Sunday, March 24, 2024

Saturday, March 23, 2024

[VNCH - 9 ĐIỀU ĐÁNG NHỜ VỀ VIỆT NAM CỘNG HÒA]


[VNCH - 9 ĐIỀU ĐÁNG NHỜ VỀ VIỆT NAM CỘNG HÒA]


Năm nào cũng vậy, mỗi lần tháng 4 tới là dân mạng lại chia sẻ nhau về những ký ức trước 1975 để tưởng nhớ về một quốc gia cho người Việt bây giờ đã không còn tồn tại. Như coi lại một bộ phim tài liệu hoặc đọc hoài một cuốn sách, dù hơn 40 năm đã trôi qua nhưng nó chưa bao giờ cũ.


Có rất nhiều đáng nhớ về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), nhưng tôi xin tóm tắt bằng 9 điều:

1. TRƯỜNG HỌC MIỄN PHÍ - Hiện tại thì chuyện học phí là một điều gây ám ảnh với tất cả gia đình người Việt. Hồi đó một đứa trẻ của một gia đình nghèo vẫn có thể đi đến trường vì hệ thống giáo dục không phân biệt cha mẹ bạn có tiền hay không.

2. BỆNH VIỆN MIỄN PHÍ - Bây giờ gọi là ''Bệnh Viện" nhưng hồi đó gọi là ''Nhà Thương.'' Cho dù bạn là một đại gia hay một người bần cùng, tiền và viện phí chưa bao giờ là rào cản để bác sĩ chữa bệnh cho bạn. Nhà Thương cho người dân cảm giác và sự an toàn. Bây giờ bệnh viện là một nơi gây ám ảnh với tất cả những ai đã đến đó. CNXH đã cướp đi lương y và sự danh giá của bác sĩ rồi.

3. TƯ HỮU - Cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) là một căn nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên. Chuyện kể là vào năm 1939 Ngô Đình Diệm đã tới, thấy căn nhà đẹp quá nên hỏi giá để mua nhưng chủ nhà đã từ chối. Rồi vào năm 1962 khi ông trở thành tổng thống thì đã hỏi mua một lần nữa nhưng thất bại dù trả giá rất cao.

Bạn hãy đọc lại câu chuyện đó vài lần xem. Một tổng thống muốn mua căn nhà của một người dân nhưng thất bại? Sao ông ta không ra lệnh cưỡng chế rồi mua với giá rẻ như các quan chức hiện nay đang cướp đất? Đó là vì thời đó người dân có cái gọi là Tư Hữu, tài sản của bạn là của bạn và không ai có thể ép bạn bán nó đi nếu không muốn. Câu chuyện đơn giản vậy nhưng nói lên tất cả.

4. CẢNH SÁT THÂN THIỆN - Hồi đó cảnh sát rất dễ thương hoặc ít ra là không đáng ghét như bây giờ. Nếu bạn đang đi mà bị hư xe thì có thể kêu mấy anh ''Bồ Câu Trắng'' giúp. Nếu bán hàng trên vỉa hè và vi phạm thì họ sẽ nhắc nhở và giúp người bán dọn đồ. Kể ra thì chắc nhiều người sẽ không tin, trong đó có tôi, vì luôn bị ám ảnh bởi sự lạm quyền và côn đồ của công an hiện tại. Có tham nhũng không? Có, vì đâu cũng kẻ lạm quyền, nhưng không thối nát như ngày nay. Tôi thì chưa bao giờ sống qua thời đó cả nhưng cũng ít khi nào nghe ông bà chửi cảnh sát như chửi công an.

5. QUYỀN BỎ PHIẾU - Dù đã bỏ phiếu bầu cử quốc hội nhưng nó chẳng khác gì trò hề vì kết quả đã được biết trước. Thời VNCH, người dân có quyền bỏ phiếu chọn người đại diện cho mình. Nói tới đây thì thế nào cũng sẽ có bạn nhảy vô với giọng điệu: ''Thời đó kế quả bầu cử cũng dàn xếp trước rồi." Có thể, nhưng so với bây giờ thì sao? Ít ra người dân vẫn biết mình bỏ phiếu cho ai, kết quả ra sao và có cảm giác mình có một chính quyền đại diện bảo vệ mình.

6. SỰ TỬ TẾ - Nói chuyện với các cô chú Việt kiều sống xa đất nước lâu năm rồi trở về thăm nhà, điều họ ghét nhất chính là sự vô giáo dục và vô lễ của người dân hiện tại từ Nam ra Bắc. Nếu bạn có quen biết và nói chuyện với những người Bắc 54 thì bạn sẽ thấy cách họ phát âm, nói chuyện và cư xử khác hoàn toàn với những người Bắc 75.

Đất nước và người dân hiện tại là một phiên bản khác lạ với trước đây. Sống dưới CNXH, sự bần cùng đã lấy đi sự tử tế, nghèo đói đã lấy đi sự thanh lịch. Hồi đó chửi thề là một điều hết sức cấm kỵ. Còn bây giờ lướt vòng Facebook và dạo quanh đường phố thì sẽ nghe đầy tiếng ''ĐM, Cái Lờ, Mờ" và vô số những từ ngữ thô tục khác. Dần dần những thứ đó đã trở thành một phần văn hóa nhưng người dân không hề hay biết.

