Monday, November 14, 2011

Thảm nạn Dân Oan

Bookmark and Share

Đại Nghĩa (danlambao) - Từ ngày ông Hồ chí Minh mang cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam gây kinh hoàng bất hạnh cho dân tộc Việt Nam thì từ ngữ Dân Oan bắt đầu xuất hiện.
Nhân dân ở miền Bắc đầu tiên đã nếm thử mùi cộng sản qua phong trào“Cải cách ruộng đất” tịch thu nhà cửa ruộng vườn của những người bị ghép vào thành phần tư sản bóc lột. Ngay cả những người“có công với cách mạng” vẫn bị tàn sát mà điển hình là bà Nguyễn thị Năm tự Cát Thành Long, người đã từng nuôi, dấu, giúp đỡ những cán bộ cộng sản cao cấp, bản thân bà cũng từng tham gia trong Hội Phụ nữ và hai người con trai của bà cũng là những cán bộ trong bộ đội cụ Hồ đến chức trung đoàn trưởng. Với chiến dịch gọi là CCRĐ, đảng CSVN đã gây nên tội ác diệt chủng giết người gây oán than long trời lỡ đất.
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam đảng cộng sản Việt nam lại bày ra một chiến dịch ăn cướp nữa gọi là “đánh tư sản”. Lần này chủ đích của chúng là cướp nhà cướp của một số đồng bào miền Nam có của ăn của để. ĐCSVN đã tạo ra một không khí kinh hoàng, sợ hãi trong nhân dân bằng những hành động gọi là tịch thu, trưng thu, trưng mua, nào là gián điệp Mỹ Ngụy, cải tạo, kinh tế mới làm cho đời sống người dân hoảng loạn rời bỏ đất nước trốn đi ra nước ngoài mà thời buổi ấy gọi là “vượt biên”. Những tài sản để lại mặc tình cho cán bộ cộng sản thi nhau vơ vét. Người Việt nam lúc bấy giờ thà chết trên biển cả còn hơn là sống với cái chế độ cộng sản bạo tàn. Nhân chứng trong cuộc vơ vét này là ông Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng trong cuốn hồi ký “Làm người khó, làm người XHCN còn khó hơn”, nói về việc cướp “Đoạn Z 30 là cái gì?

“…bất ngờ ở Hà Nội có một chỉ thị“Z 30”rất mật, tịch thu nhà từ hai tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị “Z30” không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ có chỉ thị bằng miệng“Hải Phòng cũng được một hai đồng chí Bộ chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải phòng theo Hà Nội mà làm. Bên sở công an triển khai, đề nghị thành ủy thông qua chủ trương cho làm…"
“Một hôm anh Đỗ Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong. Tôi và đồng chíNguyễn Dần, chủ tịch UBNDTP đưa anh Mười đi thăm nhà máy đóng tàu Bến Kiên. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, liền hỏi: “Nhà ai mà to thế?” Tôi trả lời: “Nhà anh Bút lái xe Đoàn 4”. Anh Mười nói: “Nếu tôi là bí thư, chủ tịch thành phố, tôi đề nghị thu nhà nầy làm mẫu giáo”.
(RFA online ngày 28-5-2005)
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì “đất đai - nguồn sống và hiểm họa”. Ông so sánh cuộc CCRĐ ở miền Bắc và Người cày có ruộng ở miền Nam thì cuộc CCRĐ đã cướp đi “trên dưới ba mươi vạn sinh mạng” và sau đó người ta lùa hết nông dân vào hợp tác xã.
“Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ rành: đất đai là sở hữu của toàn dân. Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác…
Lợi dụng quy định đất đai sở hữu toàn dân, các quan chức nhà nước đưa nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt “kế hoạch treo” rải khắp nơi để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du…” (Đàn chim Việt online ngày 15-11-2010)
Thảm nạn “Dân Oan” lan truyền mạnh trong xã hội Việt Nam kể từ cái ngày mà cộng sản Việt Nam cướp nhà, cướp đất của toàn dân và sau đó hợp pháp hóa hành động ăn cướp này bằng một luật lệ hẳn hòi. Đứng trước những việc làm thất nhơn bất đức của đảng CSVN, cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương quá bức xúc trong một bức thư gửi cho bạn bè có đoạn ông viết:
“Tiếp đó, 1993, Quốc hội thông qua Luật đất đai ghi rõ:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhà nước thống nhất quản lý!” Luật này bải bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai của toàn dân. Mọi người chỉ còn có quyền sử dụng. Quốc hội ra Luật đất đai như thế cũng dễ hiểu. Bởi vì nhà nước cộng sản từ thấp đến cao đều là nhà nước toàn dân mà luật định như vậy cho nên họ thi nhau ăn cướp, ăn cắp đất đai của dân. Quan cướp đất, kiện quan nào xử? Còn báo chí là tiếng nói của đảng rồi. Báo nào dám bênh vực Dân?” (Việt Tide số 35 ngày 15-3-2002)
Một khi cái đảng ăn cướp với chủ trương đất đai là của toàn dân, thì đất đai, nhà cửa bất cứ của ai họ đều có quyền tịch thu khi họ muốn. Trong thời kỳ CCRĐ cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, của ai cũng vậy, tịch thu là tịch thu cho nên:
“Bà Nguyễn thị Bảy là con dâu của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn thị Hợi và là vợ của liệt sĩ Dương Trung Hậu đã làm đơn khiếu nại bị các quan chức cướp nhà kiện ¼ thế kỷ rồi không được, mặc dù bà đã hàng chục lần đăng đơn trên báo: Lao Động, Công Luận, Tiền Phong v.v… thế nhưng vẫn im lặng. Trong đơn có đoạn bà viết:“Tôi đã là nạn nhân của giặc ngoại xâm giết chồng tôi, không lẽ tôi còn là nạn nhân của giặc nội xâmcủa sự đối xử bất công, của tệ tham nhũng, cậy thế cậy quyền của một số quan chức coi thường đạo lý, luật pháp và dư luận”. (Việt Tide số 34 ngày 8-3-2002)
Trước nổi thống khổ của Dân Oan, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thường lên tiếng bảo vệ kẻ thế cô, thấp cổ bé miệng nên ông đã gửi thư lên Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ để bênh vực cho trường hợp của Dân Oan Dương thị Kính gia đình có công với cách mạng như sau:
“Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, bằng đơn nầy tôi tố cáo và yêu cầu Quý vị truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM và đồng bọn đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương thị Kính, thân nhân của ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố HCM”.
(Đàn chim Việt online ngày 6-9-2010)
Trường hợp một người Dân Oan bị cướp nhà, khiếu kiện nhiều năm rồi không ai xử lại còn bị vu oan và bị bắt đi tù, vì quá uất ức người Dân Oan này đã tự thiêu nhưng không chết nên mới được minh oan:
“Vừa qua trước cửa Văn phòng của TW đảng và nhà nước tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng, Hà Nội xảy ra một vụ tự thiêu trước nổi tuyệt vọng theo kiện gần 4 năm về việc bị cưỡng chiếm nhà không được cấp chính quyền giải quyết thỏa đáng đó là trường hợp của bà Phạm thị Trung Thu, sinh năm 1958 trú ngụ tại nhà số 34/4 đường Lê hồng Phong, Đà lạt. Bà Thu đã bị tịch thu nhà cửa và đã bị đi tù. Ngày 11-10-2005 viện kiểm soát Cát Tiên, Đà Lạt đã ban hành quyết định minh oan cho bà Phạm thị Trung Thu”.
(RFA online ngày 11-10-2005)
Vì quá bức xúc trước việc các nhà cầm quyền địa phương cướp đất, cướp nhà mà khiếu kiện mãi không xong nên người dân đã tổ chức biểu tình tố cáo:
“Người dân từ nhiều tỉnh trong đó có An Giang và Tiền Giang đã dựng băng rôn và biểu ngữ trước Văn phòng Quốc hội tại đường Hoàng văn Thụ, quận Phú Nhuận, thành phố HCM. Trong các băng rôn mà người dân Tiền Giang mang theo có:
Chính quyền Tiền Giang là địch do giặc cài vào làm lũng đoạn đường lối chính sách của đảng và Nhà nước”.
Chính quyền Tiền Giang phản đảng lừa dân”.
“Trong khi đó người dân An Giang mang theo biểu ngữ với hàng chữ:
Quan tham mất nước, quan ngu hại dân”. (BBC online ngày 18-7-2007)
Công an giải tán Dân Oan khiếu kiện, tổ chức Human Rights Watch (HRW) đưa tin cho rằng việc giải tán những cuộc phản đối của những người dân bị cướp nhà, cướp đất cho thấy chính quyền Hà Nội tiếp tục tước đoạt tài sản của người dân:
“Trong thông cáo ra ngày 20-7, HRW nói dùng công an trấn áp người biểu tình ôn hòa tại Tp HCM vào hôm 18-7-2007 rõ ràng thể hiện việc chính phủ tiếp tục không nương tay với những tiếng nói phản đối cũng như thực trạng hạn chế tự do ngôn luận và hội họp.
“Một nhân chứng nói với BBC rằng ông và nhiều người bị đẩy lên xe bus trong tình trạng“bị áp đảo, ba bốn người giữ và kéo một người”, và cho rằng“bà con bị khiêng như gia súc”. (BBC online ngày 20-7-2007)
Sau bao nhiêu năm cướp đất, cướp nhà của Dân Oan mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không giải quyết nên nông dân 19 tỉnh miền Tây đã phải tập trung “khiếu kiện đông người” và “trường kỳ kháng chiến”, sự việc đã diễn ra trước ngày Quốc hội cộng sản họp cho nên vào một đêm “kinh hoàng” chúng đã ra tay đàn áp. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh kiên cường đã nói lên cảnh tượng hải hùng của đêm đàn áp như sau:
“Đêm ngày 18-7 lực lượng công an có số đông áp đảo đã ra tay, dùng bạo lực, hơi cay, roi điện, có xe cứu hỏa, cứu thương hổ trợ, để cưỡng bức Dân Oan phải lên  xe áp tải về nguyên quán, nói là để địa phương giải quyết. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhiều người biểu tình bị bắt về giam ở quận Phú Nhuận, một số bị đánh đập, trong đó có Dân Oan bị đánh bể đầu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu”.(Đối Thoại online ngày 28-7-2007)
Trong một bài phát thanh của đài Little Saigon ở Nam California ngày 22-7-2007, linh mục Phan văn Lợi nhân cuộc biểu tình của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp Dân Oan trong nước, linh mục nói:
“Kính thưa toàn thể đồng bào thân yêu, đảng CSVN đã mở đầu việc thực thi lời hứa nhân quyền sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết bằng cuộc đàn áp đẫm máu Dân Oan, Quốc hội CSVN khóa 12 đã mở đầu cho nhiệm kỳ của mình bằng việc đứng trơ mắt nhìn các đồng bào cử tri bị hành hạ như súc vật.
“Đảng, nhà nước, Quốc hi CSVN lại phạm thêm một tội ác với dân tộc. Cuộc CCRĐ hồi thứ hai đã đến đỉnh điểm. Nay không phải là những địa chủ, phú nông giàu có, nhưng là những nông dân nghèo khổ với mảnh ruộng nhỏ bé, với ngôi nhà thô sơ, với ước mơ đơn giản nhưng một sáng một chiều bị đẩy ra lề đường, phải che mái lá cạnh ngôi nhà cũ của mình, phải mót luá trên chính ruộng xưa của mình, phải ngửa tay xin ăn trước ông chủ giờ đây đang vênh váo kiêu căng xây dựng cơ ngơi trên những mảnh đất cướp trắng của họ
“Xe tăng đã nghiến nát những con đường bao quanh Văn phòng 2 Quốc hội CS. Hơi cay và nước vòi rồng đã tỏa khắp khu vực phường Phú Nhuận. Tiếng roi điện nghe vun vút không gian ở ngã ba Hồ văn Huê. Tiếng thét gào của đoàn khiếu kiện vẫn vang dội khắp thánh phố Sài Gòn, lan cả Việt Nam và thấu đến Tiểu Sài Gòn này. Máu đỏ của đồng bào vô tội còn vương trên cành cây kẻ lá đường Hoàng văn Thụ, trôi theo làn nước tẩy uế của vòi rồng, chảy vào tận quả tim chúng ta và làm cho tâm hồn chúng ta sôi sục”.(Đối Thoại online ngày 23-7-2007)
Nhân dân khiếu kiện ngày càng đông mà nhà cầm quyền lại không giải quyết, mãi cứ xã đổ huyện, huyện đổ tỉnh, tỉnh đổ trung ương, rồi trung ương đổ địa phương, cứ thế mà đùng đẩy từ năm này đến tháng nọ, rồi sau cùng đền bù với gía rẻ mạt đọc từ một tấm biểu ngữ của người dân biểu tình:“Thu hồi đất ở đền bù gía 14.700Đ - 24.000Đ M2”quá phẫn uất nhân dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã tấn công và chiếm văn phòng UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng sáu được mô tả như sau:
“Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa long tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở ủy ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỷ đồng thời đó bị đập phá tan tành.
“Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã…bị người dân thiu rụi. Rõ ràng một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát”. (BBC online ngày 02-1-2008)
Trước tình hình cướp đất cướp ruộng của dân để bán lại cho tư nhân nước ngoài làm sân golf là một sự ăn cướp tráng trợn và làm cho người dân bị bức hiếp thê thảm đến nổi báo chí của nhà cầm quyền cũng phải động lòng nói lên những nổi thống khổ của người dân:
“Trong kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế mới đây, một vị đại biểu đã nói:
Xây sân golf ở Thuỳ Dương 360 hộ nông dân đã bị tỉnh kết án nghèo”. Nông dân không còn đất sản xuất vì các dự án sân golf, nhà vườn, resort,…” đổ bộ” xuống ruộng vườn, đó là thực trạng tại nhiều địa phương hiện nay…
“Xây sân golf -  dân lấy gì để sống?...
“Bị kết án“nghèo” – dân kêu cứu, tỉnh làm ngơ!
“Với sự kiên trì,từ mảnh đất hoang vu cách đây 30 năm, người nông dân ở các thôn 1,2 và 3 xã Thuỳ Dương đã tạo lập được cho mình những mảnh vườn màu mỡ. Đó cũng là nguồn sống duy nhất của họ. Vậy mà, giờ đây hàng ngàn người dân đang thắp thỏm, hoang mang khi được thông báo là đất của họ chuẩn bị bị thu hồi để phục vụ cho dự án sân golf”. (Vietnamnet online ngày 28-7-2008)
Ở một đất nước mà miệng mồm kẻ cầm quyền luôn rêu rao là dân làm chủ ấy thế mà bọn cường hào cướp đất của dân đi kiện suốt 31 năm vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết. Bao nhiêu nổi khổ nhọc và uất ức của một nông dân ở tỉnh An Giang thổ lộ với đái RFA như sau:
“Chúng tôi có đơn tố cáo ông Nguyễn Minh Vị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, vì mục đích tư lợi cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt đất chúng tôi, lấy hết đất làm của riêng, lấy hết tài sản của chúng tôi, không chừa một cái quần rách cho vợ con tôi thay đổi. Nhiều lần bắt gia đình và mấy đứa con gái tôi còng trói, nắm lôi đầu đem về huyện giam 5 tháng…
“Tôi đã từ địa phương đến trung ương, tới Sài Gòn, Hà Nội trên 31 năm nay rồi đó ông. Bây giờ tôi che chòi ở dưới mé kinh đầu đất cũ, sống cảnh màn trời chiếu đất. Con cháu tôi bỏ học đi làm mướn làm thuê vậy đó để kiếm sống qua ngày”. (RFA online ngày 9-10-2008)
Cán bộ tham nhũng ăn cướp đất đai của dân chúng mà nhà cầm quyền từ trên xuống dưới làm ngơ nên dân tại xã Long Hưng, Long Thành, tỉnh Đồng Nai vì quá bức xúc nên đã bạo động bao vây trụ sở chính quyền đòi chủ tịch giải thích về chuyện người dân cho là dùng“sơn đánh dấu mộ trong xã” cho mục đích đầu tư. Mặc dù nhà cầm quyền điều động cảnh sát cơ động đến nhưng vẫn không ngăn được cuộc bao vây:
“Thậm chí, theo lời một nhân chứng cho BBC hay, người dân, có trang bị gạch đá và vũ khí thô sơ như dao, giáo mác, đã tấn công nhóm công an. Xe công an bị lật xuống ruộng và họ đã bỏ chạy hết rồi.
“Theo báo Người Lao Động của Việt Nam hôm 19-2, người dân chống trả lực lượng an ninh, lật đổ ba xe hơi công an, một xe cứu thương và đốt cháy một xe mô tô công an. Vẫn theo Người Lao Động trong ngày 18-2 khoảng 400 người dân bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã, cắt điện, điện thoại, đốt tài liệu”. (BBC online ngày 20-2-2009)
Ngoài những vụ cưỡng chiếm nhà, đất của tư nhân nhà cầm quyền CSVN còn cưỡng chiếm đất đai, cơ sở của những tôn giáo mà địa danh đã được mọi người trên thế giới biết đến như vụ cướp đất Trung tâm Văn hóa Liễu Quán và Đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế; đất Tòa Khâm sứ ở Hà nội; đất nhà thờ ở Thái Hà; vụ đập phá Thánh gía ở Đồng Chiêm; vụ cướp quan tài ở nghĩa trang Cồn Dầu… Kèm theo đó là những tên tham quan ác ôn cướp đất, cướp nhà nổi tiếng như Vũ Chí Thanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng;Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng; Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn, còn nhiều và nhiều nữa…
Vụ Cồn Dầu đã đánh động lương tâm thế giới, địa danh mà mọi người biết đến qua việc tranh chấp đất đai khu nghĩa trang mà chính quyền dự kiến xây thành khu đô thị sinh thái. Chính quyền địa phương đã dùng áp lực ngăn chận việc chôn cất cụ bà Đặng thị Tân ở nghĩa trang Cồn Dầu, một số người bị bắt, sáu người bị đưa ra tòa kết án tù, một số người phải chạy xin tỵ nạn ở nước ngoài:
“Vẫn AFP trích lời các nhân chứng không nêu tên cáo buộc rằng“công an mang quan tài đi”, và “đã bắn chỉ thiên, đánh người bằng gậy gộc”…
“Các nhân chứng cho hảng tin này hay có khoảng“60 hoặc 70 người bị bắt giữ. Trong khi đó, những giờ qua, các mạng Công giáo trong và ngoài Việt Nam liên tục đưa bài và đăng các hình ảnh họ nói về vụ“hàng trăm công an đánh đập giáo dân Cồn Dầu”.(BBC online ngày 6-5-2010)
Cảnh đàn áp người dân Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cưỡng chiếm đất đai gần đây do sự liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt nam với các tập đoàn dầu khí nước ngoài mà sự bồi thường chưa được thỏa đáng thì nhà cầm quyền cương quyết“giải phóng mặt bằng” cho nên có sự ngăn cản của người dân và do đó mà một cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra làm hai người thiệt mạng:
“Các nhân chứng nói họ nghe thấy hai tiếng súng nổ. Một viên đạn trúng vào đầu ông Lê Hữu Nam, viên khác xuyên qua tay bà Lê thị Thanh và trúng vào bụng em Lê Xuân Dũng làm em ngã gục ngay tại chỗ. Công an đã chỡ ba người đi cấp cứu nhưng em Dũng ngay sau đó đã qua dời trong bệnh viện”. (Đối Thoại online ngày 31-5-2010)
Nạn cướp đất ngày càng gia tăng nên nội trong năm 2010 mà đã phát sinh hơn 110.000 vụ tố cáo, khiếu nại:
“Theo báo cáo của chính phủ, năm 2010, cả nước phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng ký năm trước 17%. Thẩm tra báo cáo của chính phủ, UB Pháp luật của Quốc hội nhận định: tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp”. (Dân Trí online ngày 7-9-2010)
Dư luận của người dân ở huyện Cầu Ngang rất bất bình khi nghe chuyện ông Cao Hồng Khuyến, nguyên huyện ủy viên huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) và vợ là Cao thị Bé chiếm đoạt 130 m2 đất của bà Nguyễn thị Ngân, 84 tuổi phải ra sống nhờ ở một nhà mồ và đã đi đến một thảm cảnh thật đáng thương tâm:
“Sau hơn ba tháng sống tạm trong ngôi nhà mồ, sáng 2-9, người con trai lớn (63 tuổi) của bà đã bị bệnh qua đời. Nhìn gia cảnh bà Ngân ai cũng ngậm ngùi nhưng vợ chồng ông Khuyến thì không. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng còn phải buôn gánh, bán bưng mỗi ngày để nuôi đứa con trai gần 60 tuổi bị bệnh tâm thần, đứa con gái tinh thần không ổn định”. (Bauxite VN online ngày 9-9-2010)
Hằng năm khi mỗi độ Xuân về người người, nhà nhà lo trang hoàng đón Tết ấy thế mà vẫn có một số Dân Oan bị cướp nhà, cướp đất kéo nhau đi khiếu kiện từ năm này sang năm khác không được ai đoái hoài. Họ sống lang thang nơi các vườn hoa công cộng gần nơi trụ sở “Tiếp dân” của nhà cầm quyền trung ương để chờ một hy vọng thế mà chờ mãi đến Tết phải bị nhà cầm quyền làm sạch thành phố và xua đuổi đi một cách tàn nhẫn nên họ đã cất tiếng oán than:
“Tôi là Thân thị Giang, năm nay tôi 60 tuổi. Đất nước Việt Nam ngày Tết cổ truyền thì cả nước ngoài nước trong đều muốn về quê hương để ăn Tết. Thế nhưng riêng với chúng tôi, những người mất đất, mất nhà, đã không còn chỗ nào để sống nữa, lại bị chính quyền cơ sở đã cướp rồi, bây giờ ra đến đây lại suốt ngày bị công an phường Thuỵ Khuê suốt ngày khủng bố.
“Mưa phùn, gió bấc như thế này mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thuỵ Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa. Đốt hết cả, từ hôm kia đến hôm nay là ngày nào cũng hai lần.”
“Trường hợp của bà Giang chỉ là một trong số gần 30 người dân đi khiếu kiện đất đai đang trú ngụ tại vườn hoa Lý tự Trọng và Mai xuân Thưởng từ nhiều năm nay. Bản thân bà đã chịu cảnh màn trời chiếu đất ròng rã 6 năm qua nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chính quyền về trường hợp khiếu kiện của bà. Trong số họ, có những trường hợp thậm chí tá túc ở vườn hoa cả chục năm… Trường hợp chị Vũ thị Hải,quê ở Ninh Bình, cho biết:
“Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê lấy tiền để gửi đơn. Cơm thừa dân Hà Nội họ thương tình thì họ cho chúng em để chúng em sống qua ngày. Thế nhưng họ cứ cho được đến đâu thì công an thành phố Hà Nội lại ra vơ vét hết của chúng em để đốt hết. Quần áo, đồ ăn, mọi cái họ đốt hết”.
(RFA online ngày 2-2-2011)
Thời gian gần đây một vụ án xảy ra ngay trước văn phòng UBND TP Đà nẵng làm dư luận xôn xao ngở rằng đây là một ngọn lửa cách mạng bùng lên, nhưng ở Việt Nam thì không như ở Tunisia vì nhà cầm quyền gian manh sớm dập tắt và dùng mọi thủ đoạn gian trá để bịt đầu mối nhưng đã được đài RFA đưa tin:
“Trong mấy ngày nay, công luận xôn xao về một vụ mà nhiều người cho là tự thiêu trước trụ sở UBNDTP Đà Nẵng, qua đó, nạn nhân là kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết”. (RFA online ngày 1-3-2011)
“Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự“khiếp sợ”, với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiển, nguyên trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn:
“Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu:
kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…
“Trường hợp mất đất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…” (RFA online ngày 4-3-2011)
Lại một  lần nữa, Dân Oan ở khắp các tỉnh ở miền Tây lại tiếp tục kéo về thành phố Sài Gòn biểu tình đòi nhà, đòi đất như những lần đã từng làm và từng bị đàn áp trước đây.
“Từ sáng sớm cho đến trưa ngày 13-3, rất đông những người Dân Oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TP HCM đã tập trung ở số 210 Võ thị Sáu,TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý…
“Cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ:“Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2011. Screen capture”.
(RFA online ngày 14-3-2011)
Vấn đề “Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên”, những cán bộ lợi dụng quyền thế và thời cơ cướp đất của người dân một cách vô tội vạ mà nhà cầm quyền trung ương cũng đồng lõa bằng những luật lệ vô lý. Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên và được người ngoại quốc đánh giá như sau:
“Bà Lis Ramussen Rosenholm, phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam thì nêu  quan điểm, tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn.
“Theo báo cáo : Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” của Đại sứ quán Đan Mạch, Thuỵ Điển và Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố thì tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Bởi lẽ, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, mất nhiều thời gian đã kích thích người dân sẵn lòng chi thêm tiền cho cán bộ để lấy được giấy chứng nhận nhanh hơn…
“Cũng theo điều tra năm 2010, 78% cho rằng có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư”.(Lao Động online ngày 21-1-2011)
Vấn đề Dân Oan và việc cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản qua các luật lệ, các chủ trương….theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì chủ trương“Sở hữu toàn dân”, “Sự sáng tạo chết người” và ông nhận định như sau:
“Chính việc xóa bỏ hệ thống sở hữu (tư nhân) là một nguyên nhân chính của sự thất bại của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đạt được một số thành tích về phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới chủ yếu là do phần nào khôi phục lại quyền sở hữu tư nhân và khôi phục lại hệ thống quyền sở hữu. Đáng tiếc, chúng ta chưa thật triệt để trong vấn đề này và vẫn còn bị vương vấn bởi những giáo điều đã tỏ ra hoàn toàn vô dụng.
