Wednesday, February 4, 2015

Một phụ nữ tự thiêu tại Quảng Nam

https://www.youtube.com/watch?v=715YBMdMdFQ

Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay thứ Bảy 31 tháng 1 năm 2015, chị Nguyễn Minh Tân đã tự thiêu tại khu vực chợ xã Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Nguyên nhân hành động tự thiêu này được biết do nguyện vọng của tiểu thương về quyết định giải tán chợ Đại Lộc để xây khu chợ mới.
Theo lời một nhân chứng là bà Vân người cùng tranh đấu với chị Minh Tân trong nhiều tháng trời đã chứng kiến việc chị Tân tự thiêu vào sáng hôm nay, bà Vân kể lại với chúng tôi:
"Thì thấy bốc lửa cháy hết nhưng khi vô thì lực lượng họ phong tỏa họ không cho mình vô tới nơi. Chạy qua thì thấy lăn lộn thấy phồng da, nói chung là tuột da hết mà họ không cho đụng. Lực lượng công an, chủ tịch họ làm việc chứ mình không đụng vô được. Không quay phim chụp hình được.
Bả chống đối giùm cho tiểu thương để không vô chợ mới. Chợ cũ người ta bán đất rồi. Tiểu thương chống lại không muốn vô chợ mới nhưng mà chừ dùng áp lực họ vô hết chợ mới rồi bà Tân tự thiêu để đấu tranh cho dân, cho tiểu thương ấy mà."

Bị công an truy lùng

Một nhân chứng khác là anh Lê Đức Triết, người biết rất rõ diễn tiến vụ đấu tranh của tiểu thương chợ Đại Lộc dẫn tới vụ tự thiêu của chị Nguyễn Minh Tân như sau:
"Chị đó là chị Tân chỉ đại diện cho bà con tiểu thương chợ Đại Hiệp, được sự ủy quyền của bà con đi khiếu kiện tại Hà Nội về cái việc dời chợ, chợ cũ vào chợ mới. Chỉ bỏ công việc ở nhà, bỏ gia đình ra Hà Nội khoảng 3 tháng. Bằng nhiều cách đã đưa được những thông tin trên báo đài của nhà nước như VTV1, VTV6 hay VTC14 và đồng thời có một công văn của Ban Tiếp dân Quốc hội chỉ đạo cho UBND tỉnh Quảng Nam ngưng cưỡng chế và tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của dân rồi sau đó báo cáo lại Trung ương mới tiếp tục.
Chỉ mang công văn đó về thì không ngờ khi về đến chợ thì có một số bà con chỉ một vài người không đồng ý còn phần lớn bà con thì đã âm thầm ký kết với chính quyền đồng ý dời chợ.
Những ngày vừa qua theo em được biết thì công an đang truy lùng chỉ vì có những tố cáo là chỉ xúi dục khiếu kiện cho nên truy bắt. Trong hai hôm trốn tại Đà Nẵng chỉ có gặp em, em mới nói là chuyện đâu còn có đó có gì để xem thế nào đã, bây giờ chị có được cái gì đâu? Thật ra chị Tân là người buôn bán rất nhỏ ở chợ thôi chứ không có quầy sạp gì hết. Chỉ do bà con tin tưởng tín nhiệm mà làm thôi.
Em có nói người ta đã đồng ý người ta dời vào thì chị có làm gì cũng vậy à, không được gì mà còn mất công nữa, em khuyên chỉ như thế nhưng không hiểu sao sáng nay chỉ lại châm lửa ngay giữa chợ tự thiêu. Theo tình hình thương tích em nhận được thì chỉ rất là nặng có thể không qua khỏi."

Phong tỏa bệnh viện

Vào lúc 9 giờ sáng hôm nay, lực lượng an ninh và công an vẫn bao vây bệnh viện thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc và không cho phép quay phim chụp ảnh. Anh Lê Đức Triết cho biết:
"Hiện tại đang ở bệnh viện Đại Lộc, xe cấp cứu đưa vào bệnh viện và phong tỏa tất cả. tất cả bà con tiểu thương ở chợ không được phép ra khỏi chợ để đi lên bệnh viện là một, cái thứ hai tất cả các điện thoại dùng để chụp hình quay phim đều bị thu giữ. 

Hiện tại khoảng chừng hơn 200 công an sắc phục bao vây quanh chợ và bệnh viện rất đông không biết số lượng là bao nhiêu người. Em đang tìm cách vào phòng bệnh để xem như thế nào."
Chị Tân sinh năm 1969 hiện trong tình trạng nguy kịch. Chị không có gia đình và nhận nuôi một con nuôi. Gia cảnh chị rất khó khăn và quyết định tự thiêu này có lẽ phát suất từ thất vọng và bị chính quyền truy bắt chỉ vì lên tiếng cho chị em tiểu thương của xã Đại Hiệp nơi chị đang sinh sống.



Chạy chức, chạy quyền có là chuyện phổ biến?

https://www.youtube.com/watch?v=1UdBdhkIR6w

Ngày 29.1.2015, tại Hội nghị công tác tổ chức xây dựng Đảng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng "... cứ thấy chạy bao nhiêu tỷ vào chức này, chức kia. Nghe chuyện chạy chức, chạy quyền xót cả ruột. Các đồng chí cần làm rõ xem có chuyện đó không?”
Trên thực tế chuyện chạy chức chạy quyền ở VN hiện nay ra sao?
Một tệ nạn phổ biến
Ở VN hiện nay, chuyện chạy chức, chạy quyền … đang là một tệ nạn khá phổ biến và có xu hướng gia tăng.
Tới mức, từng có lãnh đạo một Viện nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng cho rằng, cần “luật hóa” cho phép chạy chức chạy quyền công khai.
Ngày 29.1.2015, tại Hội nghị công tác tổ chức xây dựng Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng có nói rằng: "Dư luận xã hội nói câu chuyện chạy chức, chạy quyền... cứ thấy chạy bao nhiêu tỷ vào chức này, chức kia. Nghe chuyện chạy chức, chạy quyền xót cả ruột. Các đồng chí cần làm rõ xem có chuyện đó không?”
Đánh giá tình trạng chạy chức chạy quyền ở VN hiện nay, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết:
“Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đang phải sống chung với việc chạy chức chạy quyền và đó là một điều hết sức đáng buồn. Nó không chỉ là báo động sự xuống cấp của đạo đức xã hội, mà nó còn báo hiệu về kỷ cương xã hội là yếu. Chính là khi phổ biến việc triển khai nghị quyết 4 của TW thì TBT Nguyễn Phú Trọng cũng dẫn ra điều này để chúng ta thấy cái thực trạng cái việc chạy việc, chạy chức, chạy quyền hiện nay. Và có thể nói mỗi chúng ta đều đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp như thế này. Song chỉ có điều nói ra hay không nói ra, vì nói ra nó có tiện hay không?”
Chuyện chạy chức, chạy quyền không phải chỉ là chuyện nghe dư luận đồn thổi, mà bản thân ông đã nghe trực tiếp từ người thân của mình. GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ:
“Những việc chạy chức, chạy quyền, chạy việc thì tôi cũng phải nói thật là cũng thường xuyên tôi được nghe, thậm chí có cả họ hàng hay người quen nói. Ví dụ tôi có về một tỉnh ở rất xa Hà nội, ở đấy có gặp một ông anh họ, ông ấy có bảo:”Cháu của chú cũng vừa tốt nghiệp trường Sư phạm ra, để về cái trường này cháu cũng phải chạy cũng mất 8 chục (triệu)”. Khi tôi mang chuyện này để kể cho một nhà báo, thì nhà báo này bảo tôi “Ô, chưa có vấn đề gì đâu thầy ạ, em biết có trường hợp cũng ở đó mà chỉ chạy về đó với cái chân y tế học đường, tiểu học thôi còn mất 3 chục (triệu)”. Nên có thể nói những chuyện này đã xảy ra quá nhiều, chỉ có điều chúng ta muốn phanh phui nó ra, chúng ta muốn xử lý nó hay là chúng ta thôi để kệ nó cùng chung sống.”
Theo báo VNN online, phát biểu kết luận hội nghị toàn quốc công tác tổ chức xây dựng Đảng, ông Tô Huy Rứa – Trưởng Ban Tổ chức TƯ đã khẳng định: “Việc này dư luận đang quan tâm lắm, nói rất nhiều. Điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo TƯ mới đây chỉ ra nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội là điều bức xúc thứ hai của người dân, chỉ sau tham nhũng”.
Dưới tiêu đề "Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền" báo Tuổi trẻ  cho biết: “Ông Lê Hồng Anh – thường trực Ban Bí thư đã thừa nhận với báo chí rằng “chuyện chạy chức, chạy quyền có cả ở cấp địa phương lẫn trung ương. Hiện nay có một thế lực ngầm, đường dây ngầm để chạy dự án, chạy chức, chạy tội. Đường dây này tồn tại lâu rồi, có điều là làm chưa ra được thôi, nhưng có khi nó nằm ngay trong bộ máy nhà nước.”
Nhận xét về nhận định này, PGS. TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội thuộc Viện KH & XH khẳng định: 
“Một người ở cương vị như thế mà nói thì nó giống như sự xác nhận rằng hiện tượng đó đã trở nên không phải là điều lạ lẫm, không phải hiếm hoi và dường như là chuyện phổ biến. Những ý kiến phản bác thì dường như không có và những người có trách nhiệm cao hơn nữa cần thấy đấy là một kênh thông tin để kiểm tra, để tìm cách xác tín trở lại và bản thân cái đó cũng như lời thừa nhận. Người ta có thể bình luận rất nhiều xung quanh cái sự việc đó, rằng là trong xã hội chúng ta đã có sự chấp nhận việc bôi trơn bộ máy. Đặc biệt đối với các công tác liên quan đến việc đề bạt nhân sự, thăng thưởng hay thuyên chuyển v.v… thì đều có bóng dáng của hành vi phong bì, hối lộ.”
Ở trên có gương mẫu thì dưới mới nghiêm minh
Trả lời câu hỏi nguyên nhân do đâu khiến tình trạng chạy chức, chạy quyền trở nên hết sức phổ biến như hiện nay?
Quy trình bổ nhiệm hiện nay tuy qua nhiều cấp, song mang nặng tính hình thức, đồng thời còn do không đánh giá con người, đánh giá công việc theo hiệu quả và nếu sai thì tất cả rơi vào trách nhiệm tập thể, không có anh nào chịu trách nhiệm cá nhân cả. GS. Nguyễn Minh Thuyết cho hay: 
“Chúng ta đưa qua, đưa lại rất nhiều cấp, nhiều ban, nhiều bệ để mà xét duyệt, nâng lên đặt xuống rất nhiều. Và trong nhiều trường hợp, việc nâng lên đặt xuống cũng để chờ xem người sắp được bổ nhiệm có chạy đến mình hay không? Tôi muốn nói nguyên nhân ở đây là do kỷ cương rất là yếu, vì trước hết chúng ta không có một cơ chế giám sát để các cơ quan có thể giám sát lẫn nhau, để mọi người có thể giám sát lẫn nhau. Mà cái giám sát của chúng ta hiện nay cũng chỉ là hình thức thôi. Cái thứ 2 là khi giám sát xong rồi, phát hiện ra cái sai rồi cũng vẫn chưa xử lý được, đá qua đá lại đến khi sự việc nó nát ra rồi thì cuối cùng cũng chẳng xử lý gì. Và thứ 3 có thể nói là những tấm gương về đạo đức xã hội quá yếu, nhất là những tấm gương của người lớn, người trên. Vì nếu ở trên có gương mẫu thì ở dưới mới nghiêm chỉnh được. ”
Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, sẽ dẫn đến hậu quả dây chuyền, bởi chọn cán bộ mà sai, không bảo đảm về cả năng lực và phẩm chất thì đến lượt, họ lại chọn những cán bộ như vậy mà thôi. PGS. TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình chia sẻ:
“Điều đó dẫn tới sự méo mó của bức tranh nhân lực của xã hội, bới vì đến lượt mình những người phải bỏ tiền ra để bôi trơn đã phải tham gia quá trình đó với tính cách như hối lộ, tham nhũng thì anh ta cũng sẽ hành xử như vậy khi đã có được một vị trí. Mà cũng sẽ đặt vấn đề như thế để nhũng nhiễu và hạch sách, đòi hỏi khi trở thành một người có điều kiện ban phát. Khi mọi giá trị bị đảo lộn thì nó rất nguy hại cho quá trình phát triển, điều đó chắc chắn nó sẽ gây ra sự mất lòng tin. Bản thân nó sẽ làm cho chính guồng máy của chúng ta bị xuống cấp, bị tha hóa.”
Trong một bài viết trên VNN gần đây, tác giả Đinh Duy Hòa  đã cảnh báo trước rằng: “Bộ máy nhà nước chắc sẽ bao gồm những người nhiều tiền kinh khủngở các Bộ sẽ toàn những người tiền trên thiên hạ mới trúng được, rồi chủ tịch các tỉnh, huyện… rồi cũng thế. Hệ thống hành chính chắc phải đổi lại là hệ thống hành chính tiền tệ cho chính xác.”


