người. Nếu so với luật pháp Việt Nam thì một năm oan sai chết phải gấp 10 lần như thế.”

Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ sách báo trong nước đều dùng cụm từ “Đế quốc Mỹ” để nói về đất nước Hoa Kỳ. Thế nhưng cho đến nay, nhiều vị quan chức Việt Nam cho con cái sang Mỹ học và nhiều người tìm cách ở lại đất nước theo chũ nghĩa tư bản này.

Chủ tịch Hà Nội hiện nay là ông Nguyễn Đức Chung từng công khai chuyện con trai du học Mỹ khi xảy ra đợt dịch COVID-19 với nhắn nhủ con hãy ở yên trong nhà.

Với câu nói ‘cái cột điện ở Mỹ mà biết đi thì sẽ về Việt Nam’, người ta cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc quá ảo tưởng về hiện trạng Việt Nam. Dù rằng Việt Nam được cho là kiểm soát tốt dịch bệnh và luôn dập tắt các cuộc biểu tình, nhưng điều đó không thể kéo người Việt trở về nước.

Tại một kỳ họp Quốc Hội năm 2016, đại biểu Quốc Hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu rằng, các trí thức giỏi không về nước làm việc; doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi; cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy ở Việt Nam không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ. Điều này ai cũng thấy, cũng biết!

Theo ông Nghĩa, phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải được tự do dân chủ, an toàn, an ninh và công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Nhân dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển để người dân và du khách đến thăm sẽ muốn ở lại chứ không muốn ra đi. 

 

Wednesday, October 26, 2022

TƯ BẢN ĐỎ LÀ TÊN GỌI KHÁC CỦA CÁC TẬP ĐOÀN SÂN SAU CỦA CÁC QUAN CHỨC CỘNG SẢN CÙNG GIA TỘC, ĐƯỢC BẢO HỘ BỞI CHÍNH QUYỀN VÀ ĐƯỢC HƯỞNG MỌI ĐẶC ÂN, ĐẶC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC NHƯ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ THUẾ, ĐẤT ĐAI...


TƯ BẢN ĐỎ LÀ TÊN GỌI KHÁC CỦA CÁC TẬP ĐOÀN SÂN SAU CỦA CÁC QUAN CHỨC CỘNG SẢN CÙNG GIA TỘC, ĐƯỢC BẢO HỘ BỞI CHÍNH QUYỀN VÀ ĐƯỢC HƯỞNG MỌI ĐẶC ÂN, ĐẶC QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC NHƯ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ THUẾ, ĐẤT ĐAI...

Bạn có thể lên internet để tìm hiểu về các tập đoàn là sân sau của các quan chức cộng sản Việt Nam và gia tộc như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Tấn Sang... tất cả đều có những móc nối với nhau tạo nên cái mà chúng ta vẫn gọi nó là "các nhóm lợi ích". Khái niệm diệt tham nhũng dưới chế độ cộng sản, thực chất chính là việc thanh trừng các "nhóm lợi ích" có sự mâu thuẫn và đấu đá lẫn nhau , nhóm lợi ích này chết đi thì sẽ có nhóm lợi ích khác lên thay, thi nhau tham nhũng và bóc lột nhân dân. Đơn cử, trước đại hội XII của Đảng, hai nhóm lợi ích lớn nhất trong nội bộ Đảng là của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Cụ Tổng, cuối cùng, Cụ Tổng dưới sự ủng hộ của "Thiên Triều" đã đánh bật được phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng, sau đó lại tiến hành cái gọi là "đốt lò", một mặt là để diệt sạch tàn dư của Nguyễn Tấn dũng như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh..., mặt khác cũng lừa được nhân dân rằng Đảng trong sạch, hơn thế nữa còn tăng uy tín của bản thân Cụ Tổng. Một mũi tên trúng 3 đích, nhưng nhân dân vẫn không nhận được bất cứ lợi ích nào, vẫn là bị áp bức, bóc lột như xưa, và trở nên bần cùng hoá với vô số thứ thuế vô lý, chi phí cuộc sống cũng tăng lên hàng ngày.

