Vẫn là một vở kịch cũ, nhưng lần này, Tập Cận Bình muốn tự tay đạo diễn.
Giữa tháng 4/2025, Tập Cận Bình lại ghé thăm Việt Nam. Lần thứ năm. Vẫn cái điệp khúc “hữu nghị”, “đồng chí”, “láng giềng tốt”, nhưng thực chất, một bề trên ghé thăm chư hầu để kiểm tra trật tự nội bộ. Câu hỏi không phải là Tại sao Tập đến? mà là Tại sao CS Việt Nam vẫn phải mở cửa đón hắn?
Đại hội 14 – Vòng kim cô Bắc Kinh siết chặt hơn bao giờ hết
Sang năm 2025, ĐCSVN tổ chức Đại hội 14 – cuộc sát phạt nội bộ để phân chia quyền lực cho nhiệm kỳ tới. Và theo lệ cũ, Bắc Kinh sẽ "soi" trước. Bởi lẽ, ai ngồi vào ghế nào không chỉ do "đảng ta" quyết định, mà còn phụ thuộc vào “thiên triều”. Không có dấu ấn Trung Nam Hải, chẳng ai dám chắc chiếc ghế của mình sẽ vững.
Tập đến không phải để bàn về tình hữu nghị viển vông, mà để gật đầu hay lắc đầu trước những gương mặt trong bộ máy sắp tới. Kẻ nào trung thành? Kẻ nào có tư tưởng "chệch hướng"? Ai đáng bị loại bỏ? Đây là chuyến sát hạch cuối cùng trước ngày "phong vương".
Thương chiến Mỹ - Trung: Đàn em phải biết đường mà đi
CS Việt Nam những năm gần đây hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, trở thành trạm trung chuyển cho hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” để né thuế quan Mỹ. Nhưng nay, với Donald Trump trở lại Nhà Trắng và hàng rào thuế 46% đè lên hàng xuất khẩu Việt Nam, Bắc Kinh lo ngại nguồn lợi gián tiếp này bị chặn đứng.
Tập đến để "nhắc nhở" đàn em: Phải tiếp tục là mắt xích trong chuỗi lợi ích của Trung Quốc, phải giúp mẫu quốc né đòn Mỹ, không được lật lọng, không được “đu dây” quá đà. Việt Nam có thể nghĩ mình khôn khéo, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là con tốt trên bàn cờ chiến lược Trung - Mỹ.
Biển Đông, Campuchia – Chiếm đất vẫn là bạn tốt?
Trung Quốc chiếm biển, chiếm đảo, đe dọa ngư dân, tập trận ngay trên vùng biển Việt Nam, nhưng ĐCSVN vẫn cúi đầu xưng “bạn vàng”. Tập đến để kiểm tra xem Việt Nam có còn ngoan ngoãn?
Chưa hết, Campuchia – đồng minh trung thành của Bắc Kinh – đang dần trở thành gọng kìm siết Việt Nam. Trung Quốc xây cảng quân sự Ream, kiểm soát kênh đào Phù Nam, biến Campuchia thành bàn đạp chiến lược. Bài học 1979 vẫn còn đó, nhưng có lẽ chư hầu đã quên.
Đất hiếm, đường sắt cao tốc – Chư hầu đừng mơ thoát khỏi quỹ đạo
Việt Nam bất ngờ tuyên bố phát hiện 30 tấn vàng trùng với vùng đất hiếm Tây Bắc, ngay trước khi Tập đến. Một cái mồi câu ném về phía Mỹ? Nhưng để vận chuyển, lại phải qua hệ thống đường sắt do Trung Quốc kiểm soát.
Rồi còn đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Nhật Bản, Mỹ muốn đầu tư? Không dễ đâu! Tập sẽ đòi phần của mình, và như thường lệ, Việt Nam sẽ lại phải nhún nhường.
Tóm lại: Một cuộc vi hành của Hoàng đế, một màn phủ phục của chư hầu
Biển bị chiếm, đảo bị cướp, ngư dân bị đe dọa, kinh tế bị kiểm soát, nhưng mỗi lần thiên triều ghé thăm, chư hầu lại khấu đầu tiếp đón.
Tập không đến để thắt chặt tình hữu nghị. Hắn đến để kiểm tra đàn em, định hướng tương lai chính trị Việt Nam, dạy cho ĐCSVN cách phục vụ lợi ích Trung Quốc. Và như những lần trước, chư hầu sẽ tiếp tục thuần phục, tiếp tục ngợi ca "mối quan hệ tốt đẹp" với kẻ đã và đang bóp nghẹt đất nước này.
Vậy nên, đừng hỏi tại sao Tập đến. Hãy hỏi tại sao CS Việt Nam chưa bao giờ dám từ chối.
No comments:
Post a Comment