85 năm tồn tại của đảng cộng sản Việt nam, hiện tại và tương lai!

https://www.youtube.com/watch?v=1BSq5XRfPBo

Đảng cộng sản Việt nam kỷ niệm 85 năm thành lập. Đọc diễn văn nhân dịp này, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định rằng Đảng cộng sản Việt nam vẫn kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lê Nin và tính giai cấp công nông. Sau đây là nhận xét của một số nhà quan sát trong và ngoài nước về hiện trạng cầm quyền của đảng cộng sản Việt nam hiện nay và tương lai sắp tới của nó.
Trong diễn văn chào mừng ngày thành lập đảng cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng một mặt nói rằng đảng của ông có truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, mặt khác ông nói là cần phải tăng cường mối liên hệ với nhân dân để đủ sức lãnh đạo sự phát triển của đất nước.
Ông Trọng nói thêm là hiện nay ở Việt nam không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài đảng cộng sản, và đảng cộng sản đã rút nhiều kinh nghiệm trong suốt 85 năm tồn tại của mình để lãnh đạo dân tộc vững bước đi lến chủ nghĩa xã hội.
Hiện trạng của đảng cộng sản Việt nam
Bình luận về những lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, Ông Nguyễn Minh Cần, cựu đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt nam từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, hiện sống ở Nga nói rằng
Đó là những lời kêu gọi có tính chất khuông sáo.
Đảng cộng sản Việt nam hiện nay đang lâm vào một thế khủng hoảng rất là nghiêm trọng. Đảng cộng sản không mạnh như chúng ta tưởng, họ dựa vào một lực lượng công an, quân đội rất hùng mạnh, nhưng họ không được lòng dân chúng. Ngay trong nội bộ của cấp lãnh đạo, của những người gọi là cầm cân nảy mực cũng cấu xé giành giật nhau.”
Ông Nguyễn Minh Cần cũng nói là ông tin rằng trong xã hội Việt nam hiện nay các tổ chức xã hội dân sự đang lớn mạnh, chứ nói rằng chỉ có duy nhất đảng cộng sản Việt nam là không hoàn toàn đúng.
Ông Trần Quốc Thuận, cựu phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội lại nghĩ là các ý kiến đối lập với đảng cộng sản vẫn còn yếu trong xã hội Việt nam hiện tại:
Cụ thể như qua các kiến nghị, như kiến nghị 72 có 15000 chữ ký, nhưng các kiến nghị sau này thì từ 1000 đến tối đa là 2000 chữ ký. Điều đó cho thấy những tiếng nói không đồng ý, không đồng tình thì có tỉ lệ ủng hộ là không đáng kể.”

Ông Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do và đã từng là đảng viên đảng cộng sản lại nhận định rằng sắp tới sẽ có một làn sóng từ bỏ đảng, và tình hình hiện nay là một tình hình mới với sự xuất hiện của những trang thông tin được nhiều người cho rằng do nội bộ cao cấp của đảng cộng sản đưa ra
Tôi cho đó là một điểm ngoặt, mở ra một thời kỳ, một giai đoạn mới, từ đấu tranh bí mật, trong ngoặc kép, chuyển sang bán công khai, rồi có thể là công khai. Sức mạnh của đảng cũng vì thế sẽ giảm dần. Tôi cho là sẽ có một làn sóng thoái đảng vì người ta không tin đảng nữa.”
Đánh giá về những thành tựu kinh tế ở Việt nam mà ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi là do đảng của ông lãnh đạo mà có, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng.

Một mặt ghi nhận những tiến bộ đã đạt được nhưng mặt khác phải thừa nhận rằng Việt nam hiện rất thua kém các nước trong khu vực.”
Tương Lai
Khi được hỏi về cơ  cấu nhân sự của đảng cộng sản sau đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào năm tới ông Nguyễn Minh Cần nói
Dù nhân vật nào đi nữa thì họ cũng sẽ bám lấy chế độ cực quyền, chế độ độc tài thống trị của đảng. Cho nên dù có nhân vật nào lên thì cũng đừng có hy vọng là họ đem lại điều gì tốt đẹp đâu.”
Một đảng viên cao cấp của đảng cộng sản xin được giấu tên cho rằng sự việc đảng cộng sản Việt nam nắm quyền và cai trị đến ngày nay là một bi kịch của nước Việt nam. Ông nói rằng đảng cộng sản Việt nam phải thức thời mà thay đổi, và điều đó cũng có lợi cho chính đảng cộng sản Việt nam, nếu đảng này mở ra một cuộc cạnh tranh chính trị trong tương lai
Trong cái dòng lịch sử lâu dài thì cộng sản là quái thai nên lịch sử đã vất vào sọt rác. Những người cộng sản bây giờ phải thức thời. Cái chủ thuyết của anh bây giờ là độc đảng toàn trị, không công nhận tam quyền phân lập. Cái tên không nói lên điều gì nhưng nếu anh chấp nhận đa nguyên đa đảng thì cái đảng của anh tốt. Có đa đảng thì chính người tốt trong đảng của anh họ mới được đảng dùng. Đa đảng không những làm cho xã hội này lành mạnh hơn, tham nhũng dễ được phát hiện, những sai lầm dễ được sửa chữa, mà chính đảng cộng sản, giả sử vẫn là một đảng mạnh nhất thì những người tốt trong đảng đó cũng sẽ được sử dụng.”


Vì sao tham nhũng ?

https://www.youtube.com/watch?v=tc2tgF2vKck

Vì sao tham nhũng ?

Việt Nam ngày nay đứng trước rất nhiều vấn nạn gần như không giải quyết được. Ngoài dối trá, tham nhũng cũng là một trong những vấn nạn đó. Dĩ nhiên, tham nhũng chính là một phương diện của sự dối trá. Có tham nhũng là bởi vì có dối trá. Nếu việc sử dụng tiền bạc được công khai, được minh bạch hóa, nếu pháp luật là pháp luật đúng nghĩa, trừng trị hết tất cả mọi trường hợp tham nhũng, thì hẳn nhiên, tham nhũng sẽ thôi không còn là vấn nạn. Nhưng vì sao không thể minh bạch, vì sao những gì cần công khai lại biến thành bí mật quốc gia ? Vì sao pháp luật biến dạng đến mức có những nhà báo chống tham nhũng phải vào tù ?

Chính quyền thỉnh thoảng đưa ra xử một vài trường hợp tham nhũng. Và có trường hợp xử được, có trường hợp cho chìm xuồng. Trên thực tế, việc xử vài trường hợp như vậy không giải quyết được vấn đề. Những vụ xử đó chẳng làm cho những kẻ tham nhũng sợ hãi (vì sao?). Trái lại, tham nhũng càng ngày càng lan rộng ra toàn xã hội, ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Chỉ cần gõ hai chữ « tham nhũng » lên google thì sẽ có ngay tất cả những thông tin về hiện trạng tham nhũng. Dĩ nhiên, cần hiểu rằng, những thông tin có thể công khai hoàn toàn chưa phản ánh được một cách đầy đủ và thực chất tình trạng tham nhũng. Nhưng dù sao chúng cũng đủ để cho tất cả mọi người không thể phủ nhận được thực trạng trầm trọng và nguy hiểm của tham nhũng.

Liên quan đến vấn đề này, người Việt Nam đối diện với những câu hỏi căn bản sau đây :

-Vì sao nạn tham nhũng có thể bị đẩy đến mức trầm trọng như vậy ?

-Có thể giải quyết được nạn tham nhũng không ?

-Nếu không giải quyết được thì hậu quả sẽ như thế nào ?

Trong bài này, tôi chỉ đề cập đến câu hỏi thứ nhất, đúng hơn là một khía cạnh của nó: nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thảm trạng tham nhũng.

Tôi tìm thấy cái nguyên nhân gốc ấy trong cuốn sách « Giai cấp mới » của Djilas. Tôi muốn chia sẻ với mọi người những gì tôi đọc được, cứ coi như tôi đang làm công việc giới thiệu sách cho quý vị. Vì sao cuốn sách của Djilas khiến tôi phải chú ý như vậy, và hẳn còn phải trở lại với nó nhiều lần nữa ?

Thứ nhất, bởi vì Djilas là một người cộng sản, tham gia vào quá trình vận động và phát triển của chủ nghĩa cộng sản, nên hiểu rất rõ bản chất của nó. Thứ hai, người cộng sản ấy đứng ở gần như đỉnh cao của quyền lực mà dám từ bỏ tất cả quyền lực và đặc quyền đặc lợi kèm theo, chấp nhận từ bỏ vị trí phó tổng thống của toàn liên bang để vào tù. Điều này khiến ta có thể tin rằng tiếng nói của ông là tiếng nói của con người truy tìm sự thật, có đủ can đảm trả giá vì sự thật. Thứ ba, nếu so sánh những gì được Djilas miêu tả trong sách của ông, thực tế của một nước cộng sản châu Âu vào giữa thế kỷ trước, với thực tế của Việt Nam hiện nay, sẽ thấy những sự trùng hợp đáng kinh ngạc, sẽ thấy sự chính xác trong các nhận định của ông. Hơn nữa, Djilas nhận định về các chế độ cộng sản nói chung trên toàn thế giới, chứ không riêng gì đất nước ông, điều đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của chế độ chúng ta. Để ta khỏi rơi vào cái bẫy đổ lỗi cho cha ông, đổ lỗi cho truyền thống về các vấn nạn của mình ngày hôm nay, để ta thấy rằng chính ta phải chịu trách nhiệm về những gì đang diễn ra.

