Saturday, October 30, 2021

Vòng tròn sinh tử


Vòng tròn sinh tử

Dịch đang gây xáo trộn cho cả nền kinh tế lao đao, và sự thống khổ người Dân chưa nguôi ngoai vì cách chống dịch cực đoan gây thiệt hại nền kinh tế quốc gia lẫn sinh mạng của người Dân cùng với nổi đau, sự khủng hoảng vẫn còn đó trong mỗi người Dân. Nhiều doanh nghiệp biến mất và còn lắm doanh nghiệp bên bờ vực thẳm vì CP không có một hành động cứu cánh nào minh bạch được đưa ra.

Ngay tức khắc ngoài xăng tăng liên tục cao nhất trong 7 năm qua khi cánh cửa mới hé, thì Hà Nội lập tức đã tung ra một đề án xây dựng 68 điểm với 87 trạm thu phí vây quanh Thủ đô để thu phí phương tiện cá nhân với mức giá trung bình 50k mỗi xe.

Thành hồ cũng không cảm thấy bị bỏ rơi, sở GTVT HCM cũng kịp để xuất một đề án thu phí y chang HN với 34 cổng thu phí vào nội thành Q1, Q3.

Đề án tại Hà Nội dự tính chi phí hết 2.646 tỉ và tại Thành 2.274 tỉ đồng.

Tại Hà Nội với 87 trạm thu phí, tạo một vòng vây bao quanh Thủ đô không khác nào một vòng tròn sinh tử có thể đối với Dân là vòng tròn oan nghiệt. Tại Hà Nội, với số kinh phí gần 2,7 ngàn tỉ theo 3 giai đoạn, theo đề án là lấy từ ngân sách. Việc dựng vòng tròn sinh tử vây hãm hàng triệu người Dân bằng ngân sách thì phải gọi nó là chiêu lấy mỡ nó rán nó. Tại thành hồ thì theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BLT (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), sẽ vẫn lấy ngân sách và tìm kiếm nhà đầu tư, sau này thu phí cũng là cách lấy mỡ nó rán nó.

Vòng tròn sinh tử này sẽ đẩy hàng triệu người lao động thu nhập thấp, người nghèo vốn dĩ khó khăn thềm phần cơ cực.

Vòng tròn Sinh - Tử nghĩa là: “sinh” = sinh ra thêm nhiều vila, sinh nhiều biệt thự hay sinh thêm quốc tịch cho Quan chức. Còn Tử sẽ gán vào cuộc đời của những người nghèo khổ. Vì nó sẽ đánh thẳng vào túi tiền người Dân bằng cách hàng hoá sẽ tăng đột biến, tăng một vài đồng so với người giàu chỉ là số lẻ, nhưng với người nghèo nó là cả một tài sản lớn lao.

Rõ ràng, người Dân nhất là tầng lớp nghèo đang chiếm đa số tại Việt Nam đang chịu các chính sách bóc lột một cách vô nhân đạo của bọn Mafia đang cầm quyền. Đám Mafia này chưa bao giờ nghĩ cách giúp đỡ, hỗ trợ để làm sao tiền bên ngoài chạy vào túi Dân, mà suốt ngày tìm cách moi bằng được tới đồng tiền cuối cùng của người nghèo- mà có khi là xương máu của họ.

Hôm qua tôi thấy một tờ hoá đơn tính tiền nước của một hộ Dân ở Thành hồ nộp gần 2 triệu, 2 triệu là cho cả 4 tháng họ nộp sau cơn bão dịch kinh hoàng. Giá điện, giá gas, giá nước tăng theo số nợ công. Người Dân Việt Nam quá khổ sở, khi chịu một lúc quá nhiều cái thòng lọng tròng vào đầu.

Dịch chưa qua mà xăng lên vùn vụt, hàng hoá đẩy lên theo đó là tròng thứ nhất, tiếp theo di chuyển qua hàng loạt BOT có cả BOT bẩn là tròng thứ 2, giờ các trạm thu phí vào nội ô là cái tròng thứ 3 cùng lúc vây chặt bao số phận người Dân thêm cùng cực, chưa kể mặt hàng đó đã bị đánh qua nhiều loại thuế phí khác nữa.

Không quyết sách an Dân sau dịch, không nghĩ cách phát triển kinh tế, mà toàn nghĩ cách cướp, chỉ biết cướp, cướp, thì vinh quang vĩ đại gì?

Trong khi Việt Nam lo cướp của Dân để tiến lên XHCN, thì Campuchia đã dẹp hết BOT mấy năm nay rồi.

Kinh hoàng, không thể tưởng tượng tại sao giữa thế giới văn minh lại vẫn còn một thể chế tàn bạo hơn cả Thực dân áp bức bóc lột. Cai trị kiểu đẩy Dân vào ngõ cụt không lối thoát.

Một cổ mà lắm tròng như thế, đâu là lối thoát cho Dân?

https://www.facebook.com/photo/?fbid=963553767837106&set=a.105141210345037

Phạm Minh Vũ

 

3 comments:

  1. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Cái vòng tròn thu phí này bản chất là đề xuất với "mục tiêu giảm xe ôtô đi vào nội đô nhằm giải quyết ùn tắc, ô nhiễm môi trường". Bài viết bảo là tận thu, là do cộng sản nhưng bản chất người đề ra có phải vậy đâu? Nói một cách khách quan và đầy đủ, thu phí phương tiện vào nội đô là đề án rất quan trọng đối với kế hoạch giảm xe cá nhân, giải quyết ùn tắc trong khu vực nội đô Hà Nội từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Hiện giải pháp thu phí xe các nhân vào nội đô nhằm mục đích hạn chế phương tiện giao thông đi vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông đã được nhiều nước áp dụng có hiệu quả. Vậy nên tôi không đồng tình với bài viết.

    ReplyDelete
  2. phuong 1 quan 6 co bien o duong bai say

    ReplyDelete