Cửu Bình phân tích như sau:
Ngày nay, trong số con cái và họ hàng thân quyến của những người lãnh đạo ĐCSTQ, nhiều người là những nhà tư bản mới giàu có, và nhiều đảng viên đang gắng hết sức để tham gia vào nhóm những người mới giàu lên này. ĐCSTQ đã tiêu diệt các địa chủ và các nhà tư bản dưới danh nghĩa cách mạng và cướp đoạt tài sản của họ. Giờ đây, “hoàng tộc” mới của ĐCSTQ thậm chí còn trở thành những nhà tư bản giàu có hơn nhờ biển thủ và tham nhũng. Những người đã theo Đảng từ đầu cuộc cách mạng bây giờ thở dài “Nếu tôi biết tình trạng hiện nay thì tôi đã không đi theo nó”. Sau nhiều thập kỷ đấu tranh đẫm máu và mồ hôi, nay họ mới biết rằng mình đơn giản là đã hiến dâng tài sản của ông cha và cả cuộc đời mình cho tà giáo ĐCSTQ.

ĐCSTQ nói về cơ sở hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc, trên thực tế, đó là cơ sở hạ tầng kinh tế quan liêu của các quan chức tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ quyết định “thượng tầng kiến trúc cao áp” – một thượng tầng kiến trúc dựa trên các áp lực cao để tồn tại. Áp bức nhân dân vì thế đã trở thành chính sách căn bản của ĐCSTQ.

Một đặc tính lưu manh nữa của ĐCSTQ được thể hiện trong việc thay đổi định nghĩa của các khái niệm về văn hóa, và sau đó dùng chính các định nghĩa đã bị thay đổi này để phê phán và kiểm soát nhân dân. Khái niệm “đảng” là một ví dụ như vậy. Từ lúc khởi thủy, nhiều đảng đã được thành lập ở cả trong và ngoài nước. Chỉ có Đảng Cộng sản là thực thi quyền hành vượt quá phạm vi của tập thể đảng. Nếu bạn vào Đảng, nó sẽ kiểm soát tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn, bao gồm cả lương tâm, sinh kế, và cuộc sống riêng tư của bạn. Trong khi cầm quyền, ĐCSTQ kiểm soát tất cả xã hội, chính quyền và bộ máy nhà nước ở tất cả các cấp. Nó độc tài quyết định tất cả các vấn đề từ việc quan trọng như ai sẽ là Chủ tịch nước hay Bộ trưởng Quốc phòng, hay đưa ra những qui định và luật lệ gì, cho đến tận cả những việc nhỏ như một người nên sống ở đâu, được phép kết hôn với ai, và chỉ được phép đẻ mấy con. ĐCSTQ đã thâu tóm tất cả các biện pháp kiểm soát có thể tưởng tượng được.

Monday, October 24, 2022

TRUNG QUỐC VS VIỆT NAM - 30 ĐIỀU GIỐNG NHAU


[TRUNG QUỐC VS VIỆT NAM - 30 ĐIỀU GIỐNG NHAU] 

Nếu bỏ vài giây để suy ngẫm và so sánh Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều điểm giống nhau. Từ mô hình chính trị, tư duy người dân và văn hóa - nhiều lúc bạn sẽ tưởng Việt Nam từ lâu là một phần của Trung Quốc. 

Sau đây là những điều cả hai nước đều có chung với nhau.