Sau đây là một đoạn trong đó Djilas nói về sự tham nhũng trong chế độ cộng sản :

« Thói bon chen, xa hoa, hám quyền là không tránh được.[…] Đây là loại tham nhũng đặc biệt: khi quyền lực nằm dưới quyền kiểm soát của một đảng, mà đảng ấy lại là nguồn gốc của tất cả đặc quyền đặc lợi, thì việc “quan tâm đến các chiến hữu”, việc bổ nhiệm họ vào những chức vụ có lợi, việc phân phối phúc lợi các kiểu giữa các đảng viên với nhau phải trở thành việc đương nhiên. Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám. » (Trích tr.55, bản pdf do dịch giả của cuốn sách cung cấp. Về sau trích dẫn chỉ ghi số trang)

Như vậy, theo Djilas, tham nhũng, cũng như dối trá, thuộc về bản chất của chế độ cộng sản. Nhà nước cộng sản là một nhà nước « tự tham nhũng », nói theo ngôn từ của Djilas. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế Việt Nam hiện nay. Chừng nào còn nhà nước cộng sản, chừng đó còn tham nhũng. Và chế độ cộng sản càng tồn tại lâu dài bao nhiêu, tham nhũng càng trầm trọng bấy nhiêu. Đã đến lúc không chỉ bộ phận lãnh đạo, không chỉ giới cầm quyền, không chỉ bộ phận đảng viên, tham nhũng đã lan ra toàn xã hội. Phong bì kẹp vào bó hoa chúc mừng thầy cô ngày 20/11, phong bì kẹp vào luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Phong bì kẹp vào sổ khám sức khỏe, phong bì được gửi gắm cho bác sĩ cùng sinh mệnh của bệnh nhân, phong bì nhét vào túi áo của các cô y tá mỗi khi bệnh nhân phải tiêm, hay phải làm bất kỳ xét nghiệm nào… Phong bì rải khắp nơi nơi, người người tham nhũng, nhà nhà tham nhũng.

Theo Djilas thì tham nhũng phát sinh, một phần do thói hám xa hoa của giới lãnh đạo cộng sản, và thói tật này đi liền với cơn khát quyền lực. Ông viết :

« Các lãnh tụ cộng sản còn có xu hướng xa hoa, họ không cưỡng được chuyện này không chỉ vì đấy là điểm yếu của con người nói chung mà còn vì nhu cầu thể hiện sức mạnh và hơn nữa ma lực của quyền sinh quyền sát đối với đồng loại, » (tr.55)

Nếu đặt cái hội trường lộng lẫy xa hoa của Quốc hội bên cạnh hình ảnh trẻ em phải đu dây hay chui vào túi ni lông để qua sông đi học, sẽ thấm thía những gì Djilas nói từ gần một thế kỷ trước.

Còn đây là định nghĩa của Djilas về “người cộng sản chân chính”:

« Người cộng sản chân chính phải là hai trong một: cuồng tín và hám quyền vô bờ bến. »(tr.55)

Djilas viết điều này vào những năm 50 của thế kỷ trước. Bây giờ, nếu ông còn sống, và chứng kiến thực tế Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam, có lẽ ông sẽ phải sửa câu đó thành : « người cộng sản chân chính phải là hai trong một : hám tiền và hám quyền vô bờ bến. »

Nếu nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay thì có thể thấy vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần không thể nào xảy ra chuyện chế độ hiện hành có thể sụp đổ (còn tương lai xa hơn thì không ai dám chắc).

Bởi vì không chỉ có mấy triệu đảng viên ít ỏi cố hết sức bảo vệ nó, mà tất cả các thành phần ăn theo, có đặc quyền đặc lợi nhờ chế độ độc đảng, cũng đều bảo vệ nó, nhất là các thành phần kinh tế (giới kinh doanh, ngân hàng, thương mại… dù là nhà nước hay tư nhân), và các thành phần làm nhiệm vụ « xây dựng đường lối » cho đảng cộng sản (các « nhà khoa học xã hội » ở Viện Hàn lâm KHXH, ở Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, cũng như ở các viện và các trường đại học nói chung). Ngoài ra, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng giáo sư trong các ngành, số lượng tướng tá công an, quân đội tăng đột biến những năm gần đây. Dĩ nhiên, kèm với các cấp bậc, chức vị đó là những đặc quyền đặc lợi khiến cho những người được hưởng sẽ kiên quyết bảo vệ chế độ. Vì thế mà cũng chẳng có gì khó hiểu khi càng nhiều tướng được phong thì phát ngôn của những người đứng đầu Quân đội Việt Nam càng bạc nhược. Và điều đó có nghĩa là chế độ này trường tồn thì dân tộc sẽ tiêu vong.

Mặt khác, phong trào dân chủ quá yếu ớt, phân tán và chia rẽ, quá chậm chạp và kém hiệu quả trong việc truyền bá tinh thần dân chủ trong nhân dân, cũng không làm thay đổi được nhận thức của các đảng viên nói chung, và của bộ phận lãnh đạo cao cấp nói riêng.

Sự thật mà người Việt Nam phải đối diện là, nếu thể chế chính trị này tiếp tục duy trì, nếu chế độ tham nhũng này tiếp tục duy trì, thì Việt Nam sẽ mất hai thứ quan trọng nhất : mất CON NGƯỜI (hiểu theo nghĩa : nhân tính và phẩm giá), và mất độc lập vào tay Trung Quốc.

Và cũng cần phải hiểu rằng, nếu Việt Nam mất độc lập vào tay Trung Quốc, thì bởi vì trước hết Việt Nam đánh mất con người, bởi vì người Việt Nam đánh mất phẩm giá và lòng tự trọng, lòng tự trọng hiểu theo hai nghĩa : tự trọng cá nhân và tự trọng dân tộc.

Đó là sự thật bi thảm mà tôi nhìn thấy, và tôi chẳng hề muốn tỏ ra lạc quan vờ vĩnh, chẳng hề muốn tự lừa dối mình bằng bất kỳ một thứ ảo tưởng nào, dù là ảo tưởng về dân chủ, hay ảo tưởng về sức mạnh của một dân tộc đã từng chiến thắng nhiều đế quốc lớn trong lịch sử.

Phải chăng cần bắt đầu lại từ điểm này : mỗi người Việt Nam cần tìm lại lòng tự trọng của chính mình, từ đó mà chọn cho dân tộc những người lãnh đạo biết thế nào là tự tôn dân tộc ?


Ước Vọng hay Ảo vọng mùa xuân

https://www.youtube.com/watch?v=i_JN0WPEFnw

Ước vọng sự thật

Sự thật hay nửa sự thật? Những câu hỏi mà giới blogger đặt ra cho nhau trước màn hình máy tính vào những ngày này, khi mà trang blog Chân dung quyền lực, mà nhiều bloggers nghi ngờ rằng của một thế lực nào đó trong đảng cộng sản cầm quyền, vẫn còn ngự trị. Và “nạn nhân” mới nhất của nó là Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. Có đến liên tục năm bài viết đưa ra những hình ảnh và số liệu về số tài sản khổng lồ của gia đình ông này.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc từ Úc kể rằng trong những ngày cuối năm âm lịch này, một đoàn cán bộ từ Việt nam sang Úc làm việc, mà câu chuyện đầu môi của họ chỉ xoay quanh… Chân dung quyền lực. Blogger Mai Tú Ân viết

“Trang mạng không ai biết xuất hiện từ đâu và của ai đấy. Và những điều không thể tin được đó lại xuất hiện hàng ngày, hàng giờ với thông tin ngồn ngộn, thừa mứa đến từng chi tiết, từng con số, từng tư liệu, từng hình ảnh... khiến cho người dân không thể không đau lòng, không thể không phẫn nộ khi đọc nó..

Vẫn biết rằng những thông tin của Trang mạng CDQL, cũng như những thông tin lề trái không hẳn lúc nào cũng là sự thực, nhưng đáng buồn là có một chân lý ngàn đời rằng, một phần sự thực sẽ dẫn đến sự thực, nếu không chứng minh được một phần sự thật ấy không phải là sư thật.

Và cuối cùng thì sự im lặng tai hại của chính quyền cùng tất cả bộ máy thông tin tuyên truyền hùng hậu trước sự kiện ấy, đã khiến cho niềm tin vào chế độ của người người dân Việt Nam ngả nghiêng; xao động như bị một cơn bão tàn phá tâm can.

Theo như Mai Tú Ân vừa trình bày, sự mất lòng tin đó của người dân chính do ước vọng được biết sự thật từ bao lâu nay không được thỏa mãn. Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết về trang Chân dung quyền lực

Nó cố nói lên sự thật. Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Còn những góc cạnh khác, hầu như ai cũng biết, nhưng biết một cách mơ hồ. Chúng ta hy vọng sẽ có những trang báo khác lần lượt phanh phui hết tất cả những tệ nạn tham nhũng của tất cả những người đang nắm giữ quyền lực tại Việt Nam hiện nay.

Tất cả. Chứ không phải chỉ có một số người đang tranh chấp quyền lực với nhau.

Như vậy có thể nói rằng Sự thật cho tất cả chính là ước vọng mùa xuân này của giới bloggers Việt nam.

Có blogger như nhà văn Võ Thị Hảo nhìn thấy ước vọng ấy trong một cái nhìn tích cực trong câu chuyện xuất hiện của trang blog Chân dung quyền lực. Nhà văn viết rằng

Dẫu sao, khi có cuộc chiến thông tin giữa các thế lực cầm quyền, là đã manh nha cho các cuộc cạnh tranh chính trị giữa các nhóm lợi ích. Dẫu đang sơ khai nhưng độ khốc liệt của nó sẽ đẩy nhanh tốc độ trưởng thành.

Cuộc chiến ngày càng gay cấn thì dân càng được lợi. Hóa ra, đôi khi những cuộc chiến quyền lực độc tài nhất cũng phải tựa vào chút lợi ích của quyền tự do ngôn luận.

Trường Tồn hay không trường tồn

Trong khi blogger Dân Nguyễn thì lại thấy phiền lòng về sự hoạt động của trang blog của những chủ nhân bí ẩn này. Dân Nguyễn viết nhắc lại chủ nhân trang Que choa và viết rằng:

Khi người ta bức tử Quechoa, thì lập tức người ta cho ra lò Chân dung quyền lực – một sự cạnh tranh hết sức không lành mạnh, thể hiện rõ bản chất cá lớn nuốt cá bé của quyền lực đỏ. Lý do mà người ta dẹp Quechoa bởi những gì nó chuyển tải, thì bây giờ, thiên hạ có thể tìm thấy, thậm chí là ê hề trong Chân dung quyền lực. Quechoa sạch sẽ, nhân bản, hướng thiện, tiến bộ bao nhiêu, thì Chân dung quyền lực nhơ nhuốc, hôi hám sặc mùi bấy nhiêu.

Cho đến nay vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào từ phía nhà nước và đảng cộng sản Việt nam về trang Chân dung quyền lực. Nhưng có rất nhiều lời cáo buộc rằng những thông tin không phải do nhà nước nắm giữ là gây hại cho nhân dân. Nhà văn Võ Thị Hảo hiến kế cho nhà nước Việt nam làm thế nào để các trang blog được gọi là gây hại ấy

Chúng chỉ sống được trên làn rêu ẩm ướt tối tăm của sự bưng bít thông tin, dối trá thông tin, bạo lực thông tin, bè phái thông tin của các vị quan chức từ trên xuống dưới. Chúng là lũ chuyên dùng từ điển ngược, như dùng „kính chiếu yêu“, soi ra gương mặt dị dạng của những thông tin lừa bịp hoặc che giấu.