7. TRUNG THỰC - Ông bà tôi hay kể rằng: "Hồi đó để chiếc xe ngoài đường có cần khóa hay gì đâu, còn bây giờ để trong nhà tụi nó cũng lấy." Trước ''Giải Phóng'' người dân rất trung thực, nạn căn cắp vặt là điều không tưởng. Bạn có thể chạy xe tới cây xăng rồi từ đổ tự trả tiền, bạn có thể tin tưởng người lạ và an tâm về nơi mình sống. Nhưng bây giờ, trung thực là một điều gì đó quá xa vời. Nhìn trước nhìn sau, sự gian dối ở khắp nơi.

8. TRAI CHÍNH NGHĨA - Tôi có nghe một người mẹ nói với con gái thế này: "Bây giờ đàn ông Việt tệ quá con ơi, trước đây đâu có vậy. Thanh niên thời đó lớn lên đã biết đi làm phụ gia đình, cầm súng và ga lăng với phụ nữ. Ông mày thời đó mới ba lớn mà đã biết lo làm ăn nên bây giờ gia đình mới có căn nhà nè."

Tôi không thể nào không chạnh lòng khi nghe điều đó. Nhưng sự thật không thể chối cãi, đàn ông Việt bây giờ quá tệ và khác xa với những chàng trai lý tưởng ngày xưa. Bây giờ cứ tầm 6h chiều bước ra đường là thấy các quán nhậu đầy mày râu. Đàn ông Việt Nam bây giờ không còn cho phụ nữ cảm giác được bảo vệ nữa, cho nên đừng hỏi vì sao họ sính ngoại.

9. LÒNG YÊU NƯỚC - Thời nào cũng có yêu nước nhưng dưới CNXH, yêu nước bị đánh đồng với yêu tổ chức. Hồi đó nếu bạn nói bạn yêu nước thì bạn là một người lý tưởng, còn bây giờ nói câu tương tự thì người ta sẽ cho rằng bạn bị khùng. Thời đó dù chiến tranh nhưng không thấy ai tìm mọi cách để xuất ngoại, du học sinh thì muốn về và người nơi xa thì muốn tới. Đất nước thời đó không như mơ nhưng không cấm và kiểm soát ai phát biểu. VNCH không hoàn hảo nhưng nó cho người dân cảm giác yêu nước để họ có thể cống hiến và bảo vệ. CHXHCNVN bây giờ thì không.

KẾT LUẬN - Tôi là một người sinh sau cuộc chiến nên chẳng có lưu luyến hay kỷ niệm gì về cái đất nước nhà cầm quyền hiện tại gọi là ''Mỹ Ngụy.'' Nhưng dù cố gắng phát triển cỡ nào đi nữa thì bóng dáng Việt Nam Cộng Hòa vẫn làm ám ảnh.

Người ta muốn đất nước này đi lên nhưng nếu nhìn lại thì nơi này chỉ đang phát triển ngược. Vì họ đang dần đem lại những di sản của VNCH mà không hề hay biết.

Fb Cafe Ku Búa

==================


Ba tôi( người đeo kiếng mát) và một người bạn đi dạo trên đường Tự Do- Sài Gòn cuối thập niên 50.
Thời đó mà thanh niên Sài Gòn ăn mặc thiệt đẹp và thời trang quá xá.



 

Thursday, March 21, 2024

La Dalat, một thời những chiếc xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam




La Dalat, một thời những chiếc xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Năm 1919, Andre Citroen, một kỹ sư người Pháp đã sáng lập ra hãng xe mang tên ông thì đến năm 1926, Citroen xuất cảng sang Đông Dương với văn phòng chính đặt ngay tại Sài Gòn, nơi là khách sạn Rex sau này.

Citroen là một hãng xe hơi nhỏ của Pháp nhưng có những kỹ thuật tiên phong trong kỹ nghệ xe hơi, từng được hãng General Motors (GM) của Mỹ có ý định mua lại nhưng bất thành, về sau sát nhập vào hãng Peugeot cũng của Pháp.

Giữa thập niên 60s, khi xe hơi và xe Honda Nhật bắt đầu xuất cảng sang Việt Nam, để cạnh tranh xe Nhật, vị giám đốc của Citroen tại Sài Gòn lúc bấy giờ là Jacques Duchemin quyết định hợp tác với Việt Nam để sản xuất xe hơi nội địa với giá rẻ hơn.

Công Ty Xe Hơi Sài Gòn, hay chính xác theo bảng hiệu là "Sài Gòn Xe Hơi Công Ty" của Việt Nam ra đời và bắt đầu sản xuất xe từ khoảng năm 1969-1970. Xe được đặt tên là La Dalat, dựa theo thiết kế của Citroen Mehari và nhượng quyền xe Baby-Brousse nhỏ gọn, rẻ và tiện dụng được người Pháp sản xuất tại xứ thuộc địa Côte d'Ivoire, tức Bờ biển Ngà bên Châu Phi.

Quyết định đặt tên xe là La Dalat, có lẽ vì người Pháp yêu thích Đà Lạt mà họ xây dựng dựa theo kiến trúc Pháp và thường lên nghỉ mát trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình để tránh cái nóng dưới đồng bằng khi sang Việt Nam. Những cái tên như Thung Lũng Tình Yêu (Valley D’Amour) cũng do người Pháp đặt tên. Họ xem Đà Lạt như một thiếu nữ nên mới dùng mạo từ giống cái (La). Xin nói thêm rằng, đây chỉ là giả thuyết của tác giả vì không tìm được các tài liệu tại sao có cái tên "La Dalat".

Quay lại cùng xe La Dalat, nếu nhập cảng thép tấm đến 15 đô la thì sản xuất nội địa chỉ có giá 1 đô lúc bấy giờ, cũng như giá nhân công rẻ hơn nhiều, xe La Dalat của Việt Nam trở thành những thế hệ xe đầu tiên trong mô hình xe FAF (Facile a Fabriquer, Facile a Financer) dễ sản xuất, dễ mua bán của Citroen cho các quốc gia nghèo. Mục tiêu của mô hình xe FAF là nâng sản xuất các bộ phận sản xuất nội địa lên đến 50%.

La Dalat nhập cảng những bộ phận chính của Citroen như máy, hộp số, dàn nhún, hệ thống lái, thắng và Việt Nam chế tạo phần ngoài như thân, cửa, ghế, vỏ xe, các phụ tùng... còn lại. Thân xe là thép dập và được bắt ốc vào sườn, không hàn như xe ngoại quốc.

Các tài liệu từ Citroen viết rằng, các cơ phận sản xuất nội địa tại Việt Nam trong giai đoạn đầu tiên chiếm khoảng 25% của toàn bộ chiếc xe La Dalat và tăng đến 40% vào năm 1975, với tổng cộng số xe xuất xưởng vào khoảng trên dưới 5,000 xe. La Dalat cho ra bốn kiểu xe, phù hợp túi tiền người mua, dễ bảo trì hay sửa chữa, được giới trung lưu Sài Gòn ưa chuộng và mua chạy trên đường phố.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kỹ nghệ xe hơi đã thay đổi tột bậc so với thế hệ xe La Dalat còn thô sơ lúc bấy giờ. Nhưng nếu so sánh thì cần nhìn lại trong cùng cột mốc thời gian.

Những chiếc xe Kia Brisa hay Hyundai Poni, thế hệ xe đầu tiên của các hãng Kia và Hyundai của Nam Hàn xuất xưởng vào những năm 1974-1975, sau cả La Dalat và không thể xem là đẹp hơn La Dalat, nếu không nói là ngược lại.

Và hơn hết, La Dalat, những xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam đã sản xuất được đến 40% bộ phận xe vào thập niên 70s của thế kỷ trước.

Còn hôm nay, liệu bao nhiêu phần trăm bộ phận những chiếc xe hơi đang được quảng bá là "Made in Vietnam" được chế tạo tại Việt Nam?

Đinh Yên Thảo

 

Sunday, March 17, 2024

Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm”. . Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24.3.1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố, ông mới nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định. Sau đó, ông theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Tốt nghiệp, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, và Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt. Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ. Năm 1973, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao chức tỉnh trưởng Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Khi đó, ông mới có 35 tuổi, là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4-1975, lúc 9 giờ tối, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng, Đại Tá Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện vẫn chiến đấu đến 11 giờ trưa ngày 1.5.1975, khi quân ta hết đạn, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính VC chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. VC tạm cho các sĩ quan tham mưu được về nhà, còn Đại Tá Cẩn thì chúng áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện. . Ngày 14.8.1975, VC giải Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về Cần Thơ xử bắn tại sân vận động. Trước khi bị bắn, ông khẳng khái tuyên bố: “Tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn, hãy để cho tôi mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”. VC kính sợ ông, nhưng chúng đã từ chối. Tuy nhiên, VC chấp thuận không bịt mắt ông theo lời ông yêu cầu. Ông thản nhiên nhìn vào họng súng của kẻ thù, và tha thiết nhìn lần cuối quê hương đất nước và đồng bào trước khi súng địch nổ.Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn, và là người đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1.5.1975 khi ông bị sa vào tay giặc.