1. Cả hai đều theo lý tưởng CNXH dù chẳng biết nó là gì, cũng không biết chừng nào đạt được.
2. Mô hình chính trị đảng cử dân bầu. Tất cả quyết định đều nằm trong tay Bộ Chính Trị.
3. Cờ hai nước đều là màu đỏ sao vàng.
4. Công An Trị - Công An là lực lượng giám sát người dân.
5. Hộ Khẩu - Dân bị khóa chân bởi Hộ Khẩu, không thể tự do đi lại.
6. Tầng lớp siêu giàu được hình thành bởi tư bản đỏ.
7. Thờ lãnh tụ là một nét văn hóa chính trị.
8. Khổng Giáo ảnh hưởng tư duy và tưởng của hai dân tộc hàng ngìn năm nay.
9. Dân của hai nước đều bị ngu vì bị tẩy não quá lâu.
10. Chính quyền hiện tại được thành lập sau khi lật đổ chính quyền quốc gia chính nghĩa.
11. Dân Trung Quốc và Việt Nam đi tỵ nạn khắp nơi trên thế giới. Nên ở đâu cũng thấy.
12. Hai nước đều kiểm duyệt thông tin trên internet. Luật An Ninh Mạng là hai như một.
13. Đa số người giàu đến từ đầu cơ bất động sản, đó là cách kiếm tiền dễ và nhanh nhất.
14. Dù nước nghèo nhưng rất chảnh, người nước ngoài phải xin visa mới được nhập cảnh.
15. Cả hai dân tộc xấu xí đều bị thế giới ghét và coi thường.
16. Người dân thì muốn xuất ngoại để trốn chạy bằng cách đi du học, visa đầu tư hay buôn lậu.
17. Môi trường của hai nước đều bị ô nhiễm trầm trọng.
18. Truyền hình hai nước tràn ngập các gameshow yêu đương, hẹn hò nhảm nhí.
19. Học sinh sinh viên hai nước học rất giỏi nhưng bị tẩy não nên vừa giỏi vừa ngu.
20. Hai nước là hãng xưởng gia công của thế giới.
21. Trung Quốc dùng Hán Ngữ, Việt Nam cũng dùng Hán Việt.
22. Chị em phụ nữ nghiện truyện và phim ngôn tình. Sách về tình yêu bán rất chạy.
23. Người Trung Quốc và Việt Nam đều ăn cơm là chính, dụng cụ là đũa và chén.
24. Chính phủ hai nước đều nuôi lực lượng Dư Luận Viên để định hướng dư luận.
25. Quan chức hai nước đều cho con cháu qua bên nước tư bản sống.
26. Khách du lịch Trung Quốc và Việt Nam nổi tiếng là ồn ào, lộn xộn và bất lịch sự.
27. Cờ bạc và điều không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
28. Cha mẹ đều ép con mình phải học nhiều, vì đó là cách thoát nghèo nhanh nhất.
29. Cả hai đều gian dối và lưu manh.
30. Gái Trung Quốc và Bắc Kỳ đều xinh bà cố. Ku Búa đều yêu cả hai.

Các bạn thấy chưa. Cứ chửi Trung Quốc mà lại có quá nhiều điểm tương đồng. Từ mô hình chính trị cho tới tư duy con người. Cho nên đừng quá bất ngờ khi lãnh đạo cho rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai anh em. Khác ở chỗ là Trung Quốc là thằng anh, còn Việt Nam là thằng em ăn bám theo thằng anh để được bảo kê. Trung Quốc và Việt Nam, tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa


 

Sunday, October 23, 2022

TẠI SAO VNĐ LÀ ĐỒNG TIỀN MẤT GIÁ NHANH VÀ NHIỀU NHẤT


TẠI SAO VNĐ LÀ ĐỒNG TIỀN MẤT GIÁ NHANH VÀ NHIỀU NHẤT
- Tân Phong -
Tỷ giá dollar/vnđ trên thị trường tự do đã vượt mốc 25.000 vnđ/ 1 USD. Như vậy mức trượt giá của VNĐ là hơn 7% kể từ đầu năm và cũng là mức trượt giá cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Đây được coi là kết quả “không thể tránh” theo như lời giới chức Việt Nam với lý do lạm phát toàn cầu tăng, FED tăng lãi suất cho vay khiến các quĩ đầu tư rút khỏi thị trường mới nổi và các thị trường cận biên như Việt Nam. Việc nới rộng biên độ tăng giảm tỷ giá VNĐ/USD lên tới 5% trong ngày được coi là biện pháp cần thiết để “đảm bảo cân đối vĩ mô”... theo truyền thông nhà nước CSVN cho biết. Tất nhiên, đó là một nửa sự thực.
Trên bình diện chung. không chỉ có đồng tiền Việt Nam bị mất giá so với USD trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chao đảo như hiện nay. Nhưng có vẻ như mức trượt giá khá nhanh của VNĐ khiến quốc gia cộng sản này “thăng hạng” trong bảng tổng sắp các nước có đồng tiền yếu nhất thế giới còn nhanh hơn trong bảng tổng sắp của FIFA. Có mấy câu hỏi cần được đặt ra ở đây:
- Ngoài những yếu tố khách quan mà giới truyền thông trong nước đã nói nhiều như một động thái trấn an tâm lý đám đông thì có những yếu tố chủ quan nào khác từ nhược điểm mang tính cố hữu, bản chất của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam đã thúc đẩy quá trình phá giá đồng nội địa này hay không?
- Tỷ giá hiện thời liệu có phải là tỷ giá cuối cùng trong năm 2022? Nó sẽ tiếp tục tăng hay giảm và yếu tố nào sẽ quyết định quá trình đó?
Hiện đồng tiền Việt Nam là đồng tiền yếu nhất trong khối Châu Á và yếu thứ 2 trên thế giới. Đồng tiền yếu nhất thế giới thuộc về đồng Rial của IRAN (42.350 IRR/ 1 USD). Năm 2020, đồng tiền Việt Nam ở vị trí thứ 4 sau đồng Rial của Iran, đồng BYR của Belarus, vị trí thứ 3 thuộc về đồng tiền của một quốc đảo gần như vô danh ở Châu Phi là São Tomé & Principe. Năm 2022, VNĐ “leo” lên vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp đáng buồn tủi này. Nhưng nếu so sánh với IRAN – một quốc gia đang bị cấm vận bởi Tây Phương hơn 4 thập kỷ với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bối cảnh kinh tế, chính trị hỗn loạn ở Trung Đông thì là một so sánh hết sức khập khiễng.
So với các đồng tiền khác trong khu vực Đông Nam Á, đồng tiền Việt Nam mất giá nhanh nhất, nhiều nhất. Kể từ 2000 đến nay, VNĐ đã mất giá 70% so với đồng USD. Việc đồng nôi tệ suy yếu nhanh tuy có thể có lợi cho xuất khẩu nhưng đối với một nền kinh tế nhập khẩu hơn 80% nguyên nhiên vật liệu đầu vào và không có công nghiệp hỗ trợ như Việt Nam thì lại gặp vấn đề lớn. Nợ quốc tế và chi phí nhập khẩu sẽ tăng cao trong bối cảnh xuất khẩu bị suy giảm, góp phần làm “mỏng” nhanh quĩ dự trữ ngoại tệ.
Được biết, dự trữ ngoại tệ thấp hơn Cầu ngoại tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách giữ tỷ giá cố định thời gian trước để kiềm chế lạm phát nên ngân hàng Trung Ương đã phải bán ra 41 tỷ USD chỉ trong 3 đợt gần đây ( ngày 7/6/22 ngân hàng Trung Ương bán ra 7 tỷ USD, ngày 16/8/2022 bán ra 13 tỷ USD và ngày 14/09/2022 bán ra 21 tỷ USD). Trong nửa cuối tháng Chín và tháng 10, ngân hàng Trung Ương tiếp tục bán thêm một lượng USD nhưng chưa công bố nên dự trữ ngoại tệ hiện tại chỉ khoảng 80 tỷ USD tương ứng khoảng 12 tuần nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 dự đoán là 368 tỷ USD. Đây là qui mô dự trữ ngoại hối thâp nhất gần mức tối thiểu, tương đương 12-16 tuần nhập khẩu.
Trong khi đó, nguồn thu từ kiều hối và người lao động nước ngoài – vốn dĩ là một nguồn ngoại tệ quan trọng, khoảng 16-18 tỷ USD/năm, đã và đang suy giảm đáng kể. Sau 2 năm bệnh dịch, gần 200.000 lao động đã trở về nước và chưa tìm được công việc tiếp theo, lượng lao động được “xuất khẩu” mới ít hơn so với thời gian trước cũng như việc buôn lậu người bằng container bị EU và các nước Tây Phương xiết chặt nên ảnh hưởng tới nguồn thu ngoại tệ đáng kể của nhà cầm quyền và quan chức CSVN.
Năm 2015, theo tổ chức Global Financial Intergrity (Tổ chức liêm chính tài chính toàn cầu) công bố báo cáo “Illicit Financial Flows from developing coutries” giai đoạn 2004-2013 có nêu tên Việt Nam. Báo cáo cho hay khoảng 92,9 tỷ USD trong 10 năm là số tiền bẩn đã được tuồn ra nước ngoài. Ngoài ra, một xu hướng khác ảnh hưởng tới nền kinh tế, đồng thời góp phần làm suy yếu đồng tiền trong nước là các doanh nghiệp sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu đầu vào nhưng không xuất khẩu được mà chỉ tiêu thụ nội địa. Lợi nhuận thực sự thì được chuyển ra nước ngoài thông qua việc nâng khống đầu vào nhập khẩu, báo lỗ hoạt động sản xuất trong nước.
Một lý do nữa liên quan đến hoạt động các công ty Chứng Khoán huy động vốn theo kiểu phát hành trái phiếu rác thông qua các ngân hàng thương mại tư nhân như Vạn Thịnh Phát… rồi mua ngoại tệ và thông qua việc thanh toán ngoại thương để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Sẽ nguy hiểm hơn nhiều khi một tập đoàn vừa nắm ngân hàng thương mại, vừa có hàng trăm doanh nghiệp chân rết phát hành dễ dàng hàng triệu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp dưới chuẩn để huy động vốn, vừa có hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế như Vạn Thịnh Phát…Vạn Thịnh Phát … là những ví dụ tiêu biểu của một “sát thủ kinh tế” ở tầm vóc còn lớn hơn Vingroup hay FLC, Tân Hoàng Minh…Do đó, việc kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB ngay kể cả hiệu quả hoạt động của ngân hàng này ổn và khối tài sản đảm bảo lớn có lẽ xuất phát từ nhiều lý do khác.
Tất cả các yếu tố trên đều dẫn đến việc đồng tiền VNĐ suy yếu và nền kinh tế quốc gia bị “nội thương” nghiêm trọng trái ngược với các con số thống kê tăng trưởng GDP đẹp đẽ. Nếu nhìn sâu vào chút, ta có thể thấy nền kinh tế đang vỗ ngực với thành tích “tăng trưởng nhanh nhất thế giới” này đang cực kỳ mong manh và bất ổn.


 

Saturday, October 22, 2022

HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ - PHẦN I


HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ - PHẦN I
Đỗ Thanh Vân

Tôi sinh năm 1987, tức là sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (theo tuyên truyền của Đảng cộng sản) -1975” 12 năm. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng - một tỉnh miền Bắc Việt Nam, chịu một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, chịu sự tuyên truyền, nhồi sọ từ lúc còn trong trứng nước. Thế hệ ông bà tôi, bố mẹ tôi đều chịu sự tuyên truyền, nhồi sọ ấy, và tất cả họ tin vào những điều ấy như chân lý. Tôi cũng không ngoại lệ.

Thủa còn đi học, tôi cũng hân hoan, cũng rưng rưng xúc động đến rơi lệ khi nghe những bài hát, những bài diễn văn ca ngợi “bác Hồ”, ca ngợi “Đảng cộng sản”. Nơi tôi sống, trường tôi học, những nơi tôi đến, những người tôi tiếp xúc, chưa bao giờ và chưa một ai nói với tôi một quan điểm hay cách nhìn ngược lại.

Tôi vẫn biết có những tiêu cực, sai trái, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu và bức bách người dân từ phía chính quyền khắp nơi. Nhưng giống như hầu hết những người bị nhồi sọ, tôi tin rằng, đó là do những người thừa hành sau này thoái hoá, biến chất, rằng chỉ do cá nhân họ làm sai, chứ lỗi không phải do “Đảng” hay “bác Hồ”.

Cho đến năm tôi 25 tuổi - tức là năm 2012, lần đầu tiên tôi đọc được một dòng bình luận trên một diễn đàn mạng xã hội. Tôi không còn nhớ chính xác nguyên văn câu đó, nhưng đại ý là một câu xúc phạm và phỉ báng “bác Hồ”. Cảm giác của tôi lúc đọc được câu đó là nóng mặt, tức giận và căm ghét cái người viết bình luận đó. Vì nó hoàn toàn trái ngược với tiềm thức của tôi. Trớ trêu thay, vào thời điểm đó, con gái đầu của tôi vừa tròn 1 tuổi, tôi quyết định cai sữa con để đi làm trở lại. Lúc đi phỏng vấn, tôi mới biết, cái người viết bình luận đó chính là giám đốc công ty tôi đang ứng tuyển.

Lúc biết điều đó, tôi đã định phỏng vấn xong thì thôi, chứ tôi chẳng muốn làm việc cho cái người có thể phỉ báng những điều đối với tôi là chân lý. Tôi trúng tuyển. Và trong một phút định thần lại, tôi quyết định nhận lời làm việc với mục đích: tìm hiểu xem vì sao người ta lại nói như vậy? Thật may mắn, đó là một quyết định sáng suốt.