Nhưng có vẻ ý kiến của nhà văn Võ Thị Hảo không được giới cầm quyền quan tâm lắm, vì như blogger Kami chỉ ra rằng lời hứa đưa ra kết quả tín nhiệm các ủy viên Bộ chính trị, chóp bu quyền lực của Đảng cộng sản vẫn không được thực hiện. Kami trích dẫn phát biểu mới đây của ông đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng rằng phải để cho công chúng tham gia vào nhiều phạm vi khác nhau và phát huy vai trò của báo chí, công luận, và Kami viết rằng

Tuy vậy, phát biểu đó của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chứng tỏ rằng bản thân ông và Đảng CSVN đến lúc này vẫn không bỏ được thói chuyên nói một đằng và làm một nẻo, điều từ lâu nay là nguyên nhân khiến cho Đảng CSVN đã đánh mất lòng tin đối với dân chúng. Nghĩa là, trong khi ông Tổng Bí thư thì nói như thế, nhưng thì mặt khác trên thực tế, ông Tổng Bí thư và Đảng CSVN đã hoàn toàn không muốn cho công chúng biết, thậm chí là họ muốn dấu nhẹm các thông tin mà dân chúng hết sức quan tâm. Ví dụ như chuyện về Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 20 cán bộ cao cấp của Đảng, đến lúc này vẫn là một thông tin tuyệt mật của Đảng không cho phép phổ biến.

Lời phát biểu của ông Trọng được Kami trích dẫn từ trong một bài trả lời báo chí Việt nam của ông, trong đó ông nêu lên ước vọng rằng đảng của ông sẽ mãi mãi trường tồn cùng dân tộc. Tới đây hản độc giả Việt nam nghĩ ngay đến những khẩu hiệu tuyên truyền của đảng cộng sản mỗi độ xuân về, không những tên đảng đứng kề tên nước mà đôi khi đứng trước cả mùa xuân, tức là trước cả đất trời vậy!

Trong vài năm trở lại đây ông Nguyễn Phú Trọng thường hay được giới bloggers trích dẫn những phát biểu, đôi khi khó hiểu và gây cười của ông. Cách đây không lâu ông nói rằng đảng của ông sẽ đổi mới chính trị nhưng không có nghĩa là đổi thể chế chính trị. Người ta vẫn còn nhớ những tuyên bố chống tham nhũng khẩn thiết của ông, thậm chí có lần ông suýt khóc sau đại hội trung ương kỳ trước, khi đảng của ông không kỷ luật được một đồng chí X nào đó cũng của ông! Ông cố gắng thành lập ban nội chính trung ương để mong làm trong sạch bộ máy cầm quyền. Nhưng cũng chính ông cũng nói rằng xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp là phản động.

Blogger Trần Minh Khôi dẫn ra câu chuyện cải tổ của Tân Tổng thống dân cử Jodowi bên Indonesia mà viết rằng

Một bằng chứng nữa cho thấy cơ chế, chứ không phải cá nhân, quyết định sinh hoạt chính trị quốc gia. Trông đợi vào cá nhân mà không thay đổi cơ chế là hoang tưởng.

Cơ chế mà mọi người đều biết chính là nền tảng ý thức hệ Mác lê mà những người cộng sản đã du nhập vào Việt nam. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống viết trên trang blog Bauxite Việt nam phản biện lại ý kiến cho rằng bi kịch xã hội chính trị ngày nay của Việt nam chỉ là do từ những tính xấu của người Việt mà ra

Sự cộng hưởng giữa một số tính cách xấu của người Việt với những độc hại của chủ nghĩa Marx Lenin mới thực sự là nguyên nhân gốc của tệ nạn xuống cấp về đạo đức của xã hội hiện nay.

Liệu ước vọng tồn tại ngàn đời cùng dân tộc đó của ông Trọng có phải là hoang tưởng hay không? Khi mà ông dứt khoát không từ bỏ ý thức hệ đó?

Mô hình nhà nước của đảng của ông Trọng đang cai trị 90 triệu dân Việt nam gọi là dân chủ tập trung, với mọi quyền hành, kể cả quyền báo chí đều tập trung vào tay đảng cộng sản.

Nhưng thời đại đã thay đổi, khi đảng cộng sản được thành lập thì máy fax chưa xuất hiện. Lúc đảng cộng sản nắm quyền trên toàn cõi Việt nam thì chưa có Internet và facebook. Blogger nổi tiếng Điếu Cày nói rằng mỗi một trang Facebook thực sự đóng vai trò một tờ báo. Điều đó làm đảng cộng sản cảm thấy lo sợ, như giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết trên trang của ông về sự tự do ngôn luận trong không gian điện tử ngày nay

Khi người dân không được tự do bỏ phiếu thì mỗi phát biểu trên blog và facebook đây đó đều có thể xem là một lá phiếu. Khi người dân không được phép phát biểu một cách dõng dạc như các bậc phụ lão trước điện Diên Hồng ngày xưa thì họ cũng có thể lên tiếng trong thế giới ảo của internet.

Tôi không biết các bạn có đồng ý với nhận định ấy hay không, nhưng tôi biết chắc chắn một điều: chính phủ Việt Nam cũng nghĩ vậy. Vì cũng nghĩ như vậy, họ mới ghét và sợ blog và facebook đến vậy.

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh thì mô tả khung cảnh Sài gòn những ngày cuối năm

Thế giới đã khác, những tờ báo giấy mòn mỏi và chậm chập như những chuyến xe liên tỉnh không đến kịp thời gian. Con người Sài Gòn hôm nay ngồi chạm lướt vào hiện tại tức thì để nói về cuộc sống của mình, buồn phiền hay vui cười những tin tức chớp tắt từng giờ. Sài Gòn ngồi một chỗ có thể nhìn mọi nơi, nghe những chuyển động của người Việt, có thể cười cợt với những vận may hạnh phúc và cũng có thể chết lặng với những đảo điên của giống nòi.

Giữa những ước vọng về sự thật của giới bloggers và ước vọng về sự tồn tại của ông Nguyễn Phú Trọng, blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh giở lại một bài hát xuân của cố nhạc sĩ Phạm Duy mà ngậm ngùi rằng

Tự mình mở lại bài Xuân Ca, tôi lại thấy trong đó muôn ngàn ngậm ngùi, không chỉ cho người đã khuất mà cho một nước Việt mong manh mờ ảo.

Một năm mới lại đến. Xuân ca lại văng vẳng trong trái tim người. Niềm khao khát còn đó nhưng mùa xuân thật sự của xứ Việt đang ở nơi đâu?

Chúng tôi xin mượn lời nhạc sĩ Tuấn Khanh và lời ca của cố nhạc sĩ Văn cao về ước vọng một Mùa xuân đầu tiên để kết thúc bài điểm blog hôm nay.


=A=

Friday, January 16, 2015

Bản án chế độ thực dân Pháp

Nguyễn Ái Quốc
Bản án chế độ thực dân Pháp
CHƯƠNG IX
CHÍNH SÁCH NGU DÂN
Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.
Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.
Sắc lệnh đó viết: "Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền.
"Báo tiếng Việt không được xuất bản, nếu không được phép của quan toàn quyền. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được.
"Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị".
Đấy, bạn thấy bà kiểm duyệt ở thuộc địa cầm kéo khéo đến mức nào!
Với biện pháp đó, chính quyền Đông Dương có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền.
Trong một cuộc bầu cử hội đồng thành phố Sài Gòn, viên thống đốc cấm ba ông chủ nhiệm báo tiếng Việt không được đăng lên báo của họ bản sắc lệnh quy định thể lệ bầu cử hội đồng thành phố ở Nam Kỳ. Họ là ứng cử viên, thế mà báo của họ bị cấm tuyệt không được đăng một cái gì dính dáng, dù xa hay gần, đến chương trình của họ! Vì người An Nam không có quyền hội họp quá số 20 người, nên ứng cử viên phải gặp 3.000 cử tri lần lượt từng người một. Cũng trong lúc ấy, ông thống đốc còn thông tri cho các tờ báo tiếng Việt khác biết là sở kiểm duyệt sẽ thẳng tay cắt những bài báo, cột báo, đầu đề hoặc bất cứ một lời bóng gió nào nói đến các cuộc bầu cử thuộc địa hoặc thành phố. Một tờ báo tiếng Việt dịch đăng đạo luật nói về việc trừng trị những hành động hối lộ trong bầu cử, bài ấy đã bị cắt. Trong lúc đó thì quan thống đốc trắng trợn cho đòi những người đứng đầu các tập đoàn cử tri đến văn phòng và truyền cho họ phải bỏ phiếu và cổ động bỏ phiếu cho danh sách được ngài có cảm tình nhất.
Bàn tay bỉ ổi của kiểm duyệt không dừng lại ở các xuất bản phẩm tiếng Việt mà còn rờ mó cả vào thư từ riêng và các tờ báo tiếng Pháp không chịu ca tụng đức độ của các "Cụ lớn" thuộc địa: Sở bưu điện và sở mật thám Nam Kỳ (giám đốc sở này là con rể ông Anbe Xarô) đã nhận được lệnh không để lọt - bất cứ với lý do gì - những thư từ, bài vở, v.v. gửi cho báo Le Paria xuất bản ở Pari hoặc của tờ báo ấy gửi về.
Một người Mangát nguyên là lính tính nguyện tham gia đại chiến trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi tổ quốc anh, và bị kết án 5 năm đầy biệt xứ, chỉ vì đã viết bài cho báo Le Paria và vài tờ báo khác ở Pháp, để tố cáo những sự nhũng lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh.
°
° °
Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường.
Tôi còn nhớ một người anh em họ tôi muốn được vào một trong những "thiên đàng trường học" kia, đã phải chạy chọt đủ kiểu, gửi hết đơn này đến đơn khác cho quan khâm sứ, cho quan công sứ, cho quan đốc trường quốc học và quan đốc trường tiểu học. Tất nhiên, chẳng ai thèm trả lời anh. Một hôm, anh đánh bạo mang đơn đến xin quan đốc, một người Pháp, phụ trách cái trường mà tôi đã được đặc ân vào học trước đó ít lâu.
"Quan đốc" thấy anh cả gan như thế, nổi khùng quát tháo: "Ai cho phép mày đến đây?" rồi xé vụn lá đơn trước những cặp mắt ngơ ngác của cả lớp học.
Người ta bảo ngân sách không cho phép chính phủ mở trường mới. Không hẳn thế đâu. Trong số 12 triệu đồng của ngân sách Nam Kỳ, thì l0 triệu đã tìm đường chui sâu vào túi các ngài viên chức rồi.
Ngoài ra, chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, vì sợ nhiễm phải chủ nghĩa cộng sản. Điều 500 (bis) trong nghị định ngày 20 tháng 6 năm 1921 về học chính ở Đông Dương quy định:
"Người bản xứ nào, vô luận là dân thuộc địa Pháp hoặc dân do Pháp bảo hộ muốn sang chính quốc du học đều phải được quan toàn quyền cho phép. Quan toàn quyền sẽ quyết định, sau khi hỏi ý kiến quan thủ hiến kỳ và quan giám đốc nha học chính.
"Trước khi lên đường, người đó phải đến nha học chính xin một quyển học bạ có dán ảnh và ghi rõ căn cước lý lịch của mình, địa chỉ cha mẹ, những trường đã học, những học bổng hoặc trợ cấp đã hưởng, những bằng cấp đã có, và địa chỉ của người bảo lãnh tại Pháp. Học bạ ấy phải được quan toàn quyền chứng thực.
"Hồ sơ của người bản xứ theo học bên Pháp phải lưu trữ tại nha học chính".
"Làm cho dân ngu để dễ trị", đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất.
°
° °
Báo L' Humanité đã thuật lại việc kiểm duyệt thư tín vẫn còn tiến hành nghiêm ngặt như thế nào ở Mađagátxca khi cuộc chiến tranh vì công lý đã kết thúc bốn năm rồi.
Đông Dương cũng vậy, chẳng có gì đáng phân bì với Mađagátxca cả.
Chúng tôi đã nêu lên trường hợp tờ báo Le Paria.
Như là tình cờ xui nên, việc lạm quyền ấy xảy ra đúng lúc ông thống đốc gian lận Bôđoanh đến Sài Gòn, cùng với người phụ tá xuất sắc của ông là con rể ông Anbe Xarô đồng thời là trùm mật thám.
Mặt khác, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục chặn lại và lục soát thư tín của tư nhân.
Trong khi người ta tàn sát người bản xứ, cướp đoạt tài sản của họ một cách ngang nhiên, không hề bị trừng trị, thì ngay đến cả cái quyền sơ đẳng là viết thư cho nhau họ cũng không được hưởng! Sự vi phạm quyền tự do cá nhân ấy lại ghi thêm một thành tích cho cái chế độ lạm quyền, cái chế độ mật thám bỉ ổi đương hoành hành ở các thuộc địa.
°
° °
Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ báo Le Paria; Chính phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu Mỹ; Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L'Avenir social, ông Liôtây đuổi chủ nhiệm tờ La Guêpe Marocaine ra khỏi Marốc. (Người ta chỉ cho nhà báo một giờ để thu xếp hành lý).
°
° °
Giữa lúc khai mạc hội chợ Hà Nội, và trong khi ông Bôđoanh, quyền toàn quyền Đông Dương, đang đi thăm các gian hàng, thì bọn cảnh binh xông vào một gian nọ tịch thu các tập tranh biếm hoạ do báo L’Argus Indochinois trưng bày, vì tờ báo này có những lối phê bình và châm biếm không hợp khẩu vị của những nhà đương quyền.
Ông Clêmăngti, chủ nhiệm tờ báo, đã bị bắt và tống giam

Monday, January 12, 2015

10 "Kỷ Lục" ngược của Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=04eyQjWB-Hs


 Thông thường, kỷ lục được thiết lập là niềm vinh quang, tự hào của một cá nhân hay cộng đồng. Bởi đó là nỗ lực và thành tích phi thường được mọi người công nhận, tôn vinh. Những kỷ lục đó mang lại niềm hy vọng cho xã hội loài người để vươn tới những tầm cao mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kỷ lục mang yếu tố tích cực đó lại cũng có những kỷ lục do người ta vô tình hay cố ý lập nên để lòe bịp mọi người, gây nên những hệ quả tệ hại. Điều tôi muốn nói ở đây là những kỷ lục do nhà nước Việt Nam lập nên. Những kỷ lục mà mới nghe qua, người dân Việt Namchỉ biết âm thầm khóc than, người lạc quan hơn thì cười ra nước mắt.

Với một chế độ nhà nước ngược đời như vậy, thì những chuyện phi lý xảy ra hàng ngày hàng giờ, không thể kể ra hết. Cùng với thời gian, những điều phi lý kia tích tụ để tạo nên những kỷ lục mà chỉ ở Việt Nam mới có, thế giới không thể nào bắt chước được. Sau đây người viết chỉ cố gắng đưa ra 10 kỷ lục tiêu biểu, mà tạm gọi là những kỷ lục ngược:
1. Đảng cầm quyền đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp nhất:

 Cụ thể ở đây là toàn thể dân tộc. Điều đó được ghi nhận tại điều 4 Hiến pháp năm 1992 của ViệtNam. Theo đó, đảng Cộng sản là người đại diện cho toàn thể dân tộc để lãnh đạo đất nước. Thông thường thì một đảng phái chỉ có thể đại diện cho những giai cấp và tầng lớp nhất định, vì vậy mà một đất nước phải có nhiều đảng phái khác nhau cùng tồn tại bình đẳng. Vì rằng, ở trên đời không có sự vật nào là vẹn toàn, là tất cả được. Ngay cả Albert Einstein cũng chỉ dám đưa ra Thuyết tương đối mà thôi. Nhưng vì ở Việt Nam, để duy trì chế độ độc tài toàn trị nên người ta mới đưa ra quy định ngược đời trên, và nó xứng đáng đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 kỷ lục. Bởi từ đó mà sản sinh ra tất cả những kỷ lục còn lại.
2. Đất nước có nhiều thắng lợi nhất:

  Đảng Cộng Sản tuyên bố là trong suốt thời gian cầm quyền, họ đã đưa đất nước và nhân dân “Đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Nhưng sự thật là họ đã đưa đất nước “Đi từ hết thất bại này đến thất bại khác”. Mấy ví dụ tiêu biểu sau: Cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác xã bình quân, kinh tế tập thể, xóa bỏ tư hữu, phân biệt giai cấp và ý thức hệ, quốc hữu hóa tài sản cá nhân và tổ chức, và bây giờ là xây dựng kinh tế thị trường hoang dã. Hậu quả là Việt Nam trở nên một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, các giá trị văn hóa và tinh thần bị đảo lộn nghiêm trọng.
3. Nhà nước có lý luận và thực tiễn mâu thuẫn nhất:

  Nếu không muốn nói là mâu thuẫn một cách tuyệt đối. Lịch sử thế giới và Việt Nam đã chứng minh cho sự phi lý và hoang tưởng của hệ tư tưởng Cộng sản. Chính vì đi theo và áp dụng cái học thuyết ngược đời đó mà nhà nước Việt Nam đã gây nên những mâu thuẫn tuyệt đối giữa lời nói và việc làm của mình: Trước đây họ đấu tố và đả phá giai cấp Tư sản, coi đó là kẻ thù của giai cấp vô sản, phải tiêu diệt tận gốc. Giờ đây họ lại chấp nhận giai cấp tư sản và quay sáng bóc lột giai cấp vô sản. Trước đây họ chỉ chấp nhận nền kinh tế tập thể, cấm đoán mọi hình thức kinh tế tư nhân, giờ đây lại chấp nhận thành phần kinh tế tư nhân. Trước đây họ lên án các nước Tư bản, coi đó là kẻ thù của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, nay lại đi quỵ lụy và van xin các nước Tư bản. Họ nói họ là nhà nước“Của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” nhưng người dân không có quyền gì cả...
4. Vinh Quang và Vĩ đại nhất: 

 Ở đâu trên khắp đất nước Việt Nam chúng ta cũng bắt gặp nhan nhản những khẩu hiệu đỏ chót:“Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Ngày xưa thì còn có cả khẩu hiệu: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin vô địch muôn năm”, nhưng từ khi hệ thống các nước cộng sản sụp đổ thì không thấy xuất hiện nữa.
5. Đất nước có nhiều Làng Văn hóa và Gia đình Văn hóa nhất: 

 Trong các cuộc họp của chính quyền, người ta đưa ra những mục tiêu phấn đấu để địa phương mình có nhiều làng và gia đình văn hóa. Với những tiêu chuẩn mà chỉ có người ngoài hành tinh thì may ra mới có thể đạt được, chứ những con người sống trên trái đất này thì khó mà thực hiện. Ấy vậy mà cũng có rất nhiều làng và gia đình văn hóa được bình bầu. Làng nào được bầu chọn sẽ được dựng một chiếc cổng chào, trên đó có ghi rõ “Làng Văn hóa”, hai bên cổng chào có hình sao vàng và búa liềm. Cũng đúng thôi, vì đây là sản phẩm của chế độ Cộng sản mà. Những chiếc cổng “Làng Văn hóa” đứng ngạo nghễ, trơ gan cùng tuế nguyệt.
6. Lạm phát cao nhất: 

 Lạm phát cao đến nổi mọi nỗ lực tiến lên của xã hội không nhúc nhích được một chút nào, nếu không muốn nói là đi thụt lùi. Ví dụ lương của công chức tăng 1 đồng thì giá cả hàng hóa lại tăng ít nhất một đồng. Nghe đâu có một nước Châu Phi nào đó vì lạm phát mà phải phát hành những đồng bạc có mệnh giá cao ngất ngưỡng, mấy triệu bạc mới mua được một mớ rau. Tuy vậy nước này cũng phải nhường kỷ lục cho Việt Nam, bởi tính độc đáo của một nước Cộng sản chủ nghĩa.
Giao thông ở Hà Nội
7. Giao thông tệ hại nhất: 

 Điểm độc đáo của giao thông Việt Nam là không có luật lệ và quy luật. Người tham gia giao thông phải có đầu óc tính toán của một nhà Toán học thiên tài để có thể lường được những tình huống có thể xảy ra đối với mình. Bởi vậy mà thế giới công nhận người Việt Nam thông minh nhất. Một câu chuyện để chứng minh kỷ lục tệ hại của giao thông Việt Nam: Ở Hà Nội (Thủ đô Việt Nam), đường phố có sự tham gia giao thông của tất cả các loại phương tiện. Khi bạn ngồi trên ô tô thì có thể thấy những chiếc xe máy lao thẳng vào xe từ đủ mọi hướng, người và xe ken chặt vào nhau, cảnh sát giao thông có phát điên cũng không thể giải quyết được nạn kẹt xe giờ cao điểm. Có một Bà người Đức sang Việt Nam công tác, ngồi trên ô tô trên đường phố Hà Nội, bà liên tục đưa tay bưng mặt bởi thấy những chiếc xe máy cứ lao về phía mình từ mọi hướng như là đánh bom cảm tử vậy. Ngay lập tức bà gọi điện về Đức cảnh báo: “Những người yếu tim thì nhất định không được sang Việt Nam”.
8. Tham nhũng phổ biến và trắng trợn nhất: 

 Tham nhũng là ăn trộm, là ăn cướp và phải bị pháp luật và người dân trừng trị. Chí ít thì người tham nhũng cũng phải biết xấu hổ. Nhưng ở Việt Nam thì tham nhũng đã trở thành một lẽ đương nhiên, trở thành mốt và là niềm tự hào. Bởi những kẻ tham nhũng thì giàu có và được vênh vang, trong khi người dân thì không dám làm gì cả, không ai dám tố cáo hay phản đối. Nói theo ngôn ngữ chính trị thì tham nhũng ở Việt Nam trở thành một cơ chế, bởi có sự tham gia vận hành của cả một hệ thống chính trị. Điểm khác biệt ở Việt Nam là những kẻ tham nhũng lại được vẻ vang, vinh quang và được coi là thức thời.
Canh tác Lúa ở Việt Nam hiện nay
9. Giữ hình thức canh tác nguyên thủy được lâu nhất: 

Với nền văn minh lúa nước thì quy trình canh tác từ xa xưa là: Ngâm giống, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, rồi đến chăm bón và thu hoạch. Ngày nay (thế kỷ 21), người Việt Nam vẫn trung thành với quy trình và lối canh tác này, đây là hình thức tồn tại ít nhất cũng mấy ngàn năm nay rồi. Trong khi người dân ở các nước họ đã cơ giới hóa nông nghiệp từ lâu. Có lẽ Việt Nam vẫn giữ hình thức canh tác này để phục vụ cho những chuyến du lịch tìm về cội nguồn?

10. Lãnh đạo ngồi ghế được lâu nhất: 

 Hi hữu lắm mới có việc một ông lãnh đạo nào đó bị huyền chức, cũng do bởi ông ta ngồi nhầm phải cái ghế bị mối mọt, còn lại lãnh đạo ở Việt Nam yên trí lớn với cái ghế của mình. Khác với ở các quốc gia dân chủ là lãnh đạo do dân bầu nên, ở Việt Nam việc ngồi chiếc ghế lãnh đạo là do dây rợ và bè phái. Người dân không can thiệp được vào quy trình phân chia quyền lực này. Vì vậy mới có chuyện cứ vị lãnh đạo nào bị phát hiện tham nhũng và làm sai thì lại leo lên làm chức lớn hơn, ngồi ghế cao hơn.
Cho dù Nhà nước hiện nay có cố gắng sửa chữa và thay đổi thế nào đi nữa, mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài Cộng sản thì đất nước cũng không có lối thoát. Không những vậy mà ngày càng có nhiều “Kỷ lục” ngược sẽ được thiết lập. Vì rằng cái kiểu nhà nước này nó ngược đời quá, nói thẳng ra là không thể chấp nhận được. Nếu các vị sớm tỉnh ngộ và bớt đi lòng tham quyền lực thì thật may mắn cho đất nước. Khi không còn thể chế chính trị phi lý và ngược đời đó nữa thì nhân dân Việt Namắt sẽ lập nên những kỷ lục mới đúng với ý nghĩa tích cực và đáng tự hào.

Wednesday, January 7, 2015

Trẻ Em Việt Nam với tương lai đen tối - Người Lính Nhỏ

https://www.youtube.com/watch?v=XEPFvqONpPE

Tí Hớn lật cái sọt mẹ đựng quần áo úp xuống, treo lên trên đứng nghiêm gọi bố.

- Bố nhìn này, người lính đang đứng gác.

Lái Gió hỏi con.

- Người lính gác gì đấy, gác gói bim bim mẹ để trên kia à.?

Tí Hớn tỏ vẻ không vừa ý với bố.

- Ơ không phải gác bim bim, bố nhầm rồi. Người lính gác quê hương, cô giáo bảo thế mà. Bố nhầm rồi đấy.

Lái Gió vội xin lỗi con, nếu không Tí Hớn nó lải nhải câu - bố nhầm rồi đấy- đến khi nào bố nó nhận ra sai lầm và xin lỗi nó mới thôi. Lái Gió bảo con.

- Người lính gác tí thôi rồi xuống kẻo ngã, bố chụp cho kiểu ảnh nhé.

Tí Hớn xem ảnh rồi la tướng khoe mẹ.

- Mẹ ơi, xem ảnh người lính Tí Hớn đứng gác này.

Mẹ Tí Hớn trong bếp không ra xem, Tí Hớn trề môi kéo dài giọng nói với bố.

- Ấy thấy chưa, người lính Tí Hớn đứng gác không cho bọn xấu vào nhà mình đấy bố ạ, mai bố mua cho con khẩu súng con bắn bọn xấu bùm bùm.

Lái Gió ôm con vào lòng, hôm nọ bố về đến nhà cứ nghĩ Tí Hớn thấy bố phải nhẩy cẫng lên mừng. Nào ngờ Tí Hớn thấy bố đột ngột về, cậu nhìn bố lặng thinh nước mắt chảy tràn trề. Mãi sau quệt nước mắt ôm bố chả nói câu nào. Bố hỏi mãi mới cười. Mẹ bảo có chiều mẹ đang nấu cơm, Tí Hớn ở trong buồng yên ắng. Lạ quá mẹ vào xem thấy con nước mắt chảy, mẹ hỏi sao khóc thì Tí Hớn chối bai bải - đâu con có khóc đâu- vừa chối vừa quay mặt vào chăn để chùi nước mắt.

Người lính Tí Hớn đa cảm thế này, không đứng gác được đâu. Mà có khi lớn lên Tí Hớn chả còn gì ở đất nước này để mà gác. Lái Gió đi nhiều thấy đất nào cũng có chủ, từ ngọn núi đến khu rừng hay bãi cát, không của ông Bí thư, công an tỉnh, chủ tịch, phó chủ tịch thì cũng của các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài... Còn xa xôi ngoài biên giới, hải đảo thì càng chả cần gác. Bọn nước ngoài nó muốn đến đâu nó vạch cái trên bản đồ rồi đưa chính phủ ta xem là xong.

Người lính Tí Hớn lúc đó chỉ có mà đi làm bảo vệ gác cổng cho công ty nước ngoài nào đó, chẳng hạn như lên Tây Nguyên gác công trường khai thác nhôm của bọn Trung Quốc. Đứng gác mà lơ ngơ phì phèo thuốc lá, tán gái như Lái Gió hồi trẻ vớ vẩn, bọn ông chủ nó đè ra lấy roi đánh. Bây giờ bọn chủ Đài Loan, Hàn Quốc nó còn đánh công nhân Việt Nam tại Việt Nam thì lúc đến lúc đấy Tí Hớn bị chúng nó đánh cũng thế thôi.

Thời thế xoay vần, ngày xưa thì thấy nói bọn thực dân Pháp đánh cu li, phu lục lộ,phu công trường cao su...bọn thực dân Pháp nó chiếm nước ta trái phép, bắt nhân dân ta làm nộ lệ. Còn bây giờ bọn thực dân Trung Quốc, Đài Loan nó chiếm nước ta, bắt dân ta làm nô lệ có giấy phép hẳn hoi. Do chính nhân dân ta thông qua quốc hội thể hiện ý chí thống nhất, đồng lòng ký kết giấy trắng mực đen. Văn tự đàng hoàng nhé, chả phải là giấy viết tay đâu. Mấy thằng phản động lợi dụng để tuyên truyền là Đảng và nhà nước ta bán nước, khốn nạn quá, chúng định làm mất uy tín của Đảng.

Chúng vu oan cho Đảng và chính phủ ta. Bọn nhân dân bán nước đấy chứ, chính bọn nhân dân giữ vai trò đất nước này đã can tâm đồng lòng làm vậy. Bọn nhân dân nó sợ sau này con cháu nó phải ra sức giứ gìn đất nước, nó lo cho hậu thế mai sau, nên chúng bảo nhau bán quách hết (mẹ) nó đi. Con cháu sau này đỡ phải giữ gìn, xây dựng cái chi. Cứ đi làm thuê cũng sống hết kiếp người.

Lo chi mấy cái việc khác cho mệt. Mà thế cũng là đường lối đúng đắn, mình bán cho chúng nó thì chúng nó phải đau đầu quản lý, tính chuyện phát triển. Mình chỉ ung dung làm đủ 8 tiếng đồng hồ, lãnh lương về nhà. Rảnh có thời gian thì chơi bời, đàn đúm, không phải lo nghĩ đến quốc gia, xã tắc làm gì. Vì có phải còn của mình đâu mà nghĩ. Cái này gọi là - quẳng bớt gánh lo đi mà vui sống- như sách dạy.

Người Buôn Gió's Blog

Buồn thay lý thuyết con cua

https://www.youtube.com/watch?v=NqiR0EPldlE

Các môn học chính trị ở VN

Chủ Nghĩa Xã Hội "Khoa học" ?

Kinh tế chính trị,

Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ở VN từ khi bước chân vào quãng đường Sinh viên, ai cũng phải học các môn chính trị, trước tiên là môn CHXH "khoa học". Các sinh viên luôn than thở rằng "đó là một môn khó", các Trường thì luôn tự hỏi vì sao Sinh viên thi trượt môn này nhiều đến thế, mặc dù đề thi phần lớn là đề mở, Sinh viên tự do xem tài liệu!

Hơn ai hết, là người đã trãi qua những năm tháng khó chịu mỗi khi học môn này, tôi xin trả lời: Môn này cũng khó hiểu thật đấy, nhưng không phải vì nó quá khoa học mà khó, mà vì nó quá phi lý nên Sinh viên trí thức không thể nào hiểu nổi một cách khoa học, Có hiểu chăng là các bác nông dân ngày xưa, với suy nghĩ thông minh hơn những người trí thức nên nhiều người đã ủng hộ Chủ nghĩa cộng sản!

Nói CNXH khoa học ở VN phi lý thì phải chứng minh? Xin thưa có rất nhiều điều phi lý, cứ lật vài trang sách này ra là ta có thể dễ dàng tẩy xóa những dòng "khó hiểu" nói khó hiểu cho dễ nghe chứ chính xác là vô lý hoặc là có lý nhưng là cái lý của con cua. (có câu: "ngan như cua") Hãy nói về câu nói tự hào của CSVN: "đi tắt đón đầu"

Một câu nói êm tai, nhưng phi lý hết sức, được thấy rõ qua chủ nghĩa duy vật biện chứng của họ! hay qua toán học logic.

Theo CS họ tự đề cao mình là "tầng lớp tiên tiến của Xã hội, Chủ nghĩa CS là sự phát triển cuối cùng của nhân loại, đường thẳng phát triển của nhân loại là nguyên thủy, rồi đến công xã, phong kiến, rồi đến tư bản chủ nghĩa, sau cùng là chủ nghĩa xã hội hay CN Cộng Sản. Ở VN ta Đảng đã bỏ qua giai đoạn phát triển CNTB mà đi tắt đón đầu tiến lên CNXH". Có ai đã thấy phi lý ở đoạn văn trên chưa? Này nhé, cứ cho là câu phát biểu của họ là đúng đi, thì xin cho hỏi có con đường nào mà ngắn hơn đường thẳng?

Nói “đi tắt” vậy xin hỏi đi như thế nào mà không qua con đường ngắn nhất là đường thẳng có CNTB ở đó. Vì vậy xin các “giáo sư” viết sách hãy sữa lại cho đúng logic học là: “ chúng ta đi đường vòng, tuy đường vòng có hơi xa, và lâu đến bến bờ văn minh hơn các nước đi đường thẳng, nhưng sẽ né tránh được giai đoạn phát triển TBCN, một chủ nghĩa mà quyền hành không thuộc về Đảng ta” cứ nói như thế thì tôi nào có bắt bẻ được chi và Sinh viên cũng dễ hiểu bài hơn!

Hãy nói về Chủ nghĩa duy vật, câu nói phủ nhận vai trò hại nước của Đảng!

Theo họ thì “vật vật chất quyết định ý thức, con người không nắm vai trò chủ đạo của xã hội, mà sự phát triển của XH chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng” nói đến đây người Thầy giáo đáng kính giảng thêm “ vì vậy nước ta còn nghèo là do quan hệ sản xuất của ta còn yếu kém, cơ sở vật chất cũng như tư liệu sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu, thô sơ chứ không phải do giai cấp lãnh đạo” Ôh hay nói thế mà vẫn có nhiều cô cậu sinh viên gật gù đồng ý. Thật phi lý, chứng minh điều này bằng chính câu nói của họ trong một vài trang khác, nói về “vai trò lãnh đạo của Đảng” “Để đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thành công, thì phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng ta đóng vai trò chủ đạo lèo lái con thuyền đi đúng hướng,….”. Nói đến đây, nhiều cô cậu sinh viên lại gật gù đồng ý., hai câu nói đầy sự mâu thuẩn với nhau, một mặt thì phủ nhận vai trò làm đất nước nghèo, chậm phát triển, một mặt lại nói vai trò của mình rất quan trọng trong phát triển đất nước.

Thật buồn thay cho các sinh viên học trước quên sau, hai câu nói mâu thuẩn, cách nhau có vài trang giấy mà cũng không nhận ra và dễ dàng bị lừa bằng lý thuyết con cua như vậy!

