Cuối năm 1959 và đầu năm 1960, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên và các tổ chức quần chúng cả hai miền Nam - Bắc đã diễn ra rầm rộ đòi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm phải ngừng và hủy bỏ bản án tử hình Hoàng Lệ Kha.
Nhưng bất chấp dư luận tiến bộ, ngày 12 tháng 3 năm 1960 chính quyền Sài Gòn đã hành quyết Hoàng Lệ Kha, người chiến sĩ cộng sản, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh bằng máy chém theo luật 10/59 vào lúc 5 giờ sáng tại Trảng Lớn, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Ông Hoàng Lệ Kha tên thật là Hoàng Lệ Cẩn, có bí danh nữa là Nguyễn Văn Tòng, sinh tháng 11 năm Đinh Tỵ (1917) tại thôn Trang Các, tổng Ngọ Xá nay là xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống được học hành chu đáo. Cha ông là cụ Hoàng Lệ Châu thời Pháp thuộc làm Đội Trạm (Trạm trưởng Bưu điện). Anh cả ông Kha là Hoàng Lệ Thường, một người học rộng nên đã từng làm đốc học (hiệu trưởng) nhiều vùng ở Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 1952, ông Hoàng Lệ Thường đã làm Trưởng ban Bình dân học vụ tỉnh Thanh Hóa. Trong một lần ra vùng Tề (huyện Nga Sơn), ông đã bị chúng giết hại. Một người anh nữa liền với ông Kha là liệt sĩ hy sinh tại Khánh Hòa.
Thuở nhỏ, ông Hoàng Lệ Kha được học và tốt nghiệp tiểu học phủ Hà Trung năm 1932. Năm 1933 ông trúng tuyển vào trường Bách nghệ Hà Đông (Quận Hà Đông - Hà Nội hiện nay). Trường có tên Pháp là E' cole-Pratme. Học trong trường, ông Hoàng Lệ Kha luôn tích cực tham gia phong trào hoạt động yêu nước trong học sinh, sinh viên. Năm 1936 ông được chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật trong nhà trường kết nạp vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp ông ra làm việc ở sở Caiđát (Địa chính) tỉnh Hà Đông. Năm 1939 thế chiến thứ hai bùng nổ, mặt trận bình dân ở Pháp chuyển biến tốt có lợi cho cách mạng Việt Nam, ông Hoàng Lệ Kha được tổ chức Đảng bí mật chuyển vào Nam bộ.
Vào Nam lúc đầu ông vẫn chủ yếu hoạt động trong các tổ chức sinh viên, học sinh và Đoàn Thanh niên cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Từ 1946 đến 1950 ông lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh đội trưởng Dân quân, Trưởng ty Thông tin, Trưởng ty Kinh tế Canh nông, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Gia Định.
Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 ông được Đảng và Bác Hồ giao cho tiếp tục ở lại miền Nam cùng nhân dân miền Nam và cả nước tổ chức đấu tranh đòi chính quyền thực dân Pháp thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản trong Hiệp định Giơ ne vơ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất tổ quốc (theo hiệp định là ngày 20-7-1956).
ở lại miền Nam, ông Hoàng Lệ Kha tiếp tục được giữ các chức vụ: ủy viên ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định, Quận ủy quận Châu Thành tỉnh Tây Ninh, Tỉnh ủy viên phụ trách thị xã Tây Ninh, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh và năm 1956 (khi ông 39 tuổi) ông Hoàng Lệ Kha làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Hoạt động trong điều kiện khó khăn và luôn bị chúng vây ráp lùng sục, bắt bớ và giết chóc, nhất là từ khi Pháp hết vai trò lịch sử, Mỹ thế chân hà hơi tiếp sức cho chính quyền ngụy tay sai ở miền Nam. Chúng phá bỏ hiệp định Giơ ne vơ và ra sức đàn áp phong trào đấu tranh, thủ tiêu thô bạo và bắt bớ vô cớ nhiều cán bộ đảng viên và những người dân yêu nước. Chúng cho ra đời luật 10/59 (Ngô Đình Diệm ký ngày 6 tháng 5 năm 1959), cứ thế lê máy chém và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.
