Wednesday, November 30, 2011

Vọng Niệm – Phần I: Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với việc bảo vệ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Bookmark and Share

Nhà Báo Nguyễn Thượng Long (danlambao) Bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của mọi người Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mỗi khi có giặc ngoại xâm đe doạ, xâm chiếm lãnh thổ, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, nghề nghiệp, đảng phái, tôn giáo…trăm người như một, đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, trong đó hải quân là một trong những lực lượng chủ lực, thường trực của nhà nước đóng vai trò là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, đủ sức làm tròn nhiệm vụ nòng cốt, giữ vững chủ quyền biển đảo, được đặt ra khá sớm, ngay từ giai đoạn mở rộng bờ cõi ra hướng biển. Đặc biệt khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này đến thời các vua Nguyễn cho lập các Đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải ra khai thác, dựng bia, cắm mốc, làm nhà, xây miếu, trồng cây, thực hiện nhiều việc xác định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các đảo trong vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Việc tổ chức lực lượng biển đảo như vậy, được tiến hành thường xuyên, liên tục, thành quy định luân phiên nhau thực hiện từ năm này qua năm khác. Những người được giao trọng trách luôn có ý thức, trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ trong mỗi chuyến đi. 
Ảnh: bia chủ quyền của VN ở Hoàng Sa trước 1974
Kế tục sự nghiệp của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, ngay sau khi Pháp rút quân theo Hiệp Định Giơ Ne Vơ tháng 7 năm 1954, năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho các đơn vị hải quân ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các đơn vị quân đội Pháp. 
Đối với quần đảo Hoàng Sa, do hạn chế về nhiều mặt nhất là tầu thuyền cả về số lượng, chất lượng nên hải quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ kịp triển khai đóng giữ phần phía Tây, chưa kịp ra phía Đông nên phần này bị Trung Quốc chiếm mất. Trên các đảo mới tiếp quản, tuy lúc này còn nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị nhanh chóng triển khai lực lượng dựng bia, chòi canh, xây dựng, củng cố trận địa, bố trí các đơn vị chiến đấu, tổ chức tuần tra, canh gác, quan sát, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống nên chủ quyền lãnh thổ phần phía Tây Hoàng Sa được giữ vững liên tục 18 năm từ 1956 đến 1974. 
Đối với quần đảo Trường Sa, đề phòng Trung Quốc nhân cơ hội chiếm Hoàng Sa sẽ liều lĩnh đưa quân xuống, chiếm đóng xen kẽ, gây nên tình hình phức tạp trong khu vực, ngày 22 – 8 – 1956, chính quyền Sài Gòn cho một đơn vị hải quân ra cắm cờ, dựng bia tại đảo Trường Sa Lớn. 
Năm 1958, trong bối cảnh Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, coi Trung Quốc, Liên Xô là kẻ thù, tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, tầu hải quân Mỹ đi lại, tuần tra dọc eo biển Đài Loan; Trung Quốc đơn phương tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, nhằm đối phó với tình hình có thể xẩy ra tranh chấp từ nhiều phía. Thủ Tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng nhanh chóng ra công hàm công nhận Tuyên Bố này của Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là chủ sở hữu hợp pháp phần biển đảo Nam vĩ tuyến 17 đã tăng cường quân số, bổ sung vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm khả năng chiến đấu lâu dài cho các căn cứ đồn trú trên Hoàng Sa và Trường Sa. 
Năm 1965, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, leo thang đánh phá miền Bắc, phân chia các vùng chiến thuật trên toàn miền Nam, các đơn vị hải quân Sài Gòn trên mỗi đảo được tổ chức biên chế thành các tiểu đội, trung đội, đại đội; bố trí quân số, trang bị vũ khí, cơ số đạn theo phương án tác chiến phù hợp với quy mô, vị trí từng đảo. Viên chỉ huy trung đội, đại đội được chỉ định làm đảo trưởng để quản lý cả nhân viên khí tượng, thuỷ văn làm việc trên đảo. 
Đầu năm 1974, tình hình khu vực Hoàng Sa diễn biến rất nhanh chóng, căng thẳng khi ngày 11-1-1974 Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do chính quyền Sài Gòn quản lý là một phần lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Ngay sau khi tuyên bố, Trung Quốc cho nhiều chiến hạm và tầu cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Bốn ngày sau 15-1-1974 Trung Quốc bất ngờ cho máy bay ném bom và đưa quân đổ bộ chiếm các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng, Quang Hoà thuộc phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa do lực lương hải quân VNCH đóng giữ. Sau khi đổ bộ Trung Quốc cho quân dựng trại, cắm cờ và rút lên tầu nghe ngóng, xem phản ứng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. 
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, Bộ Tư Lệnh hải quân chính quyền Sài Gòn cho chiến hạm Trần Khánh Dư mang ký hiệu HQ-4, khu trục hạm tối tân nhất của hải quân VNCH và cả khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, do Trung Tá hải quân Vũ Hữu San làm Hạm Trưởng ra giữ Hoàng Sa (sau ngày 30 - 4 -1975 chiến hạm Trần Khánh Dư thuộc biên chế của hải quân nhân dân Việt Nam với ký hiệu HQ- 01 do Đỗ Xuân Công làm Thuyền Trưởng). Đi theo HQ- 4 lúc đó là một trung đội biệt hải để sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo. Để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, cùng ngày, Bộ Tư Lệnh hải quân VNCH cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, do Trung Tá hải quân Lê Văn Thư làm Hạm Trưởng ra phối hợp với chiến hạm Trần Khánh Dư.
Trung Tá hải quân Vũ Hữu San và khu trục hạm Trần Khánh Dư
Rạng sáng ngày 18-1, 2 tầu cá vũ trang Trung Quốc tiến vào Hoàng Sa. Khu trục hạm Trần Khánh Dư và tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đồng loạt dùng tín hiệu cảnh báo: Đây là lãnh hải Việt Nam, các ông phải rời khỏi ngay. Nhưng tầu cá Trung Quốc vẫn ngoan cố tiến vào. Trước thái độ ngang ngược của đối phương, khu trục hạm Trần Khánh Dư dùng mũi tầu đâm thẳng vào tầu địch, làm gẫy lan can phía trước và cong cửa buồng lái, buộc địch phải lui, nhưng vẫn lởn vởn xung quanh Hoàng Sa, không chịu quay về. 
Trước tình hình tranh chấp quyết liệt, để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, trưa ngày 18-1, Bộ Tư Lệnh hải quân Sài Gòn cho thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng, ký hiệu HQ-5, do Trung Tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm Hạm Trưởng xuất phát đi Hoàng Sa. Cùng đi có Đại Tá hải quân Hà Văn Ngạc được cử làm chỉ huy trưởng lực lượng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa. Trên tuần dương hạm Trần Bình Trọng ngoài sỹ quan, thuỷ thủ của tầu, có thêm một trung đội người nhái, có nhiệm vụ sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo khi thời cơ đến. Với quyết tâm chiếm lại đảo, nửa đêm 18 – 1, Bộ Tư Lệnh hải quân VNCH lại cho hộ tống hạm Nhật Tảo, ký hiệu HQ – 10 do Trung Tá hải quân Nguỵ Văn Thà làm Hạm Trưởng ra chi viện cho lực lượng đang có mặt tại khu vực đảo. Như vậy lúc này, tại khu vực Hoàng Sa có 4 tầu lớn của Hải Quân VNCH gồm 1 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 1 hộ tống hạm đều sẵn sàng cho trận tái chiếm, bảo vệ biển đảo. 
