Sunday, January 28, 2024

Huyền Thoại Anh Sáu Cạc Bin

 


Huyền Thoại Anh Sáu Cạc Bin
Anh Sáu quê ở Lung Tràm, gia đình thuộc thành phần bần cố nông cơ bản.
Mới 6 tuổi anh đã giác ngộ Cách Mạng, đi theo Quân Giải Phóng và được đưa đi học. Nhờ thông minh hơn người nên anh học rất giỏi, 6 ngày lên 6 lớp.
Sau đó, anh được cấp một khẩu Cạc bin và được giao nhiệm vụ dùng cây súng này để diệt trực thăng địch. Anh Sáu có tài thiện xạ bách phát bách trúng. Ngay ngày đầu tiên ra trận, chỉ với 6 viên đạn, anh đã bắn rơi 6 trực thăng đủ loại đang bay ở độ cao 600m.
Học tập kinh nghiệm của đàn anh Kpa Kơ lơng trên Tây Nguyên, anh Sáu đã luyện tập và áp dụng cách bắn "xâu táo". Khi đã thuần thục, chỉ với một viên đạn anh hạ gục 2-3 chiếc trực thăng là chuyện thường.
Anh đã 6 lần được tuyên dương danh hiệu "Dũng Sĩ Diệt Máy Bay" với thành tích bắn rơi 66 trực thăng và 6 chiếc phi cơ chiến đấu của địch.
Anh Sáu Cạc bin được bà con yêu quý và mọi người thường bỏ chữ bin, chỉ gọi anh bằng cái tên thân thương trìu mến là "thằng Sáu Cạc" !
Về sau, tên của anh bị gọi chệch đi một chút...
Trần Cộng Hòa

Sunday, January 21, 2024

ĐIỀM


 ĐIỀM

Khế cho cả nhà sang Mỹ. Con gái Nguyễn Quế Trà My, con rể Nguyễn Tú, con trai Nguyễn Sơn Trà và các cháu nội ngoại đều sống sướng như tiên ở Cali. Lâu lâu Khế cùng vợ là Đặng Thị Thanh Xuân bay sang thăm.
Có lần cả nhà kéo nhau ra vườn trước, chụp pô hình. Chả hiểu sao bà Đặng Thị Thanh Xuân và cô con gái Nguyễn Quế Trà My lại diện cái áo váy mô-đen của CLB Juventus. Khế bị kẹp ở giữa.
Giờ thì Khế đang mặc rồi.
Điềm!

Trại Súc Vật: RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC.


Trại Súc Vật: RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC.

Trong Chương 10 của Trại súc vật, cũng là chương cuối cùng của cuốn tiểu thuyết tóm tắt sự đạo đức giả và tham nhũng của Napoléon, kẻ đứng đầu trang trại, người đã phản bội lý tưởng của cái gọi là “cuộc cách mạng” động vật và trở thành bạo chúa.

Napoléon là nhân vật dựa trên Joseph Stalin, nhà độc tài của Liên Xô từ năm 1929 đến năm 1953. Hắn cũng là biểu tượng của những tên bạo chúa chính trị và những kẻ cơ hội đã bóc lột quần chúng trong suốt lịch sử. Napoleon sử dụng tuyên truyền, khủng bố và lừa dối để thao túng các loài động vật khác và duy trì quyền lực của mình. Napoleon thay đổi Bảy Điều Răn của Chủ nghĩa Thú vật để phù hợp với lợi ích của bản thân và biện minh cho những hành động ác ôn của băng đảng mình. Napoleon cũng hợp tác với những người nông dân loài người, những người mà hắn ta từng tố cáo là kẻ thù số một, và áp dụng những thói quen và lối sống của họ.

Thủ đoạn rao giảng về đạo đức lối sống đối lập với hình ảnh công khai của Napoléon và thực tế riêng tư của hắn. Napoleon rao giảng về đạo đức, tính tiết kiệm và sự giản dị cho những loài động vật khác, những con vật phải làm việc chăm chỉ và sống trong cảnh nghèo khó. Napoleon tuyên bố tuân theo các nguyên tắc của Chủ nghĩa Động vật, trong đó tuyên bố rằng tất cả các loài động vật đều bình đẳng và nên chia sẻ thành quả lao động của họ. Napoleon cũng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo nhân từ và khôn ngoan, người bảo vệ trang trại khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và đảm bảo sự thịnh vượng của trang trại.

Tuy nhiên, trên thực tế, Napoleon lại sống xa hoa trên nỗi đau khổ của người khác. Hắn tận hưởng những tiện nghi và sự xa hoa lãng phí không có được ở những con vật khác. Napoleon tiêu thụ đồ ăn thức uống tốt nhất, ngủ trên một chiếc giường thoải mái tiện nghi, mặc quần áo của con người và thậm chí đi bằng hai chân. Napoleon bóc lột sức lao động và tài nguyên của các loài động vật khác, đồng thời hy sinh mạng sống của họ vì lợi ích riêng của băng đảng mình. Napoleon cũng đàn áp và tàn sát dã man bất cứ ai chống đối hoặc tra hỏi hắn ta, sử dụng những con chó nô tài khát máu đã được huấn luyện của hắn làm sát thủ. Napoleon là động vật bất bình đẳng và được đặc quyền nhất trong trang trại, và hắn đã trở nên không thể phân biệt được với những kẻ áp bức con người mà hắn ta thay thế.

