[CHẾ ĐỘ NÀO, NGƯỜI VIỆT ĐÓ]
Cafe Ku Búa
Khi phân tích về con người, một trong những sai lầm hàng đầu là chỉ nhìn từ góc độ văn hoá và địa lý rồi bỏ quên yếu tố thể chế. Con người khi sinh ra thì ai cũng như ai. Theo thời gian thì họ biến đổi theo môi trường sống.
Người Việt hay bất cứ dân tộc nào cũng vậy, đều xuất phát từ con số không rồi dần dần trở thành những kết quả bởi những yếu tố ảnh hưởng.
Khi nhìn đất nước và dân chúng hiện nay, quá dễ để đổ thừa tất cả những vấn đề lên những con người sinh sống. Vì họ hữu hình, ai cũng có thể trông thấy được. Cho nên khi ai đó nhận xét “Người Việt thế này, người Việt thế nọ” thì rất khó để nói khác.
Nhưng đó chính là vấn đề. Chúng ta chỉ nhìn người Việt trong nước dưới thể chế hiện tại và quên rằng có nhiều “phiên bản” của người Việt khác đang tồn tại trên thế giới đã 44 năm kể từ khi cuộc chiến chấm dứt.
Hãy làm chút so sánh nhé.
NGƯỜI VIỆT Ở CHXHCNVN
1. Thu nhập/năm: $2,500.
2. Tài sản: $18,000.
3. Tuổi thọ: 76 năm.
4. Dân trí: thấp.
5. Tính tình: “tẩy não.”
NGƯỜI VIỆT Ở NGA
1. Thu nhập/năm: $7,000.
2. Tài sản: $10,000.
3. Tuổi thọ: 71 năm.
4. Dân trí: chưa cao.
5. Tính tình: "Bắc Kỳ" (ở đây không nói tốt hay xấu).
NGƯỜI VIỆT Ở MỸ
1. Thu nhập/năm: $60,000 (Cao hơn mức bình quân).
2. Tài sản: $187,000.
3. Tuổi thọ: 78 năm.
4. Dân trí: cao.
5. Tính tình: “tự tin.”
NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC (CHÂU ÂU)
1. Thu nhập/năm: $49,000.
2. Tài sản: $70,000.
3. Tuổi thọ: 80 năm.
4. Dân trí: cao.
5. Tính tình: “ổn định.”
NGƯỜI VIỆT Ở AUSTRALIA
1. Thu nhập/năm: $50,000.
2. Tài sản: $190,000.
3. Tuổi thọ: 82 năm.
4. Dân trí: cao.
5. Tính tình: “vui tính.”
NGƯỜI VIỆT Ở NHẬT
1. Thu nhập/năm: $40,000.
2. Tài sản: $100,000.
3. Tuổi thọ: 83 năm.
4. Dân trí: trên trung bình.
5. Tính tình: “cần cù.”
Không phải ai cũng vậy, nhưng nếu so sánh mức bình quân thì sự khác biệt quá chênh lệch. Hơn bốn thập niên kể từ ngày đen tối của tháng tư kia xảy ra, người Việt đã xây dựng những cộng đồng ở khắp nơi. Con cháu của họ, những thế hệ Việt Kiều 2.0, hiện tại đang trở thành số đông thay thế những cha mẹ của mình.
Tuy số liệu chỉ mang tính chất tương đối và khó chính xác, nhưng có thể dùng để so sánh. Tại sao một người Việt ở trong nước chỉ có thể kiếm được $2,500 mỗi năm và có lượng tài sản chỉ tầm $18,000. Đó là con số hơi cao, đa số người dân hiện nay là nông dân cho nên giá trị thấp hơn rất nhiều.
Trong khi đó, khác với những đồng bào ở trong nước, người Việt sinh sống ở các quốc gia khác lại thành công tương đương với người bản xứ hoặc hơn.
Ở Mỹ, một người Mỹ gốc Việt có thu nhập bình quân $60,000/năm, hơn mức trung bình toàn nước. Ở Châu Âu thì một người Việt bình thường có tuổi thọ 80 năm với tài sản trung bình là $70,000 hoặc hơn.
Người Việt ở Nga, Nhật, Hàn, Anh, Canada hay bất cứ nơi đâu đều tìm thấy thành công và xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng họ không có được những điều đó khi ở trong nước.
Vậy sự khác biệt là gì?
Có phải vì người trong nước lười biếng, còn người ngoài nước siêng năng? Khó thuyết phục trong khi một công nhân ở Âu hay Mỹ chỉ làm trung bình 40 giờ, còn trong nước thì dù tăng ca 6 ngày một tuần cũng không đủ ăn.
Nếu người dân trong nước bị miêu tả là thụ động thì tại sao khi ra nước khác họ lại chủ động. Vì CNXH kìm chế họ hay vì kinh tế tư bản đã thúc đẩy nghị lực con người.
Tại sao cùng một dân tộc, nói cùng thứ tiếng, cùng màu da và cùng văn hoá nhưng kết quả lại khác. Nếu không phải là cơ chế thì là gì. Thật khó để suy nghĩ khác nguyên nhân nào khác.
Cho nên đừng nói với tôi là người Việt thế này, người Việt thế họ. Vì chế độ nào, người Việt đó. [05.11.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa