Thursday, December 27, 2012

Bảo vệ chế độ là bảo vệ cái sổ lương hưu (đã lĩnh và sắp lĩnh)

Trong các lãnh đạo Đảng CSVN, còn ai là nhà vô sản nữa đâu? Vì thế nói "bảo vệ chế độ", phải "giữ vững con đường XHCN" là không chính xác. Đúng ra phải là "bảo vệ quyền lợi" và "giữ vững nồi cơm".

Posted by: Admin A

=======
Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông Cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội

"Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN." 

http://www.youtube.com/watch?v=HEQkyp--UUQ

Wednesday, December 26, 2012

VỤ CẢNH SÁT ĐÁNH VỠ RUỘT ĐỒNG NGHIỆP: CÓ DẤU HIỆU BAO CHE?

“VỤ CẢNH SÁT ĐÁNH VỠ RUỘT ĐỒNG NGHIỆP: CÓ DẤU HIỆU BAO CHE?”

“Vì một va chạm giao thông nhỏ, hai cảnh sát hình sự đã lao vào nhau như những kẻ côn đồ. Một người vì say rượu nên không có khả năng chống đỡ. Còn người kia ra đòn không thương tiếc và truy đuổi đồng nghiệp vào tận khu trọ, đánh đến vỡ ruột…

Khi cảnh sát hành xử côn đồ

Báo Phụ Nữ nhận được đơn thư của chị Hoàng Thị Oanh, SN 1958, trú tại 71 Nhị Thanh, P.Tam Thanh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tố cáo việc con trai chị là Lý Ngọc Sơn, SN 1987 (cảnh sát hình sự tỉnh Lạng Sơn, hiện đang học tại Học viện Cảnh sát) đã bị bạn cùng trường là Lê Hồng Quân (cảnh sát hình sự huyện Từ Liêm, Hà Nội, đang theo học khóa 25 - chuyên ngành điều tra hình sự, Học viện Cảnh sát) đánh trọng thương, dẫn đến đứt ruột, suýt mất mạng. Ngày 19/11 và 5/12, chị Oanh đã hai lần gửi đơn tố cáo đến Công an huyện Từ Liêm (địa bàn xảy ra sự việc), Công an TP. Hà Nội - nhưng không hề nhận được hồi đáp nào.

Lý Ngọc Sơn được cấp cứu tại Khoa Ngoại - Bệnh viện 198 (Bộ Công an). Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: “Nạn nhân khai là bị đá nhiều lần vào bụng bằng giày đinh. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chuyên khoa nhận định bệnh nhân bị đứt ruột, phải phẫu thuật ngay, nếu chậm trễ sẽ dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng…”.

Sau khi được bác sĩ nối lại ruột non và điều trị tích cực, Sơn kể lại sự việc: “Chiều 17/11, được nghỉ học nên tôi có uống rượu tại tiệc sinh nhật bạn. Khi đã ngà say, tôi phóng xe máy trở về ký túc xá và va phải chiếc ô tô mang BKS 29A - 28028, nên ngã xuống đường. Từ trên xe có một đôi nam nữ bước xuống, người đàn ông chửi và đánh tôi tới tấp khi phát hiện thấy chiếc gương xe của anh ấy bị vỡ. Tôi có nói là sẽ đền chiếc gương khác, nhưng anh ấy vẫn đánh tôi túi bụi, người phụ nữ đứng xem chứ không hề can gián. Gót giày anh ta cứ thế nện túi bụi vào bụng tôi cho đến khi tôi nằm im dưới đất không biết gì nữa. 

Một người biết tôi là học viên của Học viện Cảnh sát, đưa tôi về gần cổng trường để sơ cứu. Người đàn ông đó còn xông vào nhà trọ đòi giết tôi: “Mày không phải công an thì “bố” đánh chết, hiểu chưa?”.

Người đàn ông đã đánh Sơn, được ví như “cậu giời” ở khu tập thể Học viện Cảnh sát tên là Lê Hồng Quân (nguyên là cảnh sát hình sự Công an huyện Từ Liêm), hiện đang học tại chức tại Học viện Cảnh sát, có bố làm cán bộ trong Học viện. Một ngày sau, khi tin đồn Sơn đi cấp cứu vì bị Quân đánh vỡ ruột lan nhanh, gia đình Quân cử người đến bệnh viện túc trực bên cạnh Sơn và ngỏ ý mong Sơn không tố cáo Quân.

Tiếp cận những nhân chứng trực tiếp can ngăn trong vụ ẩu đả, chúng tôi đã thu thập được những thông tin khách quan. Bà Lê Thị Tâm ở số nhà 16, xóm 2, khu C, Học viện Cảnh sát cho biết: “Tôi đi chợ về ngang qua, nhìn thấy Quân đang đánh một thanh niên rất dã man. Tôi ngạc nhiên vì hôm đó là ngày cưới của Quân, cô vợ Quân đang đứng cạnh chiếc xe, không can ngăn gì”.

Một nhân chứng khác là bà Nguyễn Thị Thành, ở khu C - Học viện Cảnh sát cho biết: “Tôi cử mấy thanh niên đang trọ ở nhà tôi ra đưa Sơn về nhà tôi để lau vết thương. Lúc này Sơn không đi lại được nên mọi người phải cõng. Tôi nghĩ là Quân mới đám cưới buổi sáng nên có uống rượu, cậu ta không làm chủ được hành vi của mình, chỉ thấy cậu ta cứ lồng lên như con thú đói mồi. Mặc dù Sơn đã được đưa vào trong nhà tôi, mà nó vẫn lồng lên đòi đánh tiếp. Tôi nói: “Nó cũng là công an đấy”! Quân hung hăng bảo: “Nó không phải là công an thì hôm nay cháu đánh chết nó”. Bà Nguyễn Thị Huynh, nhân viên phục vụ của quán cơm bà Thành ngăn không cho Quân vào nhà, liền bị Quân tát và đẩy ngã. Cuộc ẩu đả kết thúc khi có người ra kéo Quân về nhà. Sự việc xảy ra từ chiều 17/11, Sơn nằm lịm ở nhà bà Thành cho đến tối cùng ngày. Bà Thành gọi xe đưa Sơn đi cấp cứu.

Gợi ý rút đơn tố cáo

Trao đổi với PV, bà Hoàng Thị Oanh nói: “Chỉ cần chậm nửa giờ thôi là con tôi có thể chết vì bị nhiễm trùng ổ bụng. Bức xúc trước sự côn đồ của Quân, tôi làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Ngay sau đó, gia đình Quân thường xuyên đến bệnh viện tỏ ra chăm sóc Sơn và mong chúng tôi thông cảm. Tôi không hiểu vì lý do gì mà cả hai lá đơn của tôi gửi đến Công an huyện Từ Liêm đều không nhận được hồi đáp”.

Chiều 12/12, tiếp PV ở cửa phòng làm việc của mình, ông Nguyễn Văn Lân, Phó trưởng Công an huyện Từ Liêm, yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy giới thiệu, thẻ nhà báo và đơn tố cáo của bà Oanh. Nhưng khi PV đáp ứng những yêu cầu trên thì ông Lân lạnh lùng nói: “Bà Oanh bị thần kinh đấy, bà ấy rút đơn rồi nên không có gì mà trả lời các nhà báo cả!”. Nói xong, ông Lân đi thẳng ra khỏi trụ sở làm việc. Chúng tôi ngỡ ngàng trước câu nói thản nhiên đến phũ phàng của ông Lân.

Chiều 19/12, bà Oanh cho biết: “Tôi đã được Công an huyện Từ Liêm mời làm việc vào sáng 17/12. Đích thân ông Nguyễn Văn Lân đã tiếp tôi và đề nghị tôi rút đơn tố cáo Lê Hồng Quân để hai bên tự hòa giải, gia đình Quân sẽ đền bù cho con tôi xứng đáng. Ông Lân nói: “Thằng Quân mà đi tù thì nhà bà cũng chẳng được cái gì”. Nhưng tôi không đồng ý”.

Chiều 20/12, anh Lý Ngọc Sơn khẳng định giữ nguyên quyết định tố cáo Lê Hồng Quân đã đánh mình vỡ ruột. Bà Oanh khẳng định, phía Công an huyện Từ Liêm cũng chưa một lần tiếp xúc với con trai bà và nhân chứng.”