Công việc của chúng tôi liên quan nhiều đến mạng xã hội, marketing, truyền thông, sự kiện, ... nên mọi người phải nhanh chóng kết nối facebook với nhau. Thật ra thời gian đầu mới vào công ty, tôi không chú tâm cho lắm vào làm việc, mà tập trung quan sát, để ý cái anh giám đốc kia nhiều hơn. Tôi vào tường facebook của anh ta, lục tung tất cả các status, các hình ảnh, những bình luận của anh ta. Tôi phát hiện anh ta ngoài việc rất giỏi ngoại ngữ và công nghệ, thì còn là một người rất quan tâm chính trị.

Tôi ấn tượng nhất với một bức hình anh ta đi biểu tình chống Trung Quốc. Trong bức hình đó, rất nhiều người biểu tình bị công an, an ninh, mật vụ chìm nổi chụp bắt. Còn anh ta thì né được và không bị túm. Từ đó, ác cảm của tôi đối với anh ta dần vơi đi.

Tôi bắt đầu chú tâm vào làm việc và cống hiến cho công việc, bên cạnh việc tiếp tục đi tìm sự thật - nguyên nhân đằng sau câu nói của anh ta.

Bằng việc kết nối facebook với anh ta, tôi dần dần biết đến các facebooker Nguyen Lan Thang, Lã Việt Dũng, Le Dung Vova, Nguyễn Văn Phương, Cuong Hoang Cong, Nguyen Chí Tuyen, ... - Những người tiên phong của phong trào biểu tình chống Trung Quốc và điển hình là câu lạc bộ bóng đá No - U, với khẩu hiệu “xoá đường lưỡi bò, bảo vệ biển đảo”. Newfeed facebook của tôi mỗi ngày một nhiều hơn những thông tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, những vụ cưỡng chế - cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản, những vụ án oan, những video clip phóng sự hiện trường của anh Lân Thắng và anh Lê Dũng Vova ghi lại. Cái “chân lý sáng ngời về Đảng cộng sản, về Bác Hồ” trong tôi bắt đầu lung lay từ đó.

Tôi bắt đầu đặt câu hỏi, bắt đầu vắt óc suy nghĩ, bắt đầu biết search google với những từ khoá “trái chiều” như: sự thật về Hồ Chí Minh, tội ác của Đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh là ai, ... Mọi thứ bắt đầu mở ra, những luồng thông tin đa chiều, đôi khi là trái chiều với những thứ tôi từng được biết, được nghe, được giáo dục.

....

Từ những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của mình, đến việc bắt đầu lên tiếng trên mạng xã hội, rồi vượt qua sợ hãi để bước chân xuống đường như thế nào, xin được viết tiếp ở những phần sau.

Đỗ Thanh Vân - 29/10/2018.
FB Đỗ Thanh Vân

 

Việt Nam đang bước vào khủng hoảng tài chính

 


Việt Nam đang bước vào khủng hoảng tài chính

Dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Dữ liệu dự trữ ngoại hối lần cuối cập nhật là vào tháng 6. Có lẽ vì thiếu ngoại hối nên không thể nhập xăng dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu trên diện rộng.

Việc Hoa Kỳ tăng lãi suất khiến dòng tiền trên thế giới đổ về Hoa Kỳ, làm tăng giá đồng đô la.

Tại Việt Nam dòng tiền dịch chuyển từ thị trường chứng khoán sang tiền mặt và âm thầm chuyển khỏi Việt Nam dưới dạng ngoại tệ.

Chính quyền thực hiện chính sách tiền tệ neo giữ giá trị tiền Đồng trong biên độ với đồng đô la. Để giữ giá trị tiền đồng trong khi đồng đô la Mỹ lên giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải can thiệp bằng cách bán ra đồng đô la. Chính sách này khiến dự trữ ngoại tệ nhanh chóng bốc hơi. Còn nếu NHNN không bán ngoại tệ ra sẽ dẫn đến tình trạng áp lực phá giá tiền đồng và lạm phát tăng vọt ngay lập tức tạo ra bất ổn vĩ mô.