Trung Tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh và tuần dương hạm Trần Bình Trọng
Rạng sáng ngày 19- 1, Trung Quốc cho tầu chiến và tầu cá vũ trang tiếp tục khiêu khích, tiến sát vào Hoàng Sa. Trước sự ngoan cố, liều lĩnh của Trung Quốc, 6 h 30’ khu trục hạm Trần Khánh Dư tiến sát vào phía Tây Bắc đảo Quang Hoà và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ. Đến gần đảo, phát hiện một doanh trại mới và cột cờ Trung Quốc, trung đội biệt hải đổ bộ lên phần phía Đông Nam của đảo và cắm cờ VNCH lên bờ cát và hốc đá, không thể đổ bộ lên toàn đảo. Trong khi đó, do tầu đối phương còn lởn vởn quanh đảo nên tuần dương hạm Trần Bình Trọng cũng không thể đến gần, buộc phải dừng từ xa, thả xuồng cao su để đưa lực lượng người nhái lên đảo, song ngay việc đổ bộ bằng xuồng cũng gặp khó khăn, do ngược chiều gió, xuồng đi rất chậm, nên không chi viện kịp. Trong lúc lực lượng hải quân VNCH chưa kịp triển khai, tận dụng lợi thế xuôi gió, Trung Quốc cho quân đổ bộ ở phía Bắc, từ đó tiến sâu vào bên trong, chiếm đảo Quang Hoà, rồi lần lượt chiếm đóng các đảo khác. 
Việc 2 trung đội biệt hải và người nhái đổ bộ tái chiếm đảo không thể thực hiện, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho 4 chiến hạm đi theo đội hình một hàng dọc và đồng loạt khai hoả nghênh chiến với tầu Trung quốc đông gấp 2 lần. Tuy nhiên do chênh lệch về lực lượng, các tầu của hải quân VNCH lại cũ, máy yếu nên không thắng được tầu hải quân Trung Quốc đông hơn, nhiều hơn về lực lượng, vũ khí, trang bị. Phía VNCH… cái bị chìm, cái bị thương, một số binh sĩ bị thương và hy sinh. 
8h 30’ tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái, trúng vào bệ pháo 127 ly làm 3 quân nhân hy sinh, 2 bị thương. Tình hình chiến sự diễn ra mỗi lúc một căng thẳng, quyết liệt. Anh em rất muốn nổ súng trả thù cho đồng đội, nhưng Hạm Trưởng Quỳnh không thể ra lệnh điểm hoả vì lực lượng người nhái đang rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm, nếu nổ súng, khả năng thương vong sẽ rất lớn. Tình thế không cho phép, binh sĩ trên tầu đành nuốt hận, nén đau thương, băng bó, cấp cứu cho người bị thương, bó thi hài cho người hy sinh, đưa vào khoang thuỷ thủ, đồng thời vừa sửa chữa, khắc phục hỏng hóc, vừa cho tầu lết theo đội hình chiến đấu. 
Cùng thời điểm này, tầu Nhật Tảo bị 2 quả 100 ly bắn trọng thương, Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà hy sinh tại chỗ, Hạm Phó Nguyễn Thanh Trí bị thương nặng, tầu chìm, 28 quân nhân dìu nhau xuống bè và được một tầu dầu của hãng Sell mang quốc tịch Hà Lan là Konionella cứu, đưa về Đà Nẵng. Hộ tống hạm Nhật Tảo bị loại ra khỏi trận chiến. Lúc này tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn, bị thương rớt lại phía sau, tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hỏng nặng, chỉ còn khu trục hạm Trần Khánh Dư một mình đơn độc chiến đấu. 
Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và hạm Nhật Tảo
16h 30’ chiến hạm Trần Khánh Dư được lệnh ủi thẳng lên đảo Quang Hoà, 130 thuỷ thủ bám sát vị trí sẵn sàng chiến đấu chiếm lại đảo, song các khẩu đại bác đều trục trặc, không khắc phục kịp sự cố kỹ thuật, cơ số đạn không đủ để tác chiến trong thời gian dài, lúc mà quân Trung Quốc đã đổ bộ chiếm đảo từ sáng sớm. Biết khả năng tái chiếm đảo là khó thực hiện, Hạm Trưởng San báo cáo trực tiếp với Tư Lệnh hải quân VNCH là HQ – 4 không còn khả năng đánh chiếm đảo. Trước tình hình đó, lệnh từ đất liền: Các tầu quay về, huỷ lệnh tái chiếm Hoàng Sa. 
17h chiều 19-1-1974, trận hải chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Quốc kết thúc với phần thắng thuộc về đối phương. Hải quân Trung Quốc đã chiếm đảo Quang Hoà và các đảo còn lại thuộc phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam chiếm giữ từ trước. 5h 30’ ngày 20-1-1974 (Tức ngày 30 tháng chạp năm Quý Sửu, tức ngày 30 tết) khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) về đến cảng Tiên Sa – Đà Nẵng; 9 giờ tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ- 5) vào cảng. 12 giờ cùng ngày, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt từ từ tiến vào vịnh Đà Nẵng với sự hộ tống của 2 tầu lai dắt. 
Bị mất Hoàng Sa, đề phòng Trung Quốc lợi thế đánh chiếm Trường Sa, ngày 1-2-1974, Bộ Tư Lệnh hải quân Sài Gòn cho quân đồn trú đồng loạt trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ đảo. Tháng 4 – 1975, Hải Quân ND VN thu hồi các đảo trên từ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Nhờ hải quân VNCH đã bảo vệ thành công 5 đảo quan trọng kể trên mà hải quân NDVN có điều kiện mở rộng quyền kiểm soát trên 21 hòn đảo khác trong vùng biển Trường Sa. 
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia kiểm soát nhiều đảo nhất trong vùng biển này, kế đến Trung Quốc 7, Đài Loan 1, Philippine 9, Malaisia 5 đảo.
Bản đồ “Lưỡi Bò” của Trung Quốc quét gần hết Biển Đông
Biển đảo của tổ tiên dù trong tay các vua chúa phong kiến ngày xưa, trong tay những người thuộc thời đệ nhất hay đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa hay đang trong tay nhà nước CHXHCN Việt Nam… đều thấm đẫm biết bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao người con đất Việt đã đổ ra vì sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó.
Phủ nhận những hy sinh to lớn của những người này, những người nọ là có tội với tiền nhân, có tội với lịch sử, là trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Rẻ rúng những gì mà những người đồng bào của mình đã dâng hiến, chúng ta không hề đẹp thêm trong con mắt của những dân tộc văn minh và giàu lòng tự trọng, không hề mạnh thêm trong con mắt của những thế lực đang muốn thôn tính vùng biển đảo thiêng liêng này. 
Thái độ đúng đắn, hợp đạo lý, hợp lòng người nhất là hãy cùng nhau xoá bỏ hận thù, cùng đốt lên nén hương tôn vinh bất cứ ai đã không tiếc thân mình cho sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó, dù họ là ai. Dòng máu của Nguỵ Văn Thà Trung Tá Hạm Trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo cùng các chiến hữu trong hải quân VNCH khác đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, có khác gì đâu dòng máu của các liệt sĩ hải quân quân đội NDVN đã đổ ra trên đảo Gạc Ma 1988. Nước mắt và nỗi đau của người vợ, người mẹ ông Nguỵ Văn Thà và các chiến hữu của ông, có khác gì đâu nước mắt và nỗi đau của những người vợ liệt sĩ, những mẹ Việt Nam anh hùng có người thân đã bỏ mình vì đất nước.
Bà quả phụ Nguỵ Văn Thà trong một hội thảo về Biển Đông tại Sài Gòn 2011 
Biết đến bao giờ ban lãnh đạo Việt Nam mới ngộ được chân lý hết sức giản dị là: “Tổ quốc là vĩnh hằng, mọi thể chế trên đó chỉ là tạm thời và hữu hạn mà thôi”. 
Hà Đông một sớm đầu đông 11 – 2011. 

