Wednesday, December 15, 2010

10 phát biểu “đỉnh cao trí tuệ” của lãnh đạo VN năm 2010 do Nhật Ký Yêu Nước đề cử:



admin:: 10 phát biểu “đỉnh cao trí tuệ” của lãnh đạo VN năm 2010 do Nhật Ký Yêu Nước đề cử:

1. Phùng Quang Thanh – UVBCT – Bộ trưởng bộ quốc Phòng:
“…Trên biển Đông là yên tĩnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, làm ăn bình thường và không có vấn đề gì trở ngại cả” .

2. Nguyễn Sinh Hùng – Phó thủ tướng:
“…Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?” .

3. Nguyễn Thiện Nhân – Phó thủ tướng:
“…Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung và giáo dục cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau luôn biết giữ gìn và phát triển mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em đó; vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì sự phồn vinh của hai dân tộc và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Hoa…” .

4. Phạm Khôi Nguyên – Bộ trường tài nguyên môi trường nói về sự cố trong dự án boxit Tây Nguyên:
“…Phía Hung không hề lường trước sự cố, còn phía VN chúng ta đã lường trước được những sự cố trên và nễu xảy ra chuyện gì thì hoàn toàn bảo đảm được mức độ an toàn” .

5. Võ Hồng Phúc - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về trách nhiệm của bộ này trong vấn đề Vinashin:
“…Chúng tôi không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm” .

6. Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Y tế , chiều 22/11, bị truy trách nhiệm khi không thực hiện lời hứa giảm tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép:
"Qua truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ" và "Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi" .

7. Hoàng Ngọc Liên - Trưởng công an huyện Hoằng Hoá trả lời phóng viên về việc công an “xin” 7.5 triệu đồng vì dân không mang giấy tờ tuy thân:
“…Việc mấy anh công an này làm là sai rồi. Các anh đó hiểu biết chưa được nhiều, các anh thông cảm bỏ qua cho” .

8. Thượng tá Nguyễn Quốc Tiến - trưởng công an thị xã Cẩm Phả nói về vụ Clip công an thóa mạ và quay cảnh gái mại dâm trần truồng:
“…Về nguyên tắc, khi bắt quả tang mại dâm thì không được quay phim như vậy, nhưng có thể do tâm lý cán bộ, chiến sĩ muốn ghi lại làm bằng chứng để “đấu tranh” với đối tượng môi giới nên đã tự ý quay” .

9. Trần Văn Tuyền – Tổng thanh tra chính phủ:
“…Khiếu nại đông người là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nếu quy định vấn đề này trong Luật khiếu nại dễ dẫn đến việc lợi dụng, để gây rối, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” .

10. Hội thẩm nhân dân trong một phiên tòa xử về mại dâm:
“…Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...” .

_____________
Chú thích

http://www.laodong.com.vn/home/khong-nen-lam-nong-tinh-hinh-bien-dong/20106/187474.laodong
http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/383865/pho-thu-tuong-nguyen-sinh-hung-phai-lam-duong-sat-cao-toc.html
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/50/50/131489/Default.aspx
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-25-pn-and-hd-nhung-phat-ngon-an-tuong-va-ngu-ngon-re-khach-
http://vneconomy.vn/201011230851748P0C9920/trach-nhiem-ve-vinashin-khong-the-noi-bo-ke-hoach-va-dau-tu-vo-can.htm
http://vnexpress.net/gl/doi-song/2010/11/3ba234b2/
http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Toi-khong-hua-cham-dut-ghep-giuong/201011/119681.datviet
http://vtc.vn/2-268749/xa-hoi/xin-dan-7-trieu-vi-toi-an-chao-quen-mang-giay-to.htm
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/412102/Clip-bat-mai-dam-ai-vi-pham.html
http://bee.net.vn/channel/2041/201010/Khong-the-ne-tranh-khieu-nai-dong-nguoi-1774892/
http://www.phapluatvn.vn/phapdinh/201010/Choang-soc-voi-nhung-cau-xet-hoi-cua-quan-toa-2009319/
Bookmark and Share



Saturday, December 11, 2010

Nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc

Bookmark and Share


TT - Cả nước có 255 địa bàn trọng điểm, 89 tuyến trọng điểm về buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đó là kết quả điều tra cơ bản, rà soát của công an các địa phương vừa được văn phòng thường trực Chương trình quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em thống kê.

Theo đó, tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em diễn ra trên cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc chiếm khoảng 65% tổng số vụ. Các nạn nhân thường bị bán với mục đích làm gái mại dâm, lấy chồng hoặc bóc lột sức lao động. Có một số trường hợp bị bán để lấy nội tạng... Cơ quan công an còn phát hiện một số vụ trẻ em Trung Quốc bị đưa trái phép sang Campuchia rồi đưa đi nước thứ ba (như Anh, Pháp, Đức).

Trên tuyến hàng không, các nạn nhân chủ yếu bị đưa qua hai cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Hong Kong, Macau..., một số nước châu Âu, Mỹ... dưới hình thức du lịch, kết hôn, xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi.

Qua thống kê, văn phòng thường trực Chương trình quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em xác định có 140 địa bàn cấp huyện, 115 địa bàn cấp xã là những địa bàn có nhiều phụ nữ, trẻ em bị buôn bán hoặc là nơi tội phạm thường tập trung hoạt động.

M.QUANG
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/364630/Nhieu-phu-nu-Viet-Nam-bi-ban-sang-Trung-Quoc.html

Monday, November 1, 2010

Buôn Ma Thuột tiếp tục dán tờ rơi "HS.TS.VN"

Bookmark and Share

Nguyễn Văn Tân

Kính thưa quí vị,

Nhóm chúng tôi ở Buôn Ma Thuột đã lên tinh thần rất nhiều, sau khi những tấm ảnh chụp tờ rơi "HS-TS-VN" được quí vị giúp quảng bá rộng rãi. Hiện nay ở thành phố này, từ những em học sinh cho đến các cụ già đều biết ý nghĩa của 6 chữ vàng "HS-TS-VN" là "Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam".

Thừa thắng xông lên, các bạn này bất chấp sự truy lùng của cơ quan an ninh điều tra của thành phố, đã tung ra thêm một đợt dán tờ rơi ở nhiều đường phố, trường học, nhà nghĩ,... Các tờ rơi này đã được bà con vui mừng đón nhận. Ở Ngã Sáu Ban Mê, có các em học sinh còn sẵn sàng cầm các tờ rơi "HS-TS-VN" để được chụp hình, nhằm nói lên lòng yêu nước của các em.

Kính mong quí vị phổ biến các ảnh này rộng rãi để nói lên tấm lòng của người dân vùng Tây Nguyên đối với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

Thay mặt nhóm thanh niên hành động vì đất nước
Nguyễn Văn Tân

pic01_9.jpg

pic02_9.jpg

pic03_8.jpg

pic04_8.jpg

pic05_7.jpg

pic06_7.jpg

pic07_7.jpg

pic08_7.jpg

pic09_7.jpg

pic10_6.jpg

pic11_5.jpg

pic12_3.jpg


http://danluan.org/node/6815

Học sinh cấp III dán giấy đề mấy chữ HS-TS-VN

Bookmark and Share

Ngày 12 tháng 8 năm 2010

Kính gửi quý Cô Bác và quý Anh Chị,

Chúng cháu là học sinh cấp III tại Đồng Nai đã dán những câu khẩu hiệu (đính theo mấy tấm hình bên dưới) tại một số nhà của người dân trong thành phố. Tụi cháu muốn cho người dân biết là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nên vì thế chúng ta phải tẩy chay không chơi với Trung Quốc nữa [không phải thế đâu các bạn ơi, ta vẫn phải giữ quan hệ hòa hiếu lâu dài với Trung Quốc, có điều ta quyết đồng tâm hợp lực không cho Trung Quốc hoành hành cướp bóc trên hải phận nước ta như giữa chỗ không người, cũng như ta quyết cảnh báo Nhà nước ta nhu nhược để Trung Quốc nhảy vào nước ta đầu tư rất nhiều lĩnh vực kinh tế, công nghiệp... mà lợi ít hại nhiều, ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định và phát triển của đất nước – BVN chú thích]. Chúng ta phải có hành động cụ thể về việc chống này bằng cách là cùng nhau “không mua, không bán những hàng sản xuất của Trung Quốc”.