Chú thích hình: Nạn nhân Lý Ngọc Sơn trên giường bệnh
Nguồn: http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/vu-canh-sat-danh-vo-ruot-dong-nghiep-co-dau-hieu-bao-che/a82354.html

"TƯ BẢN ĐỎ" LÀ GÌ?


"TƯ BẢN ĐỎ" LÀ GÌ?

Khái niệm "Tư bản đỏ" được người Việt Nam sử dụng để chỉ những quan chức theo chủ nghĩa Cộng Sản nhưng lại vơ vét tài sản của xã hội vào túi riêng, hô hào xóa bỏ bọn tư sản bóc lột nhưng chính mình lại biến thành những nhà tư sản... Cách gọi này khá phù hợp với lý thuyết về "giai cấp mới" mà bác Milovan Djilas đề cập trong cuốn sách cùng tên, "Giai cấp mới". Giai cấp mới được hình thành một cách tất yếu ở các quốc gia hoàn tất cuộc cách mạng XHCN, lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm kim chỉ nam: 

Hỏi: Giai Cấp Mới gồm những ai? 

Đáp: Đó là một nhóm người trong đảng, có quyền quản lý và phân phối toàn bộ khối tài sản đã được quốc hữu hóa và tập thể hóa. Chính vai trò độc quyền quản lý và phân phối thu nhập quốc dân cũng như mọi tài sản khác của quốc gia đã biến tầng lớp này trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi. Dựa trên một loại hình sở hữu đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử loài người, đó là "sở hữu tập thể", giai cấp mới chiếm đoạt thành quả lao động của xã hội, tự cho mình hưởng thụ những đặc quyền đặc lợi to lớn. Để duy trì quyền lợi của mình, giai cấp mới tiếp tục phải sử dụng tới bạo lực và tuyên truyền. Điểm khác biệt giữa giai đoạn đầu và giai đoạn sau của cách mạng là, quyền lực, từ chỗ là mục đích [phải chiếm được quyền lực để cải thiện xã hội] trở thành phương tiện [là công cụ duy trì quyền lợi]. Tư cách của người đảng viên cũng thay đổi giữa hai thời kỳ: "Trước cách mạng, các đảng viên cộng sản có nghĩa là nghèo khổ về vật chất, thoát li hoạt động là vinh dự, thì giờ đây, khi đảng đã nắm được chính quyền, đảng viên đồng nghĩa với thành viên của giai cấp nắm quyền, hoạt động cách mạng đồng nghĩa với việc trở thành những kẻ bóc lột đầy quyền uy."

Hỏi: Giai Cấp Mới có những đặc điểm gì nổi bật? 

Đáp: Một số đặc điểm quan trọng của Giai Cấp Mới này là:

1/ "Do sự bấp bênh về vị trí xã hội và kinh tế, cũng như xuất thân từ một đảng chính trị, giai cấp mới buộc phải cực kỳ cố kết, luôn hành động một cách có ý thức với một kế hoạch thật rõ ràng. Như vậy, giai cấp mới có tổ chức và ý thức hơn bất kỳ giai cấp nào trước đó".

2/ "Giai cấp mới cũng tham lam giống như giai cấp tư sản thời kỳ đầu, nhưng lại không cần cù và tiết kiệm bằng các nhà tư sản. Nó là tổ chức cố kết và khép kín, giống như giai cấp quý tộc, nhưng lại thiếu tâm hồn tinh tế và phẩm chất của người hiệp sĩ"

3/ "Quyền lực tạo ra cho những kẻ cầm quyền thói ham hố quyền lực, giả dối, nịnh bợ, ghen tị. Tham quyền và chủ nghĩa quan liêu là hai căn bệnh nan y của chủ nghĩa cộng sản".

4/ Quyền lực của giai cấp mới thể hiện qua khả năng kiểm soát tài sản xã hội và khả năng kiểm soát tư tưởng của dân chúng. Khi mất một trong hai, hoặc cả hai, quyền kiểm soát này, giai cấp mới sẽ lột trần và thủ tiêu: Mất quyền kiểm soát tài sản xã hội, nó sẽ mất đặc quyền đặc lợi, và lý do gắn kết giai cấp tan vỡ. Nếu mất khả năng kiểm soát tư tưởng, nó sẽ mất luôn lý do để kiểm soát tài sản xã hội, dẫn tới tan vỡ. Đó là đường hướng tạo ra xã hội dân chủ và tự do dưới xã hội cộng sản: Đòi hỏi tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, thu hẹp kinh tế quốc doanh... Chính vì vậy, giai cấp mới bám dính lấy chủ nghĩa Marx giáo điều, độc quyền tư tưởng, xóa bỏ các hình thức sở hữu khác ngoài "sở hữu tập thể", bất chấp quyền lợi của đất nước để duy trì quyền lợi của mình. 

Hỏi: Mâu thuẫn lớn nhất của Giai Cấp Mới là gì?

Đáp: Giai cấp mới không có chính danh: Nó chiếm đoạt và hưởng thụ tài sản của toàn xã hội, nhưng lại phải nhân danh "sở hữu tập thể", "tài sản xã hội chủ nghĩa"... tức là không được nói thật rằng tài sản này là của nó. Từ đây sinh ra chuyện "nói một đằng, làm một nẻo": Một mặt nó phải liên tục bảo vệ quyền sở hữu của mình, chiếm đoạt một cách bất công thành quả lao động của người khác; một mặt khác, nó lại phải leo lẻo lý thuyết XHCN, hứa hẹn công bằng và bình đẳng xã hội. Mâu thuẫn này sẽ ngày càng lớn, dẫn tới sự sụp đổ của giai cấp mới. Những đòi hỏi tự do chính là những mũi kim đâm trúng tim đen giai cấp mới, lật tẩy bản chất của nó, là đòi hỏi quan hệ sở hữu phù hợp với pháp luật. Vì thế giai cấp mới chống lại mọi đòi hỏi về tự do nhân danh bảo vệ "xã hội chủ nghĩa". Giai cấp mới duy trì một chế độ đàn áp cả về tinh thần lẫn kinh tế khiến cho người dân luôn sống trong sợ hãi, luôn lo sợ mình làm gì sai để biến thành "kẻ thù của chủ nghĩa xã hội". Điều này cũng giống như thời Trung cổ, người ta phải luôn chứng tỏ rằng mình là người trung thành với nhà thờ. Giai cấp mới đã đầu độc giết chết đời sống tinh thần của dân tộc mình, khiến con người ngu đần đi vì tuyên truyền, không còn nhận thức được sự thật và không vươn tới được các ý tưởng mới.

-ST-
ANH: Hội Phát Cuồng Vì Sự Nguy Hiểm Của Hội Ghét Phản Động
POSTED BY: ADMIN A

=================

NHỮNG VIDEO LIÊN QUAN

Dân Oan Tiền Giang tường thuật lại cảnh đi đòi công lý 1/3
http://www.youtube.com/watch?v=dAFhlQs_k6c

Dân Oan Tiền Giang tường thuật lại cảnh đi đòi công lý 2/3
http://www.youtube.com/watch?v=JyCiTknoVFE

Dân Oan Lê Thị Kim Thu chuyện thương tâm của những người dân oan 1/3
http://www.youtube.com/watch?v=IQFxQIGXKws

Dân Oan Lê Thị Kim Thu chuyện thương tâm của những người dân oan 2/3
http://www.youtube.com/watch?v=44bJ8J5kZwE

Dân Oan Lê Thị Kim Thu chuyện thương tâm của những người dân oan 1/3
http://www.youtube.com/watch?v=GUpM7ul6OVI

Full: 38.000 đồng/m2 - Công An cưỡng chế đất thật dã man tại Quảng Ninh 21/12/2012 
http://www.youtube.com/watch?v=e9IvJRS81HE

Công An cưỡng chế đất tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhiều dân bị thương
http://www.youtube.com/watch?v=KJYBpdXg93A

21/12/12 - Công An cưỡng chế đất có đụng độ với dân ở Quảng Ninh 
http://www.youtube.com/watch?v=4Pjt4wldEW8