Ngày 5 tháng 8 năm 1959 (tức ngày 2 tháng 7 Kỷ Hợi), Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Hoàng Lệ Kha đến dự hội nghị Thị xã ủy. Tại cuộc họp này ông đi sâu phân tích diễn biến tình hình, âm mưu thâm độc của Mỹ - Ngụy đẩy mạnh "Tố cộng", "Diệt cộng", ông chỉ đạo phổ biến một số chủ trương cấp bách vận động nhân dân chống lại âm mưu thủ đoạn đen tối của chúng. Bọn mật vụ của Ngụy quyền tỉnh Tây Ninh đứng đầu là tên Nguyễn Văn Trúc, một tên mật báo đặc biệt nhà nghề trực tiếp theo dõi bao vây nơi họp với quyết tâm của chúng bắt sống bằng được "tên Việt Cộng nguy hiểm" Hoàng Lệ Kha.
Trước nguy cơ sống còn của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị xã ủy, ông ra lệnh: "Tất cả rút lui bảo toàn lực lượng". Riêng Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Lệ Kha để bảo vệ đồng chí của mình nên ông vừa chạy vừa hô xung phong để thu hút địch. Bọn chúng trông rõ ông nên đã tập trung bao vây. Ông đã chống trả quyết liệt để kéo dài thời gian cho đồng chí đồng đội vượt ra khỏi vòng nguy hiểm. Cuối cùng Hoàng Lệ Kha đã sa vào tay giặc.
Mỹ - Diệm đã tra tấn đánh đập ông thậm tệ rồi lại chuyển sang mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vô hiệu. Ngày 12 tháng 3 năm 1960 (tức ngày rằm tháng 2) chính quyền độc tài gia đình trị Diệm - Nhu đưa ông ra xử chém.
Ông Hoàng Lệ Kha tên thật là Hoàng Lệ Cẩn, có bí danh nữa là Nguyễn Văn Tòng, sinh tháng 11 năm Đinh Tỵ (1917) tại thôn Trang Các, tổng Ngọ Xá nay là xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống được học hành chu đáo. Cha ông là cụ Hoàng Lệ Châu thời Pháp thuộc làm Đội Trạm (Trạm trưởng Bưu điện). Anh cả ông Kha là Hoàng Lệ Thường, một người học rộng nên đã từng làm đốc học (hiệu trưởng) nhiều vùng ở Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 1952, ông Hoàng Lệ Thường đã làm Trưởng ban Bình dân học vụ tỉnh Thanh Hóa. Trong một lần ra vùng Tề (huyện Nga Sơn), ông đã bị chúng giết hại. Một người anh nữa liền với ông Kha là liệt sĩ hy sinh tại Khánh Hòa.
Thuở nhỏ, ông Hoàng Lệ Kha được học và tốt nghiệp tiểu học phủ Hà Trung năm 1932. Năm 1933 ông trúng tuyển vào trường Bách nghệ Hà Đông (Quận Hà Đông - Hà Nội hiện nay). Trường có tên Pháp là E' cole-Pratme. Học trong trường, ông Hoàng Lệ Kha luôn tích cực tham gia phong trào hoạt động yêu nước trong học sinh, sinh viên. Năm 1936 ông được chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật trong nhà trường kết nạp vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp ông ra làm việc ở sở Caiđát (Địa chính) tỉnh Hà Đông. Năm 1939 thế chiến thứ hai bùng nổ, mặt trận bình dân ở Pháp chuyển biến tốt có lợi cho cách mạng Việt Nam, ông Hoàng Lệ Kha được tổ chức Đảng bí mật chuyển vào Nam bộ.
Vào Nam lúc đầu ông vẫn chủ yếu hoạt động trong các tổ chức sinh viên, học sinh và Đoàn Thanh niên cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Từ 1946 đến 1950 ông lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh đội trưởng Dân quân, Trưởng ty Thông tin, Trưởng ty Kinh tế Canh nông, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Gia Định.
Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 ông được Đảng và Bác Hồ giao cho tiếp tục ở lại miền Nam cùng nhân dân miền Nam và cả nước tổ chức đấu tranh đòi chính quyền thực dân Pháp thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản trong Hiệp định Giơ ne vơ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất tổ quốc (theo hiệp định là ngày 20-7-1956).
ở lại miền Nam, ông Hoàng Lệ Kha tiếp tục được giữ các chức vụ: ủy viên ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định, Quận ủy quận Châu Thành tỉnh Tây Ninh, Tỉnh ủy viên phụ trách thị xã Tây Ninh, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh và năm 1956 (khi ông 39 tuổi) ông Hoàng Lệ Kha làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Hoạt động trong điều kiện khó khăn và luôn bị chúng vây ráp lùng sục, bắt bớ và giết chóc, nhất là từ khi Pháp hết vai trò lịch sử, Mỹ thế chân hà hơi tiếp sức cho chính quyền ngụy tay sai ở miền Nam. Chúng phá bỏ hiệp định Giơ ne vơ và ra sức đàn áp phong trào đấu tranh, thủ tiêu thô bạo và bắt bớ vô cớ nhiều cán bộ đảng viên và những người dân yêu nước. Chúng cho ra đời luật 10/59 (Ngô Đình Diệm ký ngày 6 tháng 5 năm 1959), cứ thế lê máy chém và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.
Ngày 5 tháng 8 năm 1959 (tức ngày 2 tháng 7 Kỷ Hợi), Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Hoàng Lệ Kha đến dự hội nghị Thị xã ủy. Tại cuộc họp này ông đi sâu phân tích diễn biến tình hình, âm mưu thâm độc của Mỹ - Ngụy đẩy mạnh "Tố cộng", "Diệt cộng", ông chỉ đạo phổ biến một số chủ trương cấp bách vận động nhân dân chống lại âm mưu thủ đoạn đen tối của chúng. Bọn mật vụ của Ngụy quyền tỉnh Tây Ninh đứng đầu là tên Nguyễn Văn Trúc, một tên mật báo đặc biệt nhà nghề trực tiếp theo dõi bao vây nơi họp với quyết tâm của chúng bắt sống bằng được "tên Việt Cộng nguy hiểm" Hoàng Lệ Kha.
Trước nguy cơ sống còn của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị xã ủy, ông ra lệnh: "Tất cả rút lui bảo toàn lực lượng". Riêng Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Lệ Kha để bảo vệ đồng chí của mình nên ông vừa chạy vừa hô xung phong để thu hút địch. Bọn chúng trông rõ ông nên đã tập trung bao vây. Ông đã chống trả quyết liệt để kéo dài thời gian cho đồng chí đồng đội vượt ra khỏi vòng nguy hiểm. Cuối cùng Hoàng Lệ Kha đã sa vào tay giặc.
Mỹ - Diệm đã tra tấn đánh đập ông thậm tệ rồi lại chuyển sang mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vô hiệu. Ngày 12 tháng 3 năm 1960 (tức ngày rằm tháng 2) chính quyền độc tài gia đình trị Diệm - Nhu đưa ông ra xử chém.
Sau khi ông qua đời, phong trào đấu tranh lên án chế độ độc tài khát máu Ngô Đình Diệm trở nên sôi sục, buộc Diệm phải tuyên bố từ bỏ luật 10/59 chiếc máy chém giết hại ông Kha là người cuối cùng hiện đang trưng bày ở Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh (số 28 Võ Văn Tần - thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy ông Hoàng Lệ Kha là người cuối cùng chịu cái luật hà khắc ngang thời trung cổ mà chế độ Diệm - Nhu tái thiết hòng làm cho "Cộng sản phải khiếp sợ". Mười một tháng chúng lê máy khắp miền Nam để thị uy như một con ngáo ộp hăm dọa, răn đe, nhưng chúng không ngăn cản được cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Hình ảnh ông Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Hoàng Lệ Kha hiên ngang trên đoạn đầu đài đã làm cho quân thù khiếp sợ.
Tên đao phủ Phan Văn Phối (tức Tư Phối) bấm nút chiếc máy chém mấy ngày sau bị "hồn" ông Hoàng Lệ Kha ám mãi, hắn có lúc khóc rống lên rồi tự mò vào các chùa chắp tay xám hối và từ bỏ luôn cái nghề mà theo hắn "mạt hạng và thất đức nhất".
Bà vợ sau của ông Hoàng Lệ Kha tên là Nguyễn Thị Nghi, hiện 83 tuổi đang ở số nhà 342 Phan Văn Trị - Quận Bình Thạnh. Bà Nghi là người Nam Bộ (Bà vợ trước của ông Kha ngoài Bắc, năm 1939 ông vào miền Nam không có điều kiện về Bắc, ông đã viết thư về khuyên bà nên đi lấy chồng, trong bức thư gửi cho ông Hoàng Lệ Vấn người cháu gọi ông bằng chú ruột, ông viết: "...Về phần thím con thì con gặp thím nói với thím là chú rất thông cảm đoạn đường của thím đã qua và chú rất cảm mến và biết ơn lòng chung thủy của thím con...". Như vậy từ năm 1939 đến 1958 bà vợ cả Hoàng Lệ Kha ở quê vẫn đợi, vẫn một lòng chung thủy son sắt chờ ông mãi đến khi có bức thư của ông gửi cho người cháu ruột ngày 1 tháng 6 năm 1958 bà mới đi lấy chồng theo lời khuyên đầy tình nghĩa của ông. Trong lúc ở Nam bộ tổ chức đã đồng ý cho ông được kết hôn với bà Nguyễn Thị Nghi vào đầu năm 1950 khi đó ông 33 tuổi, bà Nghi 23 tuổi). Bà Nguyễn Thị Nghi kể.
"...Cuối năm 1949 đầu năm 1950 Gia Định và Tây Ninh hợp lại thành tỉnh Gia Ninh, anh Kha được bổ sung vào Tỉnh ủy Gia Ninh phụ trách luôn Bí thư huyện Châu Thành (1951-1952) rồi Bí thư huyện Dương Minh Châu (1952-1954). Năm 1951 tôi có thai, tổ chức cho tôi dời chiến khu về với ba má tôi ở Sài Gòn kết hợp mua các loại văn phòng phẩm gửi vào cho cơ quan, hồi đó tôi làm thư ký đánh máy ty Thông tin Gia Định. Có kẻ xấu khai báo việc của tôi với địch, chúng bất ngờ ập đến nhà tôi bắt tôi tra khảo đánh đập, chúng dùng cả điện dí vào những phần đặc biệt kín đáo trên cơ thể tôi. Tôi không khai và cũng may tôi không bị văng thai. Chúng giải tôi về bốt Catina. Ba má tôi kịp lo lót, chúng thả tôi về. Mấy ngày sau tôi sinh hai thằng liền theo anh Kha đặt tên cho các cháu là Hoàng Lệ Hùng và Hoàng Lệ Hổ... Sau hiệp định Giơ ne vơ Gia Ninh lại chia tách. Chúng tôi được biên chế ở Tây Ninh. Thời kỳ đó tôi lại về chiến khu công tác như cũ còn anh Kha bận việc mở đường cho các anh em đồng chí mình đi tập kết ra Bắc qua đường Phụng Hiệp (Giá Rai - Rạch Giá). Năm 1955 tôi sinh Hoàng Lệ Kiếm (cháu gái). Từ năm 1955 đến 1956 thỉnh thoảng anh Kha mới về Sài Gòn báo cáo làm việc với ủy ban quốc tế (gồm: miền Bắc, miền Nam, Ba Lan, Canađa) tình hình vi phạm các điều khoản hiệp định Giơ ne vơ của chính quyền Diệm. ít khi anh về nhà, anh thường liên hệ nhắn người dùm để tôi đến gặp anh hoặc ở Sài Gòn hoặc ở Tây Ninh, năm 1957 tôi sinh Hoàng Lệ Dũng (Dũng đã mất năm 1993). Những năm sau tình hình ngày càng căng thẳng vợ chồng ít được gặp nhau. Lần cuối cùng tôi đi Tây Ninh thăm anh vào tháng 6 năm 1959 anh có vẻ rất nhớ con, anh nói: "Thăm anh đừng mua gì hết, mang một đứa đi theo là anh mừng".