Chúng cháu làm điều này là vì hưởng ứng sự kêu gọi của mấy anh khác đã dám vẽ những chữ HS-TS-VN trên tường, cột đèn tại thành phố Hồ Chí Minh đăng trên mạng Boxitvn, Dân luận mà tụi cháu xem được. Chúng cháu thấy việc làm này rất cần thiết vì nó nói lên lòng yêu nước và phản đối rõ rệt những chính sách xâm chiếm của Trung Quốc. Cháu nghĩ rằng, mỗi người cùng làm như nhóm tụi cháu thì sẽ lôi cuốn thêm nhiều người tham gia và biết đâu làm cho chính quyền Việt Nam phải cứng rắn hơn với Trung Quốc để bảo vệ tài nguyên, biển đảo của ta ở vùng này.

Xin cảm ơn các cô chú giúp phổ biến bài viết này.

Lương Tấn Thọ

clip_image002_thumb[2].jpg
clip_image004_thumb[1]_0.jpg
clip_image006_thumb[1].jpg
clip_image008_thumb[1].jpg
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 13/08/2010

Sunday, October 31, 2010

HS-TS-VN tại Tây Ninh

Bookmark and Share

Kính thưa các bác, các chú,

Tụi cháu là một nhóm sinh viên đang theo học ở Trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh. Cách đây vài tháng, tụi cháu đã bắt chước các bạn sinh viên ở Nam Định, Bình Dương đi dán một số nơi ở Tây Ninh lời kêu gọi “Giới trẻ VN hãy viết 6 chữ HS.TS.VN ở khắp nơi,

để kiên quyết chống bá quyền Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của nước ta”. Sau đó, thấy nhiều người hưởng ứng, tụi cháu rất mừng và do bận rộn việc học, nên tụi cháu tạm thời ngưng việc làm này.

Mới đây, tin tức về vụ anh Điếu Cày làm tụi cháu vô cùng đau buồn và phẫn nộ. Tại sao Nhà Nước ta lại có thể hành xử như vậy ? Một người yêu nước như anh Điếu Cày, từng can đảm căng biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” ngay trước nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, lẽ ra phải được Nhà Nước cổ võ, khen tặng, thì lại bị đưa vào tù và bị chụp cho tội danh “trốn thuế”. Rồi khi hết hạn tù, anh lại bị tiếp tục giam giữ vì tội “tuyên truyền chống phá chế độ” !

Đau buồn và phẫn nộ trước sự kiện này, những sinh viên như tụi cháu không còn tin tưởng gì vào nền pháp lý Việt Nam và mai đây khi tốt nghiệp, tụi cháu sẽ trà lời ra sao cho các em học sinh về sự công bằng và vô tư của luật pháp Việt Nam ?

Đau buồn và phẫn nộ đã thúc dục tụi cháu phải hành động. Những tờ rơi “HS.TS.VN” lại được tụi cháu in ra và len lén đi dán ở nhiều nơi trong thành phố Tây Ninh. Trong lúc làm chuyện này, giọng nói nghẹn ngào của chị Tân, vợ anh Điếu Cày, vẫn văng vẵng bên tai “Tôi xin tất cả mọi người hãy quan tâm đến gia đình tôi. Xin hãy giúp chúng tôi lên tiếng để lấy lại tự do cho ông Nguyễn Văn Hải, trả lại công bằng cho gia đình tôi”.

Chị Tân ơi ! Tụi em đã rớt nước mắt khi nghe chị kể lễ trên đài nước ngoài. Những giọt nước mắt này vẫn tiếp tục rơi trong lúc tụi em đi dán “HS.TS.VN” . Tụi em nguyện cầu cho anh Điếu Cày được khoẻ mạnh trong tù và anh luôn luôn là ánh sáng chói lọi của tinh thần yêu nước để bọn trẻ như tụi em noi theo.

Lê Văn Quyền và các bạn

http://www.danchimviet.info/archives/20533

HS-TS-VN tại Hải Phòng

Bookmark and Share
Kính thưa các bác chủ trương trang mạng

Trong thời gian vừa qua, chúng em đã hưởng ứng chiến dịch tuyên xưng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, bằng cách vẽ 6 chữ này trên khắp miền đất nước. Đặc biệt nhóm của chúng em quy tụ một số sinh viên đại học Hoa Lư, đã vẽ 6 chữ này tại quê hương Ninh Bình của mình. Những hình ảnh tại Ninh Bình đã được các bác và nhiều trang mạng khác đăng tải rộng rãi. Chúng em rất cám ơn các bác về việc này.

Tuy nhiên, trong nhóm của chúng em còn có các sinh viên ở những vùng khác nữa, nên chúng em cũng hỗ trợ các bạn này thực hiện việc vẽ 6 chữ tại quê hương của mình. Trong tuần lễ qua, chúng em đã đến thành phố cảng Hải Phòng để cùng các bạn ở đây hoàn tất một đợt dán những giấy dính cồn mang 6 chữ “HS-TS-VN”. Trước đây, tại thành phố hoa phượng đỏ này đã có các anh chị em thanh niên sinh viên đi vẽ 6 chữ trên các bức tường trong thành phố. Nay chúng em đi dán những miếng giấy dính này để vinh danh chị Phạm Thanh Nghiên, là người con anh hùng của thành phố cảng Hải Phòng, đã bị bắt và bị nhà nước xử án cách đây 2 năm vì “tội” tuyên xưng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Với đợt công tác này tại Hải Phòng chúng em muốn nói cùng với các bạn trẻ khắp nước là cho dù bị sự tù tội như chị Phạm Thanh Nghiên phải chịu, tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ chấp nhận việc biển đảo của đất nước mình bị mất vào tay “nước lạ”.

Việc lấy lại biển đảo bị mất không phải là công việc một ngày, một giờ. Tuy nhiên việc này chỉ có thể thực hiện được nếu tất cả mọi người dân đều đồng lòng nhất trí, mà tầng lớp thanh niên sinh viên phải là lực lượng đi đầu. Chúng ta sẵn sàng ở trong nhóm tiền phong các bạn nhé… Và việc phổ biến 6 chữ “HS-TS-VN” sẽ là sợi giây vô hình gắn kết chúng ta lại với nhau. Đất đai, biển đảo của cha ông để lại là tài sản thiêng liêng của dân tộc, chúng ta quyết không để mất.

Để ghi nhận đợt công tác vừa qua tại Hải Phòng, chúng em xin gửi đến các bác một số hình ảnh để xin được phổ biến rộng rãi.

Trân trọng kính chào và cám ơn các bác

Nhóm sinh viên Đại Học Hoa Lư và sinh viên Hải Phòng


http://www.danchimviet.info/archives/20263

Friday, September 24, 2010

Tình trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị tạm giam lan rộng tại Việt Nam

Bookmark and Share

(New York) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa ra tuyên bố trong ngày hôm nay rằng chính quyền Việt Nam cần nhanh chóng mở các cuộc điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về hàng loạt ca tử vong do công an sử dụng vũ lực chết người gây nên, và xử lý những cán bộ có trách nhiệm trong việc này.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được 19 trường hợp bạo hành của công an, dẫn đến cái chết của 15 người, do báo chí thuộc quản lý nhà nước đưa tin trong 12 tháng vừa qua. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chính phủ Việt Nam cần công khai thừa nhận vấn đề này và ban hành luật quy định rõ hành vi lạm quyền của công an ở mọi cấp bậc đều là phạm pháp, đồng thời khẳng định rõ bất kỳ cán bộ công an nào bị phát hiện vi phạm đều phải chịu kỷ luật, và truy tố hình sự nếu cần thiết.

“Tình trạng công an bạo hành tại mọi miền ở Việt Nam được ghi nhận ở mức độ đáng báo động, làm gia tăng mối quan ngại sâu sắc rằng những vụ việc bạo hành lạm quyền lan rộng và có tính hệ thống,” Ông Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.

Trong một số vụ việc, nạn nhân tử vong do bị đánh trong khi đang bị công an hoặc dân phòng giam giữ. Một số trường hợp khác, nạn nhân chết ở chỗ đông người do công an sử dụng bạo lực được ghi nhận là quá mức cần thiết. Nhiều cái chết như thế đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối của dân chúng khắp Việt Nam trong năm vừa qua.

Những ca tử vong trong khi bị công an giam giữ hoặc chết dưới tay của công an được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành, từ khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Giang và Thái Nguyên, đến các thành phố lớn như Hà Nội và Đà Nẵng, tới Quảng Nam ở ven biển miền Trung, hay Gia Lai ở vùng cao nguyên hẻo lánh, cho tới các tỉnh Hậu Giang và Bình Phước ở miền Nam.

Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong tại nơi giam giữ bị bắt vì những vi phạm nhỏ. Ví dụ, ngày 30 tháng Sáu năm 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên chết trong đồn công an sau khi bị bắt vì xô xát với mẹ mình. Kết quả pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương hàm và gãy xương sườn. Ba tuần sau đó, vào ngày 23 tháng Bảy, cuộc biểu tình đông người nổ ra ở Bắc Giang sau cái chết của Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi. Anh Khương chết chỉ vài giờ sau khi bị công an bắt vì tội đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Tin tức về những vụ việc này trên báo chí địa phương rất thất thường, làm gia tăng mối quan ngại vốn có về sự kiểm soát của chính quyền đối với báo chí ở Việt Nam. Trong một số trường hợp, tin tức đăng tải trên báo chí đã châm ngòi cho các cuộc điều tra về sự bạo hành của công an từng bị bưng bít trước đó. Ví dụ, loạt bài đăng tải trên tờ Gia Đình và Xã Hội trong tháng Hai đã khiến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hải Dương yêu cầu điều tra làm rõ về cái chết tại nơi giam giữ đầy nghi vấn của Đặng Trung Trịnh vào ngày 28 tháng 11 năm 2009, mà trước đó hồ sơ công an đã khép lại với kết luận “chết do bệnh lý”.

Mặt khác, một số vụ việc then chốt khác lại hầu như không được đề cập tới trên báo chí địa phương, ví dụ như cái chết của Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng. Sau khi đưa một đám tang ở Cồn Dầu ngày 4 tháng Năm tới một nghĩa địa nằm trên khu đất tranh chấp vì chính quyền có kế hoạch mở dự án phát triển, ông Năm bị công an gọi lên làm việc, thẩm vấn và đánh đập nhiều lần. Ngày 2 tháng Bảy, trong khi bị dân phòng tạm giữ, ông Năm bị đánh trầm trọng và bị trói ngoài ruộng. Ông chết tại nhà vì chấn thương vào ngay ngày hôm sau, mồng 3 tháng Bảy.

Những người dân địa phương do Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc qua điện thoại cho biết rằng họ sợ nói về vụ việc này, nhất là về nguyên nhân cái chết của ông Năm. Chính quyền chối bỏ trách nhiệm của bên công an, và tuyên bố rằng ông Năm chết do đột quỵ. Gia đình ông đã phản bác giải thích của chính quyền, kể cả khi anh trai ông Năm ra điều trần trước Quốc hội Hoa kỳ vào ngày 18 tháng Tám.

“Thay vì bịt miệng báo chí hoặc chỉ cho phép phóng viên đăng bài sau khi được bật đèn xanh, chính quyền Việt Nam nên lùi lại và cho phép báo chí tiến hành phóng sự điều tra về các vấn đề như thế này,” Ông Robertson tuyên bố. “Báo chí độc lập có khả năng đưa ra ánh sáng những vụ việc lạm quyền mà công an và chính quyền địa phương muốn ỉm đi.”

Trong cả 19 vụ việc về công an bạo hành được ghi nhận kể từ tháng Chín năm 2009, chưa có báo cáo nào cho thấy công an bị tòa kết án vì hành vi của mình. Đa số các trường hợp, cấp trên của họ đưa ra các hình thức kỷ luật nhẹ, như yêu cầu cán bộ vi phạm phải xin lỗi gia đình nạn nhân, buộc thuyên chuyển đơn vị, hoặc viết kiểm điểm về sự vụ để cấp trên xem xét. Trong một vài trường hợp, việc cá nhân cán bộ công an gây bạo hành bị buộc tạm thôi việc, và/hoặc bị tạm giữ để điều tra, như vụ việc ở Bắc Giang, có vẻ nhằm đối phó với sức ép từ các cuộc biểu tình của người dân phản đối công an bạo hành, và thông tin trên các trang mạng độc lập lột tả hành vi vi phạm qua lời kể từ các nhân chứng, ảnh chụp, video và các bài viết trên blog.

“Phần nhiều trong số các vụ việc nhức nhối này không còn trong vòng bí mật nữa, và vấn đề còn lại là quyết tâm điều tra của các Bộ, ngành trong chính phủ và Quốc hội Việt Nam,” Ông Robertson kết luận. “Chừng nào mà công an chưa nhận được thông điệp từ mọi cấp chính quyền rằng họ sẽ bị truy cứu và trừng phạt, có rất ít đối trọng để ngăn họ không tiếp diễn các hành vi lạm quyền, bạo hành kiểu này, kể cả đánh người đến chết.”

Phụ Lục

Thông tin về các vụ việc bạo hành của công an tổng hợp từ báo chí Việt Nam

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tìm hiểu chủ yếu căn cứ trên tin, bài về các vụ việc lạm quyền của công an được đăng tải trên phương tiện truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý, bao gồm cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, quân đội, công an, Tòa án tối cao, Thanh tra Nhà nước Việt Nam, cùng báo chí và các trang tin trên mạng được đăng ký chính thức tại Việt Nam và vận hành dưới sự kiểm soát của chính quyền, ví dụ như Nhà Báo & Công Luận, Gia Đình & Xã Hội, Vietnam Net, Pháp Luật Việt Nam, Pháp Luật TP HCM, Đời Sống & Pháp Luật, Dân Trí, Lao Động, Người Lao Động, Đại Đoàn Kết, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Nông Nghiệp, Dân Việt, Đất ViệtVN Express. Các nguồn báo chí bên ngoài Việt Nam, bao gồm chuyên mục tiếng Việt của đài BBC, Đài Á Châu Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và các trang mạng cũng như blog tiếng Việt cũng được tham khảo, tuy với mức độ hạn chế hơn.

* Ngày 9 tháng 9 năm 2010: Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết trong khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai chỉ trong vài giờ sau khi khi bị bắt vì cãi cọ với hàng xóm. Công an thông báo với gia đình nạn nhân rằng ông treo cổ tự tử. Vợ nạn nhân không tin nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà là do tự tử. Bà cho biết ông Dương bị phát hiện chết trong tư thế ngồi, với sợi thắt lưng da cuốn quanh cổ nhưng không có vết hằn trên cổ. Được biết vụ việc đang trong quá trình điều tra.

Nguồn:

* Ngày 8 tháng 8 năm 2010: Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết trong khi bị công an giam giữ ở tỉnh Hậu Giang, sau khi bị bắt một hôm trước do tình nghi cướp giật sợi dây chuyền vàng của một phụ nữ. Ngày 12 tháng Tám, giám đốc công an tỉnh Hậu Giang tuyên bố rằng giám định pháp y kết luận Hải chết vì treo cổ tự tử. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi chết, thi thể nạn nhân được hỏa táng, khiến không thể điều tra gì thêm nữa. Trên báo chí không có thông tin gì về việc nhà chức trách phản ứng ra sao đối với khiếu nại của gia đình nạn nhân đã được chuyển đến công an tỉnh và Viện Kiểm sát.

Nguồn:

* Ngày 6 tháng Tám năm 2010: Hoàng Thị Trà, 20 tuổi, bị cảnh sát giao thông mặc thường phục bắn bị thương ở tỉnh Thái Nguyên khi ngồi sau xe máy của bạn trai. Hai cảnh sát mặc thường phục đi chung xe gắn máy đuổi theo đôi trai gái không đội mũ bảo hiểm, và bắn Trà vào đùi sau khi xe mô-tô của họ bị đổ nghiêng. Trà phải qua 1 cuộc phẫu thuật kéo dài năm tiếng đồng hồ để lấy viên đạn ra. Trước phản ứng lan rộng của công chúng, vào ngày 11 tháng Tám, giới chức công an tuyên bố đình chỉ công tác ba tháng một thiếu úy công an, một trong hai người liên quan đến vụ nổ súng, để điều tra tiếp. Phó giám đốc công an tỉnh, Đại tá Nguyễn Như Tuấn, phát biểu với báo Nông Nghiệp: “Sự việc này người dân đã biết, có nhiều người chứng kiến nên không thể lấp liếm, giấu diếm”.

