Monday, May 17, 2010

Ôi, biển quê hương của tôi

Bắt đầu từ hôm nay, ngư dân quê tôi phải chịu cảnh chiều chiều ngồi trên bãi cát nhìn ra biển với ánh mắt xa xăm mà thầm ước muốn một điều thật giản dị, một thứ gì đó rất đỗi bình thường: hằng ngày được đánh bắt cá ngay trên vùng biển trước mặt mình đây.

Dù đi đâu chăng nữa, với mỗi người dân miền Trung chúng tôi cũng luôn nhớ và hướng về quê biển thân yêu, nơi có cách đồng, có con sông, có bãi biển cát trắng. Nhớ đến tính cách của mỗi người dân, dù bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn không một lời ca than.

Nay không còn biển, không còn được lao động rồi thì sắp tới đây chén cơm trong mỗi gia đình sẽ còn lại những gì. Một đất nước của dân, do dân,vì dân nhưng bây giờ có lẽ không phải như thế!

Tôi không thể hiểu nổi những việc bắt giam ngư dân, thu tiền chuộc là một điều vô lý, dân ta phải cam chịu mà nhà chức trách thì im hơi lặng tiếng vì tình hữu nghị 16 chữ vàng. Điều gì đang diễn ra?

Tôi còn nhớ năm ngoái, chính phủ Triều Tiên bắt giam hai nhà báo vì tội xâm phạm lãnh thổ. Và cách ứng xử của người Mỹ tôi cho là rất hay, đích thân ông cựu Tổng thống Bill Clinton phải ra mặt ứng xử vụ này. Kết quả là hai nhà báo về nhà trong an toàn, vậy tại sao ta không có những cách ứng xử như vậy để cho ngư dân ta được nhờ, mà cứ mãi bị bắt, bị cướp một cách trắng trợn và cứ mãi chỉ dám gọi đấy là quân “lạ”.

Chiến thuật gì đây hởi quân Tàu?

Phải nói một điều rằng quân Tàu rất nhiều mưu kế, điển hình là họ có tam thập lục kế (36 kế) binh pháp Tôn Tử. Tôi tin là với cả các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đang bị quân Tàu áp dụng binh pháp này để áp đảo, lấn chiếm.1000 năm trước ta đã bị xâm lược, vậy cớ gì mà bây giờ họ không làm, chiến thuật hồi xưa ngắn quá có thể không thành công nhưng nếu đầu tư với chiến thuật dài hơn sẽ thành thì sao? Mọi người điều thấy, vấn đề là ta phải làm gì bây giờ?

Ở đây tôi chỉ điểm ra hai chiến thuật điển hình, thứ nhất là các vụ thắng thầu của các công ty Trung Quốc từ Bauxite Tây Nguyên cho đến gần đây là thắng thầu dự án điện Vũng Áng. Sau các vụ này là một loạt các thiết bị, con người đổ bộ vào Việt Nam làm việc, đóng đô tại đó, rồi họ sẽ cho ra đời con cháu mang dòng máu của họ tại nơi đây, một kế tá thi hoàn hồn trong 36 kế.

Với biển Đông, từ lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đang thực hiện thì coi như họ đã thành công nữa đường. Trước đây, nhà văn Phạm Viết Đào đã nói rằng nếu Trung Quốc đánh, khả năng Việt Nam sẽ thắng, đấy chỉ là phân tích quân lực một cách khách quan. Còn tôi, tôi tin là ta đã thua một nữa trong việc ra đối sách chiến lược để đáp trả. Bây giờ là thời buổi công nghệ thông tin, kinh tế thì họ dùng CNTT, kinh tế để đánh, không có ai lại đi dùng quân sự để đánh, đấy chỉ là sự phô diễn trấn áp, kiểu như hai con có lia thia trước khi đá nhau thì phải cho nó kình qua lại thôi.

Một chi tiết nữa mà ta thấy họ đã thắng, việc bản đồ in China trên vùng lãnh hải Việt Nam và hơn nữa tỉnh Lào Cai trên phần bản đồ Trung Quốc, điều nay tôi tin là có chủ quan của họ chứ không phải là sự nhầm lẫn nào cả ở đây.

Chính sách nào cho quân Tàu?

Thứ nhất, phải kêu gọi sự đoàn kết dân tộc trên khắp Việt Nam và thế giới. Muốn được vậy thì phải thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân biết tình trạng hôm nay, những thực tế mà lâu nay không được truyền tải rộng rãi đến mỗi người dân, có thể làm cho nhân dân hiểu lầm.

Thứ hai, kiêu gọi sự hổ trợ và đồng lòng của các nước trong khối Asean mà ta là thành viên.

Thứ ba, tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại những nơi thuộc về ta với thế giới.

Điển hình, kêu gọi ký tên kiến nghị đổi tên vùng biển Nam Trung Hoa (South China Sea) thành tên biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) là việc làm rất thiết thực, cần phải như vậy dù muộn. Mời mọi người bấm vào đây ký tên kiến nghị.

Chuyện chủ quyền và chuyện tế nhị

Bạn biết không, mới đây ở một tu viện cổ của nước Ý xa xăm, người ta đã phát hiện ra cuốn sách hơn sáu trăm trang Compendio di Geografia in năm 1850 trong đó có nhắc tới chủ quyền đất đai được in thật đậm, trang trọng không cách gì xoá được: quần đảo Hoàng Sa thuộc vương quốc An Nam. Điều này nói lên chủ quyền của Việt Nam không thể chối cải, phải thông tin cho thế giới biết về những điều này.

Trong một bài phỏng vấn Ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm với Trung Quốc chia sẻ những cảm nhận của ông về vai trò của quốc hội, ông nói:

“Tôi xin nói thật không phải là tất cả người Việt đều không biết hết đâu. Thế nhưng với lòng yêu nước của mình mà mình thấy chưa cần phải nói. Đến lúc nào đó sẽ nói để có lợi hơn. Trách nhiệm của một công dân Việt Nam thì như thế thôi. Không phải các anh trong quốc hội các anh ấy không biết nhưng còn nhiều vấn đề tế nhị mà mình không biết được. Có thể người ta quan niệm chưa cần thiết phải làm như vậy. Mang tư duy tự do dân chủ phương Tây mà vào Việt Nam thì rất nhiều vấn đề không lý giải được đâu.”

Tôi chỉ đồng tình một nữa, đấy là mấy anh biết nhưng mấy anh không nói hay chưa cần phải nói. Còn vì chữ “tế nhị” hoài thì không ổn, khi đó dân ta chết đói hết sao. Anh là đại diện cho nhân dân, vậy tại sao anh để nhân dân chịu thiệt?

Dân miền Trung tôi có cái dỡ, ấy cũng là chuyện “tế nhị”, đi đến nhà ai chơi họ mời cơm vì tế nhị nên không ăn, (đợi họ mời lần hai, lần ba mới ăn) có khi trong bụng đói meo mà vẫn cười nói no rồi, không ăn. Đấy là cái dỡ, tại sao ta không tránh.

Vẩn biết rằng sự thật mất lòng, nhưng sự thật vẩn là sự thật. Hãy làm những việc cần làm.

© haydanhthoigian

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của riêng haydanhthoigian.

http://haydanhthoigian.wordpress.com/2010/05/17/oi-bi%E1%BB%83n-que-h%C6%B0%C6%A1ng-c%E1%BB%A7a-toi/

No comments:

Post a Comment