Bằng cách bán ra đồng đô la Mỹ để giữ giá tiền đồng, NHNN đang mua thời gian để tránh một cuộc khủng hoảng sớm.

Nhưng giờ đây NHNN đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác đó là thiếu dự trữ ngoại hối. Vì thiếu ngoại hối và đứng trước áp lực tăng giá của đồng đô la nên cuối cùng NHNN mới mở biên độ lãi suất lên +/-5% so với biên độ +/-3% trước kia và đẩy tỉ giá lên gần 25.000VND ăn 1 đô la.

Mức dự trữ thấp nhất của một quốc gia để tránh trường hợp khủng hoảng là từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu.

Vào tháng 2 năm nay, mức dự trữ ngoại hối là 4,2 tháng. Tuy vậy cùng với việc bán ra đồng đô la để ghìm giữ tỉ giá, lượng dự trữ nhanh chóng bốc hơi. Vào tháng 5 vừa rồi, mức dự trữ ngoại hối chỉ còn tương đương 3,2 tháng nhập khẩu, và vào tháng 6 giảm xuống chỉ còn 3,1 tháng nhập khẩu. Từ tháng 6 đến nay, NHNN không còn công bố lượng dự trữ ngoại hối, vào theo ước tính nó đã xuống dưới mức 3 tháng nhập khẩu và một cách không chính thức Việt Nam đang bước vào một cuộc khủng hoảng.

Việc không công bố lượng dự trữ ngoại tệ cạn kiệt nhằm tránh sự hoảng loạn của các tác nhân kinh tế — bởi vì khi mọi người biết rằng ngoại tệ không còn nữa và NHNN không còn cách nào khác là phải tiếp tục phá giá tiền đồng thì họ sẽ đổ xô đi mua và tích trữ đô la nhiều hơn để bảo vệ tài sản của mình.

Với lượng dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, đang trong trạng thái khủng hoảng, NHNN còn phải đối phó với các khoản nợ ngắn hạn, tức nợ phải trả trong vòng một năm. Mức nợ ngắn hạn năm nay nằm trong khoảng 30% lượng dự trữ. Trừ khi các khoản nợ được thương thảo để lùi thời điểm trả nợ, việc phải hoàn tất khoản nợ trong thời điểm hiện nay là bất khả đối với chính quyền Việt Nam.

Đối phó với làn sóng ngoại tệ chạy khỏi Việt Nam, NHNN cho tăng lãi suất. Nhưng khi lãi suất tăng quá cao nó sẽ bóp chết các doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính còn phải đối diện với một vấn đề nguy hiểm nữa đó là mức thanh khoản đã không còn. Nhưng NHNN không dám nhanh chóng bơm thanh khoản vào hệ thống vì nó sẽ gây áp lực phá giá tiền đồng thêm nữa.

Nguyễn Huy Vũ
22/10/2022

Thursday, October 20, 2022

“Giải phóng miền Nam”: Cho ai và vì ai? (Phần 1)

 Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.


Ba mươi sáu năm sau cuộc chiến này, dựa trên các tài liệu đã được giải mật thời gian gần đây, nhiều người nhận ra, cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam” do những người Cộng sản Việt Nam tiến hành, thật sự không phải vì Việt Nam.

Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph

Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết cho phép các lực lượng Cộng sản miền Nam sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền miền Nam. Và rồi cuộc chiến Bắc - Nam đã được những người Cộng sản khơi mào bằng các phong trào kiểu như “Đồng khởi” ở Bến Tre, lan ra các tỉnh Nam Bộ, sách động quần chúng đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, cuối năm 1960, Đảng Cộng sản cho ra đời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức chính trị, quân sự của Đảng Cộng sản, hoạt động ở miền Nam với mục đích lật đổ chính quyền miền Nam, thống nhất Việt Nam, để biến Việt Nam thành một khối thống nhất, thành viên của cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa. 

Trong giai đoạn vừa kể, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Liên Xô liên tục qua lại thăm viếng nhau. Đến cuối năm 1960, hai bên bắt đầu ký nhiều thỏa thuận, trong đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ miền Bắc, để giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam”.