Nguồn:

* Ngày 30 tháng Bảy năm 2010: Sau khi Nguyễn Văn Trung, 46 tuổi, có vụ cãi nhau nhỏ trong nhà hàng với một công an cấp xã ở tỉnh Bình Thuận, cán bộ này liền gọi dân phòng, lực lượng an ninh tình nguyện thuộc quản lý của UBND phường và thường phối hợp với công an địa phương. Bốn thành viên tổ dân phòng đến và dùng dùi cui đánh Trung nhiều lần vào đầu và cổ đến khi Trung ngất đi. Sau đó, nhóm dân phòng này dùng xe gắn máy chở ông Trung về trụ sở công an, và còng tay ông lại. Công an “vừa văng tục vừa đấm đá vào người ông” làm ông “nhổ ra máu”, theo tin của Pháp Luật TP HCM. Sau khi gia đình ông Trung đến trụ sở công an và hô hoán ầm ĩ, công an mới để cho họ đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Ông Trung bị sưng nề khắp lưng, bụng, một bên mắt thâm tím, và nhiều vết rách trên đầu phải khâu nhiều mũi. Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin rằng vào ngày 1 tháng Tám, trưởng và phó công an xã đến thăm ông Trung tại bệnh viện. Họ gây sức ép để vợ ông không nộp đơn khiếu nại về vụ việc, hứa sẽ thanh toán viện phí và ngỏ ý sẽ buộc các công an viên vi phạm phải có lời xin lỗi.

Nguồn:

* Ngày 23 tháng Bảy, 2010: Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, bị đánh chết trong khi bị công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tạm giam vì vi phạm giao thông. Sau cuộc biểu tình khổng lồ ở Bắc Giang, một cán bộ công an đã bị bắt vì tội “làm chết người trong khi thi hành công vụ” theo điều 97 Bộ luật hình sự. Ba cán bộ công an khác bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, nhưng không có tin tức gì thêm về diễn tiến của cuộc điều tra này trên các phương tiện truyền thông.

Nguồn:

* Ngày 21 tháng Bảy năm 2010: Công an xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội – trong đó có phó trưởng công an xã, chặn xe tải của Nguyễn Phú Sơn, lôi anh ra khỏi xe và dùng dùi cui điện đánh vào đầu và người anh tới tấp. Báo Pháp Luật & Xã Hội đưa tin người cha của Sơn đến đồn công an và thấy con mình “mặt mày bầm tím, tay bị còng vào thành ghế”. Phó công an xã tuyên bố với ông, “Tôi là người đang thi hành nhiệm vụ nên có quyền đánh con ông. Tôi thách ông đi kiện. Ông muốn đi đâu kiện thì cứ việc…” Sơn phải nhập viện ngay hôm sau, theo Nhà Báo & Công Luận, và hồ sơ bệnh án ghi anh “bị chấn thương toàn thân bầm tím, nhất là vùng hạ sườn, chấn thương nặng vùng đầu, ngực.” Sau đó, phó công an xã, người đã tham gia trong vụ đánh người này, được yêu cầu báo cáo sự việc với cấp trên. Không có thông tin gì về việc liệu các bước điều tra khác có được tiến hành hay không.

Nguồn:

* Ngày 3 tháng Bảy năm 2010: Nguyễn Thành Năm, 43 tuổi, chết sau khi bị công an và dân phòng đánh ở Đà Nẵng. Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước, Ủy ban Tôn giáo Đà Nẵng và nhà cầm quyền tỉnh phủ nhận rằng các tin tức về việc ông Năm bị lực lượng an ninh đánh đến chết là “hoàn toàn bịa đặt”, đồng thời tuyên bố rằng ông chết tại nhà do bị đột quỵ. Năm là thành viên nhóm trợ tang trong một đám tang gây nhiều bức xúc vào ngày mồng bốn tháng Năm ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu nằm trên vùng đất bị chính quyền quy hoạch sử dụng làm khu vực phát triển kinh tế. Trong đám tang, công an sử dụng gậy và dùi cui điện để đánh những người đưa đám, và bắt giữ hơn 60 người, theo lời kể của những người tham dự trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do. Hầu hết những người bị bắt đều được thả sau đó. Vào giữa tháng Năm, sáu người trong số những người từng bị bắt giữ đã bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Do từng bị công an đánh thẳng tay trong hai lần bị gọi lên đồn để thẩm vấn, Nguyễn Thành Năm đi trốn khi bị gọi một lần nữa vào ngày 2 tháng Bảy. Đêm hôm đó, ông đã bị dân phòng địa phương bắt, trói và dẫn ra một ruộng lúa gần đó. Khi vợ ông tới nơi, bà thấy ông vẫn bị trói, người đầy máu và bùn đất. Ông chết tại nhà do bị chấn thương. Cho đến nay, không hề có thông tin gì về việc điều tra vụ việc gây chết người này.

Nguồn:

* Ngày 30 tháng Sáu năm 2010: Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết hai ngày sau khi bị bắt và tạm giữ tại trụ sở công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Báo Pháp Luật đưa tin khi công an đưa ông Hiền đến bệnh viện huyện ngày 29 tháng Sáu, ông đang trong tình trạng hôn mê và bị đa chấn thương. Em vợ nạn nhân kể với báo Pháp Luật rằng ”Tại Bệnh viện huyện Đại Từ, tôi thấy anh Hiền bất tỉnh, miệng đầy máu, chân tay bầm tím, trầy xước.” Giám định pháp y cho thấy ông bị vỡ xương hàm, rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy bốn xương sườn và xương cẳng tay. Tại thời điểm được chuyển lên bệnh viện tỉnh, ông Hiền đã có lúc ngừng thở và bác sỹ kết luận đã chết. Trong khi bên công an tuyên bố rằng ông Hiền có biểu hiện “loạn thần kinh” và đâm đầu vào tường hai lần tại nơi giam giữ, báo Pháp Luật, trong số ra ngày 26 tháng Bảy đưa tin, “điều tra của PLVN online cho thấy, nhiều khả năng anh Hiền đã bị đánh chết.” Báo Lao Động, sau khi ghi lại kết quả pháp y và kiểm tra hồ sơ bệnh án của ông Hiền tại bệnh viện, đã kết luận trong một bài báo ra ngày 13 tháng Tám rằng “Với những thương tích như trên, có thể khẳng định rằng Vũ Văn Hiền đã bị đánh chết.” Cho tới cuối tháng Chín, không có thông tin nào cho biết liệu có công an viên nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cái chết này.

Nguồn:

* Ngày 7 tháng Sáu năm 2010: Đến hiện trường sau khi nhận được tin báo về một vụ đột nhập tư gia, hai công an đã đánh chết Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, ở làng Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Theo tin, bài của VN Express VTC News, các cán bộ công an cùng với hai thường dân đã đánh ông Trung bằng dùi cui điện, khóa số 8 và gậy gỗ, sau đó vứt nạn nhân bên lề đường, nơi dân làng phát hiện thấy vào ngày hôm sau. Một tháng sau đó, bốn người, trong đó có hai cán bộ công an từng tham gia vào vụ đánh người, bị bắt và khởi tố điều tra.

Nguồn:

* Ngày 25 tháng Năm năm 2010: Một cán bộ công an nổ súng bắn chết Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bắn bị thương Lê Hữu Nam, 43 tuổi, dẫn đến cái chết của nạn nhân 5 ngày sau đó, và Lê Thị Thanh, 37 tuổi, trong một cuộc biểu tình đòi đất ở Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo tin tức từ báo chí Việt Nam, đài BBC và Đài Á Châu Tự Do. Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, trang mạng chính thức củaThanh Tra nhà nước có đăng tải một bài báo về vụ việc này, nhưng bài báo sau đó đã bị gỡ bỏ. Ngày 28 tháng Năm, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tuyên bố một công an viên bị bắt và bị truy tố về tội “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, đồng thời sẽ tiến hành điều tra hình sự về hành vi phạm pháp của những người biểu tình.