 

Nữ nghệ sĩ Phượng Mai


Sau thời gian dài hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Phượng Mai cho biết vợ chồng bà dành dụm tiền để mua một căn nhà “dưỡng già”. Nằm cạnh một con sông, ngôi nhà được ốp gạch đỏ, trông rất nổi bật và bắt mắt khi nhìn từ xa

Do mới dọn vào không lâu nên việc trang trí vẫn chưa hoàn tất. Bà thích thú đưa gia đình nghệ sĩ Bảo Quốc tham quan khắp nơi. Đặc biệt, không gian phòng khách rộng rãi, được thiết kế mở, gần gũi với thiên nhiên


Nữ nghệ sĩ Phượng Mai, sanh ngày 29/10/1956, con của 1 gia đình đông con. Cha mẹ của Phượng Mai có tất cả 13 người con mà Phượng Mai là con gái thứ 7, vì nhà nghèo, khổng thể nuôi 1 đàn con đông như vậy nên cha mẹ của Phượng Mai cho cô làm con nuôi của bà cô ngoại là nữ nghệ sĩ tiền phong Cao Long Ngà.
Gia đình của Phượng Mai bên nội, ngoại đều là những nghệ sĩ nổi danh trong sân khấu tuồng cổ. Phượng Mai thuộc về thế hệ thứ 5 trong gia đình nghệ sĩ nầy. Ông Ngoại là nghệ sĩ tài danh Cao Tùng Châu, bầu gánh hát bội Phước Tường. Nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà, em gái của ông Cao Tùng Châu là 1 diển viên hát bội tài danh được Hội Khuyến Lệ Cổ Ca liệt vào danh sách Ngũ Trân Châu của ngành hát bội, gồm có các viện ngọc quí như Cô Năm Nhỏ, Năm Đồ, Cao Long Ngà, Năm Sa Đét và Ba Út.
Tuy vai vế của nghệ sĩ Cao Long Ngà ngang hàng với bà nội, bà ngoại của Phượng Mai, nhưng bà cho Phượng Mai gọi bà bằng Má và gọi chồng bà, ông Sáu Xường bằng Cha. (Sáu Xường là cầu thủ nổi danh của đội banh Étoile Gia Định, cùng với thủ môn Tịnh, đấu ngang ngửa với đội banh Hương Cảnh mà trung phong Lý Huệ Đường của đội banh Quốc Tế này đã thán phục hậu vệ Xường và thủ môn Tịnh của Việt Nam.)
Ộng cậu của Phượng Mai là em vợ của ông bầu Nguyễn Phước Cương, cha ruột của nữ nghệ sĩ Kim Cương; do quan hệ gia đình nên lúc Phượng Mai được 5 tuổi, Kim Cương đã đưa Phượng Mai đi đóng phim, 1 vai con trong phim Ảo Ảnh của đạo diển Hoàng Vĩnh Lộc.
Phượng Mai hát vai con trong vở “Thiếu Phụ Nam Xương” trong ban kịch Kim Cương, diển mổi sáng chúa nhựt tại rạp Thanh Bình Sài Gòn. Cô còn được Kim Cương tập cho các vai đào con trong các vở kịch: Tôi Là Mẹ, Cuối Đường Hạnh Phúc, Sắc Hoa Màu Nhớ.
Ngoài việc đóng phim, đóng kịch, hàng đêm Phượng Mai đều theo bà mẹ nuôi (Cao Long Ngà) đến rạp hát, xem bà hát nên từ nhỏ đến lớn, tiếng đàn, giọng ca, trống, phách và các điệu múa hát của nghệ sĩ trên sân khấu tiêm nhiễm vào tiềm thức nên Phượng Mai tuy không chánh thức được truyền nghề, cô vẩn múa hát rất có duyên.
Phượng Mai học trường tiểu học Phan Văn Trị, ngang rạp hát bóng Đại Nam ở đường Trần Hưng Đạo.


Trong những năm 1960, 1961, rạp hát bóng Đại Nam chiếu phim Đài Loan Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài, Thanh Xà Bạch Xà, nhân viên gác cửa rạp chiếu bóng quen biết các nghệ sĩ đoàn hát Bầu Thắng và Bầu Cung nên cho các nghệ sĩ vào xem hát bóng mà khỏi mua vé. Phượng Mai nhân đó được xem phim Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài. Cô mê 2 diển viên tài danh Trung Quốc: Lăng Ba và Lạc Đế trong 2 vai Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài nên trốn học, xem liền cả tuần lể, nhập tâm học cách ca diển của 2 diển viên tài danh Đài Loan đó.
Nhà trường gởi thơ cho bà Cao Long Ngà, báo tin Phượng Mai thường trốn học, bà giận lắm, bắt Phượng Mai cúi xuống cho bà đánh, răn dạy. Phượng Mai mới bị 1 roi, mếu máo khóc nói: “Má ơi, đừng đánh con đau. Để con hát bội làm đào má coi.”

Bà Cao Long Ngà và Ông Sáu Xường tức cười, nói: “Được! Má không đánh nửa, con nói làm đào hát, hát cho má coi, không hát được thì ăn 5 roi về tội nói láo đó.”


Năm 1970, Phượng Mai 14 tuổi đã vững vàng trong các vai đào chánh ở Ban Cải Lương Hoa Thế Hệ, Phụng Hảo và nhiều ban kịch, cải lương trên Đài Truyền Hình, đóng cặp với Thanh Tòng, La Thoại Tân, Vũ Đức, Thanh Bạch, Đức Lợi, Hùng Cường …

Các chương trình cải lương Hồ Quảng có Phượng Mai làm đào chánh, được Đài Truyền Hình phát đi vào các tối thứ bảy, thu hút đông đảo khán giả ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các vùng phụ cận.


