Thursday, August 30, 2012

NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ


Bookmark and Share

NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ
8 Một năm khởi đầu là mùa xuân.
     Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
     Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội
 
 
8 Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
 
 
8 Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
 
8 ... Chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
a.      Địa phương chủ nghĩa...
b.      Óc bè phái…
c.       Óc quân phiệt, quan liêu...
d.      Óc hẹp hòi...
e.      Ham chuộng hình thức...
f.        Làm việc lối bàn giấy...
g.      Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm...
h.      Ích kỷ, hủ hoá...
                                         - Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ,1-3-1947, t. 5, tr. 71 - 74.
 
8 Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó.
  Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.
                                      - Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 238, 239, 299

8 Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
                                                 - Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t. 5, tr. 252-253 
8 Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
     Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
                                                   - Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t. 5, tr. 631.

8 ... Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.
                                                   - Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn, ký tên C.B
- Báo Nhân Dân, số 194, từ 13 đến 15-6-1954, t. 7, tr. 296.
                                        .
8 Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
  Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.
  Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng "đạn bọc đường" vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.
  Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hoá, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
- Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ  trước khi vào tiếp quản Thủ đô, 5-9-1954, t. 7, tr. 346, 347.     

8 Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng.
                                                   - Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, 24-3-1961, t. 10, tr.  306.

8 Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ.
- Xây dựng những con người của CNXH, 3-1961, t.10, tr. 310,

8 Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
                                                   - Di chúc, 1969, t.12, tr. 498.
8 Những lỗi lầm chính là:
            1. Trái phép
            2. Cậy thế
            3. Hủ hoá
            4. Tư túng
            5. Chia rẽ...
            6. Kiêu ngạo...
  Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.
                                     Thư gửi Ủy  ban nhân dân các kỳ tỉnh, huyện và làng,17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58
8 Tự mình phải:
            Cần kiệm.
            Hoà mà không tư.
            Cả quyết sửa lỗi mình.
            Cẩn thận mà không nhút nhát.
            Hay hỏi.
            Nhẫn nại (chịu khó).
            Hay nghiên cứu, xem xét.
            Vị công vong tư.
            Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
            Nói thì phải làm.
            Giữ chủ nghĩa cho vững.
            Hy sinh.
            Ít lòng tham muốn về vật chất.
            Bí mật.
  Đối với người phải:
            Với từng người thì khoan thứ.
            Với đoàn thể thì nghiêm.
            Có lòng bày vẽ cho người.
            Trực mà không táo bạo.
            Hay xem xét người.
  Làm việc phải:
            Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
            Quyết đoán.
            Dũng cảm.
            Phục tùng đoàn thể.
- Đường cách mệnh, 1927.
- Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 2, tr. 260.

8 Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng  chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là :
              Nhận rõ phải, trái.  Giữ vững lập trường.
              Tận trung với nước. tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không ……
Người cán bộ cách mạng, tháng 3-1955, sdd, t. 7, tr. 480 
 
8 Chúng ta không sợ sai lầm. chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ sẽ bọ quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân.
Đạo đức cách mạng tháng 12-1958, sdd. t.9, tr.290
  
8 Công đoàn có một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ, Đảng viên và Đoàn viên thanh niên, các anh hùng và chiến sĩ lao động phải gương mẫu, phải làm đầu tàu trong mọi công việc ……
Bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI
ngày 27-2-1961, sdd. t. 10, tr. 293
  
8 Các thầy giáo, cô giáo phải gần gủi dân chúng. Các thầy giáo  cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.
Nói chuyện tại lớp hướng dẫn GV cấp 2-3 và Hội nghị sư phạm
tháng 7-1956, sdd, t. 8, tr. 225
  
8 Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam
ngày 19-1-1955, sdd, t. 7, tr. 454-455
  
8 Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.
    Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.
…. về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh.
 Bài nói tai Hội nghị cán bộ thảo luận Luật hôn nh6an và gia đình
ngày 10-10-1959, sdd, t. 9, tr. 523-524.
 
 
8 Chúng ta thà hy sinh tất cà, chú nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
 ( Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước ngày 17.7.1966. NXB Sự thật - Hàn nội Tr.282 )

8  Các vua Hùng đã có công dựng nước,
      Bác cháu ta phải  cùng nhau giữ lấy nước
( Nói chuyện với bô đội tại đền Hùng ( Vĩnh Phú )  trước ngày tiếp quản Hà Nội, Năm 1954 ( Bá Nhân Dân số  số ra ngày 29.4.1969 )

8 Suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tụy của nhân dân.
( Bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn mùa xuân 1961, NXB Sự thật Hà Nội , 1970. Tr. 117 )

8 Quan sơn muôn dặm một nhà,
     Bốn phương vô sản đều là anh em !
( Diễn văn khai mạc Đại Hội Đảng Lao Động Việt Nam  lần thứ III, ngày 5.9.1960, NXB Sự thật - Hàn Nội 1970. Tr. 231 )

8 Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.
( Bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn mùa xuân 1961, NXB Sự thật Hà Nội , 1970. Tr .117 )

8 Trong giáo dục, không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng.
( Bài nói chuyện ở lớp hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12.6.1956, NXB Sự thật Hà Nội, 1972 Tr. 58 )

8 Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng
( Bài nói chuyện với cán bộ - học sinh trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 20.10.1964,  ( Trong cuốn : Bàn về công tác giáo dục ,  NXB Sự thật Hà Nội, 1972 Tr. 86 )

8 Người Cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
 ( Bài viết : Đạo đức Cách mạng tháng 12/1958 Trong cuốn : Vì độc lập - tự do vì CNXH, NXB Sự thật Hà Nội, 1970  Tr. 178 )

8 Mỗi người chúng ta đều phải biết đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên lợi ích cá nhân, phải biết quên mình cho nghĩa lớn.
( Trong cuốn Bàn về xây dựng Đảng, NXB Sự thật Hà Nội, 1970  Tr. 138 )

8 Khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã.
( Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ 2 ngày 7.5.1958, NXB Thanh Niên Hà Nội 1970 Tr.65 )

8 Tiền đồ cá nhân nằm trong tiền đồ tập thể.
( Huấn thị tại lớp chỉnh huấn cán bộ của Quốc phòng và các Tổng cục tháng 5/1957 trong cuốn :  Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch tập 4. NXB Sự thật - Hà Nội 1958 Tr.78 ).

8 Ham làm những việc ích quốc lợi dân.
     Không ham địa vị và công danh phú quý.
( Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.19 ).

8 Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ,
     Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
( Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam, ngày 19.1.1955. Trong cuốn : Bàn về công tác giào dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.43 )

8 Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.
( Thư gởi Thanh niên ngày 17.8.1947. Trong cuốn : Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.19 )

8 Phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà.
( Thư gởi học sinh trường sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp trường khai giảng ngày 19.3.1955 .

8 Đoàn kết, đoàn kết, đại đón kết,
     Thành công, thành công, đại thành công.
( Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ngày 25.4.1961 Trong cuốn : Về Mặt trận dân tộc thống nhất, NXB Sự thật Hà Nội, 1972 Tr. 92 ).

8 Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức.
( Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 24.3.1961, sách đã dẫn trong chú thích 11. Tr. 71 ).

8 Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
( Bài nói chuyện với anh chị em trí thức ở lớp nghiên cứu chính trị Khóa I trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 21.7.1956. Trong cuốn : Về vấn đề học tập NXB Sự thật, Hà Nội 1971. Tr. 34 )

8 Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
( Thư gởi Thanh niên, ngày 2.9.1965 Trong cuốn : Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.94 )

8 Học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ.
( Phát biểu trong lớp chỉnh Đảng, Khóa II của Trung ương, tháng 3/1953. Trong cuốn : Phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ. NXB Sự thật, Hà Nội 1960. Tr. 24 ).

8 Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân.
( Huấn thị về công tác huấn luyện học tập, tháng 5/1950. Trong cuốn tuyển tập Hồ Chí Minh. NXB Sự thật, Hà Nội 1960. Tr. 329 ).

8 Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.
( Diễn văn khai mạc lớp học lý luận, khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, ngày 7.9.1957 Trong cuốn tuyển tập Hồ Chí Minh. NXB Sự thật, Hà Nội 1960. Tr. 641 ).