Trong lúc trang trại sống trong cảnh bần cùng, thiếu ăn ốm đói, Napoleon được đầu bếp riêng phục vụ những món ăn cao cấp, với những cách chế biến đặc trưng do hắn chỉ đạo

 

Sunday, January 14, 2024

TV DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA CÓ GÌ LẠ?


TV DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA CÓ GÌ LẠ?
1. Bây giờ là 10:00 đêm/1:00 trưa. Xin quý vị vui lòng điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe, để khỏi phiền lòng hàng xóm. Xin cảm ơn quý vị. Câu nói trên là một trong những điều tôi còn nhớ về TV Sài Gòn thuở ấy, dù sau bao đổi thay biến động, cũng ngót gần nửa thế kỷ rồi, nhưng vẫn không thể tìm thấy ở bất cứ chương trình truyền hình nào khác.
2. TV dưới thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một băng tần số 9 duy nhất, (có thêm băng tần số 11 nhưng phát chương trình bằng tiếng Anh) và hàng tháng, khán giả không phải trả xu teng nào. Dù vậy, hàng đêm, mọi tầng lớp khán giả vẫn có đủ các món mặn ngọt tùy thích...để giải trí.
Ai thích nghe tân nhạc, nhạc tiền chiến, có ngay ban nhạc Tiếng Tơ Đồng do nhạc sĩ Hoàng Trọng chủ xướng. Ai thích nhạc tre trẻ, xin mời thưởng thức ban nhạc Tiếng Hát Đôi Mươi đôi mưới đôi mười của ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương, các nhạc sĩ Văn Phụng, Phạm Mạnh Cương.. cũng có những chương trình riêng vô cùng phong phú..Đặc biệt một điều là các ca sĩ xưa mỗi người đều có một giọng hát mang thương hiệu riêng: Nếu nhắm mắt lại, bạn vẫn có thể phân biệt được giọng hát này với giọng ca khác, như Tiếng Hát Vượt Thời Gian Thái Thanh, Giọng Hát Liêu Trai Khói Sương Khánh Ly, TV Chi Bảo Phương Hồng Quế, cặp bài trùng Sóng Thần Hùng Cường & Mai Lệ Huyền...
Con nít học mẫu giáo hay tiểu học ư? Phim hoạt họa, chương trình Đố Vui Để Học của Lê Văn Khoa, ban nhạc thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức ... sẵn sàng mang đến niềm vui, tiếng cười cho các khán giả nhí.
Lực lượng hài kịch hơi bị hùng hậu, gồm các danh hài chọc cười nổi tiếng trên Đài Truyền Hình Số 9 như Thanh Hoài, Khả Năng,Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Thanh Việt. ..Những câu nói hài hước của họ vẫn còn được truyền tụng đến tận bây giờ. Bạn đọc nào còn nhớ xin tiếp sức nhé.
Thoại kịch có đến 30 ban, đứng đầu là các kịch sĩ gạo cội như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Vũ Đức Duy, Gió Nam, Sống,Trường Thủy, Bạch Tường, Đen Trắng...
Cần phải kể đến những đoàn cải lương, những ban hát bội, hát chèo, hát trống quân... tuy không phải ai cũng ái mộ, nhưng cũng đều được bảo tồn phát huy, để giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
Cũng phải nhắc đến những chương trình có mục đích tuyên truyền, dân vận như Tiếng Nói Động Viên, Thép Súng, Người Cày Có Ruộng.. (mỗi chương trình đều có nhạc hiệu riêng)
Có cả những chương trình tạp kỹ của Hoàng Thi Thơ, Tùng Lâm..Tuy vậy, không thấy có những chương trình game shows như hiện nay!
3. Băng tần số 11 phát tín tức bằng tiếng Anh, dành cho những quân nhân Hoa Kỳ xa xứ. Mặc dù vậy, dân chúng và nhứt là thiếu nhi cũng chiếu cố nồng nhiệt không kém. Chắc chẳng ai quên những cuốn phim như Lỗ Tai Lừa, Batman...
từng trình chiếu trên băng tần số 11 này.
4.Giao thừa đây rồi! Năm nào ban hợp ca Thăng Long cũng cất cao giọng hát chào đón năm mới trên truyền hình bằng bản đệ nhứt xuân ca bất hủ Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, lẫn trong tiếng pháo nổ vang giữa đất trời, từ đầu làng tới cuối xóm. Và rồi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trang trọng trong bộ quốc phục áo dài khăn đống, lên đọc diễn văn đầu năm, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an...Kính thưa tất cả đồng bào...
Trần Thị Phương Lan
(Bút nhóm Hoa Nắng)
Hình đính kèm: Chương trình Đố Vui Để Học trên truyền hình dưới thời Việt Nam Cộng hòa