13/05/2010 |
Ảnh chụp từ Internet |
Bên cạnh đó, một số tài liệu quảng cáo các dịch vụ tại khu này ghi thêm có “China Beach Bar”. Điều này, khiến nhiều du khách đến đây nghi ngại lẫn phẫn nộ. Rồi những tài liệu này theo chân du khách “phát tán” khắp nơi.
Trả lời Thanh Niên chiều 12.5, ông Mai Đăng Quang Đức (Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Bến Thành Non Nước) thừa nhận việc sử dụng chữ Non Nước Beach (“China Beach”) là sai. “Cách đây nửa năm chúng tôi cũng có yêu cầu kiểm tra nhưng vẫn làm không cương quyết. Việc làm này có sai sót”, ông Đức giải thích.
Đây là sai sót trong quản lý của địa phương, vì giấy phép đầu tư, tên hiệu doanh nghiệp đều do chúng ta cấp thì người ta mới được quyền trưng lên. Vậy mà trong ngần ấy thời gian, ít nhất là từ 2005 đến nay, đã 5 năm, chẳng lẽ chính quyền địa phương lại không hay biết | |
Một giáo sư VN, người phát hiện sự việc |
Ông Đức cho biết, một phần của việc làm sai này là do khu du lịch thuê công ty khác quản lý mà tổng quản lý là người Malaysia nên không am hiểu, mới phát sinh sự việc dùng “China Beach” như là một tên khác của Khu du lịch Non Nước. “Tên này sử dụng cách đây khoảng 7 năm. Do tên gọi này được dùng từ trong chiến tranh, nhiều người nước ngoài biết, dễ quảng bá nên họ sử dụng. Quá trình công ty quản lý này thực hiện, chúng tôi có thấy chữ “China Beach”, “China Beach Bar” xuất hiện trong khu du lịch nhưng chỉ nghĩ là sử dụng nội bộ một cách đơn giản nên không có ý kiến gì”, ông Đức nói.
Khi được hỏi “công ty có biết ý kiến chấn chỉnh hoặc khuyến cáo của địa phương?”, ông Đức trả lời “không nhận được”. “Ngay sáng nay (12.5), chúng tôi đã cho triển khai kiểm tra, soát xét lại tất cả các văn bản, bản biển, e-mail... và dừng ngay lập tức việc sử dụng cụm từ trên”, ông Đức nói.
Vô trách nhiệm!
PV Báo Thanh Niên tiếp xúc với ông Mai Đăng Quang Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Bến Thành Non Nước chiều 12.5 - ảnh: Minh Nam |
Trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh vụ việc trên, một giáo sư Việt Nam, người phát hiện sự việc, bức xúc: “Đây là sai sót trong quản lý của địa phương, vì giấy phép đầu tư, tên hiệu doanh nghiệp đều do chúng ta cấp thì người ta mới được quyền trưng lên. Vậy mà trong ngần ấy thời gian, ít nhất là từ 2005 đến nay, đã 5 năm, chẳng lẽ chính quyền địa phương lại không hay biết. Thật là lạ! Họ tắc trách ở cả tiền kiểm khi cấp phép đầu tư, tên bảng hiệu cho doanh nghiệp, đáng trách hơn là hậu kiểm cho thấy quá tệ. Người VN không ai có thể chấp nhận bãi biển VN lại ghi là bãi biển China. Nhiều người nước ngoài đọc những dòng chữ trên đã thắc mắc: “Vì sao có cái tên lạ lẫm như thế trên đất Đà Nẵng?”. Những năm qua, các cơ quan chức năng ở địa phương lại không phát hiện ra chi tiết này để yêu cầu doanh nghiệp khắc phục, mà cho đến nay khi du khách phát hiện phản ánh thì cơ quan chức năng mới nhận ra”.
Qua vụ việc trên, các cơ quan chức năng cần rà soát lại toàn bộ giấy phép đầu tư của các đơn vị liên doanh, đồng thời kiểm tra tên các biển trưng bày nội dung mà các doanh nghiệp đã đăng ký để kịp thời phát hiện những sai trái và có sự điều chỉnh kịp thời. “Bởi vì khi dùng những tên nhạy cảm đó thì có thể làm cho khách quốc tế có sự hiểu lầm một cách đáng tiếc”, vị giáo sư nhấn mạnh.
Cần chấn chỉnh ngay một cách gọi biển Mỹ Khê Trương Điện Thắng Về việc Non Nước Resort (Sandy Beach) sử dụng cụm từ China Beach trên một số vật dụng lưu hành tại khu du lịch này, sáng 12.5 chúng tôi đã tìm gặp bà Phan Thùy Sơn, phụ trách đối ngoại của Sandy Beach để phỏng vấn nhưng được báo đi vắng. Liên lạc bằng điện thoại di động của bà Sơn nhiều lần đều không được trả lời. Nguyễn Sông Hàn (ghi) |
Lê Nga - Minh Nam
(thanhnien.com.vn)
No comments:
Post a Comment