Quyền sở hữu toàn dân là một khái niệm kỳ quặc trong số những vương vấn như vậy. Đó là một sự“sáng tạo” chết người của những người được dân ủy thác. Không có cái gọi là sở hữu toàn dân. Đó chỉ là một từ đượcsáng tạo ra để duy trìquyền sở hữu thực của một nhóm cá nhân. Xét thực tế đó cũng chẳng khác gì quyền của vua chúa xưa kia, nhưng chí ít vua còn công khai tuyên bố rằng là của ông ta và có quyền ban, phát cho các cận thn”.(Đối Thoại online ngày 12-9-2010)
Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ đã nói: “Rất nhiều nước mắt trong các cuộc tiếp dân”, đó là tựa đề bản tin của báo điện tử Người Lao Động:
“Phổ biến tình trạng đùn đẩy khiến dân chẵng biết đến cửa nào. Các đoàn kiểm tra phải nhận 17.480 đơn.
Có những bức xúc của người dân lên quá cao và nước mắt trong những cuộc tiếp dân rất nhiều, nhiều trường hợp rất thương tâm. Không thể có ai xúi mà lên khóc ròng rã như thế. Đại đa số là oan ức thực”. Thứ trưởng bộ Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) Đặng Hùng Võ bức xúc khi tổng kết lại kết quả cuộc kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai”. (NgườiLaoĐộng online ngày 9-10-2005)
Từ xưa nay ai cũng biết rằng cộng sản nói vậy chớ không phải vậy. Họ luôn rêu rao là chính quyền của nhân dân và vì dân…nhưng, “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm”, cái nơi tiếp dân mà không tiếp dân đã chứng minh được lời của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là quá đúng:
“Liên quan đến việc khiếu kiện về nhà cửa đất đai, vào lúc 9:30 tối ngày thứ Ba 18-10 vừa qua công an thành phố Hà Nội và cảnh sát 113 đã dùng áp lực để giải tán những người dân đang ăn chực nằm chờ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng nơi gần Văn phòng Tiếp Dân của Trung ương đảng và Nhà nước Việt Nam, tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng-Hà Nội”. (RFA online ngày 20-10-2005)
Cái bi hài kịch tiếp dân đã được người dân quá biết cái trò xảo trá của bọn CSVN, tìm cách hoãn binh, né tránh. Học giả Nguyễn Huệ Chi vạch trần cái trò tiếp dân của cộng sản như sau:
“Các cơ quan nhà nước tiếp dân như thế nào, thì từ lâu chúng tôi đã biết rồi, nó là một chính thể do dân làm chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng đã bị quan liêu hóa từ rất, rất lâu rồi, cho nên dân đến, không được tiếp là chuyện bình thường…
“Kế đó, mục sư Thân văn Trường đang phục vụ Chúa và các tín hữu của ông tại khu vực Đồng Nai, từng lui tới nhiều lần nơi trụ sở tiếp dân kể lại về những điều ông chứng kiến:“Đó là điều tôi thường trăn trở, đúng như những gì trang mạng đó nói tới, và với kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì tôi thấy nên dẹp những chỗ đó đi thì tốt hơn, để dân khỏi phải nuôi những người như vậy. Nhà nước lập văn phòng tiếp dân để đối phó thôi chứ không có ý giải quyết khúc mắc, giúp dân, vì họ tiếp một cách rất chiếu lệ, tắc trách, làm sao cho dân sớm rời chỗ ấy thôi”. (Đàn chim Việt online ngày 11-8-2010)
Mấy dòng Văn tế Dân Oan của nhà văn Võ thị Hảo:
“Thương thay
Một ngày
Người ra ngõ
Người xuống đường
Bước dân lành lụm cụm con sâu cái kiến.
Một ngày
Trong vô tội
Người bị đánh đạp bỏ mạng nơi công đường
Cổ gãy
Tứ chi liệt rũ
Đớn đau quặn mình tiếng nấc tắc thở
Một ngày chẳng như mọi ngày
Mẹ gần đất xa trời không kịp nhìn con lần cuối
Nhận xác con nơi công đường
Mẹ gìa đứt ruột.
……”
Võ thị Hảo

No comments:

Post a Comment