Thursday, August 30, 2012

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Bookmark and Share



Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911). Sau những năm ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh, những kết luận được Người rút ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn ác, vô nhân đạo, là kẻ thù của nhân dân lao động khắp thế giới. Theo Người, con đường cách mạng vô sản là “con đường giải phóng chúng ta”, do đó “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, rằng “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”.

Độc lập dân tộc và CNXH tác động biện chứng, tạo tiền đề cho nhau. Có giành được độc lập dân tộc mới có cơ sở xây dựng CNXH; xây dựng CNXH là cơ sở để củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sau khi giành được độc lập dân tộc, Người rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của  người dân, tính ưu việt của chế độ XHCN. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”. Khát vọng cháy bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Bởi vậy, trong các bài nói, bài viết của Người khi diễn đạt về CNXH đều toát lên chiều sâu nhân văn luôn vì lợi ích của nhân dân làm mục tiêu tối thượng.

Viết về 30 năm hoạt động của Đảng, đăng báo Nhân Dân (6-1-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”; rằng “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.


No comments:

Post a Comment