Friday, July 2, 2010
Việt Nam tăng cường kiểm soát Internet theo kiểu Trung Quốc
Ian Timberlake
01-07-2010
HÀ NỘI - Blogger Nguyễn Huệ Chi đã bị kẻ tấn công bí ẩn trên mạng săn đuổi, mà nhiều người tin là Chính phủ.
Ông Chi và đồng nghiệp của ông đã lập một loạt các trang web và blog để kiến nghị với Chính phủ về các chính sách trong năm qua, nhưng chúng đã bị tấn công và bị ngăn chặn.
Các nhà quan sát đổ lỗi cho chính quyền cộng sản, mà họ nói đã thông qua một lập trường cứng rắn hơn đối với các trang web chính trị nhạy cảm trên Internet.
“Dường như là Chính phủ bắt đầu đi theo mô hình Trung Quốc”, một nhà ngoại giao nước ngoài yêu cầu giấu tên đã nói.
“Sự thật đơn giản là, họ thường chặn truy cập và bây giờ họ cố gắng để gỡ các trang web xuống”.
Theo thống kê của nhà ngoại giao, có khoảng 24 trang web đã bị phá hủy trong năm nay. Trang Bauxite Việt Nam mà ông Chi quản lý là một trong số các trang đó.
Năm ngoái, trang web này bắt đầu bằng một thỉnh nguyện thư chống lại kế hoạch của Chính phủ cho khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, Việt Nam, giúp thêm tiếng nói phản đối công khai hiếm có bên ngoài xã hội rộng lớn.
Dự án đang thực hiện gây tranh cãi này, một phần là do có ít nhất một công ty Trung Quốc nhận được một hợp đồng lớn.
“Rõ ràng là họ đi theo mô hình Trung Quốc trong việc kiểm soát Internet”, ông Chi nói, trong đó cũng có ý chất chính Chính phủ về việc tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Bắc Kinh điều hành hệ thống kiểm duyệt web rộng lớn, thường được gọi là “Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc”.
Ông Chi cho biết, một trang web [của nhóm đưa kiến nghị] được lập hồi tháng 4 năm ngoái đã bị chặn hồi cuối năm, “mặc dù chịu đựng dữ dội”, và ba trang web mới [lập đầu năm 2010] trở nên quá tải do “hàng trăm ngàn” cuộc tấn công, tuy nhiên, Bauxite Việt Nam vẫn truy cập được thông qua hai blog. Và ông Chi nguyện sẽ bảo vệ các trang web của mình “cho tới cùng”.
Trong tháng Ba, Google, công ty Internet khổng lồ có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, tin tặc đặc biệt “đã cố gắng đè bẹp phe chống đối khai thác mỏ bauxite ở Việt Nam”.
Những người chịu trách nhiệm [trấn áp] có thể có “sự trung thành” với Chính phủ Việt Nam, McAfee, hãng bảo mật Internet, có trụ sở tại California cho biết.
Nhớ lại các sự cố tấn công mạng ở Trung Quốc hồi tháng Giêng, Google cho biết đã bị hack vào tài khoản email của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.
Google đã ngưng kiểm duyệt kết quả trên công cụ tìm kiếm của họ tại Trung Quốc, theo yêu cầu của Chính phủ để hoạt động ở đây.
Google cũng đã đưa ra một cảnh báo về Việt Nam trong tháng 6, nói rằng Google gặp rắc rối do các quy định mới có thể cho phép Chính phủ chặn truy cập vào các trang web và theo dõi các hoạt động của người sử dụng Internet.
Nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời rằng tỷ lệ người sử dụng Internet gia tăng đã mang lại “những thách thức” như nội dung bạo lực và khiêu dâm, đặc biệt tại các dịch vụ Internet công cộng.
“Quyết định này nhằm mục đích bảo đảm việc sử dụng an toàn và lành mạnh cho người sử dụng tại các điểm truy cập Internet công cộng ở Hà Nội”, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết.
Bà nói rằng, lo ngại về quyền tự do bày tỏ ý kiến là không có căn cứ.
Bà Nga cho biết thêm, Internet tại Việt Nam gia tăng nhanh nhất thế giới, số người sử dụng gần 24 triệu, khoảng 28% dân số.
Các nhà quan sát nói rằng Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch kể từ khi bị cáo buộc ngăn chặn Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất thế giới hồi tháng 11. Người sử dụng vẫn không thể đăng nhập vào trang chủ của trang này, nhưng nhiều người đã tìm cách khác để truy cập vào trang web.
Truy cập vào website tiếng Việt của BBC cũng đã bị chặn.
Những hạn chế này cũng như hạn chế trên phương diện thông tin đã làm cho các nhà tài trợ phương Tây hồi tháng 12 nói rằng, hành động của Việt Nam là đe dọa sự phát triển kinh tế nhanh của họ.
Một nhà ngoại giao thứ hai cũng yêu cầu được giấu tên, nói rằng, bất chấp các nỗ lực, Chính phủ sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc kiểm soát Internet.
“Bạn có thể đóng cửa Facebook và YouTube, nhưng luôn có những cách cho những người thực sự muốn truy cập vào đó”, nhà ngoại giao nói.
Viết blog đã gia tăng nhanh, trở nên phổ biến kể từ khi blog gia nhập vào Việt Nam năm 2005. Chính phủ đã bắt đầu kiểm soát năm ngoái mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ các nhà bình luận tập trung vào các vấn đề chính trị nhạy cảm, một trong những blogger cho biết.
“Tôi nghĩ rằng năm ngoái là sự kiện quan trọng”, một blogger yêu cầu giấu tên cho biết.
Các cơ quan an ninh Việt Nam gia tăng khả năng giám sát Internet của họ “theo cấp số nhân” “bởi vì đó là không gian mà các nhà bất đồng chính kiến chuyển tới”, ông Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam tại Đại học New South Wales nói.
Ông nói: “Họ đang có được các khả năng về các công cụ rất hiện đại”, một phần với sự giúp đỡ từ người bạn cộng sản Trung Quốc, cũng đối mặt với sự đe dọa tương tự từ những người bất đồng chính kiến trên mạng.
Sự nhạy cảm về việc trò chuyện trên Internet gia tăng do Đại hội Đảng Cộng sản năm tới, sự kiện 5 năm một lần, nhằm xác định các vị lãnh đạo cao cấp, ông Thayer nói thêm.
Các tài liệu quan trọng sẽ được phát hành tới công chúng để góp ý kiến trước Đại hội, và Đảng muốn ngăn chặn cuộc thảo luận đó “không bị tấn công” bởi các nhà bất đồng chính kiến, ông nói.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York hồi tháng 5 đã tố cáo Việt Nam về một cuộc tấn công kéo dài và tinh vi, chống lại các quan điểm bất đồng trên mạng.
Tổ chức này cho biết, có ít nhất bảy blogger độc lập đã bị giam giữ trong hai tháng trước đó.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hA8pq6_UjvyWk1e7AQ-8jexjIXTA
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment