Wednesday, January 7, 2015

Buồn thay lý thuyết con cua

https://www.youtube.com/watch?v=NqiR0EPldlE

Các môn học chính trị ở VN

Chủ Nghĩa Xã Hội "Khoa học" ?

Kinh tế chính trị,

Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ở VN từ khi bước chân vào quãng đường Sinh viên, ai cũng phải học các môn chính trị, trước tiên là môn CHXH "khoa học". Các sinh viên luôn than thở rằng "đó là một môn khó", các Trường thì luôn tự hỏi vì sao Sinh viên thi trượt môn này nhiều đến thế, mặc dù đề thi phần lớn là đề mở, Sinh viên tự do xem tài liệu!

Hơn ai hết, là người đã trãi qua những năm tháng khó chịu mỗi khi học môn này, tôi xin trả lời: Môn này cũng khó hiểu thật đấy, nhưng không phải vì nó quá khoa học mà khó, mà vì nó quá phi lý nên Sinh viên trí thức không thể nào hiểu nổi một cách khoa học, Có hiểu chăng là các bác nông dân ngày xưa, với suy nghĩ thông minh hơn những người trí thức nên nhiều người đã ủng hộ Chủ nghĩa cộng sản!

Nói CNXH khoa học ở VN phi lý thì phải chứng minh? Xin thưa có rất nhiều điều phi lý, cứ lật vài trang sách này ra là ta có thể dễ dàng tẩy xóa những dòng "khó hiểu" nói khó hiểu cho dễ nghe chứ chính xác là vô lý hoặc là có lý nhưng là cái lý của con cua. (có câu: "ngan như cua") Hãy nói về câu nói tự hào của CSVN: "đi tắt đón đầu"

Một câu nói êm tai, nhưng phi lý hết sức, được thấy rõ qua chủ nghĩa duy vật biện chứng của họ! hay qua toán học logic.

Theo CS họ tự đề cao mình là "tầng lớp tiên tiến của Xã hội, Chủ nghĩa CS là sự phát triển cuối cùng của nhân loại, đường thẳng phát triển của nhân loại là nguyên thủy, rồi đến công xã, phong kiến, rồi đến tư bản chủ nghĩa, sau cùng là chủ nghĩa xã hội hay CN Cộng Sản. Ở VN ta Đảng đã bỏ qua giai đoạn phát triển CNTB mà đi tắt đón đầu tiến lên CNXH". Có ai đã thấy phi lý ở đoạn văn trên chưa? Này nhé, cứ cho là câu phát biểu của họ là đúng đi, thì xin cho hỏi có con đường nào mà ngắn hơn đường thẳng?

Nói “đi tắt” vậy xin hỏi đi như thế nào mà không qua con đường ngắn nhất là đường thẳng có CNTB ở đó. Vì vậy xin các “giáo sư” viết sách hãy sữa lại cho đúng logic học là: “ chúng ta đi đường vòng, tuy đường vòng có hơi xa, và lâu đến bến bờ văn minh hơn các nước đi đường thẳng, nhưng sẽ né tránh được giai đoạn phát triển TBCN, một chủ nghĩa mà quyền hành không thuộc về Đảng ta” cứ nói như thế thì tôi nào có bắt bẻ được chi và Sinh viên cũng dễ hiểu bài hơn!

Hãy nói về Chủ nghĩa duy vật, câu nói phủ nhận vai trò hại nước của Đảng!

Theo họ thì “vật vật chất quyết định ý thức, con người không nắm vai trò chủ đạo của xã hội, mà sự phát triển của XH chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng” nói đến đây người Thầy giáo đáng kính giảng thêm “ vì vậy nước ta còn nghèo là do quan hệ sản xuất của ta còn yếu kém, cơ sở vật chất cũng như tư liệu sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu, thô sơ chứ không phải do giai cấp lãnh đạo” Ôh hay nói thế mà vẫn có nhiều cô cậu sinh viên gật gù đồng ý. Thật phi lý, chứng minh điều này bằng chính câu nói của họ trong một vài trang khác, nói về “vai trò lãnh đạo của Đảng” “Để đất nước ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thành công, thì phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng ta đóng vai trò chủ đạo lèo lái con thuyền đi đúng hướng,….”. Nói đến đây, nhiều cô cậu sinh viên lại gật gù đồng ý., hai câu nói đầy sự mâu thuẩn với nhau, một mặt thì phủ nhận vai trò làm đất nước nghèo, chậm phát triển, một mặt lại nói vai trò của mình rất quan trọng trong phát triển đất nước.

Thật buồn thay cho các sinh viên học trước quên sau, hai câu nói mâu thuẩn, cách nhau có vài trang giấy mà cũng không nhận ra và dễ dàng bị lừa bằng lý thuyết con cua như vậy!

Nói về giá trị thặng dư và bóc lột sức lao động!

Họ luôn phê phán người sử dụng lao động là bốc lột giá trị thặng dư của người lao động. Họ cho vài ví dụ về giá trị thặng dư: “Ví dụ đơn giản: công nhân làm ngày 8 tiếng. làm ra 10 sản phẩm, tương đương 10USD, nhưng lương của ngày hôm đó là 5 USD, vậy còn dư 5USD là giá trị thặng dư, và ông chủ đã bốc lộ trắng trợn 5 USD đó về tay mình”. Thế là các sinh viên đã hiểu thế nào là giá trị thặng dư và nhận ra ông chủ bốc lột. Theo tôi thì không có giá trị thặng dư nào ở đây, sở dĩ người ta có lời là vì tài kinh doanh hay móc túi của khách hàng chứ không phải bóc lột lao động nào cả (trên đời có ai ngu để cho ai bóc lột ai như thế chứ, hình thức bóc lột chỉ là xưa củ và không thể tồn tại hay làm giàu được, có chăng là nhà nước độc tài bóc lột dân mà thôi).

Tôi xin phản lại bằng một ví dụ cũng đơn giản: Có hai công nhân làm ở hai công ty khác nhau, hai công nhân đều làm ngày 8 tiếng, và công việc điều hao phí sức lực như nhau, và đều làm ra 10 cái áo. Chất lượng như nhau. Được trả lương như nhau, vậy có nghĩa là họ chỉ bị bốc lột giá trị thặng dư như nhau. Nhưng anh A làm ở cty danh tiếng nên 10 cái áo bán được 100 USD, anh được trả lương 50 USD vậy theo triết Mac có nghĩa là anh A bị bóc lột 50 USD. Còn anh B làm ở cty thường, chưa có tiếng trên thị trường nên 10 cái áo anh làm bán được 90 USD, anh được trả lương 50 USD vậy theo triết Mac anh B bị bóc lột 40 USD. Đến đây ta dễ dàng nhận thấy, hai Công nhân hao phí lao động như như nhau, nhưng sao lại bị bóc lột lệch nhau 10 USD vậy? trả lời:10 USD là nhờ tài ông chủ biết tiếp thị mà có. Vậy mà Mac phủ nhận điều này, cứ cho tất cả lợi nhuận nhận được là giá trị thặng dư do bóc lột mà có. Thật, Mac không biết chút gì về kinh tế học.

Nói về nền kinh tế thị trường hay kinh tế hàng hóa

Theo họ “ nền kinh tế hàng hóa thị trường là nền kinh tế bóc lột, có quan hệ người bóc lột người, tạo ra giai cấp vô sản và tư sản, phân chia giai cấp, có nhiều áp bức bất công…..”, vì vậy ngày xưa họ đánh tư sản, “bãi bỏ mọi hình thức kinh tế cá thể,bóc lộ. Chỉ duy trì hình thức kinh tế nhà nước, hay tập thể, dân chủ công bằng, không ai bóc lột ai,…..” Và giải thích nền kinh tế thị trường của VN ngày nay họ viết: “ nền kinh tế hàng hóa có nhiều ưu điểm của nó, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, giải quyết được sức lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, nâng cao đời sống xã hội,….. vì vậy Đảng ta đã đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, đó là điều tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới ngày nay.” Đấy, thật buồn cười, tất cả cái tốt cái tích cực của kinh tế tự do họ nhận hết về phần mình, và tô vẽ ra những cái bóc lột, cái xấu mà gán cho các nước tư bản dân chủ.

Môn Kinh tế chính trị hay CNXH đang giảng dạy ở VN là thế, một điều toàn vô lý, thế mà không hiểu sao có nhiều người thầy cô lại tâm huyết với nó như thế, Giúp nhà cầm quyền hại nước để có đồng lương sao?

Thật buồn thay! 

No comments:

Post a Comment