Monday, November 28, 2011

Tội lãng phí, làm nghèo đất nước

Bookmark and Share

Đại Nghĩa sưu tầm (Danlambao) - Khi nói đến sự thối tha của chế độ cộng hòa XHCN Việt Nam, chúng ta thường hay chỉ nói đến vấn đề tham nhũng mà ít ai để ý đến một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là lãng phí. Lãng phí chính là phương tiện để cho kẻ có quyền, có điều kiện tiến đến mục đích cuối cùng là tham nhũng, một đại tội mà trời không dung, đất cũng không tha. Lãng phí và tham nhũng là hai sự việc được cấu kết chặt chẽ với nhau để móc ngoặc tài sản của nhân dân đồng thời nhận được những loại mà ngôn ngữ báo chí trong nước thường dùng là: phong bao, bôi trơn, lót tay, quà cáp, bồi dưỡng, lợi quả, hoa hồng v. v…do sự lãng phí mà có. 

Tham nhũng loại này thường phải dùng tiền của nhân dân chung, chi rất “xộp” cho đối tác thi công để họ lại quả xứng đáng, hoặc vun tiền ra mua sắm các thứ hàng phế thải linh tinh của nước ngoài đem về với hóa đơn trời ơi đất hởi tính vào cho công quỹ. Theo như báo Tuổi Trẻ online có bài “Đại biểu Quốc hội nói gì về lãng phí?” đã tường thuật lại lời phát biểu của ĐB Lê Thanh Long (bí thư tỉnh ủy Long An) như sau:
“Theo tôi, lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng và gây hại rất nhiều. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng.

“Tham nhũng còn có địa chỉ,“chỉ mặt đặt tên” được, còn lãng phí được nguỵ tạo dưới nhiều dạng và không ai chịu trách nhiệm, không biết qui trách nhiệm về đâu. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năm nay chúng ta đầu tư 57.000 tỉ đồng. Tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản người thì nói 35%, người thì nói 10%.

Theo tôi cho mức 15%. Như vậy thất thoát lãng phí cũng đã là 7.000-8.000 tỉ đồng rồi! Chưa kể tới nhiều dạng lãng phí khác như hội họp, hoặc tiệc tùng, chi phí hành chính…” (Tuổi Trẻ online ngày 14-5-2008)
Người ta đã hào phóng thực hiện một dự án làm đường mà mới nghe qua sự phí tổn của nó không ai là không kinh ngạc, thực ra không biết cái dự án này thuộc về tham nhũng hay lãng phí, chắc chắn là cả hai mà không nghe nói có chuyện gì cần thẩm tra:
“Những con số giật mình từ Quốc hội: Đoạn đường chuẩn bị từ khu vực Trung Tự đến Ô Chợ Dừa (TP Hà nội) chỉ dài vỏn vẹn 1.082 m, mà dự kiến phải chi 750 triệu đồng- tức là khoảng trên 40 triệu USD/km…

“Ngày 20-10, bàn về những lãng phí trong quy hoạch, nhiều Đại biểu đã giật mình”. (Người Lao Động online ngày 21-10-2005)
Ngoài lãng phí về tiền bạc, vật chất, người cộng sản còn lãng phí cả chất xám một cách không thương tiếc. Một vị tiến sĩ thuộc loại giỏi ở nước ngoài đang được xứ người trọng dụng nhưng khi về nước thì tài năng của ông ta bị phí phạm vô cùng, tôi nghĩ những người có học vị cao, có tài muốn về “giúp nước” thì hảy xem cái gương của thầy PGS.TSKH Trần Đức Chính:
“Một tiến sĩ có luận án khoa học được các đồng nghiệp Quốc tế đánh gía xuất sắc và đem ra ứng dụng thực tế ở nước ngoài. Nhưng khi về nước, ông được giao cho việc…theo dõi việc đi sớm về muộn của giáo viên, sinh viên, một công việc chẳng liên quan gì đến chuyên môn của ông. Câu chuyện của PGS.TSKH Trần Đức Chính, trường Đại học Xây dựng Hà nội là một ví dụ về tình trạng lãng phí chất xám trong các cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay”. (RFA online ngày 23-10-2005)
Trong loạt bài nêu lên những “địa chỉ đen” trên báo Tuổi Trẻ online chúng ta biết được có tới hàng hà sa số dự án toàn là phá hoại, lãng phí, làm nghèo đất nước. Thế mà người cộng sản vẫn vô tư làm hại dài dài:
“Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết tổng mức đầu tư 43 công trình là hơn 5.362 tỉ đồng…Trong số 43 công trình, có 4 công trình có mức đầu tư lớn xảy ra tình trạng tham nhũng – lãng phí gồm hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Huế (tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng). Nhà máy gạch granit Thiên Thạch tại Nam định (100 tỉ đồng), nhà máy chế biến cà chua tại Hải phòng (43,018 tỉ đồng), công trình cải tạo hồ Phú Lão tại Hòa bình (12,3 tỉ đồng.)

“Theo kết quả kiểm tra của Bộ Xây dựng, có tới sáu trong tổng số 43 công trình xây xong rồi…đóng cửa, trong đó có hai dự án nằm trong số bốn công trình có mức đầu tư lớn nhất”. (Tuổi Trẻ online ngày 9-12-2006)
Qua kết luận của BCT về năng lực cán bộ cho ta thấy được tình trạng phe cánh bao che, sử dụng những kẻ không chuyên làm lãng phí biết bao nhiêu là tiền bạc mà nhân dân phải gánh chịu.
Những sự việc điển hình nêu trên về xây dựng, hay mua sắm đồ phế liệu, bây giờ đến những việc hội hè, quà cáp ăn chơi lãng phí chúng ta sẽ thấy còn chóng mặt hơn, họ đã thẳng tay vun tiền của dân qua cửa sổ một cách xả láng:
“Báo Tiền Phong đưa tin qua bài viết tựa đề “Quà biếu của 663 đơn vị với trên 4.000 tỉ đồng”. Con số này được chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Vũ Đức Khiển đưa ra tại hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham mhũng, lãng phí để minh chứng rằng sau 6 năm triển khai pháp lệnh thực hành tiết kiệm, các con số thống kê về lãng phí vẫn ở mức báo động…

“Cán bộ nhậm chức có “truyền thống” phải mua xe mới chớ không hài lòng với xe cũ của người tiền nhiệm…

“Một thói quen “xài sang” khác của số đông đơn vị nhà nước liên quan đến những chi tiêu cho lễ hội, tiếp khách, quà biếu. Riêng tiền quà biếu của 663 đơn vị lên đến trên 4.000 tỉ đồng. “Hiếm có nước nào trên thế giới chi mạnh tay như thế”. (Tiền Phong online ngày 10-10-2006)
Thời buổi bây giờ ở Việt Nam thất thoát được tính tới tiền tỷ chớ không còn là tiền triệu nữa. Ngân quỷ của đảng CSVN không biết lấy từ đâu ra mà chi tiêu sai phạm hơn 80 tỷ đồng:
“Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Trung ương phát hiện số tiền sai phạm hơn 80 tỉ đồng. Ủy ban kiểm tra các cấp hơn 56 tỉ đồng, tăng gần gấp hai lần so với nhiệm kỳ Đại hội IX…

“Ông Nguyễn Văn Chi cũng chỉ rõ: Tình trạng vi phạm qua kiểm tra tài chính đảng là đáng lo ngại, kiểm tra ở đâu cũng có vi phạm với mức độ khác nhau…

“Ông Chi nhấn mạnh, trước tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, đòi hỏi nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát tài chính phải được đẩy mạnh hơn và quyết liệt hơn”. (VNExpress online ngày 26-7-2010)
Dưới đây Tuổi Trẻ online ngày 6-4-2008 cho chúng ta thấy “Những ‘địa chỉ’ lãng phí, thất thoát” qua bài “Lãng phí hàng trăm tỉ đồng từ 9 cảng cá”:
“Việc đầu tư xây dựng một số cảng cá chưa hợp lý về vị trí, qui mô công trình và mua sắm thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí 52 tỉ đồng.

“Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, gây lãng phí hàng chục tỉ đồng…

“Sau hơn ba năm bàn giao, cảng cá Cà Mau không có tàu đánh bắt thuỷ hải sản cũng như các loại tàu khác có công suất 60-300 CV cập cảng”. (Tuổi Trẻ online ngày 6-4-2008)
Một điều quan trọng là những người muốn thực hiện các công trình để có điều kiện chấm mút họ không tính được tiến độ mà nhà thầu thi công trong thời điểm gía cả vật tư sẽ bị trượt gía làm thất thoát tiền thuế xương máu của người dân. Chúng ta sẽ thấy đau xót khi những dự án “Lãng phí tiền tỷ vì những công trình siêu ì”.
“Cầu Hoàng Hoa Thám xây 10 năm mới chỉ được 3 trụ, gây thất thoát 136 tỷ. Dự án siêu ì ạch Nhiêu Lộc-Thị Nghè buộc phải bỏ ra thêm 100 triệu USD. Con đường “rùa” Rừng Sác cũng trong tình trạng tương tự. Hàng trăm tỷ đồng của TP.HCM “trôi sông” cùng những công trình này”. (VnExpress online ngày 5-9-2008)
Ai đời, những công trình gây lãng phí như ở Cần thơ có tình trạng mới nghe qua tưởng đây là điều nghịch lý, nhưng với Việt Nam XHCN thì đó là việc thường ngày của huyện. “Xây 9,4 tỉ đồng, sửa…20 tỉ đồng!” đó là tựa đề một bài báo của Người Lao Động, xin trích đoạn dưới đây:
“Hạng mục bờ kè tả (bờ trái rạch Khai Luông) thuộc dự án nạo vét và xây dựng kè rạch Khai Luông (quận Ninh Kiều, TP Cần thơ) có gía trúng thầu hơn 9,4 tỉ đồng. Quá trình thi công đã có sai phạm, làm cho công trình này bị hư hỏng nặng. Theo tính toán của giới chuyên môn, để sửa sai, ngân sách nhà nước phải chi thêm hơn 20 tỉ đồng”. (Người Lao Động online ngày 6-8-2008)
Dư luận trong nước có dạo xôn xao về “Đề án 112 lãng phí, thất thoát tiền” ra sao? Người cộng sản thì từ xưa nay sử dụng người “hồng hơn chuyên”. Vì thế cứ em nào có “ní nịch” trích ngang ba đời “cốt cán” thì cho vào, không cần chuyên môn, trình độ a, b, c cũng được do đó khi thất bại thì cứ đổ thừa tại, bị, mắc, phải…rồi thì cho qua, nghĩ tội người dân đã phải mất một số tiền lớn.

“Dự án tin học hóa nói trên, còn gọi là đề án 112, đã phá sản sau 5 năm triển khai. Cho tới khi ngừng dự án năm 2007, khoảng 300 tỉ tiền công quỹ đã bị thất thoát vì làm trái.

“Tháng 11-2007, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã phải lên điều trần trước Quốc hội, thừa nhận “chính phủ đã sai lầm khi giao đề án 112 cho một cơ quan tham mưu không có chuyên môn, hoạt động lỏng lẻo”. (BBC online ngày 22-1-2009)
Những sự lãng phí mà khi biết đến không ai không đau lòng, không ai không chua xót cho những đồng tiền chắc mót của nhân dân từ mọi thứ để đóng góp vào tay những người “đày tớ” của dân để họ phun phí một cách không thương tiếc. Không biết người cộng sản có tim óc hay không mà coi tiền của nhân dân không hơn tờ giấy lộn. Biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của những cụ gìa lao động còng lưng vất vả, mua tảo bán tần, bao nhiêu trẻ con đi rong suốt ngày bán từng tờ giấy số, cơm bửa no bửa đói đem tuổi thơ đi đổi lấy miếng ăn. Dân thu vô từng đồng, cán bộ vung ra từng tỉ, báo chí phải kêu lên “Huyện nghèo chơi…sang”. Tiền của dân để trong kho, trong ngân hàng làm sao ăn, chỉ có cách bày ra làm chuyện nọ, chuyện kia mới có dịp mà đục khoét.
“Trong vòng ba năm (từ 2007-2009), huyện Phước Long đã huy động hàng ngàn hộ dân để đóng góp và vốn ngân sách đầu tư hơn 116 tỉ đồng để xây dựng 113 km bờ kè dọc theo các tuyến kênh, sông trong huyện. Công trình này vừa hoàn thành cuối năm 2009, có nhiều tuyến kè chỉ mới đưa vào hoạt động mấy tháng…Vậy mà mới đây, lãnh đạo huyện này lại quyết định xây dựng tuyến kè mới (mở rộng song song cách tuyến kè cũ 3m), với nguồn vốn ghi ban đầu lên đến 63 tỉ đồng, khiến tuyến kè cũ trị gía hơn trăm tỉ đồng trở nên vô dụng”. (Thanh Niên online ngày 22-7-2010)
Trong “Những công trình gây lãng phí: Tiền tỉ tan theo dự án nước”, đó là tựa đề của bản tin trên Thanh Niên online mà người mới xem qua đã thấy choáng ngợp.
“Dự kiến bỏ ra hơn 1.700 tỉ đồng để xây dựng nhà máy nước và mạng cấp hai nhằm cung cấp nước cho các khu dân cư, khu công nghiệp…trên địa bàn. Nhưng nhà máy xây xong rồi mà mạng cấp nước đến các khu công nghiệp chưa có, các dự án công nghiệp lớn cũng đình trệ, khiến nguy cơ tiền tỉ trôi theo nước…

“Để cứu nguy cho dự án gần 2.000 tỉ đồng khỏi bị phá sản, đành phải “chữa cháy” bằng cách cho đấu nối nguồn nước của DTW vào hệ thống nước sinh hoạt của dân cư…Do vậy, nếu phải tính cấp bù phần chênh lệch thì theo tính toán… hơn 52 tỉ đồng/năm. Nhưng đây chỉ là mức bù lỗ cho năm đầu tiên, trong khi cứ hai năm giá nước lại tăng một lần cho đến 20 năm”. (Thanh Niên online ngày 20-7-2010)
Những con sâu bự chuyên đục khoét tiền của nhân dân bằng thủ thuật đi mua “đồ cũ ” để đánh lận con đen đem về gía cả tính theo tỷ lệ lót tay nên họ không ngần ngại mua đồ về đắp chiếu, khi đem ra bán sắt vụn xơi thêm một lần nữa. Nhìn thấy “nhóm lợi ích” làm nghèo đất nước, các cụ cách mạng lão thành cũng nóng ruột kêu la. Cụ Nguyễn văn Bé đã 87 tuổi đời kêu than: Toàn những chuyện tày trời mà không nghe, không biết:
“Tập đoàn điện lực xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tốn hàng ngàn tỉ đồng rồi bỏ hoang đắp chiếu mấy năm nay, gây tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên làm khổ sở cho dân, điêu đứng các ngành kinh doanh sản xuất…

“Tập đoàn Vinashin trong vòng 4 năm hoạt động thua lỗ liên tiếp đến mức cụt vốn trong số 90 nghìn tỉ đồng chỉ còn vỏn vẹn 10 nghìn tỉ đồng, mua hai chiếc tàu thuỷ Italy mỗi chiếc đều trên nghìn tỉ đồng rồi về đắp chiếu chờ bán sắt vụn…” (Đối thoại online ngày 15-7-2010)
Cái hay đâu không thấy chớ cái nghề vung tiền ra nước ngoài mua sắt vụn, đồ phế thảy là nghề của vẹm. Chỉ có món này là ngon xơi của lót béo bở. Người cộng sản lợi dụng câu nhật tụng “kinh tế thị trường định hướng XHCN” lấy quốc doanh làm chủ đạo, vì vậy cộng sản chuyên môn bám víu vào công ty, tập đoàn, tập đảng quốc doanh để tập trung tiền bạc tài sản của nhân dân vào cho “nhà nước quản ní” tạo điều kiện đục khoét công quỷ được dễ dàng.
Vinashin, con tàu định mệnh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tập đoàn quốc doanh này trực thuộc phủ thủ tướng đang bị xâu xé để tranh giành quyền lực trước kỳ Đại hội đảng lần thứ XI. Ông Dũng cũng đang tấc bậc dùng mọi thủ đoạn quỷ quyệt, quỷ quái để cứu con tàu ma này, kết quả ra sao hạ hồi sẽ rõ, còn bây giờ về khía cạnh lãng phí tiền của nhân dân thì là đã quá rõ:
“Điển hình là việc mua con tàu Hoa Sen với khoản tiền lên tới 60 triệu euro nhưng sau đó không khai thác được phải neo đậu ở Khánh hòa. Ngoài ra Vinashin đã dùng vốn vay quốc tế mua chín tàu cũ tuổi đời hơn 15 năm với tổng chi gần 200 triệu USD”. (Tuần Việtnamnet ngày 12.7-2010)
Ông Phạm Thanh Bình, người lãnh đạo tập đoàn Vinashin là người được thủ tướng Dũng trực tiếp bổ nhiệm nên dù ông này không có đủ khả năng hay chuyên môn để điều khiển tập đoàn lớn như thế này cũng vẫn được ưu ái trọng dụng:
“Một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề; ước tính dư nợ lên tới khoản 86.000 tỉ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền.

“Theo kết luận của Bộ chính trị, những hạn chế, yếu kém của Vinashin trước hết là do trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty mẹ và các đơn vị thành viên chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn. Người đứng đầu tập đoàn còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện, cá nhân báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật…” (Đàn Chim Việt online ngày 10-8-2010)
Một sự đại lãng phí gần đây nhất đã cho chúng ta thấy rõ bộ mặt tham lam thiếu sĩ diện của chế độ Cộng Hòa XHCNVN, đó là việc phun phí tiền của nhân dân trong việc tổ chức Đại lễ ngàn năm Thăng Long vừa qua. Sự phun phí tiền bạc mồ hôi nước mắt của nhân dân đã gây sự bức xúc trong lòng mọi người và được mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn mô tả:
“Vậy là còn 30 ngày nữa đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc: đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long”, kinh phí cho buổi lễ này dự tính là 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam xấp xỉ 4,5 mỹ kim (theo Vnexpress). Với kinh phí lớn khổng lồ như vậy người dân Việt Nam sẽ được những gì???…Nếu với số tiền trên dùng vào việc xây dựng đường, trường, trạm, hay đầu tư xóa đói giảm nghèo…vv …thì chắc chắn mang lợi ích cho dân tộc, đất nước rất nhiều, nhưng chi phí cho một kỳ lễ hội thì đây là một vấn đề để mọi người dân Việt Nam phải quan tâm. Lợi nhuận lớn nhất từ những khoản chi phí kếch xù này sẽ rơi vào tay những người có chức có quyền và những kẻ cơ hội, còn thiệt hại thì thuộc về toàn thể người dân Việt Nam”. (Lương Tâm Công giáo online ngày 12-9-2010)
Lại thêm một dự án làm nghèo đất nước ngay giữa cái thủ đô ngàn năm Thăng Long của bọn người mà tôi không biết dùng từ gì để gọi họ. Một dự án “Đầu tư hơn 200 tỉ xây Cung Trí Thức để…bỏ trống”, đó là tựa bản tin của Dân Trí online.
“Hà Nội đầu tư hơn 200 tỉ đồng xây dựng Cung Trí Thức để làm nơi hội tụ các hội, hiệp hội. Tuy nhiên, hơn 8 tháng đi vào hoạt động (từ 10-2010), chỉ có 7 hội về Cung, 2 khối nhà cao 15 và 3 tầng gần như bỏ không…Lý do họ đưa ra là đã có cơ sở làm việc ổn định, Cung Trí Thức cũng không thuận tiện cho hoạt động nên họ không có nhu cầu chuyễn đến”. (Dân Trí online ngày 9-7-2011)
Những tài liệu sưu tầm lược kể trên đây chỉ là những điển hình về sự lãng phí của chính quyền CSVN trong mấy năm qua. Nếu ngồi nghĩ lại, người dân Việt Nam sẽ thấy được tại sao họ đã làm việc cật lực và đóng thuế kể cả tiền người Việt nước ngoài gởi về mỗi năm trên 8 tỉ USD mà đất nước nghèo vẫn hoàn nghèo?!
Đại Nghĩa

Monday, November 14, 2011

Cù Huy Hà Vũ, công hay tội ?