Thế rồi tháng 8 năm 1959 anh bị chúng bắt, chúng đưa anh ra tòa quân sự đặc biệt, hễ tòa tuyên xong là thi hành chứ không được kháng án. Nhưng vì dư luận kịch liệt phản đối đặc biệt là ở miền Bắc lúc đó và có sự can thiệp của ủy ban quốc tế nên chúng tạm dừng việc giết anh Kha. Chúng giải anh về khám Chí Hòa.
Tôi nghe lời khuyên của anh Mười Đôi (tức Mười Lý. Sau ngày thống nhất anh Mười Lý là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh Tây Ninh, đại biểu Quốc hội). Anh Mười Lý lúc đó bảo tôi làm đơn xin thăm, nuôi anh Kha. Tôi đến tòa án quân sự đặc biệt ở Tân Sơn Nhất gần trụ sở của Quân khu VII bây giờ, viên Chánh án là Nguyễn Văn Thọ phê vào đơn "Chỉ được nuôi chứ không được thăm". Tôi tiếp tục chạy nhiều cửa để vừa đấu tranh vừa lo lót mục tiêu là cứu chồng. Thậm chí tôi làm đơn trực tiếp gửi cho Ngô Đình Diệm (gửi qua bưu điện). Nghĩ đến lời tôi đã hứa với anh: "Mình đã hoạt động là một chân đã ở trong tù rồi, có thể phải chấp nhận hy sinh đến tính mạng... Nếu phải hy sinh thì.. .đàn bà có thể ở vậy thờ chồng nuôi con, còn đàn ông bước tiếp bước nữa chắc con khổ lắm..."
Trước khi anh Kha bị xử tử, trong số thư gửi cho anh, tôi hứa với anh rằng, anh có mệnh hệ gì tôi sẽ ở vậy nuôi con đến trưởng thành, để khi từ trần xuống suối vàng gặp anh, tôi sẽ không xấu hổ. Nghe nói anh xúc động lắm còn tôi đã sống như vậy để thực hiện lời hứa của mình từ năm tôi 31 tuổi đến giờ là bà lão 83.
Chúng giam anh Kha ở Khám Chí Hoà rất nghiêm ngặt, nhưng vì cả nhà tôi lo lót, nên mọi thư từ giữa anh và tôi vẫn được thường xuyên. Được thể tôi còn gửi quần áo thêm vào cho anh.
Tôi gặp luật sư Đỗ Mạnh Quát người được chúng phân công bào chữa cho Hoàng Lệ Kha, nhưng ông Quát cho biết anh Kha đã khước từ tất cả vì anh coi đó chỉ là bức màn che mắt. Ông Quát nói với tôi: "Tôi nói thực với bà, ông Kha là người rất thông minh, khí phách trượng phu, ăn nói lưu loát có thể ông Kha tự bào chữa được cho mình nhưng...". Ông Quát cười rồi buông thõng "Nhưng phải tội ông ấy rất cứng đầu".
Lại nói sau khi phiên tòa xử anh kết thúc nhiều tờ báo như: Buổi sáng, Lẽ sống, Sài Gòn mới, Tiếng chuông... Đặc biệt tờ Buổi sáng do Trần Tín Quốc làm chủ bút có đăng bài của một nữ phóng viên sắc sảo trong giới báo chí hồi đó là Kim Mai: "... Con người rất thông minh, thẳng thắn và rất bình tĩnh suốt phiên xử không lần nào có từ ngữ nào xin sự khoan hồng của nơi tòa...".