Cưỡng chế đất Đông Triều, Quảng Ninh 21/12/2012 dân la hét, kêu khóc

http://www.youtube.com/watch?v=y1QRV41-pCM

********************************
NHỮNG VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT TRƯỚC ĐÓ

1. Công An bắn chết em trai 12 tuổi và 2 người bị trọng thương cưỡng chế đất
http://www.youtube.com/watch?v=We-R1GqF8U8

2. Công An nổ súng vào dân bắn 3 phụ nữ bị thương giải toả ngăn cản thi công
http://www.youtube.com/watch?v=vBxmCTPycN0

3. Công An dã man dùng cần cẩu đập vào 1 phụ nữ bị thương cưỡng chế đất
http://www.youtube.com/watch?v=9JDF46rVkmk

4. Phụ nữ Việt thà chết để giữ đất - Chính Quyền Vũng Tàu cướp đất dân
http://www.youtube.com/watch?v=Z7PUMC21Cpc

5. Bà Mẹ Liệt Sĩ Việt Nam Anh Hùng bị cưỡng chế nhà thật dã man
http://www.youtube.com/watch?v=3UM6fGJrNtc

6. Công an đàn áp, đập phá nhà dân giữa Thủ đô Hà Nội
http://www.youtube.com/watch?v=UKiEiLUfJEs

7. Dân Văn Giang, Hưng Yến kể vụ cưỡng chế: Nghe mà rớt nước mắt
http://www.youtube.com/watch?v=IdTY44pmQXg

8. Vụ Bản, Nam Định: chính quyền sử dụng vũ lực cưỡng chế đất của dân
http://www.youtube.com/watch?v=usCglnF91bg

9. Phá nhà dân ko cần giấy phép - Tái định cư họ ngoài đường
http://www.youtube.com/watch?v=lOp5_nu6ap0

10. Từ Tiên Lãng đến Văn Giang
http://www.youtube.com/watch?v=w8TuQZhGtyI

11. Công An dã man đàn áp phụ nữ tại chợ Xanh Cao Bằng
http://www.youtube.com/watch?v=dSaByh8mk5Q

12. Chính quyền cướp đất, đốt nhà dân, bắn đạn cay, phá hoại hoa màu của dân.
http://www.youtube.com/watch?v=EZFqhjQgsRI
 

TOP TEN PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG 2012




►► TOP TEN PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG 2012

1. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

2. Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn: “Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.

3. Đất nước trên cỗ xe hỏng phanh: “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

4. Đồng chí X: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí “X” không có lỗi”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích về việc Bộ Chính trị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

5. Tôi không chạy, cũng không xin, không thoái thác: “Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc về văn hóa từ chức.

6. Ăn hết phần của dân: “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn?”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

7. Kỷ luật sinh ra thù oán: “Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích vì sao không kỷ luật bất cứ ai, kể cả “đồng chí X”. Ông gọi đây là sự khoan dung theo tinh thần ‘nhân văn Việt Nam’.

8. Tổ quốc XHCN là cái sổ hưu: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu”- Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện chính trị Bộ Quốc phòng.

9. Mới mẻ chưa từng có trên thế giới: “Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá về chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quan chức.

10. Trận đánh hay viết thành sách: “Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách!”- Đại tá giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói về cuộc cưỡng chế Tiên Lãng. 

* * * * *

2012 là một năm quá nhiều phát ngôn ấn tượng, ấn tượng đến bi hề. Vì thế để tránh bỏ phí những phát ngôn… xuất sắc, xin giới thiệu thêm top phát ngôn lọt vào chung khảo, gồm những phát ngôn từ vị thứ 11 đến 20:

11. Tập đoàn tham nhũng: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn… Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

12. Thế hệ chúng tôi tự hào vì đã hút cạn dầu, đào hết than: “Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển, từng đi chặt rừng để bán sang Nhật. Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”- Chuyên gia kinh tế Bùi Văn.

13. Dân lấy đâu ra nhiều tiền thế?: “Hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua? Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã… kêu ầm lên!”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị mắng dân khi nghe dư luận phản ứng gay gắt trước các chủ trương thu phí thuế giao thông.

14. Mở cuộc vận động tiết chế lòng tham: “Nên mở một cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước?”- Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương.

15. Làm Bộ trưởng mà chả có đồng nào trong túi: “Làm Bộ trưởng đúng lúc cắt giảm không sung sướng gì. Nhiều nơi đến xin gặp toàn phải xin phép từ chối. Được làm Bộ trưởng mà chả có đồng nào trong túi cả!”- Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh.

16. Việt Nam là nước XHCN nên không cần biểu tình: Ông Niê Thuật, đại biểu quốc hội, ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk đề nghị rút dự luật biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội năm 2013, vì theo ông “nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, chưa nói tới biểu tình”.

17. Xin nhận một nửa giải Nobel: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng.

18. Đóng phí là yêu nước: “Đóng phí là thể hiện sự yêu nước vì thế người dân phải thấy đó là niềm hạnh phúc và tự hào”- Bộ trưởng Giao thông- vận tải Đinh La Thăng.

19. Đặc xá vì nhà tù quá tải: “Ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá một đến hai lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt”- Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc công an TP Hồ Chí Minh.

20. Câu trả lời để quên ở nhà: "Câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có (câu trả lời) đầy đủ nhưng đang để ở nhà”- Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn tại quốc hội về sai phạm của tập đoàn Sông Đà và các tập đoàn, tổng công ty khác. 

-- TRƯƠNG DUY NHẤT
____________________

[ Đăng bởi Admin J ]

Wednesday, December 5, 2012

NKYN KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NGÀY 9/12/2012





LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NGÀY 9/12/2012

Địa điểm tập kết: trước cửa Nhà Hát Lớn - Hà Nội. Bắt đầu lúc 9h.
Tuần hành đến Đại Sứ quán Trung Quốc - số 46 đường Hoàng Diệu.

♥ Đề nghị đồng bào chia sẻ lời kêu gọi này vì Tổ quốc ♥


Kính thưa toàn thể đồng bào!

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu nhưng bất khuất. Nhà nước ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Họ đã quyết dã tâm cướp biển đảo của chúng ta.

Trung Quốc chiếm trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa cùng nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa và ngày càng tỏ ra ngang ngược. Họ trắn trợn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà phạm vi của nó bao trùm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 80% diện tích biển Đông. Họ mặc sức bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân Việt Nam, đâm chìm tàu cá, phá hoại ngư cụ, giam tàu đòi tiền chuộc. Họ huy động hàng chục nghìn tàu tận thu hải sản, đặt giàn khoan thăm dò khai thác tài nguyên biển Đông, gọi thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, rồi tập trận diễu võ dương oai đe dọa chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa.

Đặc biệt, ngày 30/11 vừa qua, Trung Quốc lần thứ 3 ngang nhiên cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền Việt Nam. Mới đây, họ còn ngạo mạn đưa ra quyết định triển khai lục soát tàu thuyền trên biển Đông, và trắng trợn tuyên bố với thế giới rằng quyết định này là để nhằm vào ngư dân Việt Nam. Trung Quốc lại vừa tung chiêu thâm độc in hình bản đồ chữ U chín đoạn lên hộ chiếu điện tử kiểu mới để cấp cho công dân của họ. Chúng ta đang buộc phải đối mặt với tình thế là cả tỉ công dân Trung Quốc lê cái lưỡi bò đi khắp thế giới, và tất nhiên, ở ngay tại Việt Nam khi mà chính phủ chưa có giải pháp mạnh tay.


Chúng ta sẵn sàng đàm phán nhưng chúng ta có quyền đương nhiên bằng mọi cách khẳng định mạnh mẽ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình. Và một điều tối quan trọng: đất nước này là của nhân dân Việt Nam, chúng ta không có quyền phó thác hết chuyện bảo vệ chủ quyền quốc gia cho đảng và nhà nước.

Tổ quốc đang lâm nguy, ngư dân đang chịu bao đau thương, danh dự dân tộc Việt Nam đang bị sỉ nhục, chúng ta không thể vô cảm. Đồng bào hãy cùng nhau đứng lên xuống đường đả đảo Trung Quốc xâm lược, phản đối đường lưỡi bò, bảo vệ máu thịt Việt Nam, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo quê hương, và chứng tỏ danh dự của dân tộc thông qua từng người biểu tình. Đây chính là cơ hội rất tốt để huy động công luận thế giới, gắn kết đồng bào Việt Nam bất kể chính kiến, đảng phái, tôn giáo, trong hay ngoài nước… hễ ai mang dòng máu Việt Nam đều gánh trên vai trách nhiệm với Tổ quốc.