Ngày 6 tháng 1 năm 1961, hai tuần trước khi ông Kennedy tuyên bố nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Nikita Khrushchev, Thủ tướng Liên Xô, tuyên bố, Liên Xô sẽ hỗ trợ "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" trên toàn thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Khrushchev gọi đây là những cuộc chiến tranh “thần thánh”. Ông Ilya Gaiduk, nhà sử học người Nga, tiết lộ, trong kế hoạch của Moscow, Việt Nam trở thành một kênh chính để tạo ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á.
Ngày 31 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố, những diễn biến vừa kể là bằng chứng về tham vọng muốn thống trị thế giới của Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc.

“Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”

Ngoài việc Liên Xô muốn vào truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản, những người Cộng sản Việt Nam cũng muốn biến đất nước trở thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, năm 1959, nêu rõ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ chiếm cứ miền Nam, âm mưu xâm lược miền Bắc là để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên, thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ trực tiếp đến phe xã hội chủ nghĩa, làm cho phe xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn, vững mạnh”.

000_APP2000041601815-250.jpg
Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo
Ông Lê Duẩn chụp vào ngày 15/5/1975. AFP photo

Ngày 9 tháng 2 năm 1964, báo Pravda của Đảng Cộng sản Liên Xô đưa tin, một đoàn đại biểu của Đảng Lao Động Việt Nam do ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất dẫn đầu, đã đến thăm Liên Xô. Theo đó: "Hai bên đã thể hiện sự đoàn kết của phe XHCN và phong trào cộng sản thế giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng Lao động Việt Nam, giữa Liên bang Xô Viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và các nguyên tắc của phong trào vô sản quốc tế".

Kể từ đó, khối cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, đã gia tăng viện trợ quân sự, từ vũ khí, đạn dược, xe tăng, tên lửa, máy bay…cho đến các cố vấn quân sự, thậm chí cả binh lính, cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, để lật đổ chính quyền miền Nam, thực hiện cuộc cách mạng vô sản, biến Việt Nam thành “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”. 

Trong bài nói chuyện đăng trên báo Nhân Dân, ngày 20 tháng 7 năm 1965, ông Hồ Chí Minh đã cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc về sự giúp đỡ này, ông nói: “Tôi thay mặt đồng bào cả nước nhiệt liệt cảm ơn Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn nhân dân tiến bộ khắp năm châu. Nhân dân Việt Nam quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng, giải phóng Tổ quốc của mình, chặn tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giữ vững tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á”.

Tuy Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN giúp đỡ lãnh đạo miền Bắc với mục đích truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam và rộng hơn là các nước Đông Nam Á, thế nhưng ông Hồ Chí Minh chỉ thấy sự giúp đỡ này là “vô tư”, “không vụ lợi”. Ông cho biết: “Các nước bạn giúp ta một cách khẳng khái, vô tư, như anh em giúp nhau, tuyệt đối không có chút gì vụ lợi. Các nước bạn chỉ mong chúng ta cố gắng làm cho nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh”. Và ông  ông Hồ Chí Minh cho biết, ông "luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình".

Tháng 2 năm 1966, khi đến Moscow tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 23, ông Lê Duẩn tuyên bố, ông có hai tổ quốc, đó là Tổ quốc Việt Nam và Tổ quốc Liên Xô. Ông Lê Duẩn cũng cám ơn Liên Xô về sự "viện trợ to lớn và nhiều mặt" cho chính phủ miền Bắc. Trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ông Lê Duẩn cho biết: “Liên Xô giúp chúng tôi bằng trái tim của họ, và họ đã giúp chúng tôi nhiều hơn chúng tôi có thể sử dụng, và Trung Quốc cũng giúp đỡ chúng tôi”.

Sử gia Douglas Pike nhận xét về cuộc chiến “giải phóng miền Nam” do miền Bắc khởi xướng như sau: “Bản chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi trên thực tế: từ một anh Việt Cộng chân đất với khẩu súng ngắn tự tạo, cho tới những lực lượng quân đội Cộng sản Việt Nam được trang bị những thứ vũ khí hiện đại nhất mà thế giới cộng sản có thể sản xuất”.

Cuộc chiến tranh được gọi là “giải phóng miền Nam”, ngoài mục đích Liên Xô muốn đưa Chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam, biến Việt Nam thành tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Nam Á, những người Cộng sản Việt Nam đã “giải phóng miền Nam, là “giải phóng” cho ai? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.