Nói về giá trị thặng dư và bóc lột sức lao động!

Họ luôn phê phán người sử dụng lao động là bốc lột giá trị thặng dư của người lao động. Họ cho vài ví dụ về giá trị thặng dư: “Ví dụ đơn giản: công nhân làm ngày 8 tiếng. làm ra 10 sản phẩm, tương đương 10USD, nhưng lương của ngày hôm đó là 5 USD, vậy còn dư 5USD là giá trị thặng dư, và ông chủ đã bốc lộ trắng trợn 5 USD đó về tay mình”. Thế là các sinh viên đã hiểu thế nào là giá trị thặng dư và nhận ra ông chủ bốc lột. Theo tôi thì không có giá trị thặng dư nào ở đây, sở dĩ người ta có lời là vì tài kinh doanh hay móc túi của khách hàng chứ không phải bóc lột lao động nào cả (trên đời có ai ngu để cho ai bóc lột ai như thế chứ, hình thức bóc lột chỉ là xưa củ và không thể tồn tại hay làm giàu được, có chăng là nhà nước độc tài bóc lột dân mà thôi).

Tôi xin phản lại bằng một ví dụ cũng đơn giản: Có hai công nhân làm ở hai công ty khác nhau, hai công nhân đều làm ngày 8 tiếng, và công việc điều hao phí sức lực như nhau, và đều làm ra 10 cái áo. Chất lượng như nhau. Được trả lương như nhau, vậy có nghĩa là họ chỉ bị bốc lột giá trị thặng dư như nhau. Nhưng anh A làm ở cty danh tiếng nên 10 cái áo bán được 100 USD, anh được trả lương 50 USD vậy theo triết Mac có nghĩa là anh A bị bóc lột 50 USD. Còn anh B làm ở cty thường, chưa có tiếng trên thị trường nên 10 cái áo anh làm bán được 90 USD, anh được trả lương 50 USD vậy theo triết Mac anh B bị bóc lột 40 USD. Đến đây ta dễ dàng nhận thấy, hai Công nhân hao phí lao động như như nhau, nhưng sao lại bị bóc lột lệch nhau 10 USD vậy? trả lời:10 USD là nhờ tài ông chủ biết tiếp thị mà có. Vậy mà Mac phủ nhận điều này, cứ cho tất cả lợi nhuận nhận được là giá trị thặng dư do bóc lột mà có. Thật, Mac không biết chút gì về kinh tế học.

Nói về nền kinh tế thị trường hay kinh tế hàng hóa

Theo họ “ nền kinh tế hàng hóa thị trường là nền kinh tế bóc lột, có quan hệ người bóc lột người, tạo ra giai cấp vô sản và tư sản, phân chia giai cấp, có nhiều áp bức bất công…..”, vì vậy ngày xưa họ đánh tư sản, “bãi bỏ mọi hình thức kinh tế cá thể,bóc lộ. Chỉ duy trì hình thức kinh tế nhà nước, hay tập thể, dân chủ công bằng, không ai bóc lột ai,…..” Và giải thích nền kinh tế thị trường của VN ngày nay họ viết: “ nền kinh tế hàng hóa có nhiều ưu điểm của nó, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết được sức lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, nâng cao đời sống xã hội,….. vì vậy Đảng ta đã đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, đó là điều tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới ngày nay.” Đấy, thật buồn cười, tất cả cái tốt cái tích cực của kinh tế tự do họ nhận hết về phần mình, và tô vẽ ra những cái bóc lột, cái xấu mà gán cho các nước tư bản dân chủ.

Môn Kinh tế chính trị hay CNXH đang giảng dạy ở VN là thế, một điều toàn vô lý, thế mà không hiểu sao có nhiều người thầy cô lại tâm huyết với nó như thế, Giúp nhà cầm quyền hại nước để có đồng lương sao?

Thật buồn thay! 

Lãnh đạo ĐCSVN không có tự trọng, làm sai ko xin lỗi dân mà còn hành dân

https://www.youtube.com/watch?v=gb9DO4lJZ3c

Xin Lỗi Dân, Ngàn Lần Xin Lỗi Dân

Các Thủ tướng Nhật xin lỗi dân không có gì lạ, có lẽ đó là văn hóa hay đạo đức chính trị của nước Nhật. Chuyện ở nước Nhật rất đáng để chúng ta suy ngẫm, mặc dù Thủ tướng của chúng ta có thể ít thời gian suy ngẫm về những chuyện "nhỏ nhặt" thế này. Tất nhiên suy nghĩ của tôi là chủ quan, cảm tính và thậm chí có thể bị Thủ tướng ghét. Nhưng nếu tôi nghĩ sai thì sao nhỉ? Nếu tôi sai thì cũng chả sao cả mà ngược lại sẽ là vạn lần vui sướng và phúc đức cho nước Việt khi có được ông Thủ tướng biết xin lỗi dân, từ đó sẽ có hàng trăm ông Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Bí thư, Đại biểu Quốc hội... sẽ noi theo tấm gương "người tốt việc tốt” này, tức là biết xin lỗi dân khi mình làm điều gì sai trái hay thất hứa với dân. Và dân chúng sẽ dần cảm thấy tin hơn một chút vào những câu khẩu hiệu như kiểu "sự lựa chọn sáng suốt của nhân dân" hay "của dân do dân vì dân"... Chuyện mới nhất là ông Thủ tướng Yukio Hatoyama khi tranh cử đã từng hứa với dân rằng sẽ di chuyển một căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi Okinawa nhưng nay ông lại nhận thấy rằng căn cứ này là cần thiết bởi "môi trường an ninh ở Đông Á vẫn còn mong manh".

Bản tin của BBC nói rằng: "Tôi xin lỗi người dân ở Okinawa vì tôi đã không thể giữ lời hứa của tôi", Thủ tướng nói. Phản hồi lại lời xin lỗi này, Tỉnh trưởng Nakaima đáp rằng "Tôi phải nói với ông rằng quyết định của ông là vô cùng đáng tiếc và rất khó chấp nhận được". Bên ngoài, người biểu tình hô vang: "Hatoyama, hãy về nhà đi".

Ta thấy rằng người dân Nhật không hề muốn tha thứ trước lời xin lỗi và lý do của Thủ tướng đưa ra. Nhưng nếu như chuyện này xảy ra ở Việt Nam thì có thể tạo nên một cú sốc tâm lý cực mạnh có tính lan truyền, thậm chí là hàng chục triệu người phải rơi nước mắt... Và chắc chắn rằng không có chuyện hàng ngàn người dân Việt nam phải biểu tình hô vang "Nguyễn Tấn Dũng, hãy về nhà đi" như người dân Nhật Bản đã làm. Đã là dân tất nhiên người ta có thể kể ra hàng ngàn chuyện buộc phải "bỏ qua" nhưng giá như có một lời xin lỗi, chỉ một lời thôi mà họ "vẫn mong, vẫn chờ mãi, trên từng ngày quạnh hiu"... sao mà khó quá để được một câu xin lỗi từ những ông đầy tớ của mình.

Ví dụ như ngư dân đánh cá đã không được bảo vệ trên “biển của mình” và tuyệt vọng khốn cùng vì bị quân giặc bắt giữ đòi tiền chuộc. Ví dụ như 70 người dân Phú Yên bất ngờ thiệt mạng trong một đêm vì mưa lớn kèm thủy điện đồng loạt xả lũ. Ví dụ như hàng triệu người dân đang sống trong những khu quy hoạch treo vài chục năm. Ví dụ như hàng vạn lá đơn khiếu nại chưa được giải quyết thỏa đáng. Ví dụ như những con đường ngốn vài trăm tỷ tiền dân “vừa chạy thử đã hỏng”. Ví dụ như hàng trăm lô cốt khiến dân tình hàng ngày kẹt xe dài cổ hít khói bụi… Hay gần đây nhất là chuyện của một người thầy giáo “đương thời” trở thành “hết thời” chỉ vì mong muốn làm một ông thầy thực sự lương thiện. Có thấy ai xin lỗi ai gì đâu?

Người dân Việt vẫn xin lỗi nhau hàng ngày khi cần thiết, thầy xin lỗi trò, bè bạn vẫn xin lỗi nhau, cha xin lỗi con, chồng xin lỗi vợ... và tất nhiên các ông tai to mặt lớn vẫn có cư xử ấy với bè bạn hay gia đình họ. Nhưng không mấy khi nghe thấy câu xin lỗi thật lòng từ những con người là "lựa chọn sáng suốt của nhân dân" với người dân của họ. Phải chăng họ đang quá bận bịu vì phải nghe những tiếng vỗ tay và những lời chúc tụng về sự tài tình sáng suốt…? Tôi vẩn vơ nghĩ giá như câu điệp khúc "xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em" sẽ được hát thành "xin lỗi dân, ngàn lần xin lỗi dân"... nghe mới êm ái dịu dàng làm sao... Và tình cờ đem suy nghĩ của mình nói với bạn, ông ấy phang luôn một tràng. Ý rằng như Tướng Giáp bao lần gửi thư đến lãnh đạo cấp cao không được ai hồi đáp, rồi Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cũng thế, hay vụ các ông “Think tank” ở viện IDS kia đem óc não ra tư vấn không công cho nhà nước mà phải tự giải tán... có ai thèm xin lỗi đến nửa câu… thì dân đen làm gì đến lượt, đừng có mà mơ. Thế là tôi tỉnh lại.

Blog AnhBaSG

Thanh niên, sinh viên Việt Nam - tự hào và nhục nhã!

https://www.youtube.com/watch?v=VHqe7DtSRx0



Bài viết của Mind Do có tựa đề là:

Thanh niên, sinh viên Việt Nam - tự hào và nhục nhã!

Mở đầu tác giả viết như sau:

Câu chuyện dưới đây là một câu chuyện mà Mind Do không biết nó có thật hay không??? Mind Do chỉ biết rằng, chính mình cũng có lúc đã có cách suy nghĩ không khác gì bạn sinh viên trong chuyện này! . Nhưng trước tiên , xin mời quý vị nghe câu chuyện này đã nhé:

Một sinh viên Việt Nam đang lang thang ngắm cảnh ở Singapo, một sinh viên Singapo lên tiếng chào sinh viên Việt Nam:

- Chào anh bạn Việt Nam nghèo khó, và yếu đuối, tôi thấy thật là tội nghiệp cho dân tộc của anh.

Sinh viên Việt Nam liền lên tiếng:

- Chị đừng có buông lời cao ngạo, dân tộc chúng tôi đã chiến thắng hai đế quốc lớn của thế kỷ 20 là đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam chúng tôi có quần chúng nhân dân anh hùng, không bao lâu nữa dân tộc Việt Nam chúng tôi sẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Sinh viên Singapo liền hỏi: - Chị năm nay bao nhiêu tuổi?.

- Sinh viên Việt Nam đáp: - 20 tuổi.

Sinh viên Singapo tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Anh bạn mới 20 tuổi có nghĩa là anh bạn không hề tham gia hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, có nghĩa là hai cái Chiến Thắng vĩ đại mà anh bạn mới khoe không hề dính dáng gì đến anh bạn và những người trạc tuổi anh bạn, những người làm nên Chiến thắng điện biên phủ có lẽ đã chết gần hết, những người đã đánh bại người Mỹ giờ đây có lẽ tóc đã bạc. Quần chúng anh hùng mà anh bạn nói đến giờ còn sót lại được bao nhiêu?. Tôi nghĩ chắc cũng chẳng còn nhiều.