Khi mà quân bành trướng Bắc Kinh xâm phạm bờ cõi Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ, liên tục kể từ năm 1956 (năm 1956 Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa), và ngày càng leo thang nghiêm trọng, thì chúng ta không thể ngồi im. Tình đoàn kết trong nghĩa đồng bào là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất, thông minh nhất để chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.

Dân tộc Việt Nam không đời nào chịu khuất phục!

Đứng lên trong nghĩa đồng bào
Miệng thét đả đảo, tay cao ngọn cờ
Những loài cướp nước đừng mơ
Những quân bán nước vong nô đừng hòng
Các con của Mẹ một lòng
Việt Nam quyết thắng, quang vinh muôn đời!
Mẹ Việt Nam ơi, chúng con đứng bên Người!


iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii  iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii  iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii  iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Nhật ký yêu nước

VIDEO VỚI LỚI KÊU GỌI:
[url]http://www.youtube.com/watch?v=diMtYQlVSsw[/url]

NÀY NGƯỜI ANH EM
[url]http://www.youtube.com/watch?v=De1A_ITlyyc[/url]

NẾU TỔ QUỐC TÔI KHÔNG CÒN BIỂN
[url]https://www.facebook.com/photo.php?fbid=565350153491736&set=a.129021940457895.21585.114731331886956&type=3&theater[/url]

CHIÊU HỒN NƯỚC
[url]https://www.facebook.com/photo.php?fbid=566326866727398&set=a.211836168843138.67564.114731331886956&type=1&theater[/url]



Bookmark and Share

Thursday, September 20, 2012

Noi Ve Cong San


Bookmark and Share

Yugoslavia Secretary General:
Milovan Djilas: 20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim,40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.

Soviet Secretary General: Mr. Mikhail Gorbachev:
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản .Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

Nhà văn CS và là Đại biểu QH, Nguyễn Khải viết: "Người CS nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không biết mắc cở miệng, sợi dây thần kinh ngượng bị đứt. Người dân vì muốn sống còn, cũng đành phải dối trá theo. Họ thuộc lòng bài bản như cháo, và xử dụng thường xuyên nên đã trở thành cái tật, vì thế khi mở miệng ra là phải nói láo".

Boris Yeltsin cho biết "Chế độ Cộng sản chỉ có thể bị thay thế chớ không có thể cải tổ được".

Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nói rất chí lý: "Cộng Sản sinh ra từ cái nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng sự dối trá và bạo lực, và chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của cả nhân loại".

Monday, September 17, 2012

VÌ SAO CÀNG CÓ NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM THÍCH "TỰ TỬ" TRONG ĐỒN CÔNG AN, HOẶC CỐ TÌNH CHẾT TRƯỚC KHI BỊ ĐEM RA TÒA XÉT XỬ?


Bookmark and Share

VÌ SAO CÀNG CÓ NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM THÍCH "TỰ TỬ" TRONG ĐỒN CÔNG AN, HOẶC CỐ TÌNH CHẾT TRƯỚC KHI BỊ ĐEM RA TÒA XÉT XỬ?

Danh sách này chắc chắn sẽ còn tiếp tục dài thêm nếu các đồng chí công an không có biện pháp ngăn chặn các hành vi tự tử
 "có tổ chức" này.

(Ảnh và bài tổng hợp sau đây được chia sẻ bởi thành viên Kaito)

---------------------*************--------------------------------

“Ngày 14.7.2009, chỉ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, anh Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi dẫn đến cái chết thảm thương. Hàng ngàn người dân Gia Lai kéo đến công an biểu lộ thái độ bất bình trước hành xử thiếu tính người của công an. Không phục thiện, vẫn hung hãn kiêu binh, công an Gia Lai đã bắt 75 người dân tống giam! Hôm sau, trong số người bị bắt, anh thanh niên trẻ khỏe Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết âm thầm trong nhà giam công an Gia Lai! (http://www.baomoi.com/Vu-nao-loan-tai-thi-xa-An-Khe-Gia-Lai-Mot-truong-hop-tam-giam-da-chet-vi-benh/58/3232066.epi)

Ngày 21.11.2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong trại tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội! (http://www.baomoi.com/Ket-luan-vu-nghi-can-chet-trong-phong-tam-giam/104/4323503.epi)

Ngày 28.11.2009, anh Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết ở trụ sở công an xã Tiên Động, huyện Tứ Kì, Hải Dương! (http://www.baomoi.com/Mot-nguoi-dan-chet-tai-tru-so-cong-an-xa/141/3818932.epi)

Ngày 22.12.2009, ông Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chiều bị công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước bắt. Tối vợ đến thăm thấy ông Long sưng u, bầm dập khắp người và nghe ông Long rên rỉ: Bị đánh dữ! Đau lắm! Chắc không sống nổi! Quả nhiên, sáng hôm sau công an đến báo cho vợ ông Long biết: Ông Long đã chết! (http://phapluattp.vn/200912271204328p1015c1074/binh-phuoc-mot-nghi-can-chet-tai-tru-so-cong-an-xa.htm)

Ngày 21.1.2010, anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết tại trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội! (http://www.baomoi.com/Lam-ro-vu-2-nguoi-bi-chet-tai-co-quan-cong-an/104/4054569.epi)

Ngày 24.4.2010, anh Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát giao thông và một công an xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đánh chấn thương nặng đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và xương cung gò má phải, dập tủy, đứt dây chằng dọc trước, gãy bốn răng, tính mạng nguy kịch! (http://www.baomoi.com/Khanh-Hoa-Vu-CSGT-truy-duoi-nguoi--Khong-the-la-vu-tai-nan/141/5090981.epi)

Ngày 7.5.2010, anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị giam ở công an Điện Bàn, Quảng Nam! (http://vtc.vn/2-247190/xa-hoi/nguoi-nha-thanh-nien-chet-o-trai-tam-giam-keu-oan.htm)

Ngày 25.5.2010, dân xã Tĩnh Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa tập trung ngăn cản không cho chính quyền thu hồi đất một cách cưỡng bức, áp đặt, công an liền nổ súng bắn gục hai người dân, em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi chết tại chỗ, ông Lê Hữu Nam, 43 tuổi, bị thương nặng, năm ngày sau chết! (http://www.giaoduc.edu.vn/news/gia-dinh-xa-hoi-659/thanh-hoa-xo-xat-tai-khu-loc-hoa-dau-nghi-son-3-nguoi-bi-trung-dan-143783.aspx)

Ngày 7.6.2010, ông Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội đánh chết! (http://www.baomoi.com/Cong-an-xa-danh-chet-nguoi-vut-xac-ben-duong/104/7063945.epi)

Ngày 30.6.2010, ông Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết khi bị tạm giam ở công an Đại Từ, Thái Nguyên! (http://phapluatvn.vn/channel/4757/201007/Mot-cong-dan-tu-vong-sau-khi-roi-tru-so-cong-an-1975938/)

Ngày 23.7.2010, anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ sau, chết gục trong nhà công an! (http://www.vietnamplus.vn/Home/Nguyen-thieu-uy-lam-chet-nguoi-nhan-an-7-nam-tu/20113/79988.vnplus)

Ngày 8.8.2010, anh Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết khi bị giam ở công an Hậu Giang! (http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2010/8/135465.cand)

Ngày 9.9.2010, ông Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai! (http://www.tin247.com/mot_nguoi_dan_ong_chet_tai_ubnd_xa-1-21647553.html)

Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Bệnh viện Việt Đức phải mổ cấp cứu xác định ông Tùng bị giập hai đốt sống cổ và chấn thương khắp người! Tám ngày sau ông Tùng chết!”(http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/trung-ta-cong-an-lam-chet-nguoi-bi-phat-4-nam-tu/)

Ngày 25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát và có để lại lá thư tuyệt mệnh. Anh Nhựt là thủ kho của Cty lốp xe Kumho đóng tại KCN Mỹ Phước 3. Anh bị mời về trụ sở CA huyện Bến Cát để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra tại Cty này.(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/437126/Anh-Nguyen-Cong-Nhut-chet-do-tu-tu.html)

Ngày 19.3.2012, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) được cho là đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi người thân của Trọng nhận được tin báo từ cơ quan công an, thì thi thể nạn nhân đã được đưa vào nhà xác Bệnh viện Đa khoa Can Lộc. (http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/64943/nghi-pham-treo-co-chet-trong-phong-tam-giu-.html)

Ngày 30-08-2012, sau khi mời ông Nguyễn Mậu Thuận (SN 1958, trú tại thôn Đoài, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) lên trụ sở làm việc, phó công an xã Kim Nỗ và một số công an viên đã còng tay chân và đánh ông Thuận đến tử vong.(http://danviet.vn/102674p1c33/4-cong-an-xa-tung-don-hiem-danh-chet-dan-nhu-the-nao.htm)

Mới đây nhất, ngày 15-9-2012, anh Hồ Long Giang (27 tuổi, ngụ P.Xuân An, TX.Long Khánh) được phát hiện đã chết trong tư thế thắt cổ bằng chiếc áo, sau khi bị giam giữ trong đồn công an với tội danh “tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy”.(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120916/mot-thanh-nien-chet-tai-tru-so-cong-)

--------------------- TO BE CONTINUED -----------------------

Đăng bởi NKYN.