Trong lúc chờ ra pháp trường anh viết thư kể cho tôi là chúng cho người bí mật dụ dỗ anh. Chúng bảo, nếu anh đầu hàng thì chức vụ bên cộng sản cấp nào chúng sẽ thăng lên hai cấp liền, chúng sẽ cấp cho nhà và xe hơi... Nhưng anh đã khinh bỉ trước những đòn cũ rích mà bọn chúng vẫn thường vừa đấm vừa xoa.
Hoàng Lệ Kha là nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, ngay từ khi còn học trong trường. Mười chín tuổi ông vào Đảng Cộng sản, 22 tuổi dời quê hương vào Nam theo sự phân công của Đảng. Từ năm 1939 đến 1960 là thời kỳ ông được giao nhiều nhiệm vụ trọng trách nhất và cũng gặp nhiều khó khăn gian khổ nguy hiểm nhất. Hoàng Lệ Kha luôn tỏ rõ lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng. Theo bà Nguyễn Thị Nghi vợ ông, các cán bộ lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, những người cùng thời với ông có xác nhận bằng bút tích và kể lại: Lúc còn ở Thanh Hóa - Hà Nội ông Kha hay đi lại với ông Lê Hữu Kiều (lão thành cách mạng, nhà hoạt động chính trị có tiếng), là anh ruột ông Lê Hữu Khải nguyên Thường vụ tỉnh ủy Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều khóa liền.
Ông Trần Hữu Hàn (tức Văn Hà) nguyên chỉ huy phó bộ đội du kích Lê Hồng Phong, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thống Nhất, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh Gia Định kiêm trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Định rất biết rõ về ông Hoàng Lệ Kha: Thời hoạt động phong trào hướng đạo, ông Kha viết vở kịch Đêm Lam Sơn (1943) và chính ông tự vào vai Nguyễn Trãi rất thành công.
Tính ông thương người, thích trẻ con. Một lần ông đi công tác có cần vụ đi theo, gặp một gia đình ở nông thôn vùng rừng thấy 3 - 4 đứa trẻ nhếch nhác thèm ăn, ông hỏi thì biết bố mẹ chúng đi làm rẫy cả còn ít gạo ở ruột tượng mang theo, ông Kha đổ ra rá vo gạo bảo người cần vụ nấu cơm rồi cho mấy đứa trẻ ăn, hôm đó cả ông và người cần vụ bị đói. Tình cảm như vậy nhưng tính ông dứt khoát mạnh mẽ, ngay đặt tên cho con cái đều do ông đặt, cả gái trai đều mang tên rất hùng, rất mạnh như: Hoàng Lệ Dần (nữ), Hoàng Lệ Hùng, Hoàng Lệ Hổ, Hoàng Lệ Kiếm (nữ), Hoàng Lệ Dũng.
Có chuyện: Một đồng chí cán bộ cấp dưới trước khi đi công tác mới thực thà nói với ông Kha "Anh Tư ơi! bữa đó về gặp địch rượt đuổi, em đã bị mất hết quần áo, tấm đắp". Ông Kha thương người cán bộ cấp dưới liền đưa quần áo và tấm chăn mỏng của mình cho người cán bộ, người cán bộ từ chối ông nói: "Tôi sắm sau chú đi đến đồng bào thiếu quá thì hoàn thành nhiệm vụ thế nào". Thế rồi ông phải tự khắc phục thiếu thốn hàng vài tháng vì khi đó cán bộ, bộ đội hoạt động ở miền Đông Nam bộ là chịu khổ nhiều.
Ba mươi bảy năm sau ngày ông Hoàng Lệ Kha hiên ngang bước lên máy chém của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ông Hoàng Lệ Kha được Đảng và Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (quyết định số 1305 KT/CTN do Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký ngày 23 tháng 7 năm 1997).