Sau năm 1975, Phượng Mai hát vai đào chánh ở Đoàn Minh Tơ với Thanh Tòng qua các tuồng Dưới Cờ Tây Sơn, Xuân Về Trên Đỉnh Mã Phi, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.
Năm 1977 hát trên sân khấu Huỳnh Lon với Thanh Bạch, Hữu Lợi, Đức Lợi qua các tuồng Con Tấm Con Cám, Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu, Về Đất Kinh Châu, Đường Về Núi Lam …
Đầu năm 1979, hát cho đoàn Dạ Lý Hương – Sông Bé thay vai Mộng Tuyền trong tuồng Bao Công Xử Án Trần Thế Mỹ.

Cuối năm 1979, Phượng Mai theo chồng định cư ở Tây Đức trong 15 năm.


Năm 1982 bà Cao Long Ngà, bà cô mà cũng là má nuôi của Phượng Mai mất. Cô không về thọ tang được, chỉ biết hướng về Việt Nam van vái, và đến chùa cầu siêu cho vong hồn bà được siêu thăng.

Từ năm 1994, gia đình đổ vở, cô sang qua California định cư, sống với 2 con. Ở hải ngoại suốt 19 năm, Phượng Mai vẩn sống bằng nghề hát vì cô giỏi về mọi mặt. trong lãnh vực tân nhạc, cô được các trung tâm băng nhạc lớn mới thu thanh thu hình (Thúy Nga, Làng Văn, Giáng Ngọc) được mời đi show tân nhạc, cải lương và Hồ Quảng, hát chung với Hương Lan các vở tuồng: Lương Sơn Bá & Chúc Anh Đài, Cho Trọn Cuộc Tình, Tấm Lòng Của Biển, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Hoa Đồng Cỏ Nội, Dương Quí Phi …


Từ năm 1991, Phượng Mai có về Việt Nam thực hiện băng Hồ Quảng, kỷ niệm 40 năm hát Hồ Quảng, đóng chung với các diển viên Vũ Linh, Thanh Hằng, Kim Tử Long, Chí Linh, Minh Vương, Thanh Sang, Tuấn Châu.

Trong những năm 77, 78, tôi ở chung đoàn Huỳnh Long với Phượng Mai. Trước đó cũng từng cộng tác trong đoàn Dạ Lý Hương và các chương trình cải lương Đài Truyền Hình, nên hiểu biết khá nhiều về khả năng nghệ thuật và tánh tình của Phượng Mai.
Số đông nghệ sĩ tuồng cổ (hát hội, hát bội pha cải lưởn, hồ quảng) thường gỏi về vũ đạo mà yếu và ca, hơi khan hoặc tiếng hát rè rè, riêng Phượng Mai là cô đào hiếm hoi hội đủ hai yếu tố: ca và diển xuất sắc.

Giọng Phượng Mai ấm áp, ngọt ngào, truyền cảm, có hơi thổ như giọng ca của Thanh Nga, Mỹ Châu. Phượng Mai ca cổ nhạc theo điệu cải lương rất chuẩn mực, đúng bài bản, đúng điệu, theo đúng chân truyền, ca Hồ Quảng cũng rất hay, rõ lời. 

Nghệ sĩ Phượng mai tâm sự chị theo chồng sang Tây Đức theo diện đoàn tựu gia đình năm 1979. Sau 2 năm, chị sang Mỹ gầy dựng nhiều chương trình cải lương được kiều bào yêu thích. Thế nhưng, chuyện chiọ tâm đắc nhất chính là truyền đạt kinh nghiệm trong diễn xuất cải lương cho diễn viên trẻ .
"Các bạn diễn viên trẻ tại tiểu bang California – Mỹ rất yêu thích bộ môn này. Hầu hết đều là thanh niên có quốc tịch Mỹ, tất cả đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ, có em nói tiếng Việt không rành nhưng cực kỳ mê đắm bộ môn cải lương. Tôi cảm thấy ấm lòng vì có thêm nhiều học trò. Sau vở “Trưng Nữ liệt quốc” nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ, đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ", NS Phượng Mai chia sẻ.


 Nghệ sĩ Phượng Mai sinh ra trong một gia đình đông con, cha chị là người Bến Tre còn mẹ chị là người Tây Ninh; chị là người con thứ 7 trong gia đình vì nhà nghèo nên chị được bố mẹ cho cô làm con nuôi của nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà - “nữ nghệ sĩ tiền phong quốc tế” vì là người đầu tiên sang Pháp biểu diễn.