HOÀNG LỆ KHA - NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN - Nguyễn Thiện Phùng


Bookmark and Share


Cuối năm 1959 và đầu năm 1960, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên và các tổ chức quần chúng cả hai miền Nam - Bắc đã diễn ra rầm rộ đòi chế độ độc tài Ngô Đình Diệm phải ngừng và hủy bỏ bản án tử hình Hoàng Lệ Kha.
trang tho duong, funny, game, game online, web game, flash game, football, becamex, love, news, fashion, money, job
Nhưng bất chấp dư luận tiến bộ, ngày 12 tháng 3 năm 1960 chính quyền Sài Gòn đã hành quyết Hoàng Lệ Kha, người chiến sĩ cộng sản, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh bằng máy chém theo luật 10/59 vào lúc 5 giờ sáng tại Trảng Lớn, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Ông Hoàng Lệ Kha tên thật là Hoàng Lệ Cẩn, có bí danh nữa là Nguyễn Văn Tòng, sinh tháng 11 năm Đinh Tỵ (1917) tại thôn Trang Các, tổng Ngọ Xá nay là xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống được học hành chu đáo. Cha ông là cụ Hoàng Lệ Châu thời Pháp thuộc làm Đội Trạm (Trạm trưởng Bưu điện). Anh cả ông Kha là Hoàng Lệ Thường, một người học rộng nên đã từng làm đốc học (hiệu trưởng) nhiều vùng ở Thanh Hóa, Nghệ An. Năm 1952, ông Hoàng Lệ Thường đã làm Trưởng ban Bình dân học vụ tỉnh Thanh Hóa. Trong một lần ra vùng Tề (huyện Nga Sơn), ông đã bị chúng giết hại. Một người anh nữa liền với ông Kha là liệt sĩ hy sinh tại Khánh Hòa.
Thuở nhỏ, ông Hoàng Lệ Kha được học và tốt nghiệp tiểu học phủ Hà Trung năm 1932. Năm 1933 ông trúng tuyển vào trường Bách nghệ Hà Đông (Quận Hà Đông - Hà Nội hiện nay). Trường có tên Pháp là E' cole-Pratme. Học trong trường, ông Hoàng Lệ Kha luôn tích cực tham gia phong trào hoạt động yêu nước trong học sinh, sinh viên. Năm 1936 ông được chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động bí mật trong nhà trường kết nạp vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp ông ra làm việc ở sở Caiđát (Địa chính) tỉnh Hà Đông. Năm 1939 thế chiến thứ hai bùng nổ, mặt trận bình dân ở Pháp chuyển biến tốt có lợi cho cách mạng Việt Nam, ông Hoàng Lệ Kha được tổ chức Đảng bí mật chuyển vào Nam bộ.
Vào Nam lúc đầu ông vẫn chủ yếu hoạt động trong các tổ chức sinh viên, học sinh và Đoàn Thanh niên cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Từ 1946 đến 1950 ông lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh đội trưởng Dân quân, Trưởng ty Thông tin, Trưởng ty Kinh tế Canh nông, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Gia Định.
Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 ông được Đảng và Bác Hồ giao cho tiếp tục ở lại miền Nam cùng nhân dân miền Nam và cả nước tổ chức đấu tranh đòi chính quyền thực dân Pháp thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản trong Hiệp định Giơ ne vơ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất tổ quốc (theo hiệp định là ngày 20-7-1956).
ở lại miền Nam, ông Hoàng Lệ Kha tiếp tục được giữ các chức vụ: ủy viên ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định, Quận ủy quận Châu Thành tỉnh Tây Ninh, Tỉnh ủy viên phụ trách thị xã Tây Ninh, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh và năm 1956 (khi ông 39 tuổi) ông Hoàng Lệ Kha làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Hoạt động trong điều kiện khó khăn và luôn bị chúng vây ráp lùng sục, bắt bớ và giết chóc, nhất là từ khi Pháp hết vai trò lịch sử, Mỹ thế chân hà hơi tiếp sức cho chính quyền ngụy tay sai ở miền Nam. Chúng phá bỏ hiệp định Giơ ne vơ và ra sức đàn áp phong trào đấu tranh, thủ tiêu thô bạo và bắt bớ vô cớ nhiều cán bộ đảng viên và những người dân yêu nước. Chúng cho ra đời luật 10/59 (Ngô Đình Diệm ký ngày 6 tháng 5 năm 1959), cứ thế lê máy chém và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.
Ngày 5 tháng 8 năm 1959 (tức ngày 2 tháng 7 Kỷ Hợi), Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Hoàng Lệ Kha đến dự hội nghị Thị xã ủy. Tại cuộc họp này ông đi sâu phân tích diễn biến tình hình, âm mưu thâm độc của Mỹ - Ngụy đẩy mạnh "Tố cộng", "Diệt cộng", ông chỉ đạo phổ biến một số chủ trương cấp bách vận động nhân dân chống lại âm mưu thủ đoạn đen tối của chúng. Bọn mật vụ của Ngụy quyền tỉnh Tây Ninh đứng đầu là tên Nguyễn Văn Trúc, một tên mật báo đặc biệt nhà nghề trực tiếp theo dõi bao vây nơi họp với quyết tâm của chúng bắt sống bằng được "tên Việt Cộng nguy hiểm" Hoàng Lệ Kha.
Trước nguy cơ sống còn của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị xã ủy, ông ra lệnh: "Tất cả rút lui bảo toàn lực lượng". Riêng Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Lệ Kha để bảo vệ đồng chí của mình nên ông vừa chạy vừa hô xung phong để thu hút địch. Bọn chúng trông rõ ông nên đã tập trung bao vây. Ông đã chống trả quyết liệt để kéo dài thời gian cho đồng chí đồng đội vượt ra khỏi vòng nguy hiểm. Cuối cùng Hoàng Lệ Kha đã sa vào tay giặc.
Mỹ - Diệm đã tra tấn đánh đập ông thậm tệ rồi lại chuyển sang mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều vô hiệu. Ngày 12 tháng 3 năm 1960 (tức ngày rằm tháng 2) chính quyền độc tài gia đình trị Diệm - Nhu đưa ông ra xử chém.

Sau khi ông qua đời, phong trào đấu tranh lên án chế độ độc tài khát máu Ngô Đình Diệm trở nên sôi sục, buộc Diệm phải tuyên bố từ bỏ luật 10/59 chiếc máy chém giết hại ông Kha là người cuối cùng hiện đang trưng bày ở Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh (số 28 Võ Văn Tần - thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy ông Hoàng Lệ Kha là người cuối cùng chịu cái luật hà khắc ngang thời trung cổ mà chế độ Diệm - Nhu tái thiết hòng làm cho "Cộng sản phải khiếp sợ". Mười một tháng chúng lê máy khắp miền Nam để thị uy như một con ngáo ộp hăm dọa, răn đe, nhưng chúng không ngăn cản được cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.