ở miền Nam, từ ngày thống nhất đất nước có nhiều địa phương nơi ông Hoàng Lệ Kha đã từng hoạt động trong những năm tháng nằm gai nếm mật, đặc biệt tỉnh Tây Ninh nhân dân ở đây đã coi Hoàng Lệ Kha như người con thực sự của quê hương, tên của ông được đặt cho đường phố, bệnh viện, trường học, nhà in... Tên ông được nhắc thường xuyên trong cuộc sống sinh hoạt, hội nghị, đại hội... Cảm động nhất là gặp các thế hệ trẻ ở Tây Ninh hôm nay họ phần nhiều biết đến sự tích anh hùng Hoàng Lệ Kha. Khu tưởng niệm Hoàng Lệ Kha, nơi ông hiên ngang trước máy chém quân thù được xây dựng trong một khuôn viên rất trang trọng. Vượt ra ngoài tỉnh Tây Ninh ở huyện Lấp Bò nơi ráp ranh hai tỉnh Đồng Tháp - Cần Thơ cũng có đài tưởng niệm Hoàng Lệ Kha với bức tượng bán thân cỡ lớn bằng xi măng cốt thép, đằng sau tượng là tấm phù điêu, vững trãi uy nghi.
Trở lại làng Trang Các, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, nơi ông sinh ra và những năm ông theo học ở trường tiểu học phủ Hà Trung, nay đã khác nhiều lắm, cái nghèo đói triền miên, cảnh xơ xác tiêu điều đã trở về thời dĩ vãng xa xưa, chỉ nhắc lại để rồi mà nhớ mà thương mà rồi từ đấy mới thấy sức vươn lên, nhất là từ những năm đổi mới những chủ trương đường lối của Đảng chắp cánh cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân cứ thế mà vươn ra cả chiều rộng, chiều dài. Hà Phong nay cũng trên đà tìm cái ngon mà ăn cái đẹp mà mặc, đồng ruộng hai vụ ăn chắc, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, công sở làng xã, nhiều nhà trong dân cũng cứ tầng hóa mà vươn ra. Các thế hệ con em xã Hà Phong lần lượt trưởng thành: Có cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước ở các cấp, cán bộ khoa học, quản lý, giáo dục, văn hóa, quân đội v.v... Nhiều tấm gương cá nhân và các gia đình nông dân sản xuất giỏi.
Năm 1991 thể theo nguyện vọng của nhân dân và Đảng bộ huyện Hà Trung, trường trung học phổ thông Trung Sơn được đổi tên thành trường Trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha và được di dời từ xã Hà Toại lên thị trấn. Trường hiện tại có 85 thầy cô giáo và cán bộ. Nhà trường luôn có khoảng từ 1600 đến 1800 học sinh. Năm học 2007 - 2008 theo chủ trương của ngành giáo dục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp chặt chẽ nhất thì trường Hoàng Lệ Kha vẫn đạt 93% học sinh đỗ tốt nghiệp và có trên 55% đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Nhà trường có tới 79 giải cấp tỉnh ở các môn học, có giải quốc gia về vật lý.
Tôi xem bút tích bức thư của bác Kha viết cho người cháu đã trên 50 năm mà nhà trường sưu tầm lại được bản phô tô. Thời điểm đó, cách mạng ở miền Nam gặp vô vàn khó khăn, luôn bị kẻ thù lùng sục để bắt bớ giết chóc, thế mà bác Kha viết thư dặn người cháu là: "...Chú ở đây cần sách báo ở miền Bắc, mấy con mua xem rồi thì kiếm cách gởi vào cho chú, có thứ gì cho thứ nấy, nhất là những loại cho nghiên cứu học tập và một số tiểu thuyết cần thiết để luân chuyển trong nhân dân xem như: Nhật ký trong tù của Bác, Vượt Côn Đảo, Bà mẹ của Ma ri quy ri... gởi lần lần, đừng gởi nhiều một lúc...".
Nửa thế kỷ đã qua, tấm gương người cộng sản, người Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh quê ở Hà Trung - Thanh Hóa, người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vẫn giữ mãi giá trị nguyên vẹn cho thế hệ hôm nay và mai sau.
N.T.P
(nguồn Văn Nghệ Xứ Thanh)
datdung(TheoLNT)
Read more:http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1239#ixzz26mYs3yir
Under Creative Commons License:Attribution
No comments:
Post a Comment