8 Lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với Tổ quốc.
( Lời kêu gọi ngày 1.5.1957. Trong cuốn : Lao động là nghĩa vụ và vinh dự. NXB Sự thật, Hà Nội 1972. Tr.15 ).

8 Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.
( Bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn mùa xuân 1961 ngày 27.3.196.  NXB Sự thật Hà Nội , 1970. Tr .117 )

8 Nhà trường Xã hội chủ nghĩa là nhà trường :
           - Học đi với lao động.
           - Lý luận đi với thực hành.
           - Cần cù đi với tiết kiệm
( Bài nói chuyện với học sinh và giao viên trường Phổ thông Cấp III Chu Văn An Hà Nội, ngày 31.12.1958. Trong cuốn Bàn về Thanh niên, Hà Nội 1970. Tr. 68 ).

8 Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.
( Lời kêu gọi tập thể dục, ngày 27.3.1946. Trong cuốn : Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, tập 1. NXB Sự thật Hà Nội, 1958. Tr.82 ).

8 Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên. (…) Trong vui chơi cũng có giáo dục.
( Bài nói chuyện trong buổi lẽ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19.1.1955 Trong cuốn : Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.43 )

8 Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
( Thư gởi Thanh niên, ngày 2.9.1965 Trong cuốn : Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972 Tr.93 )

8 Không có việc gì khó,
    Chỉ sợ lòng không bền.
    Đào núi và lấp biển,
    Quyết chí ắt làm nên.
( Bài thơ :  Khuyên Thanh niên. Trong cuốn : Thơ Hồ Chí Minh. NXB Văn học, Hà Nội, 1970. Tr. 49 )

8 Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao.
( Nhật ký trong tù. Trong tập thơ : Nhật ký trong tù  Viết từ mù Thu 1942 đến mùa Thu 1943. NXB Văn hóa Hà Nội, 1960. Tr. 22 ).

8 Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng …Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.
( Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ. NXB Hà Nội, 1970, Tr6 ).

8 Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thei61t thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.
( Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, 1989, tr 42 ).

8 Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
( Hồ Chí Minh toàn tập, t.12, NXB CTQG,HN, 2002, Tr.50 )

8 Mục đích của tổ chức công hội : Một là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới.
( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2 NXB.CTQG, HN, 1995, tr302,303,304 ).

8 Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạn người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng.
( Sách đã dẫn ( Sđd) tập 5, tr 278 ).

8 Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu.
( Sđd tập 5, tr.277 ).

8 Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình.
( Sđd, tập 5, tr 105 ).

8 Mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán.
( Sđd, tập 5, tr 279 ).

8 Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy.
Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào.
( Sđd, tập 5, tr 281 ).

8 Phải luôn luôn dùng lòng nhân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cán bộ. Giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm. Khen ngợi họ lúc họ làm được việc. Và phải luôn luôn kiểm soát cán bộ.
( Sđd, tập 5, tr 275 ).

8  Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Le6nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “ cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng đường ta đi tới thắng lợi cuối cùng.
( Sđd, 18, tr 701-702 ).

8 Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt.
( Sđd, tr 586 ).

8 Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết : Yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa.
( Sđd, t 15, tr 712 )..

8 Tham ô, lãng phí là bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến…Nó làm hỏng tinh thần trong sạch… của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ ta là cần, kiệm, liêm, chính … Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám.
( Sđd, t.6, tr 490 ).

8Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm : quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí … Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những ngưới nầy bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩa đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân.
Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó.
( Sđd, t 9, tr 292 ).

8 Tuyên truyền không cần nói tràng giang đại hải. Mà nói ngằn gọn, nói những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được, để cho mỗi người hiểu rõ . Và quyệ tâm làm bằng được, cố nhiên không phải làm một ngày, một buổi mà phải làm từng bước, làm bước nào chắc bước ấy.
( HCM toàn tập, tập 11, tr 137 ).

8 Tuyên truyền … bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe.
( Sđd, t.4, tr 151 ).

8 Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt : Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất.
( HCM toàn tập, NXB.CTQG, HN 2000, t 10, tr 190 ).

8 Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
     Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
( Sđd, t 9, tr 222 ).

8 Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhắm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân.
( Sđd, t 6, tr 467 ).
 

No comments:

Post a Comment