Hình ảnh ông Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Hoàng Lệ Kha hiên ngang trên đoạn đầu đài đã làm cho quân thù khiếp sợ.
Tên đao phủ Phan Văn Phối (tức Tư Phối) bấm nút chiếc máy chém mấy ngày sau bị "hồn" ông Hoàng Lệ Kha ám mãi, hắn có lúc khóc rống lên rồi tự mò vào các chùa chắp tay xám hối và từ bỏ luôn cái nghề mà theo hắn "mạt hạng và thất đức nhất".
Bà vợ sau của ông Hoàng Lệ Kha tên là Nguyễn Thị Nghi, hiện 83 tuổi đang ở số nhà 342 Phan Văn Trị - Quận Bình Thạnh. Bà Nghi là người Nam Bộ (Bà vợ trước của ông Kha ngoài Bắc, năm 1939 ông vào miền Nam không có điều kiện về Bắc, ông đã viết thư về khuyên bà nên đi lấy chồng, trong bức thư gửi cho ông Hoàng Lệ Vấn người cháu gọi ông bằng chú ruột, ông viết: "...Về phần thím con thì con gặp thím nói với thím là chú rất thông cảm đoạn đường của thím đã qua và chú rất cảm mến và biết ơn lòng chung thủy của thím con...". Như vậy từ năm 1939 đến 1958 bà vợ cả Hoàng Lệ Kha ở quê vẫn đợi, vẫn một lòng chung thủy son sắt chờ ông mãi đến khi có bức thư của ông gửi cho người cháu ruột ngày 1 tháng 6 năm 1958 bà mới đi lấy chồng theo lời khuyên đầy tình nghĩa của ông. Trong lúc ở Nam bộ tổ chức đã đồng ý cho ông được kết hôn với bà Nguyễn Thị Nghi vào đầu năm 1950 khi đó ông 33 tuổi, bà Nghi 23 tuổi). Bà Nguyễn Thị Nghi kể.
"...Cuối năm 1949 đầu năm 1950 Gia Định và Tây Ninh hợp lại thành tỉnh Gia Ninh, anh Kha được bổ sung vào Tỉnh ủy Gia Ninh phụ trách luôn Bí thư huyện Châu Thành (1951-1952) rồi Bí thư huyện Dương Minh Châu (1952-1954). Năm 1951 tôi có thai, tổ chức cho tôi dời chiến khu về với ba má tôi ở Sài Gòn kết hợp mua các loại văn phòng phẩm gửi vào cho cơ quan, hồi đó tôi làm thư ký đánh máy ty Thông tin Gia Định. Có kẻ xấu khai báo việc của tôi với địch, chúng bất ngờ ập đến nhà tôi bắt tôi tra khảo đánh đập, chúng dùng cả điện dí vào những phần đặc biệt kín đáo trên cơ thể tôi. Tôi không khai và cũng may tôi không bị văng thai. Chúng giải tôi về bốt Catina. Ba má tôi kịp lo lót, chúng thả tôi về. Mấy ngày sau tôi sinh hai thằng liền theo anh Kha đặt tên cho các cháu là Hoàng Lệ Hùng và Hoàng Lệ Hổ... Sau hiệp định Giơ ne vơ Gia Ninh lại chia tách. Chúng tôi được biên chế ở Tây Ninh. Thời kỳ đó tôi lại về chiến khu công tác như cũ còn anh Kha bận việc mở đường cho các anh em đồng chí mình đi tập kết ra Bắc qua đường Phụng Hiệp (Giá Rai - Rạch Giá). Năm 1955 tôi sinh Hoàng Lệ Kiếm (cháu gái). Từ năm 1955 đến 1956 thỉnh thoảng anh Kha mới về Sài Gòn báo cáo làm việc với ủy ban quốc tế (gồm: miền Bắc, miền Nam, Ba Lan, Canađa) tình hình vi phạm các điều khoản hiệp định Giơ ne vơ của chính quyền Diệm. ít khi anh về nhà, anh thường liên hệ nhắn người dùm để tôi đến gặp anh hoặc ở Sài Gòn hoặc ở Tây Ninh, năm 1957 tôi sinh Hoàng Lệ Dũng (Dũng đã mất năm 1993). Những năm sau tình hình ngày càng căng thẳng vợ chồng ít được gặp nhau. Lần cuối cùng tôi đi Tây Ninh thăm anh vào tháng 6 năm 1959 anh có vẻ rất nhớ con, anh nói: "Thăm anh đừng mua gì hết, mang một đứa đi theo là anh mừng".
Thế rồi tháng 8 năm 1959 anh bị chúng bắt, chúng đưa anh ra tòa quân sự đặc biệt, hễ tòa tuyên xong là thi hành chứ không được kháng án. Nhưng vì dư luận kịch liệt phản đối đặc biệt là ở miền Bắc lúc đó và có sự can thiệp của ủy ban quốc tế nên chúng tạm dừng việc giết anh Kha. Chúng giải anh về khám Chí Hòa.
Tôi nghe lời khuyên của anh Mười Đôi (tức Mười Lý. Sau ngày thống nhất anh Mười Lý là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh Tây Ninh, đại biểu Quốc hội). Anh Mười Lý lúc đó bảo tôi làm đơn xin thăm, nuôi anh Kha. Tôi đến tòa án quân sự đặc biệt ở Tân Sơn Nhất gần trụ sở của Quân khu VII bây giờ, viên Chánh án là Nguyễn Văn Thọ phê vào đơn "Chỉ được nuôi chứ không được thăm". Tôi tiếp tục chạy nhiều cửa để vừa đấu tranh vừa lo lót mục tiêu là cứu chồng. Thậm chí tôi làm đơn trực tiếp gửi cho Ngô Đình Diệm (gửi qua bưu điện). Nghĩ đến lời tôi đã hứa với anh: "Mình đã hoạt động là một chân đã ở trong tù rồi, có thể phải chấp nhận hy sinh đến tính mạng... Nếu phải hy sinh thì.. .đàn bà có thể ở vậy thờ chồng nuôi con, còn đàn ông bước tiếp bước nữa chắc con khổ lắm..."
Trước khi anh Kha bị xử tử, trong số thư gửi cho anh, tôi hứa với anh rằng, anh có mệnh hệ gì tôi sẽ ở vậy nuôi con đến trưởng thành, để khi từ trần xuống suối vàng gặp anh, tôi sẽ không xấu hổ. Nghe nói anh xúc động lắm còn tôi đã sống như vậy để thực hiện lời hứa của mình từ năm tôi 31 tuổi đến giờ là bà lão 83.
Chúng giam anh Kha ở Khám Chí Hoà rất nghiêm ngặt, nhưng vì cả nhà tôi lo lót, nên mọi thư từ giữa anh và tôi vẫn được thường xuyên. Được thể tôi còn gửi quần áo thêm vào cho anh.
Tôi gặp luật sư Đỗ Mạnh Quát người được chúng phân công bào chữa cho Hoàng Lệ Kha, nhưng ông Quát cho biết anh Kha đã khước từ tất cả vì anh coi đó chỉ là bức màn che mắt. Ông Quát nói với tôi: "Tôi nói thực với bà, ông Kha là người rất thông minh, khí phách trượng phu, ăn nói lưu loát có thể ông Kha tự bào chữa được cho mình nhưng...". Ông Quát cười rồi buông thõng "Nhưng phải tội ông ấy rất cứng đầu".
Lại nói sau khi phiên tòa xử anh kết thúc nhiều tờ báo như: Buổi sáng, Lẽ sống, Sài Gòn mới, Tiếng chuông... Đặc biệt tờ Buổi sáng do Trần Tín Quốc làm chủ bút có đăng bài của một nữ phóng viên sắc sảo trong giới báo chí hồi đó là Kim Mai: "... Con người rất thông minh, thẳng thắn và rất bình tĩnh suốt phiên xử không lần nào có từ ngữ nào xin sự khoan hồng của nơi tòa...".
Trong lúc chờ ra pháp trường anh viết thư kể cho tôi là chúng cho người bí mật dụ dỗ anh. Chúng bảo, nếu anh đầu hàng thì chức vụ bên cộng sản cấp nào chúng sẽ thăng lên hai cấp liền, chúng sẽ cấp cho nhà và xe hơi... Nhưng anh đã khinh bỉ trước những đòn cũ rích mà bọn chúng vẫn thường vừa đấm vừa xoa.
Hoàng Lệ Kha là nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, ngay từ khi còn học trong trường. Mười chín tuổi ông vào Đảng Cộng sản, 22 tuổi dời quê hương vào Nam theo sự phân công của Đảng. Từ năm 1939 đến 1960 là thời kỳ ông được giao nhiều nhiệm vụ trọng trách nhất và cũng gặp nhiều khó khăn gian khổ nguy hiểm nhất. Hoàng Lệ Kha luôn tỏ rõ lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng. Theo bà Nguyễn Thị Nghi vợ ông, các cán bộ lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, những người cùng thời với ông có xác nhận bằng bút tích và kể lại: Lúc còn ở Thanh Hóa - Hà Nội ông Kha hay đi lại với ông Lê Hữu Kiều (lão thành cách mạng, nhà hoạt động chính trị có tiếng), là anh ruột ông Lê Hữu Khải nguyên Thường vụ tỉnh ủy Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều khóa liền.
Ông Trần Hữu Hàn (tức Văn Hà) nguyên chỉ huy phó bộ đội du kích Lê Hồng Phong, chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thống Nhất, cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Minh Gia Định kiêm trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Định rất biết rõ về ông Hoàng Lệ Kha: Thời hoạt động phong trào hướng đạo, ông Kha viết vở kịch Đêm Lam Sơn (1943) và chính ông tự vào vai Nguyễn Trãi rất thành công.
Tính ông thương người, thích trẻ con. Một lần ông đi công tác có cần vụ đi theo, gặp một gia đình ở nông thôn vùng rừng thấy 3 - 4 đứa trẻ nhếch nhác thèm ăn, ông hỏi thì biết bố mẹ chúng đi làm rẫy cả còn ít gạo ở ruột tượng mang theo, ông Kha đổ ra rá vo gạo bảo người cần vụ nấu cơm rồi cho mấy đứa trẻ ăn, hôm đó cả ông và người cần vụ bị đói. Tình cảm như vậy nhưng tính ông dứt khoát mạnh mẽ, ngay đặt tên cho con cái đều do ông đặt, cả gái trai đều mang tên rất hùng, rất mạnh như: Hoàng Lệ Dần (nữ), Hoàng Lệ Hùng, Hoàng Lệ Hổ, Hoàng Lệ Kiếm (nữ), Hoàng Lệ Dũng.
Có chuyện: Một đồng chí cán bộ cấp dưới trước khi đi công tác mới thực thà nói với ông Kha "Anh Tư ơi! bữa đó về gặp địch rượt đuổi, em đã bị mất hết quần áo, tấm đắp". Ông Kha thương người cán bộ cấp dưới liền đưa quần áo và tấm chăn mỏng của mình cho người cán bộ, người cán bộ từ chối ông nói: "Tôi sắm sau chú đi đến đồng bào thiếu quá thì hoàn thành nhiệm vụ thế nào". Thế rồi ông phải tự khắc phục thiếu thốn hàng vài tháng vì khi đó cán bộ, bộ đội hoạt động ở miền Đông Nam bộ là chịu khổ nhiều.

