Nguồn:
http://www.congly.com/tailieu/HCM100.htm I - Về giá trị dân chủ: 1 - Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, .... (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Sự thật, 1987, tập 7, trang 548)
2 - Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 544)
3 - Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. (Toàn tập, ST, 1989, tập 8, trang 566)
4 - Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 547)
5 - Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
II - Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:6 - Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. (Toàn tập, ST, 1986, tập 6, trang 286)
7 - Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 544)
8 - Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 544)
9 - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ,... (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 190)
10 - Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)
11 - Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. (Toàn tập, ST, 1985, tập 5, trang 299)
12 - Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)
13 - Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)
14 - Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 393)
15 - ...Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
16 - Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, ... (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
17 - Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 356)
18 - Muốn nông dân có lực lượng dồi dào, thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
19 - Trước kia ruộng đất thuộc về 9 tư hữu, bây giờ là của 8 nghìn tư hữu. Thế thì có phải là cộng sản không? (Toàn tập, ST, 1987, tập 7, trang 497)
20 - Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do..., là người chủ tương lai của nước nhà mình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 532)
21 - Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 67)
22 - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
23 - Quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
24 - Trong trường, cần có dân chủ ... Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối bằng đầu". (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 152)
25 - Hội hè, tín ngưỡng, báo chương
Họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
III - Về một bộ máy nhà nước dân chủ:26 - Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân. (Tuyển tập, ST, 1980, T2, trang 299)
27 - Nhà nước ta phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân. (Tuyển tập, ST, 1980, T7, trang 132)
28 - Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. (Toàn tập, ST, 1980, T1, trang 481)
29 - Hiến pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ cở công nông liên minh là do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng, v.v.. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 594)
30 - Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 299)
31 - Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 48)
32 - Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 521)
33 - Ðưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 521)
34 - Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 121)
35 - Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. (Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý 1985, trang 85)
36 - Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. (Toàn tập, ST, 1981, T2, trang 192)
37 - Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 50)
38 - Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 121)
39 - Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 283)
40 - Việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh. (Toàn tập, ST, 1985, T3, trang 418)
41 - Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết. Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 420)
42 - Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 420)
43 - Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ .. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 285)
44 - Nguyên nhân bệnh ấy (quan liêu - N.K.M) là: xa nhân dân .. khinh nhân dân.. sợ nhân dân .. không tin cậy nhân dân .. không hiểu biết nhân dân.. không yêu thương nhân dân.. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 112)
45 - Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ (những kẻ quan liêu - N.K.M) theo lối "quan" chủ. Miệng thì nói "phụng sự quần chúng", nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 112)
46 - Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 245)
47 - Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 266)
48 - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 271)
IV - Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:49 - Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
50 - Chỉ có Ðảng chân chính cách mạng và chính quyền thật sự dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bình, hoan nghênh phê bình, và kiên quyết sửa chữa. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 493)
51 - Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
52 - Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1980, T2, trang 210)
53 - Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải "chí công vô tư" và có tinh thần " lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". (Tuyển tập, ST, 1980, T2, trang 210)
54 - Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của dân. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 835)
55 - Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. (Về Ðảng cầm quyền, ST, trang 15)
56 - Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. (Toàn tập, ST, 1985, T5, trang 184)
VI - Về giải pháp thực hiện dân chủ:57 - Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 4)
58 - Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 682)
59 - Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1989, T8, trang 566)
60 - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ .. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 271)
61 - Thực hành dân chủ để là cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ, tự do. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 256)
------------------------------------
Qua những câu nói trên, chúng ta có thể thấy Bác Hồ ý thức được tầm quan trọng của vấn đề "dân làm chủ", và Bác luôn đặt dân lên trước Đảng và Chính phủ. Nhưng thật tiếc là Bác chỉ sử dụng khẩu hiệu "xuông" về đạo đức cách mạng để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, mà không có một
THỂ CHẾ đảm bảo quyền làm chủ thực sự. Đó chính là sự khác biệt giữa Đức trị (dùng đạo đức để trị) và Pháp trị (dùng thể chế), nguyên nhân của đa số các vấn đề trong xã hội Việt Nam hiện nay...