Gia đình của Phượng Mai đều là những người thành danh trong sân khấu tuồng cổ trong đó Phượng Mai là nghệ sĩ thế hệ thứ 5 trong gia đình. Ông ngoại chị là nghệ sĩ tài danh Cao Tùng Châu bầu gánh hát bội Phước Tường; người em gái của ông ngoại - nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà cũng là 1 diễn viên hát bội tài danh cùng với các nghệ sĩ khác như Cô Năm Nhỏ, Năm Đồ, Năm Sa Đét và Ba Út được Hội Khuyến Lệ Cổ Ca liệt vào danh sách Ngũ Trân Châu - viên ngọc quý của ngành hát bội.
Sau khi lấy chồng, chị cùng chồng sang Tây Đức định cư vào năm 1979 và có 2 người con, năm 1994 cuộc hôn nhân của chị kết thúc. Hiện nay, cô con gái lớn Thảo Sương cũng đã trở thành một ca sĩ có tiếng, cậu con trai út của chị sau khi học xong đại học chuyên ngành tin học cũng đã đi làm.

Phụ nữ tuổi về chiều dễ tăng cân ngoài mong muốn, nhưng với nghệ sĩ diễn tuồng cổ như thế hệ của tôi, thì đóng vai đào võ đòi hỏi tập luyện hăng hái cho dáng vóc cân đối. Việc chạy gối, đi xuyến, múa thương, múa giáo cũng là cách để vận động thể hình. 62 cân không để vượt quá con số này, là một nghị lực đối với tôi” – NS Phượng Mai tâm sự.
Thật ra đối với các nghệ sĩ xa quê, nghệ sĩ Phượng Mai là một trong những nghệ sĩ hải ngoại bền bỉ với nghề. Lúc nào chị cũng nhận học trò để truyền đạt kinh nghiệm. Nghệ sĩ Bích Thảo là học trò của chị đã nỗ lực cùng thầy diễn tròn vai Trưng Nhị, bên cạnh thầy mình – Trưng Trắc trong vở "Trưng Nữ Vương", được khán giả kiều bào yêu mến.
Ký ức về sân khấu và tình cảm khán giả trong nước chính là động lực để NS Phượng Mai yêu nghề cho đến ngày hôm nay: “Nhớ da diết ánh đèn sân khấu và thèm được diễn lại những vở tuồng ca ngợi lịch sử dân tộc” – chị tâm sự.

Các vở cải lương nổi bật
Anh Hùng Náo (Sở Vân)
Bao Thanh Thiên - Vụ Án Vương Ngọc Tuyền (Ngọc Tuyền)
Bao Thanh Thiên - Án Tửu Lầu (Địch Thanh)
Châu Về Hiệp Phố (Hường)
Chú Cuội Lên Cung Trăng (Hằng Nga)
Đãi Yến Đoàn Hồng Ngọc (Đoàn Hồng Ngọc)
Đơn Hùng Tín (La Thành)
Gió Đưa Cành Liễu (Liễu)
Giọt Lệ Cố Nhân (Phượng Thu - Cẩm Thúy)
Giọng Ca Dĩ Vãng (Hương)
Hoa Bướm Ngày Xưa (Chiêu Lang)
Hoàn Châu Cách Cách (Tử Vy)
Hoàng Hậu Không Đầu (Huyền Sương)
Hoàng Hậu Hai Quê Hương (Hồng Loan)
Hồng Lâu Mộng (Lâm Đại Ngọc)
Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu (Lưu Kim Đính)
Lưu Minh Châu (Lưu Minh Châu)
Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài (Chúc Anh Đài)
Mộng Bá Vương (Đăng Châu)
Mộc Quế Anh Phá Thiên Môn Trận (Mộc Quế Anh)
Máu Nhuộm Chiến Bào Hồng (Hằng San Quận chúa)
Nỗi Oan Hoàng Hậu (Thứ hậu Liễu Phượng Quyên)
Phùng Bửu Sơn Ngọc Quế Trang (Ngọc Quế Trang)
San Hà Xã Tắc (Thạch Nương Tiên)
Tấm Cám (Tấm)
Tình Tục Duyên Ma ( Liễu Nương)
Tứ Tuấn Đăng Khoa (Xuân Mai)
Trời Cao Nhỏ Lệ ( Mỹ Ngọc)
Vụ Án Hồng Phi (Liễu Hồng)

Tuesday, March 12, 2024

VIẾT CHO CÁC EM DƯ LUẬN VIÊN..."YÊU VẤU"!


 


😎 VIẾT CHO CÁC EM DƯ LUẬN VIÊN..."YÊU VẤU"!

Năm nào cũng vậy, cứ hể gần 30 Tháng Tư là ban Tuyên giáo lại xua các em đi khắp ngã, đến từng trang cộng đồng, trang cá nhân của anh em dân chủ, chỉ để làm 1 công việc duy nhất là chọc quê, phá đám, xả rác rưởi trên trang của người khác. Và các em cần mẫn làm chuyện ấy trong vô thức.

Tuyệt nhiên, các em không có 1 tí gì là lý luận để biết mình nói vậy, nhận định vậy có đúng sự thật không, có vi phạm đạo đức làm người không, có tự hạ giá trị nhân văn của chính mình không. Tôi thấy tội nghiệp các em, chỉ vì tiền mà các em để ban Tuyên giáo sai các em làm con rối rẻ tiền! Hôm nay, tôi muốn nói một lần cho ra lẽ những từ mà các em hay dùng.

Ngoài những từ mà các em thường sử dụng như: Khát nước - Đu càng - Tộc Nail,... đặc biệt các em còn luôn sẵn sàng buông ra những tiếng chửi thề, những từ ngữ tục tĩu khó chấp nhận được từ miệng một người tử tế. Chửi người khác, khinh thường người khác nhưng không tự biết mình đang bước xuống vị trí rất thấp trong mức thang nhân văn khi làm vậy. Tôi thấy các em thật đáng thương và tôi muốn nói với các em 1 lần về những từ mà các em muốn đổ lên đầu người khác.

😎 "KHÁT NƯỚC"

Khi các em hỏi ai đó "Khát nước không?" các em muốn ám chỉ họ là người mất nước, là vô tổ quốc. Cái đó còn tuỳ các em nghĩ thế nào là tổ quốc.

Thế giới bây giờ nhỏ lắm, con người di chuyển không ngừng giữa các lục địa. Em ở đâu, tôi ở đâu không thành vấn đề. Tổ quốc của em, tổ quốc của tôi chính là cái cội nguồn, là dòng máu, là tấm lòng của tôi, của em đối với tổ quốc. Chừng nào mà mình thấy mình có trách nhiệm đóng góp cho sự tồn vong của tổ quốc, thì mình xứng đáng là con dân của tổ quốc đó!

Hãy nhớ cho rằng tổ quốc là một trạng thái mà chính cá nhân đó cảm nhận được chứ không phải là điều gì mà em hay ai khác ban bố cho. Các em không có quyền gì với người khác về tổ quốc của họ! Vậy nên nói người này "khát nước" người kia "khát nước" là nói xàm em nhé!

Có biết bao người đang ở trong nước mà phá hoại đất nước dưới nhiều hình thức? Lại có biết bao người Việt dù xa xứ nhưng vẫn gửi những đồng tiền cực khổ của họ về giúp đỡ đồng hương ở quê nhà. Ai là người xứng đáng để có một tổ quốc hơn?

😎 "ĐU CÀNG"

Hình ảnh đoàn người di tản kéo nhau lên chiếc trực thăng đậu trên nóc toà lãnh sự Mỹ để di tản trong ngày 30 Tháng Tư, 1975 là một hình ảnh đáng xấu hổ cho CS Bắc Việt lúc đó. Tại sao khi quân Bắc Việt vào, người dân không vui mừng ở lại chào đón mà vội vã ra đi, đến phải chen nhau bám lấy chiếc trực thăng. Xấu hổ không?

Ban Tuyên giáo không thấy xấu hổ để mớm cho các em dùng những từ này đi chế giễu người khác, thì thật ra họ đang tự vả vào mặt họ đấy! Các em nhắm mắt dùng thì tự các em cũng đang vả vào mặt mình các em biết không?

😎 "TỘC NAIL" - "DŨA MÓNG"

Có lẽ không một ngành nghề nào mà đã đổ tiền nhiều nhất và sớm nhất về cho bà con trong nước sau năm 75 đấy các em.

Vào thập niên 80' đất nước kiệt quệ vì bị cấm vận, có lẽ tiền từ "tộc Nail" là nguồn ngoại tệ duy nhất đổ vào Việt Nam để bà con đỡ phải ăn bo bo, húp cháo. Gia đình có Việt kiều ở hải ngoại là đầu vào của kiều hối, rồi từ đó kiều hối được phân tán dần qua các dịch vụ trao đổi, buôn bán,... qua nhiều ngõ ngách, nó đã chảy vào túi của các em đấy! Một cách gián tiếp, các em có ăn ké thì làm ơn đừng coi khinh người cho các em miếng ăn. Như vậy vô ơn lắm!

Mà nói thật nha, "dũa móng" thì đã sao? "Tộc nail" dùng sức lao động đổi lấy miếng cơm một cách lương thiện. Họ không khinh người, họ không chửi rủa, thù hằn ai, họ dành dụm tiền gửi về nước với một số lượng lớn, cần mẫn, đều đặn. Số kiều hối này không ít đâu. Nếu họ ngưng gửi, gia đình họ sẽ đói và các em cũng đói lây! So với họ về tiền bạc chưa chắc các em đã kiếm được nhiều tiền bằng họ, so về nhân cách sống thì các em không bằng họ đâu nhé!

Một điều mà các em không thể ngờ là chính người Việt tị nạn đã nâng ngành nail lên thành 1 kỹ nghệ có tầm vóc với nhiều hãng xưởng, nhiều cơ sở dịch vụ khắp nước Mỹ và nay lan qua cả , Á châu. Tất cả doanh nghiệp này hầu như nằm trong tay của người Việt. Lợi nhuận mà họ tạo ra đóng góp vào nền kinh tế Mỹ không ít đâu. Đây là một sự thành công của người Việt mà các dân tộc khác cũng phải ngã mũ, không đáng hãnh diện hay sao?