Ba mươi bảy năm sau ngày ông Hoàng Lệ Kha hiên ngang bước lên máy chém của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, ông Hoàng Lệ Kha được Đảng và Nhà nước truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (quyết định số 1305 KT/CTN do Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký  ngày 23 tháng 7 năm 1997).
ở miền Nam, từ ngày thống nhất đất nước có nhiều địa phương nơi ông Hoàng Lệ Kha đã từng hoạt động trong những năm tháng nằm gai nếm mật, đặc biệt tỉnh Tây Ninh nhân dân ở đây đã coi Hoàng Lệ Kha như người con thực sự của quê hương, tên của ông được đặt cho đường phố, bệnh viện, trường học, nhà in... Tên ông được nhắc thường xuyên trong cuộc sống sinh hoạt, hội nghị, đại hội... Cảm động nhất là gặp các thế hệ trẻ ở Tây Ninh hôm nay họ phần nhiều biết đến sự tích anh hùng Hoàng Lệ Kha. Khu tưởng niệm Hoàng Lệ Kha, nơi ông hiên ngang trước máy chém quân thù được xây dựng trong một khuôn viên rất trang trọng. Vượt ra ngoài tỉnh Tây Ninh ở huyện Lấp Bò nơi ráp ranh hai tỉnh Đồng Tháp - Cần Thơ cũng có đài tưởng niệm Hoàng Lệ Kha với bức tượng bán thân cỡ lớn bằng xi măng cốt thép, đằng sau tượng là tấm phù điêu, vững trãi uy nghi.
Trở lại làng Trang Các, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, nơi ông sinh ra và những năm ông theo học ở trường tiểu học phủ Hà Trung, nay đã khác nhiều lắm, cái nghèo đói triền miên, cảnh xơ xác tiêu điều đã trở về thời dĩ vãng xa xưa, chỉ nhắc lại để rồi mà nhớ mà thương mà rồi từ đấy mới thấy sức vươn lên, nhất là từ những năm đổi mới những chủ trương đường lối của Đảng chắp cánh cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân cứ thế mà vươn ra cả chiều rộng, chiều dài. Hà Phong nay cũng trên đà tìm cái ngon mà ăn cái đẹp mà mặc, đồng ruộng hai vụ ăn chắc, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, công sở làng xã, nhiều nhà trong dân cũng cứ tầng hóa mà vươn ra. Các thế hệ con em xã Hà Phong lần lượt trưởng thành: Có cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước ở các cấp, cán bộ khoa học, quản lý, giáo dục, văn hóa, quân đội v.v... Nhiều tấm gương cá nhân và các gia đình nông dân sản xuất giỏi.
Năm 1991 thể theo nguyện vọng của nhân dân và Đảng bộ huyện Hà Trung, trường trung học phổ thông Trung Sơn được đổi tên thành trường Trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha và được di dời từ xã Hà Toại lên thị trấn. Trường hiện tại có 85 thầy cô giáo và cán bộ. Nhà trường luôn có khoảng từ 1600 đến 1800 học sinh. Năm học 2007 - 2008 theo chủ trương của ngành giáo dục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp chặt chẽ nhất thì trường Hoàng Lệ Kha vẫn đạt 93% học sinh đỗ tốt nghiệp và có trên 55% đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Nhà trường có tới 79 giải cấp tỉnh ở các môn học, có giải quốc gia về vật lý.
Tôi xem bút tích bức thư của bác Kha viết cho người cháu đã trên 50 năm mà nhà trường sưu tầm lại được bản phô tô. Thời điểm đó, cách mạng ở miền Nam gặp vô vàn khó khăn, luôn bị kẻ thù lùng sục để bắt bớ giết chóc, thế mà bác Kha viết thư dặn người cháu là: "...Chú ở đây cần sách báo ở miền Bắc, mấy con mua xem rồi thì kiếm cách gởi vào cho chú, có thứ gì cho thứ nấy, nhất là những loại cho nghiên cứu học tập và một số tiểu thuyết cần thiết để luân chuyển trong nhân dân xem như: Nhật ký trong tù của Bác, Vượt Côn Đảo, Bà mẹ của Ma ri quy ri... gởi lần lần, đừng gởi nhiều một lúc...".
Nửa thế kỷ đã qua, tấm gương người cộng sản, người Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh quê ở Hà Trung - Thanh Hóa, người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vẫn giữ mãi giá trị nguyên vẹn cho thế hệ hôm nay và mai sau.
                                               N.T.P

(nguồn Văn Nghệ Xứ Thanh)

datdung(TheoLNT)


Read more:http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1239#ixzz26mYs3yir
Under Creative Commons License:Attribution

SỰ THẬT ĐẰNG SAU VIỆC "MỸ NGỤY LÊ MÁY CHÉM KHẮP MIỀN NAM"


Bookmark and Share


Lịch sử liệu có công tâm khi được viết lên chỉ vì mục đích tuyên truyền? Một bài viết dựa trên những tài liệu chính thống tại Việt Nam. 