Nguồn:

* Ngày 7 tháng Năm năm 2010: Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị tạm giữ tại trụ sở công an huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, theo tin của báo chí Việt Nam và BBC. Trong một đợt kiểm tra giao thông thường kỳ trước đó mấy ngày, công an đã thu giữ chiếc xe gắn máy của Khánh vì không mang đủ giấy tờ. Ngày 7 tháng Năm, Khánh đến đồn công an để lấy lại xe. Cùng ngày hôm đó, công an gọi đến gia đình báo tin Khánh chết, và tuyên bố rằng anh đã treo cổ bằng sợi dây giày sau khi bị tạm giam vì tình nghi ăn trộm. Gia đình nạn nhân không chấp nhận kết luận pháp y và cho rằng cái chết của Khánh là do công an đánh, với lập luận rằng khi thi thể được trả về, gia đình phát hiện thấy có xương sườn bị gãy, mặt bị trầy xước, có vết bầm tím ở ngực và mạng sườn, trên người có vết giày. Giám định pháp y của chính quyền tỉnh Quảng Nam và của Đà Nẵng kết luận rằng nguyên nhân cái chết là do tự tử, rằng những vết bầm là do những nỗ lực cấp cứu, còn xương sườn bị gãy trong khi mổ pháp y. Theo một bài báo ngày 9 tháng Năm trên tờ Người Lao Động, công an nói rằng các chấn thương trên cơ thể Khánh là do các biện pháp cấp cứu thực hiện trong nỗ lực cứu sống nạn nhân. Gia đình Khánh phủ nhận lời giải thích của chính quyền và từ chối kết quả giám định pháp y. Hơn bốn tháng sau, vẫn không có tin tức gì về việc bất kỳ một cán bộ công an nào phải chịu trách nhiệm, hoặc bị điều tra về cái chết của Khánh.

Nguồn:

* Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu triệu Phạm Tuấn Hưng, 37 tuổi, để thẩm vấn vì tình nghi ăn cắp một máy điện thoại di động. Tại đồn, công an “lấy còng treo tay anh lên cửa sổ và dùng gậy đánh nhiều lần làm anh ngất xỉu”, theo tin của báo Pháp Luật. Khoảng 2 giờ sáng, công an thả Hưng ra. “Về nhà với tinh thần hoảng loạn và cơ thể bầm tím, anh Hưng nằm liệt giường, không ăn uống được,” cũng theo tin của Pháp Luật. Khi thấy tình trạng Hưng – vốn có chứng động kinh – không cải thiện, và vẫn bị chảy máu từ mũi và miệng, đồng thời bị nhiều cơn ác mộng và lên cơn động kinh, anh được đưa đi bệnh viện ở Đồng Nai. Báo Lao Động đưa tin, khi nhập viện, anh có ”dấu hiệu chấn thương phần đầu và nhiều chấn thương phần mềm khác, tinh thần hoảng hốt suy sụp.” Cán bộ xã đã xin lỗi gia đình nạn nhân và chi trả một phần viện phí. Chính quyền huyện tuyên bố rằng những cán bộ công an tham gia đánh đập nạn nhân sẽ bị “xử lý theo quy định”, theo tin đã đưa của báo Người Lao Động. Tới nay, chưa có thêm tin tức gì mới về vụ việc này trên báo chí.

Nguồn:

* Ngày 24 tháng Tư năm 2010: Một cảnh sát giao thông và một công an xã ở tỉnh Khánh Hòa truy đuổi và đánh trọng thương Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó để mặc anh bên lề đường “trong tình trạng nguy kịch” với nhiều chấn thương, theo tin của VN Expressvà các nguồn báo chí khác của chính phủ Việt Nam. Anh bị “chấn thương nặng ở đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và cung gò má phải, giập tủy, đứt dây chằng dọc trước, phù nề mô mềm trước cột sống và phía sau.” Công an huyện Diên Khánh sau đó đã đưa cho gia đình nạn nhân một số tiền để bù chi phí thuốc men. Viên cảnh sát giao thông vẫn được giữ lại trong ngành, nhưng thuyên chuyển từ vị trí điều khiển giao thông sang một nhiệm vụ khác. Báo chí không cho biết liệu công an xã, người được cho là có tham gia vào vụ đánh người, có phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào hay không.

Nguồn:

* Ngày 21 tháng Giêng năm 2010: Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết trong khi bị tạm giữ tại trụ sở công an quận Hai bà Trưng, Hà Nội. Theo các nguồn báo chí chính thức, trong đó có VN ExpressLao Động, Viện Pháp y Quân đội đã giám định và kết luận Nguyễn Quốc Bảo bị thương nặng ở đầu, bị nhiều vết thương ở cổ tay và mắt cá tại thời điểm tử vong. Ngày 27 tháng Ba, báo Lao Độngđăng bài với tiêu đề “Trong khi bị công an tạm giữ: Nạn nhân chết do bị đánh vào đầu.” Bảy cán bộ công an bị đình chỉ công tác, chờ điều tra. Tuy nhiên, tám tháng sau vẫn không có tin tức gì thêm về việc những người này có bị bắt hoặc truy tố vì sự việc trên hay không.

Nguồn:

* Ngày 22 tháng Mười Hai năm 2009: Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chết tại trụ sở công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Theo các nguồn báo chí truyền thông nhà nước, khi vợ Long tới thăm chồng vào buổi tối ông bị bắt, ông nói với vợ mình bị đau vì bị đánh rất dữ và cần uống thuốc. Tờ báo mạng Việt Nam Net cho biết, tại trụ sở công an xã sáng hôm sau, vợ ông Long được công an thông báo là chồng bà đã “tự tử”. Theo VnExpress, giới chức công an cho biết họ tiến hành hỏi cung ông Long vào ngày 22 tháng Mười Hai nhưng vì ông không chịu thú nhận nên đã ngừng lại. Sáng hôm sau thì công an phát hiện ông Long đã chết, theo tin trên Pháp Luật TP HCM. Vào ngày 23 tháng Mười Hai, hàng trăm người tụ tập tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã phản đối. Chín tháng sau, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.

Nguồn:

* Ngày 28 tháng 11 năm 2009: Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết trong khi bị công an tạm giam sau khi va chạm với anh họ ở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Công an tuyên bố anh Trịnh chết do sơ gan, nhưng theo Dân Trí, kết quả giám định pháp y huyện trước sự chứng kiến của công an huyện và người nhà nạn nhân cho thấy anh bị gãy rạn xương sườn và có nhiều vết thâm tím khắp người. Vào ngày 22 tháng Một năm 2010, công an huyện ra quyết định không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, sau loạt bài trên báo Gia Đình và Xã Hội, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tứ Kỳ hủy quyết định không khởi tố. Vào ngày 30 tháng Sáu, văn phòng điều tra công an huyện ra quyết định 27/QĐ khởi tố vụ án với tội danh “bắt giữ người trái pháp luật,” chứ không phải tội gây chết người, mặc dù tin tức trên báo chí nhà nước không cho biết ai là người bị khởi tố.

Nguồn:

* Ngày 21 tháng Mười Một năm 2009: Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong khi bị tạm giữ tại công an quận Hà Đông, Hà Nội. Kể từ khi bị tạm giam vào ngày 10 tháng Mười Một, Hùng không được liên lạc với gia đình trong suốt 11 ngày. Theo VnEpress, công an cho biết vào ngày tử vong, Hùng có biểu hiện tức ngực và khó thở nên họ đưa Hùng vào viện. Công an tuyên bố Hùng chết tại bệnh viện, còn giám đốc bệnh viện lại nói rằng khi đến bệnh viện Hùng đã chết. Người cha của Hùng cho VnExpress biết thân thể con trai ông “khô đét lại, mười đầu ngón tay chân bầm tím…Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím.” Cơ quan cảnh sát điều tra của công an Hà Nội bác bỏ đơn khiếu nại của cha của Hùng, với căn cứ công an bắt giữ Hùng trái luật, không báo cho gia đình về việc tạm giam và dùng nhục hình dẫn đến cái chết của Hùng. Viện dẫn kết quả giám định pháp y và lời khai của các phạm nhân giam chung với Hùng cho biết không có dấu hiệu Hùng bị nhục hình, cơ quan cảnh sát điều tra kết luận Hùng chết do thiếu máu cơ tim cấp.

Nguồn:

* Ngày 14 – ngày 17 tháng Chín năm 2009 (hai người chết): Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết vào ngày 17 tháng Chín trong khi đang bị công an tỉnh Gia Lai tạm giữ. Sỹ là một trong hơn 75 người bị bắt vào ngày hôm trước, khi hàng ngàn người tụ tập biểu tình phản đối trước cái chết của Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi, tử vong vào ngày 14 tháng Chín trong khi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm. Theo Tuổi Trẻ, công an tuyên bố Trần Minh Sỹ chết vì bệnh tim phổi. Tám cán bộ công an bị kỷ luật hoặc khiển trách do hành vi của họ trong cuộc biểu tình ở Gia Lai, nhưng không có ai trong lực lượng công an bị trừng phạt vì cái chết của Trần Minh Sỹ trong khi tạm giam hoặc cái chết của Phạm Ngọc Đến trước đó, vốn là nguyên nhân gây ra biểu tình. Ngược lại, 15 người tham gia biểu tình đã bị kết án tù vào tháng Năm năm 2010.

Nguồn:

Nguồn: Human Rights Watch

Tuesday, August 24, 2010

Uất ức biển ta ơi !

Bookmark and Share

Riêng tặng chị Phạm Thanh Nghiên (Hải Phòng) và chú Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) và tất cả những người đã liều mình (! ?) đóng dấu TỰ DO – DÂN CHỦ – NHÂN QUYỀN lên trán, khi tổ chức và tham dự các cuộc biểu tình biểu dương lòng yêu nước và chống Trung cộng xâm lược biển đảo Việt Nam, tháng 12 năm 2007.

Lê thị Công Nhân, Hà Nội June 15th 2010

Biển đảo ta ơi đã mất rồi !
Một phần máu thịt của quê tôi
Chính quyền cộng sản thì hèn hạ
Thiên bất dung gian hãy nhớ lời !

Còn ai oan khuất hơn dân tôi ?
Trong mọi oan khuất ở trên đời
Biểu tình yêu nước đòi biển đảo
Bị (chính quyền) đánh tan hoang đến tơi bời !

( Rất tiếc không được cùng các bạn
Khi ấy mình cũng bận đi tù ! )

Chính quyền cộng sản quyết im lặng ! ? ! ?
Dấu kỳ phép lạ ở nước tôi
Độc nhất vô nhị trên thế giới
Trân trọng kính mời xâm lược thôi!

Thế này thì tiện quá đi rồi !
Cứ thế xâm lược chẳng tốn hơi
Nông Đức Mạnh vẫn ngồi trên ghế
Ra lệnh toàn quân phải cúi đầu.

Những người yêu nước phải vào tù
Uất nghẹn đem theo đến ngàn thu
Cho đến khi nào mà lý giải
Tại sao yêu nước lại vào tù ? ! ? !

Trả lời câu hỏi điều đơn giản
Độc tài cộng sản bán nước rồi
Bán nước không chỉ vì danh lợi
Bán nước để cầu bảo trợ ngôi (ngôi báu độc tài cai trị)

Uất hận dân tôi thấu đến trời
Đả đảo độc tài cộng sản hời !
8406 xin mời gọi
Đoàn kết chung lòng tay trong tay.

Đừng để (Người) yêu nước thành đơn độc
Lẻ loi giữa cuộc sống xô bồ
Tội lỗi này nhiều đời con cháu
Phải gánh cùng ta đấy bạn ơi !

Lê Thị Công Nhân
Danlambao.com

Monday, August 23, 2010

Nông Đức Hải và vụ án ô tô Lexus (phần 3)

Bookmark and Share

- Tài xế Taxi: nhân chứng quan trọng của vụ án ?

- Tài xế Taxi xuất hiện để chuẩn bị dư luận?

- Có hay không một thế lực làm chệch hướng điều tra ?

Những ngày đầu tháng 3 năm 2009, trước những nghi vấn không thể tìm được giải đáp từ lời khai đầy mâu thuẫn của Kim Anh, cuộc điều tra đã khởi sự chuyển hướng sang giả thuyết có “một người thứ ba” .

Các bản tin từ các báo bắt đầu đưa ra câu hỏi này. Thủ đô Hà Nội xôn xao bởi những tin đồn, những lời phỏng đoán. Để xác định có “người thứ ba” hay không, cơ quan điều tra đã tích cực truy tìm “người lái xe taxi” đã chở Kim Anh rời hiện trường ngày 14/2. “Tuy nhiên, người lái xe vẫn là ẩn số” !

Bài báo trên báo Gia đình dưới tít “Vụ cắt cổ chủ xe Lexus: Cơ quan điều tra “đau đầu” vì Kim Anh”, đăng ngày 02/03/2009, viết như sau:

- “Qua rà soát các hãng taxi, đến nay, CQĐT cũng vẫn chưa xác định được người lái xe taxi (nếu có) chở Kim Anh là ai? Lái xe thuộc hãng taxi nào?. CQĐT kêu gọi, vào thời điểm sau khi Kim Anh gây án, người lái xe taxi nào (nếu có), đã chở hung thủ nên nhanh chóng hợp tác với CQĐT Công an TP Hà Nội để có thể làm sáng tỏ thêm tình tiết của vụ án.” (báo Công An Nhân Dân)

- “Nếu không hề có chiếc taxi nào như Kim Anh đã khai nhận thì vì sao cô gái này lại phải tự nghĩ ra phương tiện để mình di chuyển. Taxi hay người thân của Kim Anh đã đưa cô gái này rời hiện trường?”

- “Những ngày đầu tháng 3, Công an Hà Nội vẫn đang tích cực truy tìm người lái xe taxi mà theo Vũ Thị Kim Anh khai nhận đã đi sau khi cô ra tay giết hại anh Nguyễn Tiến Chính (SN 1962, trú tại Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) rạng sáng 14/2. Đây có thể được coi là một nhân chứng hết sức quan trọng sau vật chứng là con dao, hung khí mà Kim Anh khai đã vứt trên đường đi. Tuy nhiên, người lái xe vẫn là ẩn số.” [10]

Với tốc độ phá án của ban chuyên án như lúc ban đầu, dự luận tin rằng vụ án sẽ có thêm nhiều chi tiết sáng tỏ và hung thủ thực sự sẽ phản nhận lãnh trách nhiệm và bị pháp luật trừng trị.

Nhưng không, bỗng nhiên các báo không còn đi tin về vụ án. Vụ án như bị chững lại. Các cơ quan chức năng kín như bưng. Không có thông tin nào thêm về vụ án từ các bộ phận điều tra. Dự luận xôn xao. Lời giải thich duy nhất là các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra vụ án !

Cuộc sống tất bật hàng ngày đã làm nguội đi vụ án! Sau mấy tháng. không mấy người còn nhớ đầy đủ chi tiết như lúc đầu!

Đến cuối tháng 6, 2009, thông tin về vụ án bắt đầu nóng trở lại với một chi tiết mới quan trọng: đã tìm ra người lái taxi chở Vũ Kim Anh trong đêm xảy ra vụ án. Báo An Ninh Thế Giới , ngày 24 tháng 6, đã chạy tít “Vụ án Kim Anh: Bí mật đã được hóa giải?” với chi tiết mới toanh:

- “Về phần Kim Anh, sau khi ra tay với anh Chính, thấy anh Chính lái xe về phía ngã tư Liễu Giai thì cô ta chạy ngược chiều về hướng ngã ba Đội Cấn – Giang Văn Minh. Chạy được khoảng hơn 100 mét thì cô ta dừng lại vứt dao, đứng gọi điện thoại cho hãng taxi 53. Và hãng này đã điều tới cho cô chiếc taxi BKS 30T-0066. Theo yêu cầu của cô, người lái xe đã chở cô đi theo hướng Đội Cấn – Liễu Giai. Tuy nhiên, đi được một đoạn, đến ngã ba Kim Mã – Nguyễn Văn Ngọc, sợ bị phát hiện nên cô đã xuống xe. Vài phút sau, cô lại vẫy tiếp một chiếc taxi khác chạy về đường Khuất Duy Tiến để gặp anh H. Anh H không hề biết rằng Kim Anh vừa mới giết người và hai người tiếp tục đi taxi về nhà nghỉ Yến Yến ở ngõ 218 đường Trần Duy Hưng thuê phòng, ở với nhau cho đến tận 12 giờ trưa hôm sau mới về.”

Và kết luận ngon lành: “Lời khai của Kim Anh cũng như lời khai của người lái taxi chở Kim Anh sau khi gây án, lời khai của nhân chứng phát hiện thấy chiếc xe của nạn nhân tại ngõ 279 Đội Cấn đủ cơ sở để xác định chỉ có một Kim Anh gây án.” [12]

Cùng ngày, báo Đất Việt đi tít “Kim Anh một mình giết lái xe Lexus” không đi vào chi tiết như báo ANTG nhưng cũng đưa ra kết luận chắc nịch: “Từ những lời khai của một nhân chứng nhìn thấy Kim Anh đi từ xe Lexus ra, cùng tài xế taxi, cơ quan điều tra khẳng định hung thủ không có đồng phạm.” [13]

Các báo khác cũng đều chạy cùng bản tin trên.

Đây chính là động thái chuẩn bị dư luận để lái vụ xử sang hướng khác. Trong bài báo, các chi tiết về sự quan hệ giữa Vũ Kim Anh và Nông Đức Hải trở nên mờ nhạt và tuyệt đối không còn nhắc đến “người thứ ba” mà cùng đưa ra một kết luận chắc nịch là “chỉ có một mình Kim Anh gây án”

Tại sao ?

Tại sao tất cả những nghi vấn chưa được giải thích được ban chuyên án và các cán bộ điều tra dày dạn kinh nghiệm nêu ra từ đầu tháng 3, đến cuối tháng 6 vẫn không có lời giải đáp, và còn bị làm chìm đi ?

Tại sao?

Thực sự có chiếc xe taxi và có người lái như công an đưa ra hay không? Có lẽ người tạo ra bản tin đã quên mất bản tin của Nhóm Phóng Viên Nội Chính, viết ngày 20/2, đăng trên báo ANTD:

“Sau 3 ngày tích cực thực hiện các biện pháp điều tra, đến ngày 17-2-2009, lực lượng công an đã tìm được 2 nhân chứng ở ngõ 279, phố Đội Cấn, phường Ngọc Hà (Ba Đình) khẳng định, rạng sáng 14-2 có một chiếc xe ôtô Toyota Lexus đỗ ở trong ngõ khoảng gần 1 tiếng đồng hồ.

Sau đó, một cô gái mặc áo ngắn, quần jean, tóc xoăn, bật cửa sau ôtô chạy nhanh ra đầu ngõ 279 (Đội Cấn) vẫy taxi đi đâu không rõ. Vài phút sau, chiếc ôtô Lexus do một người đàn ông trung niên điều khiển loạng choạng phóng ra đường… Vị trí ngõ 279 phố Đội Cấn cách nơi anh Chính đỗ xe nằm chết khoảng 800 mét.

Lực lượng công an đã xác minh và có kết quả chiếc xe ôtô Lexus đỗ trong ngõ 279 phố Đội Cấn là xe của nạn nhân Nguyễn Tiến Chính.” [14]

Vẫy taxi chứ không dùng phone để gọi và đứng chờ!

Còn nữa, “sau khi gây án, Kim Anh còn đủ bình tĩnh vứt con dao gây án, gỡ rồi vứt chiếc sim điện thoại và vứt luôn cả chiếc điện thoại” như đã khai thì Kim Anh đã dùng điện thoại nào để “gọi điện thoại cho hãng taxi 53″.

Đó là về phần lý, còn về tình thì có thể nào một cô gái vừa “cứa cổ” người lại có thể bình tĩnh đứng gọi cho hãng xe taxi, và đứng chờ xe đến đón !

Đây chính là chứng cứ cưỡng từ đoạt lý lộ liễu và thô bỉ nhất trong vụ án!

Tưởng rằng sau ba tháng tích cực điều tra, hơn 200 cán bộ, chiến sỹ tìm được ánh sáng cho vụ án, đem lại công lí cho gia đình nạn nhân, nhưng không, họ đã không những không tìm ra thêm giải đáp cho vụ án mà còn nhúng tay vào tội lỗi, ngụy tạo ra thêm nhân chứng làm lạc đi hướng điều tra, bảo vệ cho hung thủ thật thoát tội.

Lạ lùng hơn nữa là mặc dù vụ án chưa kết thúc và còn nhiều nghi vấn chưa sáng tỏ như thế, nhưng tập thể cán bộ công an lại được quyết định thưởng. Số tiền tuy nhỏ so với tập thể “hơn 200 cán bộ, chiến sỹ công an TP Hà Nội”, nhưng mang lại tác dụng tâm lý lớn cho người đọc là “vụ án đã kết thúc”! Đây mới chính là mục đích nhắm tới của quyết định!

”Được biết, trong quá trình điều tra vụ án, hơn 200 cán bộ, chiến sỹ thuộc Công an TP Hà Nội đã khẩn trương vào cuộc, bất kể ngày đêm bám sát hiện trường truy tìm thủ phạm và đã nhanh chóng bắt được kẻ sát nhân trong vụ án đang gây sự chú ý đặc biệt của dư luận, tạo được niềm tin đối với nhân dân. BBT Báo CAND quyết định thưởng 20.000.000 đng cho tập thể cán bộ, chiến sỹ tham gia phá vụ án trên.” [15]

(còn tiếp phần 4)

Trích dẫn:

[12] Bài được lựulại trên báo mạng Tổ Quốc, “Vụ án Kim Anh: Bí mật đã được hóa giải?”, ngày 24/06/2009, http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Gio-Thu-25/Vu-An-Giet-Nguoi-Tren-Xe-Lexus-Bi-An-Da-Duoc-Hoa-Giai.html

[13] Báo Đất Việt, “Kim Anh một mình giết lái xe Lexus”, ngày 24/06/2009, http://www.baodatviet.vn/Home/phapluat/Kim-Anh-mot-minh-giet-lai-xe-Lexus/20096/46603.datviet

[14] Báo mạng tin247.com, “Đằng sau vụ án giết người trong ôtô Lexus”,ngày 20/02/2009, http://www.tin247.com/dang_sau_vu_an_giet_nguoi_trong_oto_lexus-1-21384878.html

[15] Báo mạng vietnamexpress.com, (theo CANDonline) “Hóa giải bí ẩn vụ “người đẹp cắt cổ lái xe Lexus”", ngày 25/06/2009, http://www.vnpressnet.com/2009/06/hoa-giai-bi-vu-ep-cat-co-lai-xe-lexus.html

Sunday, August 22, 2010

Sự thay đổi các triều đại ở Việt Nam

Bookmark and Share

16.01.2010

Trong hơn 4000 năm lịch sử của Việt Nam, triều đại vua Hùng kéo dài hơn 2000 năm. Cho đến nay, đây là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử nước ta, với những truyền thuyết thật hào hùng, như truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân, truyền thuyết dưa hấu- An Tiêm, truyền thuyết Thánh Gióng, truyền thuyết Sơn Tinh,-Thủy Tinh...

Năm 111 trước Công nguyên, Triệu Đà của Trung Quốc đánh bại vua An Dương Vương, với truyền thuyết bi hùng Mị Châu-Trọng Thủy, để bắt đầu thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Khi đó, nước ta chỉ còn là một phên thuộc của Trung Quốc. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã vùng lên để giành lại độc lập và giá trị văn hóa riêng cho dân tộc ta, như khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, khởi nghĩa Lý Bí-Lý Nam Đế năm 544, khởi nghĩa Triệu Việt Vương năm 549,,,. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa này đến cuối cùng đều thất bại. Điều đặc sắc nhất trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc này là cả 2 cuộc khởi nghĩa đầu tiên năm 40 và năm 248 đều do phụ nữ lãnh đạo, là Hai Bà Trưng, và Bà Triệu, cho thấy phụ nữ Việt Nam thật anh hùng.

Đến năm 939, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, mới chấm dứt được 1000 năm Bắc thuộc, trả lại cho dân tộc ta nền độc lập và các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc riêng. Từ đó, nước ta bắt đầu thời kỳ hơn 1000 năm độc lập cho đến nay. Trong hơn 1000 năm độc lập đó, nhà Đinh thay nhà Ngô vào năm 968, nhà Tiền Lê-Lê Đại Hành thay nhà Đinh vào năm 981, không có nhiều điều để nói.

Kể từ thời nhà Lý đến nay, nước ta có 8 lần thay đổi triều đại, thì 3 lần thay đổi từ dưới lên, khi có chiến tranh xâm lược, và 4 lần thay đổi từ trên xuống, trong thời bình, không có chiến tranh, và một lần nửa từ trên xuống, nửa từ dưới lên.

Nhà Lý thay nhà Tiền Lê năm 1009, trong thời bình, không có chiến tranh, là sự thay đổi từ trên xuống. Khi đó Lý Công Uẩn là một vị võ quan cao cấp trong triều Tiền Lê, thời vua Lê Ngọa Triều, làm Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân bảo vệ kinh thành, và chỉ huy quân đội, giống như chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng bây giờ. Vua Lê Ngoạ Triều ăn chơi sa đọa, nên bị bệnh, chỉ ngồi và nằm được để điều hành công việc đất nước. Nên sử sách gọi ông ta là Lê Ngọa Triều. Lòng dân óan thán triều đại thối nát này, nên các quan suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, không có đảo chính, bạo lực.

Thời nhà Lý đánh dấu 3 sự kiện quan trọng, là dời thủ đô từ Hoa Lư-Ninh Bình ra Hà Nội, để nước ta có điều kiện năm nay 2010 tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Sự kiện thứ hai là Lý Thường Kiệt chủ động tấn công vào đất Liêm Châu, Khâm Châu của nhà Tống, tức vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay, vào năm 1075, để triệt phá các cơ sở hậu cần của nhà Tống, vì biết nhà Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta. Đây là lần đầu tiên, và cũng là lần duy nhất cho đến nay, nước ta chủ động tấn công trước vào đất Trung Quốc, để ngăn chặn Trung Quốc xâm lược nước ta. Sự kiện thứ ba là Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống tại phòng tuyến sông Cầu-sông Như Nguyệt, với bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghich lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan hủ bại hư”.
Nhà Lý kéo dài được 216 năm, từ năm 1009, đến năm 1225. Sau đó nhà Trần thay nhà Lý, cũng trong thời bình, cũng là từ trên xuống. Trần Thủ Độ cũng là quan Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Lý, giống Lý Công Uẩn 216 năm trước. Trần Thủ Độ lập mưu cho Trần Cảnh lấy nữ vua Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, vào năm 1225, từ đó nhà Lý chuyển sang nhà Trần một cách nhẹ nhàng, không có bạo lực. Nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400. Thời kỳ nhà Trần có đặc điểm đặc sắc nhất là 3 lần thắng quân Nguyên, (vào năm 1227, năm 1284, và năm 1287), với vị tướng lừng danh Trần Hưng Đạo (1226-1300).

Nhà Hồ thay nhà Trần vào năm 1400, cũng thời bình, cũng từ trên xuống. Hồ Quý Ly nguyên là Thống chế đô hải tây, Thái sư thời vua Trần Ngệ Tông, giống Thủ tướng bây giờ. Nhà Trần suy thoái, nên Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập nên nhà Hồ.

Nhà Hồ chỉ kéo dài được 7 năm. Vào năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta, lấy lý do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nên nhà Minh vào để khôi phục lại nhà Trần. Như vậy khi đó nước ta có chiến tranh. Lê Lợi là một điền chủ ở đại phương đứng lên khởi nghĩa, chống lại nhà Minh, và đã thắng lợi vào năm 1427, lập nên nhà Lê. Như vậy nhà Lê ra đời là từ dưới lên, không phải từ hàng quan lại cao cấp của nhà Trần.

Đặc điểm vang dội của nhà Lê, là chiến thắng quân Minh, và có nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi, với bản Tuyên ngôn độc lâp thứ hai của nước ta, là Bình ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác.” Một đặc điểm khác của nhà Lê, là nội chiến, nhà Mạc muốn cướp ngôi nhà Lê (1527-1592), và Trịnh-Nguyễn phân tranh (1558-1787).

Do tình hình nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh, nên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ nổi lên. Rồi nhà Thanh xâm lược nước ta, nên Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế vào năm 1788, đánh thắng quân Thanh, và chấm dứt nhà Lê hơn 300 năm. Như vậy nhà Nguyễn Tây Sơn lên ngôi là từ dưới lên, khi đất nước có nội chiến, và chiến tranh chống ngoại xâm của nhà Thanh. Đặc điểm nổi bật của nhà Nguyễn Tây Sơn, là chiến thắng quân Xiêm-Thái Lan năm 1784, và chiến thắng vang dội quân Thanh năm 1788.

Năm 1802, Nguyễn Ánh là dòng dõi nhà Nguyễn Hoàng khôi phục lại nhà Nguyễn, sau khi vua Quang Trung bị bệnh đột ngột chết khi mới 39 tuổi.

Vào năm 1945, những người cộng sản lên nắm chính quyền, lật đổ nhà Nguyễn, tức là sự thay đổi từ dưới lên, khi nước ta có chiến tranh với người Pháp và người Nhật. Như vậy trong lịch sử nước ta, có 3 lần thay đổi từ dưới lên, là nhà Lê thay nhà Hồ, nhà Nguyễn Quang Trung thay nhà Lê, và nhà Cộng sản ngày nay thay nhà Nguyễn, đều khi đất nước có chiến tranh. Nhà Nguyễn Ánh thay nhà Nguyễn Tây Sơn trong điều kiện đặc biệt, khi vua Quang Trung đột ngột chết trẻ, có thể coi như nửa từ trên xuống, nửa từ dưới lên. Nhà Lý thay nhà Tiền Lê, nhà Trần thay nhà Lý, nhà Hồ thay nhà Trần, nhà Mạc thay nhà Lê trong thời gian ngắn, 4 lần này đều trong thời bình, là sự thay đổi từ trên xuống.

Vậy thời cộng sản ngày nay, nếu chính thể thay đổi, sẽ là sự thay đổi từ trên xuống, hay từ dưới lên? Nếu có chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc xảy ra, thì rất có thể sẽ là sự thay đổi từ dưới lên. Những người bình dân xuất chúng nào đó sẽ đứng lên lãnh đạo đất nước, thay thế nhà nước cộng sản. Nếu không có chiến tranh, thì rất có thể sự thay đổi là từ trên xuống, những vị lãnh đạo đức độ nào đó trong Đảng cộng sản sẽ thay đổi chế độ cộng sản mất dân chủ bằng chế độ dân chủ tự do. Và chế độ dân chủ tự do ở Việt Nam có thể không hoàn toàn giống chế độ dân chủ tự do ở phương Tây. Nhưng cũng có thể là một sự thay đổi nửa từ trên xuống, nửa từ dưới lên, tức là có sự kết hợp giữa những vị lãnh đạo cao cấp có đức độ trong đảng cộng sản, và những nhà dân chủ xuất chúng, có đường lối ôn hòa, không cực đoan.

Người ta hi vọng sau Đại hội 11 của Đảng vào năm 2011, sẽ có sự thay đổi đó. Chúng ta hãy chờ xem, với niềm hi vọng lớn lao. Vì sự giả dối và mất dân chủ đã kéo dài quá lâu, quá đủ ở nước ta rồi. Một dân tộc anh hùng như vậy, không thể cứ chịu cảnh để cho tập đoàn giả dối và tham nhũng đè nén và bốc phét mãi được.

HS-TS-VN - Sáu chữ vàng ở Củ Chi

Bookmark and Share

Thanh Niên Sinh viên Yêu Nưóc

Thưa các bác và các bạn,

Anh em chúng tôi là một số thanh niên sinh viên đã theo dõi tin tức về phong trào dán 6 chữ vàng HS – TS – VN từ rất lâu. Mới đây, khi đọc tin các em học sinh cấp 3 cũng đã mạnh dạn tham gia phong trào này, chúng tôi cảm thấy mình có thêm động lực để hợp sức cùng tất cả các bạn trên khắp mọi miền đất nước.

Khó có thể diễn tả hết được bằng lời cảm giác hồi hộp trước khi bắt tay vào việc. Tuy nhiên. cứ nghĩ đến việc vài tiếng nữa hay ngày mai sẽ có người nhìn thấy những dòng chữ mà chúng tôi đã dán, họ sẽ băn khoăn rồi tự đi tìm câu trả lời cho riêng mình. Vậy là chỉ cần vượt qua nỗi sợ hãi bình thường một chút thì sẽ có thêm rất nhiều người, nhận biết được chuyện gì đang xảy ra đối với đất nước, đối với 2 quần đảo HS và TS. Điều này khiến anh em chúng tôi cảm thấy tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn rất nhiều

Trên quốc lộ 22, hướng đi Củ Chi, là con đường mà chúng tôi chọn. Hồi hộp lắm khi ngắm nhìn lại các kết quả mà cả nhóm đã dán, sau khi trải qua những giây phút hồi hộp và lo lắng. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào phong trào chung của các bạn sinh viên khác ở trên mọi miền đất nước, thực sự đây sẽ là những kỷ niệm rất khó quên đối với từng người trong chúng tôi.

Đất nước Việt Nam này là của dân tộc Việt Nam, không ai có thể phủ nhận điều đó, vì vậy, chúng tôi – những người trẻ phải có trách nhiệm đối với đất nước, xin được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào HS.TS.VN - với hy vọng ngày càng sẽ có nhiều người quan tâm đến vận mệnh của đất nước.

Xin được chúc cho phong trào ngày càng có thêm nhiều bạn hưởng ứng.

Trân trọng.

Thanh Niên Sinh viên Yêu Nưóc

Tháng 8 – 2010

http://www.boxitvn.net/bai/9779