Bookmark and Share

Đại Nghĩa – Sưu tầm
Ngày 24 tháng 3 tới đây tòa án cộng sản Việt Nam sẽ mở phiên xử người bất đồng chính kiến số một ở Việt Nam đó là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về tội
“ Tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt oNam” và xử theo Điều 88 Bộ luật hình sự của CSVN. CHHV là người như thế nào có hành động gì mà phải bị bắt giam rồi lại đưa ra tòa? Thì đây chúng hãy nghiên cứu xem cái quan điểm chính trị của CHHV trong bức thư được luật sư Nguyễn thị Dung Hà gửi cho Ban Biên Tập Bauxite Việt Nam:
“ …Mọi người Việt Nam chỉ có một tổ quốc là Việt Namchủ nghĩa xã hội không phải là tổ quốc của người Việt Nam!… Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thật sự Dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh…Liên minh quân sự với Hoa kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.Tổ quốc Việt Nam hay là chết!” (Dân làm báo online ngày 23-1-2011)
1 – Tổ quốc Việt Nam:
Ở đây CHHV đã phân tích rõ cho chúng ta thấy rằng người Việt Nam chỉ có tổ quốc Việt nam chớ CNXH không phải là tổ quốc của người Việt Nam, do đó không nên nói quốc hiệu của người Việt Nam là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là một sự gán ghép gian trá, xảo quyệt.
Trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA, CHHV giải thích:
“ Nước Việt Nam sẽ trường tồn vĩnh viễn, chế độ chính trị có thể thay đổi, có thể kế tục nhau nhưng Việt Nam trường tồn vĩnh viễn. Cho nên tôi cho rằng cái việc mà chính thể chính trị lại lấy cái tiêu chí của mình ghép vào Việt Nam thì tôi cho cái đấy là nó không đúng với sự trường tồn của Việt Nam. Ngay cả ở trong chính thể Cộng sản thôi, từ năm 1945 cho tới năm 1975 lấy quốc hiệu VNDCCH thế nhưng cũng chính thể cộng sản đấy, vẫn do HCM sáng lập đấy, mà đến sau năm 1975, tức năm 1976, thì lại đổi thành CHXHCNVN. Thành ra ngay tôi với tư cách là một người sống trong chính thể cộng sản, tôi cũng căm phẫn, đó là một sự phản bội, đó là một sự đảo chính của những người cầm quyền sau năm 1975 đối với ngay chính thể của HCM”. (Đàn chim Việt online ngày 1-9-2010)
Cùng một nhận thức với CHHV về quốc hiệu của nước Việt Nam, nguyên chủ tịch quốc hộiNguyễn văn An đã nói rõ:
“ Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu là:“ Việt Nam Dân chủ cộng hòa” là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyễn sang cách mạng XHCN, Quốc hiệu của Việt Nam đổi thành:“ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”,vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung…” (Đàn chim Việt online ngày 8-12-2010)
CHHV đã can đảm nói lên cái nhận định chính chắn của mình dù điều đó đi ngược lại ý muốn của một số người lãnh đạo đảng đã có dụng ý đánh lừa dư luận rằng CNXH là bất diệt khi ghép tự CHXHCNVN thành quốc hiệu.Việt Nam sẽ muôn năm còn, XHCN sẽ…năm khi đảng cộng sản bị loại trừ. Việc minh định rõ ràng Quốc hiệu nước Việt Nam như thế công hay tội ?
2 – Hòa giải để đoàn kết dân tộc:
Cũng trong bức thư nói trên CHHV phải hòa giải dân tộc để đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước trước hiểm họa xâm lăng của bọn bành trướng Bắc kinh, đây là đề xuất của một người đã nặng lòng yêu tổ quốc.
“ Chính trên quan điểm“ Việt Nam là Tổ Quốc của mọi người Việt Nam” mà ngày 30-8-2010 tôi đã gửi Quốc hội Việt Nam kiến nghị lấy“ Việtnam” là quốc hiệu để thực hiện hòa giải dân tộc nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam trong nước và ngoài nước, bất luận chính kiến trong nổ lực chung xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam ngang tầm thời đại”. (Dân làm báo online ngày 23-1-2011)
Bằng vào việc làm cụ thể, CHHV đã kiến nghị với Quốc hội CSVN:
“ Để xóa bỏ hận thù và hòa giải dân tộc, ông kêu gọi Quốc hội“ Đại xá tất cả cựu quân nhân và viên chức chính quyền VNCH theo khoản 10, Điều 84 Hiến pháp (Quốc hội quyết định đại xá)”.
“ Ông cảnh báo“ chính những hận thù và chia rẽ dân tộc ấy đang từng ngày, từng giờ tiếp tay cho nguy cơ Việt Nam bị Bắc thuộc lần thứ Tư và lần này e là vĩnh viễn!” (Đàn chim Việt 31-8-2010)
Chuyện hòa giải hòa hợp chính cố thủ tướng Võ văn Kiệt và các vị lão thành cách mạng cũng đã nói lên từ lâu:
“ Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả…
“ Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được.
“ Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung quốc đánh biên giới phía Bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại đố kỵ lẫn nhau”. (BBC online ngày 30-4-2007)
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người đã có nhiều trăn trở trong việc hòa giải hòa hợp dân tộc để đưa đất nước tiến lên, ông đã từng mơ ước:
“ Hòa giải hòa hợp…đó là niềm thôi thúc, là sự nghiệp của cả dân tộc”. Khoan hãy bàn đây là vấn đề chiến thuật hay chiến lược, chỉ biết đây là yêu cầu bức thiết mà mọi người Việt Nam dù là đang ở trong hay ngoài nước, dù từng ở chiến truyến nào đều phải dốc tâm thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng cao cả này. Có vậy mới mong xây dựng được nước Việt Nam mạnh giàu, dân tộc an lành, hạnh phúc”. (Thông Luận online ngày 14-11-2007)
Với tấm lòng yêu nước cũng như bao nhiêu nhà cách mạng lão thành đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hòa giải hòa hợp dân tộc để có được sự đoàn kết cùng nhau xây dựng và giữ nước. Như vậy người kêu gọi hòa giải hòa hợp xóa bỏ hận thù để đoàn kết gây sức mạnh bảo vệ tổ quốc là công hay tội?
3 – Chủ nghĩa Xã hội:
Trong lần trả lời phỏng vấn của đài VOA tiến sĩ Vũ nói lên cái nhận thức của mình qua thực tế sau 10 năm tiến lên XHCN từ năm 1975 đến 1985 thì đã thấy cái CNXH hoàn toàn bị thất bại:
“ Cốt lõi của CNXH theo học thuyết Mác-Lênin là kinh tế nhà nước chỉ huy hay kinh tế tập trung, kinh tế tư nhân được coi là“ bóc lột người” bị loại trừ. Thế nhưng nền kinh tế XHCN đã phá sản tuyệt đối vào năm 1985 khi chính sách gía- lương- tiền của chính phủ gây lạm phát tới 900%, dẫn đến kinh tế tư nhân hay kinh tế thị trường được đảng CSVN phục hồi tại Đại hội 6 của đảng vào năm 1986”. (VOA online ngày 29-4-2010)
Cùng một nhận định về sự thất bại của XHCN, tướng Trần Độ đã cai cú nói lên cái tình trạng thê thảm của đất nước sau 10 năm tiến lên XHCN như thế nào:
“ Hãy nhìn lại xem: từ năm 1975 đến 1985, mười năm xây dựng XHCN trong cả nước và nước có tên là:“ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” thì đất nước ra thế nào? Có phải suýt chết đói, suýt rơi xuống vực thẳm rồi không?” (Nhật ký Rồng -Rắn trang 17)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà tranh đấu trẻ ôn hòa cũng đã nói lên cái nhận định của mình về cái XHCN mù mờ kia một cách thẳng thắng rằng:
“ Quả thật, họ vẫn tiếp tục sống không chính danh và tự lừa dối mình, vẫn hô hào“ kiên định đi lên XHCN mà thực tế chưa định hình được XHCN là gì, hình thù ra sao và khi nào thì đạt được.
“Đảng đã từng chui vào cái rọ XHCN và thấy sắp chết ngạt nên quyết định
“ đổi mới chui ra, càng“ chui ra” càng khen mình tài giỏi.
“ Nhưng dù sử dụng ngôn ngữ “ thành thần” và đánh tráo khái niệm điêu luyện đến mấy cũng khó làm cho dân chúng bây giờ tin vào cái“ đuôi XHCN”. (BBC online ngày 10-1-2011)
Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng chính phủ và hiện là chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phát biểu trong phiên hội thảo góp ý cho Văn kiện đại hội đảng XI nói lên cái quan điểm về CNXH của mình như sau:
“Ông đưa ra cái cương lĩnh, cương lĩnh là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác va Lênin vềcái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”…
“ Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biếtlà chúng ta bịp người khác. Đến bây giờ tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?…
“ Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu ‘ dân giàu, nước mạnh’ mấy câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ
không đúng, bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông! (RFA online ngày 18-12-2010)
Cũng phát biểu trong hội thảo này, giáo sư Đào CôngTiến, nguyên hiệu trưởng trường Đại học kinh tế cùng nói lên cái nhận thức của mình về cái CNXH:
“ Đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và pháp quyền, thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền”. (RFA online ngày 17-12-2010)
Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ, là người con của gia đình có truyền thống cách mạng khi tranh luận với ông Đỗ Phú Thọ, trong một bức thư viết tự đáy lòng đối với đảng, ông viết:
“ Nếu cứ định hướng XHCN u u minh minh như thế này thì tiền vay của nước ngoài, ¼ rơi vào túi một số kẻ đại diện cho cái mô hình này. Các dự án của nước ngoài biến thành dự án xây nhà, xây sân gôn…Nông dân bị cướp đấtSau này con cháu ta trả nợ chúng sẽ chửi cả đảng, cả bác Hồ
“ Thôi mà vất ngay cái CNXH đi!” (Đối Thoại online ngày 24-4-2010)
Qua sự nhận định của những bậc lão thành và những nhà trí thức có vai vế trong chế độ thì cái CNXH đã thất bại thấy rõ và ngược lại nó là cái lực cản để đưa đất nước tiến lên. Chính đảng CSVN lợi dụng cái CNXH này để làm vỏ bọc cho đảng  lợi dụng nó để bảo vệ vị trí độc tôn lãnh đạo đất nước, duy trì quyền lực vằ quyền lợi. Hơn thế nữa họ đã cuối lòn trước bọn bành trướng Bắc kinh,cam tâm là thân phận chư hầu, cái họa mất nước đang ngày càng lộ rõ. Cái chế độ XHCN tàn hại đất nước như thế bây giờ CHHV kêu gọi xóa bỏ nó đi để kiến tạo một chế độ tự do dân chủ và làm cho đất nước phú cường, thì như vậy là công hay tội?
4 – Đa đảng:
CHHV đã nhận thấy cái độc tài toàn trị của một chế độ độc đảng nên ông đã cương quyết và khẳng định dân tộc muốn tiến lên thì phải thực hiện chế độ đa đảng để có sự tham gia gánh vát của toàn dân. Đảng cần phải biết lắng nghe và tiếp thu những đóng góp hay dù trái ngược lại với ý đảng, không nên trù dập, bắt giam…Để nói lên ý nguyện của mình tiến sĩ Vũ khi trả lời Thomas Việt báo Dân Luận ông nói:
“ Tôi khẳng định đa đảng là truyền thống của Việt Nam từ trước cho đến khi chủ tịch HCM chết và thậm chí đến 1988…Tuy nhiên tôi vẫn lên án sự độc tài của đảng CSVN.Việc lập đảng trong tình hình hiện nay thì không có cơ may nào được Quốc hội hay Tòa án công nhận cả!..
“Ví dụ về luật đảng, trong đó có quy định“ mọi người đều có quyền lập đảng và tham gia đảng”.Cho đến giờ ở Việt Nam luật về đảng vẫn chưa có. Thành ra những người tham gia hay lập ra các đảng khác với đảng CS vẫn bị coi là bất hợp pháp. Nên mục tiêu đấu tranh của tôi, cái đầu tiên là buộc nhà cầm quyền Việt nam phải thực hiện việc đa đảng”.(Dân Luận 7-11-2010)
Chế độ độc đảng toàn trị của đảng CS VN đã không đưa đất nước phát triển như nguyện vọng của toàn dân và những người cách mạng, vì thế cho nên luật sư Trần Lâm trong một lần tâm sự với tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cụ nói:
“ Việc thiết lập thể chế đa đảng, là việc làm không thể đừng được. Ta hiện nay suy thoái nặng nề không lối thoát, còn có con đường nào khác đâu. Cả thế giới một đường, một mình ta một hướng thì quả thật là quá lạ, mà cái hướng của ta lại mù mờ, ngay trong nội bộ cũng không thông suốt. Thiết lập thể chế đa đảng là việc làm sáng suốt, một lựa chọn đúng đắn”. (Đối Thoại online ngày 10-6-2010)
Và tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng tỏ ra biểu đồng tình với cụ Trần Lâm và CHHV là mong ước và khẳng định cái gía trị hữu hiệu của đa đảng, nên ông nói:
“ Hãy cầu chúc cho“ phe cấp tiến”. Các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước hãy ra sức hỗ trợ cho họ. Trước mắt hãy chung tay loại bỏ một nguy cơ tàn hại cho đất nước, cho dân tộc đã. Rồi thì hiện trạng đa nguyên đa đảng sẽ là tất yếu”. (Đàn chim Việt online ngày 8-1-2011)
Trong đề nghị chọn thể chế đa đảng thì CHHV đã thấy cái trở ngại lớn là Điều 4 trong Hiến pháp của CSVN năm 1992 đã minh định tiến lên CNXH và đảng CSVN độc quyền lãnh đạo đất nước. Thành ra muốn có được thể chế đa đảng thì trước hết phải bỏ Điều 4 Hiến pháp này. Do đó CHHVcòn đòi hỏi:
Nếu đảng Cộng sản mà không bỏ điều 4 Hiến pháp thì việc đó đồng nghĩa với cái chết”.Cái chết đó còn không bao lâu nữa đâu, cái chết đó trước hết với Ban lãnh đạo đảng CS. Đảng CS đừng có nghĩ rằng đã vơ vét được nhiều rồi đến khi chế độ CS sụp đổ thì họ trở thành ông chủ mới. Dân tộc Việt Nam trân trọng tự do, đa đảng, nhưng cũng không vì thế mà ngay lập tức có thể tha thứ cho những kẻ đã kéo lùi Việt Nam hơn hai chục năm nay. Ít nhất từ năm 1975 tới hôm nay”.
(Dân Luận online ngày 7-11-2010)
CHHV đòi bỏ Điều 4 HP đúng hay sai? Thì đây nhà thơ Bùi Minh Quốc, giải thích rõ ràng cái Điều 4 này có gía trị ra sao.
“ Điều 4 được thông qua bằng một Quốc hội không đại diện cho dân bởi các đại biểu đều do đảng( thực chất là một vài cá nhân nắm giữ công việc nhân sự của đảng)sắp đặt, hoạt động một cách hình thức. Việc đó nói thẳng ra thì đích thị là một xảo thuật pháp lý nhằm đưa đảng( thực chất chỉ là một vài người ở cấp tối cao của đảng) lên ngôi vua. Nhiều nhà trí thức trong và ngoài đảng cùng nhiều lão thành cách mạng gọi chế độchính trị hiện hành là chế độ phong kiến trá hình hay chế độ toàn trị
“ Tóm lại, Điều 4 là một bằng chứng hiển nhiên đối chọi giữa danh và thực, một xảo thuật cầm quyền hết sức thiếu dân chủ, nói thẳng ra là một sự dối trá, một sự dối trá bao trùm lên đời sống xã hội”. (Talawas online ngày 3-10-2007)
Sau đây là ý kiến của nhà văn Trần Mạnh Hảo lý luận về tính pháp lý của Điều 4 HP như sau:
“ Như vậy, khi Điều 4 khẳng định:“ Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN đi teho một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước
Dân trị Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điễu 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng ?” (Trời Nam.net online ngày 18-9-2010)
Trong lần trả lời phỏng vấn của đài RFI, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói về cái Điều 4 HP này như sau:
“Đối với đảng tôi cho rằng“ nên” xóa bỏ, vì Điều 4 làm mất thanh danh của đảng.Một đảng tự xưng là“ đội tiên phong đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”, là“ ngôi ssao sáng nhất trong muôn vì sao” mà phải dựa vào sự cưỡng bức của một điều luật và nghĩ rằng buông nó ra tức là tự sát thì còn gì đáng xấu hổ cho bằng!” (RFI online ngày 13-9-2010)
Trong một bản Tuyên cáo về vụ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường của nhóm linh mụcNguyễn Kim Điền, gồm có Lm Têphanô Chân Tín, Sài Gòn; Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế; Lm Tađêô Nguyễn văn Lý, Hà Nam: Lm Phêrô Phan văn Lợi, Bắc Ninhlên tiếng kêu gọi:
 Đảng CSVN cần huỷ bỏ ngay điều 4 cũng như nhiều điều mâu thuẩn phi lý trong Hiến pháp d để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, gồm mọi thành phần dân tộc, mọi cộng cộng đoàn tôn giáo, mọi đảng phái chính trị, mọi tổ chức công dân trong lẫn ngoài nước. Tiếp đó là triệu tập hội nghị Diên Hồng Mới để đảng tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa ngoại lai, chế độ sai lầm, tạ lỗi và hòa giải cùng dân tộc, trao quyền lãnh đạo cho toàn dân trong một thể chế dân chủ tam quyền phân lậpvà đa đảng đa nguyên”. (Tự do Ngôn luận online ngày 1-1-2008)
Tất cả cùng đồng thanh“ Hội nghị Diên Hồng” yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, là đáp ứng với nguyện vọng của toàn dân vì đảng CSVN là
“ lực cản” để đưa đất nước tiến lên. Người đã dám nói lên tiếng nói đi ngược lại với một nhóm cầm quyền vì lợi ích riêng tư sợ phải“ tự sát” khi bỏ điều 4 Hiến pháp, anh hùng như thế là công hay tội ?
5 – Liên minh với Hoa kỳ:
Ngày xưa vì nhận định sai lầm nên ông Hồ Chí Minh đưa cả dân tộc vào cuộc chiến chống Mỹ gây đổ máu chết chốc, tàn phá đất nước thảm hại như thế nào,  nhưng ngày nay đảng CSVN đã bang giao với Mỹ một cách thắm thiết thì đề nghị liên minh với Mỹ là phù hợp với yêu cầu của đảng đấy chứ!
“ Liên minh quân sự với Hoa kỳ là cấp thiết và quyết định trong việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị nước ngoài xâm lược ở biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. (Dân làm báo online ngày 23-1-2011)
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ năm 2005 của thủ tướng CSVN Phan văn Khải có nhắc tới thời gian 90 năm trước (1911-1913) ông HCM đã từng sống ở Mỹ và ông Khải nói:
“ Tiếc rằng cơ hội hợp tác giữa hai nước đã bị bỏ lỡ. Chỉ mãi tới năm 1995 hai nước mới kiến lập quan hệ ngoại giao”. (BBC online ngày 25-6-2005)
Và việc bang giao giữa hai nước Hoa Kỳ và CSVN ngày càng thắm thía. Điều nầy chứng tỏ rằng CSVN đang cần liên kết với Mỹ để bảo vệ tổ quốc. Như vậy quan điểm của CHHV đâu có khác với quan điểm của đảng!
“ Mới đây, trong chuyến thăm tiểu bang Hawaii, đại sứ Việt Nam tại Hoa kỳ Lê Công Phụng nhận định:“ Quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua”
“ Việt Nam và Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ các bước cần thiết nhằm đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới, trở thành đối tác chiến lược của nhau trong thời gian tới”.(BBC online ngày 16-3-2011)