SỰ THẬT ĐẰNG SAU VIỆC "MỸ NGỤY LÊ MÁY CHÉM KHẮP MIỀN NAM"

Ở trang chủ của trang mạng của trường Trung Học Hoàng Lệ Kha có phần mở đầu tiểu sử của ông ta như sau:

"Hoàng Lê Kha (1917-1960) là một nhà hoạt động cách mạng, tỉnh ủy viên Đảng bộ Tây Ninh. Ông là người Việt Nam CUỐI CÙNG bị hành quyết bằng máy chém."

http://hoanglekha.edu.vn/about.php?MLGT=1


Ở một trang khác, trang Đất Đứng, có phần giới thiệu tiểu sử Hoàng Lê Kha ở một đoạn như sau:

"Sau khi ông qua đời, phong trào đấu tranh lên án chế độ độc tài khát máu Ngô Đình Diệm trở nên sôi sục, buộc Diệm phải tuyên bố từ bỏ luật 10/59 chiếc máy chém giết hại ông Kha là người cuối cùng hiện đang trưng bày ở Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh (số 28 Võ Văn Tần - thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy ông Hoàng Lệ Kha là người CUỐI CÙNG chịu cái luật hà khắc ngang thời trung cổ mà chế độ Diệm - Nhu tái thiết hòng làm cho "Cộng sản phải khiếp sợ"."

http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1239

Và ở trang 74 trong cuốn "Chung Một Bóng Cờ" do NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nôi xuất bản năm 1993 có đoạn như sau:

"Vào tháng 7-1959, khi Ngô Đình Diệm vừa ban hành luật 10/59, người yêu nước ĐẦU TIÊN hy sinh dưới máy chém là đồng chí Hoàng Lệ Kha, một cán bộ lãnh đạo của cách mạng tỉnh Tây Ninh".


Vậy ra tài liệu chính thống chỉ ghi nhận được một nạn nhân của hành vi "lê máy chém" là Hoàng Lệ Kha?


Cám ơn sự đóng góp của thành viên Dieu Hoang.

[LN]

Thursday, August 30, 2012

Những lời dạy của Bác về đạo đức


Bookmark and Share
Những lời dạy của Bác về đạo đức

Tự mình phải:
               Cần kiệm.
               Hoà mà không tư.
               Cả quyết sửa lỗi mình.
               Cẩn thận mà không nhút nhát.
               Hay hỏi.
               Nhẫn nại (chịu khó).
               Hay nghiên cứu, xem xét.
               Vị công vong tư.
               Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
               Nói thì phải làm.
               Giữ chủ nghĩa cho vững.
               Hy sinh.
               Ít lòng tham muốn về vật chất.
               Bí mật.
   Đối với người phải:
               Với từng người thì khoan thứ.
               Với đoàn thể thì nghiêm.
               Có lòng bày vẽ cho người.
               Trực mà không táo bạo.
               Hay xem xét người.
   Làm việc phải:
               Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
               Quyết đoán.
               Dũng cảm.
               Phục tùng đoàn thể.
- Đường cách mệnh, 1927.
- Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 2, tr. 260.

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
- Nghe tiếng giã gạo, t. 3,
  tr. 350.

Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.
                                           - Trả lời các nhà báo nước ngoài,
                                                       21-1-1946, t. 4, tr. 161.

Những lỗi lầm chính là:
               1. Trái phép
               2. Cậy thế
               3. Hủ hoá
               4. Tư túng
               5. Chia rẽ...
               6. Kiêu ngạo...
   Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm, thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa.
                                     Thư gửi Ủy  ban nhân dân các
                                        kỳ tỉnh, huyện và làng,
                                                       17-10-1945, t. 4, tr. 57, 58.
  
1- Mình đối với mình : Đừng tự  mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
   2- Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị...
                                          - Bài nói chuyện với cán bộ
                                            tỉnh Thanh Hoá,
                                            20-2-1947, t. 5, tr. 54.

... Chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm sau đây:
a.      Địa phương chủ nghĩa...
b.      Óc bè phái…
c.       Óc quân phiệt, quan liêu...
d.      Óc hẹp hòi...
e.      Ham chuộng hình thức...
f.        Làm việc lối bàn giấy...
g.      Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm...
h.      Ích kỷ, hủ hoá...
                                         - Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ,
 1-3-1947, t. 5, tr. 71 - 74.

Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v.., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó.
   Chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau.
                                      - Sửa đổi lối làm việc, 10-1947,
                                                     t. 5, tr. 238, 239, 299.
  
            Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
                                                 - Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, 
                                                                        t. 5, tr. 252-253.

Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
   Dân tộc ta đang kháng chiến và kiến quốc, đang xây dựng một Đời sống mới trong nước Việt Nam mới. Chẳng những chúng ta phải cần, kiệm, chúng ta còn phải thực hành chữ Liêm.
                                     Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949,
                                                                    t. 5, tr. 642.
  
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
                                    Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949,
                                                                    t. 5, tr. 631.

Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.
Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,
11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.
  
Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ...  Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.
- Lời phát biểu trong phiên họp Hội đồng Chính phủ,
11-1950. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

 Cải tạo thế giới là việc to, phải trường kỳ gian khổ.
   Kháng chiến để cải tạo nước nhà cũng phải trường kỳ và gian khổ. Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không phải là dễ đâu.
   Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được.
   Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.
   Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng súng dùng đạn để đánh được kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn mà ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm.
   ...
   ... Có hai con đường ở thế giới, ở trong nước và ở trong mình.
   Theo con đường ác thì dễ dàng, nhưng lăn xuống hố.
   Theo con đường thiện thì khó nhọc, nhưng vẻ vang.
   Quyết tâm là làm được.
   Cái gì khó bằng làm cách mạng, bằng đánh Tây, bằng cải tạo xã hội? Thế mà ta làm được.
   Cán bộ có quyết tâm thì cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội.
Bài nói tại lớp chỉnh Đảng
Trung ương khoá 2, 3-1953,
 t. 7, tr. 59, 60, 62, 63.
  
   ... Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.
                                        Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn,
                                           ký tên C.B.
                                       - Báo Nhân Dân, số 194, t
                                         ừ 13 đến 15-6-1954, t. 7, tr. 296.

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
   Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.
   Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng "đạn bọc đường" vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.
   Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hoá, thì phải luôn thực hiện 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ  trước khi vào tiếp quản Thủ đô, 5-9-1954, t. 7, tr. 346, 347.
  
... Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.
   Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được.
                                                   Bài nói chuyện tại Hội nghị
                                                     sản xuất cứu đói,
                                                   13-6-1955, t.7, tr. 572.
  
… Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi.
                                                Bài nói chuyện tại Đại hội
                                                 đại biểu toàn quốc Đoàn
                                            Thanh niên Lao động Việt Nam,
                                                 2-11-1956. - T. 8, tr. 263.
  
… Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể, và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt.
                                                   - Đạo đức cách mạng,
                                                    12-1958, t. 9, tr. 282.
... Đạo đức cách mạng là:
   Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
   Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.
   Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
   Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.
   ....
   Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
   ...
   Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nông dân lao động, tuyệt đối không thể lừng chừng.
   ...
   Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng.
   ...
   Đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng,làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.
   ...
   Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Đạo đức cách mạng, 12-1958,
  t. 9, tr. 285, 286, 288, 290.
Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng.
                                                 Bài nói chuyện tại Đại hội
                                                 lần thứ III của Đoàn
       Thanh niên Lao động Việt Nam,
                 24-3-1961, t. 10, tr.  306.

   Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình, hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.
   ...
   Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ.
   ...
   Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách, nêu gương "Cần, kiệm, liêm, chính" không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí.
   ...
   Cán bộ và đảng viên lại càng phải có tinh thần ấy(1) phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: thoả mãn với thành tích bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng, coi khinh quần chúng, hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng, không tích cực học tập cái mới, v.v..
   ... Những tư tưởng, tác phong xấu cần chống lại là:
-         Chủ nghĩa cá nhân,
-         Quan liêu, mệnh lệnh,
-         Tham ô, lãng phí,
-         Bảo thủ, rụt rè.
- Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, 3-1961, t.10, tr. 310, 313, 314, 315.
(1) Tinh thần dám nghĩ, dám làm, tinh thần tập thể, tinh thần kỷ luật, ra sức học tập, sáng tạo, tìm tòi cái mới, ủng hộ cái mới.
Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:
               "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
               Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên".
                                              Bài nói tại kỳ họp Hội đồng
                                                 Chính phủ cuối năm 1966,
24-12-1966, t. 12, tr. 185.
  
... Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường... tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng.
   ...
   Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con ngươì. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
   ... Ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình có nghĩa. Lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.
   ...
   Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hằng ngày...
   ...
   Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.
   ...
   Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
                                             - Ý kiến về việc làm và xuất bản
                                               loại sách "Người tốt việc  tốt",
                                                    6-1968, t. 12, tr. 550,  551.
                                                                       554, 557, 558.
  
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
                                                 Di chúc, 1969, t.12, tr. 498.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
   ...
   Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
   Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho dời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
                                          Di chúc, 10-5-1969,
                                                       t. 12, tr. .510.