Saturday, May 18, 2019

CÁC LỖI NGỤY BIỆN (phần 2)

CÁC LỖI NGỤY BIỆN (phần 2)
[Personal Development - #WEGREEN]


1. LỖI NGỤY BIỆN POST HOC

- Post Hoc bắt nguồn từ một mệnh đề trong tiếng Latin: „Post hoc, ergo propter hoc“, có nghĩa „xảy ra sau (một hành động) thì là kết quả (của hành động đó).“ -
Lập luận: B xảy ra sau A -> B là kết quả của A.
- Lập luận sai bởi: B xảy ra sau A không có nghĩa B là kết quả của A. Một ví dụ, thành phố X xảy ra một vụ cháy nhà (B) ngay sau khi tôi chuyển đến sống ở đó (A), hiển nhiên không có nghĩa cảnh sát có quyền truy cứu tôi vì tội gây ra đám cháy. -

Ví dụ:

+ Tôi để ý rằng cứ mỗi lần tôi đeo cái nhẫn này thì tôi gặp đủ thứ chuyện xui xẻo. Như vậy là cái nhẫn đã bị ám và nó là nguyên nhân mang đến xui xẻo cho tôi.
+ Từ ngày tôi gặp X tôi gặp đủ mọi chuyện xui xẻo. X chính là nguyên nhân làm tôi xui xẻo.

2. LỖI NGỤY BIỆN „HAI SAI THÀNH MỘT ĐÚNG“ (two wrongs make a right)

- Lập luận sai: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều X đó với B.
- Lập luận sai là bởi: Nếu một hành động sai thì có nghĩa là nó sai, bất kể có bao nhiêu người làm nó đi chăng nữa. Vì thế lập luận này không giải quyết được điều cần chứng minh.

- Ví dụ:

“Tên sát nhân này đã giết người, vì thế chúng tôi có quyền thoải mái mạt sát và trừng trị hắn bằng những cách đau đớn nhất có thể”
“Hắn đã ăn trộm nên chúng tôi có quyền đánh chết hắn”.

3. "KHÔNG ĐÚNG VỚI TÔI NÊN NÓ SAI"(Reletivist fallacy)

- Thay vì lập luận logic, người mắc lỗi đưa ra một lập luận kiểu: “Mệnh đề này không đúng với tôi nên nó sai”.

- Lập luận sai là bởi: Tương tự “Với tôi thì 1+1=3 nên 1+1 không thể bằng 2 được”.

- Đây là một lỗi ngụy biện nếu sự thật được nói đến là khách quan ("Ngọn núi cao 3000m"). Nếu mệnh đề được nhắc tới là tương đối ("Ngọn núi thật đẹp"), thì đây không phải lỗi ngụy biện.

- Ví dụ: + “Đây là một luận điểm sai, do có nhiều mâu thuẫn trong đó”. “ Với người khác có thể nói là nó sai, nhưng với tôi thì nó đúng. Vì vậy nó đúng”.

4. LỖI NGỤY BIỆN BÙ NHÌN RƠM (Straw man)

- Người mắc lỗi này bóp méo luận điểm của đối phương, sau đó chỉ trích luận điểm bị bóp méo đó và đưa ra kết luận đối phương sai.
- Lập luận sai là bởi: Luận điểm bị bóp méo (B) không phải luận điểm gốc được đưa ra (A). Vì vậy B sai không có nghĩa A sai.

- Ví dụ:
+ ”Chúng ta có nên dọn dẹp lại văn phòng của mình một chút không?”
+“Tháng trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Không cần thường xuyên như vậy chứ?” +“Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi.Điều đó thật buồn cười”.

5. LỖI NGỤY BIỆN GUILT BY ASSOCIATION

- Người mắc lỗi ngụy biện này đưa ra lập luận rằng một mệnh đề không đúng vì nó được công nhận/được làm bởi những người anh ta không thích.

- Lập luận sai là bởi: Tương tự “1+1 không thể bằng 2 được vì Adolf Hitler, Joseph Stalin và Ted Bundy đều nói 1+1=2”.

- Ví dụ: .
“Tôi nghĩ rằng chính phủ nên kiểm soát một số ngành công nghiệp quan trọng” .
”Ý cậu là quốc hữu hóa nền công nghiệp ấy à?”
"Ừ, trong thời điểm này đó có vẻ là một ý tưởng hay.”
”Cậu có biết là Stalin đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người dân Liên Xô. Polpot cũng đã quốc hữu hóa nền công nghiệp và giết chết hàng triệu người. Trung Quốc cũng thế. Vậy mà cậu còn ủng hộ cho quốc hữu hóa nền công nghiệp ?”
“Không, tôi sẽ không đứng về phía những kẻ đó !”

6. LỖI NGỤY BIỆN ĐẶT NGHĨA VỤ CHỨNG MINH (Burden of Proof)

- Lỗi ngụy biện này xảy ra mà bên cần phải chứng minh áp đặt nghĩa vụ chứng minh cho bên còn lại. Một ví dụ, trong luật pháp, một người được coi là vô tội cho tới khi người ta chứng minh được là anh ta có tội, và lỗi ngụy biện này xảy ra khi người ta tìm cách ép anh ta phải chứng minh mình vô tội.

- Trong các cuộc tranh luận, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên khẳng định (là bên đưa luận điểm). Lỗi ngụy biện xảy ra khi bên đưa luận điểm áp đặt nghĩa vụ cho bên phản bác chứng minh luận điểm của mình sai thay vì chứng minh mình đúng. Lập luận sai vì đối phương không chứng minh được luận điểm A sai không có nghĩa A đúng.

- Ví dụ:
“Tôi nghĩ trên đời này có ma”
“Bằng chứng đâu?”
“Thế cậu có đưa ra được bằng chứng là không có ma không? Tức là trên đời này có ma!”.
------------------------------------------
Tham khảo “CÁC LỖI NGỤY BIỆN” (Phần 1):
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=402048559893956&set=a.325882454177234.73308.246214618810685&type=1&theater

Bài viết & Hình ảnh: [Admin K]
Bản quyền © Wegreen Vietnam

#WegreenVietnam#PersonalDevelopment#PhatTrienCaNhan#CacLoiNguyBien

No comments:

Post a Comment