Quan điểm liên minh với Mỹ để chống Tàu bảo vệ tổ quốc đó là con đường tất yếu mà đảng công sản đã và đang làm như vậy, CHHV đã ủng hộ cái điều ấy, như thế là công hay tội ?
6 – Kiện thủ tướng:
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội đã nộp đơn kiện thủ tướng chính phủ của nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng, vì ban hành trái pháp luật quyết định cho Trung quốc khai thác bauxite Tây Nguyên :
“ Tôi thấy quyết định này trái ít nhất 4 luật. Đầu tiên là luật bảo vệ môi trường…
“ Chỉ sau khi báo cáo về môi trường được công bố và thẩm định xong thì thủ tướng mới có thể phê duyệt cái quy hoạch đó…
“ Vậy mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất chấp pháp luật cứ phê duyệt một cái quy hoạch không có báo cáo đánh gía tác động môi trường”.
“Ông Vũ nói them quyết định của thủ tướng trái với quốc phòng, luật bảo vệ di sản văn hóa. Và nó đi ngược với luật ban hành văb bản quy phạm pháp luật”.
(BBC online ngày 12-6-2009)
Việc thủ tướng Dũng quyết định cho Trung quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên là một việc làm mà cả toàn dân Việt Nam đều không đồng ý. Trước nhất là đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ba lần viết thư ngăn cản rồi sau đó các vị tướng tá, lão thành cách mạng, trí thức chuyên gia trong đó có cả bà Nguyễn thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước đồng ký bản thỉnh nguyện thư trên hai ngàn người can ngăn vẫn bị thủ tướng bỏ ngoài tai và cho rằng đây là chủ trương lớn của đảng, nhưng nó đã đi ngược với nguyện vọng của toàn dân. Nguyễn Tấn Dũng có biết cho Trung quốc khai thác bauxite Tây nguyên là điều xâm hại an ninh quốc gia hay không? Khai thác bauxite Tây nguyên là phá hoại môi trường sống của dân tộc hay không? Toàn dân can ngăn bằng thỉnh nguyện thư không được đáp ứng thì“ kiện” là việc làm của người biết tôn trọng pháp luật, Nguyễn tấn Dũng không thấy được đây là hành động của một người trí thức yêu nước mà bày trò trả thù bẫn thỉu như sai người phá hàng rào nhà CHHV, rồi nay lại bày trò hèn hạ tạo cớ bắt người vu từ việc này sang việc khác.
Chẳng những kiện thủ tướng đề bảo vệ môi trường sống ở Tây nguyên mà CHHV còn kiện tướng công an để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu trên internet, blogs theo luật lệ của nhà nước CHXHCNVN:
“ Hai tháng trước đây, ông vũ đề nghị khởi tố trung tướng công an Vũ Hải Triều vì đã khoe khoang trong một cuộc họp với báo chí là đã “đánh sập 300 trang mạng và blogs xấu”.
“ Trong đơn kiện, ông tố cáo“ tướng công an Vũ Hải Triều là tội phạm quốc gia và quốc tế đặc biệt nghiêm trọng vì đã ngang nhiên xâm phạm tuyên bố quốc tế về nhân quyền, xâm phạm “ quyền tự do phát biểu quan điểm” quy định tại khoản 2, Điều 19 Công ước Quốc tế về Những Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký ngày 24 tháng 9 năm 1982”. (Đàn chim Việt online ngày 31-8-2010)
Để bảo vệ cho những người dân oan thấp cổ bé miệng nhất là với những gia đình có công với cách mạng bị bọn tham quan cướp đất cướp nhà, ngày 6-9-2010 tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã viết đơn gửi Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch nhà nước… đòi đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải:
“ Căn cứ luật khiếu nại, tố cáo, bằng Đơn này tôi tố cáo và yếu cầu Quý vị truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM và đồng bọn đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương thị Kính, thân nhân của ba liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố HCM”.
(Đàn chim Việt online ngày 7-9-2010)
Thưa kiện là việc làm của con người trí thức thông hiểu luật pháp và là phương tiện có văn hóa của người biết tôn ti trật tự khi cần phản đối với những kẻ chỉ biết dùng bạo lực để đàn áp những kẻ thế cô. Người có tinh thần tôn trọng luật pháp khi bảo vệ lợi ích cho dân tộc, giai cấp thấp cổ bé miệng thì như vậy là công hay  tội ?
7 – Dư luận ủng hộ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu có c âu đối ca ngợi ông bà tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ như sau:
“ Hà Vũ bộc trực vô ưu, khả dĩ Anh hùng khí tiết!
Dương Hà trung trinh hữu luật, dục thành Thục nữ tâm cang!”
(Bauxite Việt Nam online ngày 14-3-2011)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị tướng khai quốc công thần nay tuổi hạc đã cao, nhưng cụ vẫn còn sáng suốt theo dỏi tình hình trong nước, cụ cũng thường tỏ nổi lòng trăn trở với sự bức xúc của mình qua những bài viết, “ phù thế giáo một vài câu thanh nghị”:
“ Những băn khoăn, những ưu tư của Vũ cũng là những băn khoăn và ưu tư của mọi người. Mọi người đều nghĩ, còn Vũ đã nói ra được  những điều đó. Vũ không nói, thì người khác cũng nói. Vì đó là những điều hiện thời mọi người lo lắng cho đất nước.
“ Tôi không đọc hết cả được. Những gì đã đọc thì tôi thấy Vũ nói đúng. Chỉ có điều nó thật quá đi. Nói thật như vậy, nhưng không chống phá nhà nước, chống phá dân.Những điều Vũ nói có dính dáng tới một ông thủ tướng, tới một vài vị lãnh đạo của nhà nước. Nhưng một ông thủ tường không phải là tất cả nhà nước, và vài ba vị lãnh đạo cũng không phải tất cả nhà nước…Trong các“ hoạt động” của Vũ có chuyện chú ấy kiện ông thủ tướng.Nhưng kiện ông thủ tướng không có nghĩa là chú ấy kiện nhà nước”.(HungViet/blog online ngày 8-2-2011)
Theo cụ luật sư Trần Lâm thì CHHV chỉ làm theo lương tâm và sở học của     mình, cụ nói lên cái nhận thức của mình khi trả lời báo Dân Luận:
“ Cù Huy Hà Vũ nói với tôi, và tôi cũng nghĩ đến điều đó: Cù Huy Hà Vũ không hề giao tiếp với những người mà ta thường gọi là bất đồng chính kiến. Anh không có ý thức, tư tưởng chống nhà nước, mà chỉ làm theo lương tâm và sở học. Người cầm cân nẩy mựcluật pháp mà đưa vụ việc này vào lĩnh vực tội phạm chính trị là hoàn toàn khiên cưỡng, là ngộ nhận CHHV phạm tội chính trị”.
(Dân Luận online ngày 14-3-2011)
Việc làm của CHHV được mọi người, mọi từng lớp trong nước đều mến mộ và ủng hộ, chẳng những thế mà cả các tổ chức Quốc tế cũng ủng hộ và can thiệp bảo vệ. Lewis Gordon,giám đốc điều hành Trung tâm Luật sư Bảo vệ Môi trường (EDLC) đã gởi hồ sơ đến tòa án Nhân dân Hà nội để can thiệp cho CHHV và ra Thông cáo Báo chí Yêu cầu phóng thích ngay:
“ Việc bắt giữ ông Vũ và cáo buộc ông là việc làm tuỳ tiện, xâm phạm đến các quyền con người đã được quốc tế công nhận, là quyền tự do ngôn luận và quyền không bị giam cầm vô cớ, theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, mà chính phủ Việt Nam đã cam kết tôn trọng. EDLC thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc ngược đãi ông CHHV bằng cách phóng thích ông ngay lập tức và xóa bỏ vô điều kiện mọi cáo buộc chống lại ông”. (Bauxite Việt Nam online ngày 15-3-2011)
Tổ chức theo dỏi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hãy thả ngay CHHV vì tổ chức này gọi ông ta là “ nhà hoạt động luật pháp trực ngôn”:
“ Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á châu của HRW, nói trong thong cáo mới ra hôm thứ Tư 10/11 của HRW: ‘ Việc bắt giử ông Cù Huy Hà Vũ là vụ mới nhất trong chiến dịch đàn áp các luật sư và các nhà hoạt động độc lập, những người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền”. Ông Robertson nhận định:
“ Việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ có mục đích ngăn chận các luật sư để họ không nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như bào chữa cho các nhà hoạt động Dân chủ và Dân oan mất đất, hoặc các vụ kiện nhằm bảo vệ môi trường”. (BBC online ngày 11-11-2010)
Luật sư Trần Đình Triển, trả lời phỏng vấn của BVN khi ông nhận lời bào chữa cho CHHV trong phiên tòa ngày 24-3 tới đây nói:
“- Tôi đã nói rõ quan điểm của tôi rất nhiều lần là anh CHHV không có tội
“-Vâng đúng vậy. Không những không có tội mà đó còn là những suy nghĩ và hành động rất tiến bộ và rất đáng khen…
“- Việc họ xử anh CHHV có tội sẽ lại càng khẳng định việc anh CHHV đòi đổi mới là đúng. Tôi cho rằng lịch sử sẽ xét để khẳng định rằng anh Vũ đúng, quan điểm của tôi đúng”.(BauxiteViệt Nam online ngày 12-3-2011)
Ngày ra trước tòa CHHV sẽ nói cho bọn“ quan tòa” CSVN biết thế nào là luật pháp và thế nào là luật rừng. Tôi tin rằng nhà cầm quyền CSVN sẽ có đủ khôn ngoan để trả tự do cho CHHV như đã từng trả tự do cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, vì Cù Huy Hà Vũ vô tội.
Đại Nghĩa