😎 VÀI LỜI VỚI BAN TUYÊN GIÁO

Nói với các em dư luận viên mà không nói tới ban tuyên giáo là một sự thiếu sót lớn.

Bởi vì chính quý vị đã xui đám trẻ nhỏ đi "đánh trận" mà không trang bị cho các em ấy bất cứ một luận cứ hợp lý nào để mà đi tuyên vận. Để các em ấy nói những lời ngây ngô, vô nghĩa, thù hận, chửi tục,... cho thấy quý vị cũng chẳng biết tuyên vận là phải làm gì. Cái gì đúng, cái gì sai quí vị cũng chẳng hiểu i tờ gì ráo, chỉ giỏi xúi trẻ ăn c.'t gà là hay thôi.

Tôi khinh quý vị!

【Huỳnh Thị Thanh Nhàn】

Monday, March 4, 2024

[GÓC NHÌN : DÂN CHẾT VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG - TẠI AI]


[GÓC NHÌN : DÂN CHẾT VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG - TẠI AI]

Mỗi năm tầm 10,000 người Việt Nam chết vì Tai Nạn Giao Thông (TNGT), nghĩa là mỗi ngày khoảng 27 người ra đường không trở về với gia đình. Nguyên nhân là gì. Đọc báo hay mấy tay gõ phím thì họ sẽ đưa ra những lý do như: ý thức dân kém, không nhường đường, chạy ẩu và xe đông.

Nhưng cốt lõi của vấn đề chính là chính phủ CS. Vì sao tại vì CS. Để tôi đưa ra những lý do rồi giải thích.

1. Thuế xe hơi cao - Không có người Việt Nam nào lại thích chạy xe máy cả, nhưng vì thuế xe hơi quá cao nên không còn lựa chọn nào khác. Ở Campuchia giá xe hơi cũ chỉ tầm $5000 (100 triệu VND), quá rẻ đối với người Việt Nam. Nhưng vì thuế nhập khẩu 300% nên xe hơi trở thành một món hàng đắt giá. Vì không mua được xe hơi nên phải chấp nhận rủi ro với xe máy. Chạy xe máy thì khi té hay gặp tai nạn thì chết chắc. Cho nên chính sách thuế của chính phủ đóng một phần quan trọng. Campuchia nghèo như gì mà họ không có vấn nạn tai nạn giao thông như Việt Nam, vậy nghèo đâu phải là vấn đề.
2. Đường chật hẹp - Nếu bạn đã đi Thái Lan thì sẽ biết là đường bên đó rất rộng. Xe hơi chạy làn xe hơi, xe máy chạy làn xe máy. Tai nạn hiếm khi nào xảy ra. Ở Việt Nam thì đường quốc lộ 1A như cái đường làng, chút xíu, mọi xe đều chen lấn nhau để chạy. Vậy tại sao đường xá ở Việt Nam lại đầy ổ gà, chật hẹp và đông? Vì quan chức đã ăn bớt tiền xây dựng. Đường chật hẹp thì dân phải chen lấn nhau để đi. Lỗi này là của ai. Đâu phải của dân, dân nào muốn.
3. Phương tiện công cộng kém - Giờ chính phủ nắm lĩnh vực vận chuyển công công, không cho tư nhân khai thác các chuyến xe buýt. Họ quản lý kém, xe buýt thì luôn trễ giờ và không hiệu quả. Nên người dân không thích đi xe buýt. Trong khi đó ở những nước khác, xe buýt chính là phương tiện đi lại chính của dân chúng. Chưa nói đến xe lửa điện, hiện tại tuyến Metro ở Sài Gòn đang ngừng thi công vì thiếu vốn. Lỗi này tại ai, chính phủ chứ ai, chứ dân nào có quyền quyết định.

Một phần cũng vì ý thức kém. Nhưng tôi hỏi lại, ý thức dân kém tại ai. Họ biết CSGT đâu có rảnh mà phạt mấy cái lỗi lạng lách hay chạy ẩu. CSGT chỉ ngoắc xe vô vòi tiền, đưa tiền rồi đi. Cho nên người dân không phục, không phục thì ý thức không được cải thiện. Như anh nông dân chăn vịt, anh ta thả vịt để bày vịt ỉa lên vườn của người khác, sau đó đổ thừa tại ý thức bày vịt kém. Anh là người chăn nuôi quản lý thì phải có trách nhiệm chứ, còn không thì để người khác làm.

Cho nên quay về chủ đề. Tai nạn giao thông ở Việt Nam nhiều là tại ai, vì sao mỗi năm 10,000 người chết trên đường, vì sao đường phố chật hẹp, và vì sao xe hơi lại quá đắt? Chỉ có một nguyên nhân. Đừng ngụy biện, đừng dùng lý luận chính trị để biện hộ. Dân không phải là vấn đề, chính phủ mới là vấn đề.

(Ku Búa @ Cafe Ku Búa)