Hình ảnh vệ tinh trên Google Map tại Ngã ba Đông Dương, nơi tiếp giáp 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia (phía Việt Nam thuộc Pờ Y, Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cho thấy diện tích rừng phía Việt Nam hầu như không còn.
Bên cạnh yếu tố biến đổi khí hậu, nạn phá rừng cũng là nguyên nhân chính khiến mưa lũ ngày càng bất thường và tàn khốc. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá khiến khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn không còn mỗi khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Những năm qua, các dự án thủy điện ồ ạt phát triển ở miền Trung, Tây Nguyên do lợi ích đem lại cho nhà đầu tư rất lớn, nhưng đã để lại rất nhiều hệ lụy về môi trường tự nhiên. Thủy điện đang là những mối họa treo trên đầu các khu dân cư khi không kiểm soát quy hoạch, thi công, vận hành. Để làm thuỷ điện, người ta đã chặt phá rừng không thương tiếc.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016 - 2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.283ha, tức mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng, tập trung chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên.
Thiên tai rốt cuộc cũng vì nhân tai mà ra!
Bên cạnh yếu tố biến đổi khí hậu, nạn phá rừng cũng là nguyên nhân chính khiến mưa lũ ngày càng bất thường và tàn khốc. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá khiến khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn không còn mỗi khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Những năm qua, các dự án thủy điện ồ ạt phát triển ở miền Trung, Tây Nguyên do lợi ích đem lại cho nhà đầu tư rất lớn, nhưng đã để lại rất nhiều hệ lụy về môi trường tự nhiên. Thủy điện đang là những mối họa treo trên đầu các khu dân cư khi không kiểm soát quy hoạch, thi công, vận hành. Để làm thuỷ điện, người ta đã chặt phá rừng không thương tiếc.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016 - 2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.283ha, tức mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng, tập trung chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên.
Thiên tai rốt cuộc cũng vì nhân tai mà ra!
No comments:
Post a Comment