Sinh viên Việt Nam gắt giọng :

- Việt Nam chúng tôi còn có thế hệ trẻ, những người trẻ tài năng của Việt Nam không thiếu, chúng tôi sẽ làm được cho dân tộc rất nhiều những điều hữu ích.

Sinh viên Singapo lại ồ lớn:

- Những người trẻ của Việt Nam ư?. Các anh có bằng thế hệ trẻ của Singapo không?. Thế hệ trẻ của Mỹ không?. Của Hàn Quốc không?. Của Trung Quốc không?. Tôi biết Việt Nam của anh có rất nhiều tài năng trẻ, nhưng rồi họ cũng sang đây để phục vụ cho đất nước của tôi mà thôi!. Họ cũng sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức ..vv. Để phục vụ cho những quốc gia giàu có mà thôi!.

Sinh viên Việt Nam ngẩn người ra.

Sinh viên Singapo lại tiếp tục:

- Thế hệ cha ông của chúng tôi đã từng rất ngưỡng mộ những thế hệ cha anh của các bạn và thế hệ trẻ của chúng tôi cũng vẫn còn ngưỡng mộ những người lính đã đánh bại hai đế quốc khổng lồ là Pháp và Mỹ. Còn thế hệ các bạn, có bao giờ các bạn ngưỡng mộ thế hệ cha ông của chúng tôi chưa?. Tôi chắc chắn là chưa!. Các bạn có bao giờ ngưỡng mộ nhân dân Mỹ chưa?. Chắc chắn cũng là chưa bao giờ!. Các bạn cứ mải mê nhìn vào các nhà lãnh đạo , nên các bạn không chú ý đến những quần chúng nhân dân anh hùng. Người Singapo không nói “dân tộc chúng tôi nghèo”, mặc dù trước đây chúng tôi rất nghèo!. Người Nhật cũng không nói “dân tộc chúng tôi nghèo”, mặc dù sau chiến tranh thế giới họ cũng rất nghèo!. Người Hàn Quốc không nói “dân tộc chúng tôi nghèo” cho dù sự thật là sau chiến tranh thế giới và trong suốt giai đoạn chiến tranh hai miền họ cũng rất nghèo. Thế mà lúc nào tôi cũng thấy các anh nói “dân tộc chúng tôi chiến thắng Pháp và Mỹ” cái chiến thắng của ngày xửa ngày xưa.

Nhìn sinh viên Việt Nam vẫn còn nghĩ ngợi, sinh viên Singapo lại tiếp tục:

- Phụ nữ Việt Nam thì đua nhau lấy chồng ngoại để đổi đời, Công nhân thì bỏ ra nước ngoài kiếm việc làm, trong khi chính đảng của họ đang nắm quyền thống trị ở Việt Nam, thế hệ trẻ thì cứ ba hoa về truyền thống vẻ vang của dân tộc, bọn lãnh đạo già khụ thì ra sức củng cố tước vị, những người có thực tài thì cảm thấy bị ruồng bỏ, những kẻ giỏi ca hát thì làm bí thư lãnh đạo, những người có đầu óc chính trị dân chủ thì bị quy là phản động, lạm phát gia tăng ,đời sống công nhân khó khăn , mà chính phủ của họ vẫn nhởn nhơ . Miệng lưỡi thì tỏ vẻ đấu tranh, nhưng chẳng thấy hành động. Chê bai nước Mỹ đầy dẫy bất công để tỏ vẻ Việt Nam là một nước công bằng. Chê bai bầu cử tư sản đầy dẫy gian lận và hỗn loạn, để tỏ ra mình là lãnh đạo của một nước tự do dân làm chủ. Lấy hiện tại để so với quá khứ, lấy quá khứ để suy tương lai, làm ra vẻ ta đây cũng giỏi giang lắm.

- Đáng thương thay những thế hệ cha ông anh hùng lại sản sinh ra một thế hệ con cháu hèn nhát, một quốc gia quật cường không nhân nhượng; giờ đây lại là một miếng mồi béo bở cho các quốc gia giàu có. Vỗ ngực mà lớn tiếng rằng ,Trung Quốc không bao giờ dám đánh Việt Nam, chúng đâu có hay biết bao nhiêu ki lô mét vuông biển đã hiến cho Trung Quốc, bao nhiêu đất đã bị chúng chiếm, máu của ngư dân vô tội vẫn chảy giữa biển khơi, đảo kia vẫn chưa đòi được; nay chúng lại tiếp tục lăm le.

=======================================

Và Blogger Mind Do kết luận:

- Khá khen thay cho thanh niên Việt Nam vẫn vỗ ngực tự hào ta đây tài giỏi!.

Kính thưa quý thính giả :

Blog của Mind Do, cũng như các Blog khác, thoạt tiên chỉ có hình thức là một trang Nhật Ký mở ra cho mọi người tự do vào đọc. Chẳng bao lâu một số đông trang Blog đã trở thành những tờ báo điện tử do một người dân làm chủ, vì vậy mà gọi Blog là một tờ “Dân Báo” cũng có lý lắm. Cái hay của Dân Báo là độc gỉa , nếu cũng là chủ nhân của một tờ Dân Báo khác, thì có thể ghi thẳng lời phê bình của mình lên tờ báo. Bài viết của Nhà Dân Báo Mind Do đã nhận được 10 lời phê bình, tất cả đều thuận lợi . Xin trích đăng lời phê bình của Blogger Mandy Phuong :

Bài viết này hay tuyệt anh à , người ta cứ mải mê sống trong thời hoàng kim của quá khứ mà quên mất thực tại ! Chẳng bao giờ nhìn thấy những mặt tốt của các quốc gia khác ; chỉ nhìn vào khuyết điểm của họ mà phê phán ! Ừ thì cứ tự hào đi ,nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ sánh vai được với các cường quốc năm châu, như mọi ngưới cứ vỗ ngực tự hào ! Ngày xưa thế giới biết đến VN qua những trang lịch sử hào hùng, thì nay họ biết đến VN là 1 trong những đất nước tham nhũng nhiều nhất thế giới! Tự hào thay !!!

Còn Blogger LeeHm chỉ có lời phê bình vắn tắt :

Ngồi mài cái củ "chiến thắng đế quốc" ra mà ăn có được không nhỉ? bài viết hay lắm. — 

Dân và Chính Phủ

https://www.youtube.com/watch?v=bFrGZKwwg7g

Tạ Duy Anh 
Có rất nhiều điều chúng ta phải thay đổi khi mong muốn trở thành công dân thế giới. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một thay đổi rất nhỏ trong tư duy về quan hệ giữa người dân và chính phủ. Suốt một thời hễ cứ mở miệng ra là dân ta lại nói “ơn chính phủ”. Thậm chí “ơn chính phủ” đã được đưa cả vào một bài hát khá cảm động. Nó xác định rõ người ban ơn và kẻ nhận ơn.

Những người làm tuyên truyền coi đó là một sự kỳ diệu trong công tác tư tưởng mà không biết rằng chính kiểu quan hệ như vậy là nguyên nhân của tất cả sự trì trệ trong bộ máy hành pháp suốt một thời gian dài mà ngày nay chúng ta đang hô hào cải cách. Bởi vì khi người dân luôn phải mang ơn chính phủ của họ, thì đương nhiên là họ chỉ có duy nhất một thứ quyền, ấy là tìm cách mà báo đáp lại chính phủ, người gia ơn cho mình. Ngược lại, ở vị trí người ban ơn thì chính phủ mặc nhiên có quyền không cho phép ai đòi hỏi ở mình. Bởi vì mối quan hệ cho-nhận là mối quan hệ không dựa trên nghĩa vụ và quyền lợi mà dựa trên sự hảo tâm đầy cảm tính và tuỳ tiện cho dù nó được khoác vẻ mặt đạo đức. Đây là mối quan hệ còn mang mầu sắc lễ giáo phong kiến, trong đó nhà nước là của vua. Vua có ban thì thần dân mới được. Giờ đây nghĩ lại không khỏi cảm thấy rất buồn cười và trên thực tế nó vô cùng tai hại. Tôi sẽ từ từ chỉ ra sự tai hại đó.

Về bản chất, chính phủ là những người được dân trả tiền thuê để điều hành công việc làm ăn, gọi thẳng ra là những người làm thuê cho dân. Tiền lương trả cho các nhân viên trong bộ máy hành chính chỉ lấy từ nguồn duy nhất là tiền thuế của dân. Chính phủ, khi tạo ra của cải vật chất thông qua điều hành sản xuất, làm dịch vụ… thì của cải đó thuộc về ông chủ là nhân dân. Người được thuê chỉ có nghĩa vụ làm tết những công việc mà nhờ thế anh ta nhận được thù lao từ người trả tiền. Hiến pháp của nhà nước Việt Nam không thể không xác nhận điều này cho dù ngôn từ dùng có thể không nói cụ thể ra như vậy. Nhưng không hiểu sao trong quan niệm của dân ta, chính phủ nói riêng và các tổ chức khác nói chung giống như những lực lượng vô hình được phái đến từ đâu đó trước hết để ban ơn cho họ. Chính phủ có trong tay nguồn của cải to lớn để cho ai thì cho, cho bao nhiêu là quyền của chính phủ. quan niệm này tai hại ở chỗ nó xác định sai lạc bản chất mối quan hệ giữa người dân và các cơ quan hành chính. Với người dân thì họ luôn phụ thuộc, lệ thuộc vào chính những người-như đã nói-làm thuê cho mình. Cho nên mới xảy ra chuyện ngược đời là có nhiều người dân sợ chính quyền như sợ cọp! Với những người này thì chính quyền làm gì làm thế nào là quyển của họ. Họ làm tốt thì mình được hưởng (chẳng hạn như may mắn không bị sách nhiễu, gây khó dễ khi có việc cần phải gặp người của chính phủ; hoặc may mắn gặp được người tốt, công việc thuận lợi…), còn nếu họ làm không tốt họ gây cản trở thì cũng đành cắn răng biết vậy. Hiện trạng đó đã và đang ngầm xác nhận một thực tế ngược đời là người làm thuê lại đứng ở vị trí của ông chủ và ngược lại. Những người làm thuê này tự thấy mình ở phía trên người dân để nhìn xuống. Người dân phải mang ơn họ cơ mà. Mà đã chịu ơn thì được ơn ngần nào tốt ngần ấy, không ai đi đòi hỏi người khác phải gia ơn.

Vậy là vấn đề không chỉ còn là chuyện ngữ nghĩa câu chữ, truyền thống văn hoá hay quan niệm đạo đức được gắn tuỳ tiện cho một mối quan hệ mập mờ giữa người dân và chính phủ nữa, mà là vấn đề của khoa học dân chủ, phát triển và văn minh. Đã đến lúc mối quan hệ này phải trở về đúng bản chất của nó. Đã đến lúc các nhân viên trong bộ máy hành chính phải luôn ý thức nếu họ phục vụ không tết, thiếu minh bạch… ông chủ nhân dân sẽ chuyển sang thuê người khác, tức là họ mất việc. Đã đến lúc trả lại cho người dân cái quyền tối thiểu của họ là không thuê những người không có phẩm chất và năng lực làm việc cho họ. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một chính phủ hiện đại như mong muốn của người dân và đòi hỏi của thời cuộc. Khi đó, nếu người dân thật sự biết ơn chính phủ của mình thì họ sẽ có đủ cách để bày tỏ mà không cần phải lên gân hô cái khẩu hiệu rỗng tuếch./.