Tuesday, April 30, 2013

Gọi tên gì cho cuộc chiến?



Gọi tên gì cho cuộc chiến?

Ngày 31-3-1973 là ngày mà những người lính Mỹ, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi VN. Nhưng từ ngày 31-3-1973 đến 30-4-1975, chiến tranh vẫn còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam. 

Gọi như các báo trong nước "38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng", vậy miền Nam "hoàn toàn giải phóng" khỏi tay ai? Không thể "giải phóng" khỏi Mỹ vì lúc đó Mỹ đâu có mặt ở miền Nam mà "giải phóng"?

Không thể gọi đây là cuộc chiến "Chống ngoại xâm", "Giải phóng miền Nam" hay chiến tranh "Chống Mỹ cứu nước"... bởi vì trước khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, đã xảy ra chiến tranh ở 2 miền Nam - Bắc và sau khi Mỹ rút quân thì Nam - Bắc vẫn tiếp tục đánh nhau (vả lại, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam thì ở miền Bắc cũng đã có sự hiện diện của của quân Liên Xô và Trung Quốc).

Vậy thì, chúng ta nên gọi tên gì cho cuộc chiến này cho đúng nghĩa của nó? Nội chiến? Chiến tranh ý thức hệ? Huynh đệ tương tàn?

-----------

Mời bà con xem lại bài: CÁI BÁNH VẼ

BTV

Hai thằng anh em ruột bất đồng với nhau về cái bánh vẽ.

Thằng em bảo:

- Đó là cái bánh vẽ, không ăn được, ông mang về làm gì?

Thằng anh:

- Nói bậy, đây là cái bánh “thiên đường XHCN”, rất ngon, bổ, khỏe… tao mang về cho cả nhà ăn.

Thằng em nhất quyết không ăn, cãi với thằng anh về cái bánh vẽ. Cãi nhau không xong, chẳng ai nhường ai, 2 thằng anh em lao vào đánh nhau. Mỗi bên kéo theo một số người, là những người thân ruột thịt trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, về phe của mình.

Đánh nhau bao nhiêu năm nhưng bất phân thắng bại, hai anh em hụt hơi. Thằng anh đi vay vũ khí của bạn Nga và bạn Tàu, là nơi đã chỉ cho thằng anh cái bánh vẽ mang về nhà, để đánh thằng em. Thằng em cũng không vừa, đi mượn vũ khí của bạn Mỹ, chơi lại thằng anh.

Hai anh em tiếp tục đánh nhau hơn chục năm, hàng xóm láng giềng và người thân ruột thịt của hai anh em lần lượt ngã xuống trong các trận đánh này.

Chẳng bao lâu sau thì bạn Mỹ thỏa thuận với bạn Tàu để cho thằng anh thắng, bạn Mỹ không cho thằng em mượn thêm vũ khí nữa, còn bạn Tàu vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho thằng anh. Cuối cùng thì thằng anh thắng, thằng anh tống cổ thằng em – với thương tích đầy mình – ra khỏi nhà.

Phe thằng anh chia nhau cái bánh vẽ, nhưng sau mấy chục năm vẫn không ăn được, mới nhận ra đó là cái bánh vẽ.

Bạn của thằng anh là Nga và Tàu trước đây đã cho mượn vũ khí, bây giờ bắt đầu đòi nợ. Gom hết của cải trong nhà mà chẳng còn bao nhiêu, chỉ trả được cho bạn Nga một ít, cũng may, bạn Nga đã xóa hết nợ. Còn bạn Tàu thì nhất quyết đòi thằng anh phải trả nợ vay mượn vũ khí bằng cái sân sau. Hết của cải trả nợ rồi, chỉ còn cái sân sau, thằng anh đành nhắm mắt cho bạn Tàu xiết nợ.

Phe thằng em còn một số người thân sống sót đã bỏ chạy ra nước ngoài, cằn nhằn chuyện thằng anh để cho bạn Tàu siết nợ cái sân sau, là gia sản cha mẹ họ để lại. Thằng anh bị muối mặt, nên thỉnh thoảng cũng chữa thẹn bằng cách la lên: sân sau là của tôi, tôi có chủ quyền với cái sân sau nhà tôi.

La thì la, nhưng bạn Tàu đã cho người chiếm mất cái sân sau rồi, vì thỉnh thoảng thấy con cái của thằng anh ra sân sau hái chanh, hái ớt, bị bạn Tàu nã đạn, đứa bị chết, đứa bị què giò!

Kết quả là, có rất nhiều bạn bè và người thân theo 2 phe đã bỏ mạng trong cuộc chiến của hai anh em nhà này, gia đình họ tan nát, hai anh em tới bây giờ vẫn không nhìn mặt nhau, lại còn mất cả cái sân sau, có nguy cơ mất luôn cái nhà thằng anh đang ở… tất cả chỉ vì CÁI BÁNH VẼ.

Đau thật là đau!

https://www.facebook.com/BasamVN/posts/445231168903992

=A=

BE082093

18 Mar 1970 --- Map of the Ho Chi Minh Trail --- Image by © Bettmann/CORBIS © Corbis. All Rights Reserved.

=============
=Em học sử Việt =

* Biến cố 30 tháng 4 - Giải phóng miền Nam Cho ai và vì ai - 1/2
http://www.youtube.com/watch?v=AKe1Ah86kV0

** Biến cố 30 tháng 4 - Giải phóng miền Nam - Cho ai và vì ai - 2/2
http://www.youtube.com/watch?v=t0Qi7JQwing

01. Biến Cố 30/4/1975 - Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc
http://www.youtube.com/watch?v=4BWQSI_R75s

02. Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt TS Cù Huy Hà Vũ
http://www.youtube.com/watch?v=gD2FqFRMEow

03. Hành Trình Tìm Tự Do - Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn 1/2
http://www.youtube.com/watch?v=I4Zhvt6uwoc

04. Hành Trình Tìm Tự Do - Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn 2/2
http://www.youtube.com/watch?v=6uqt27RpqZM

05. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 1/4
http://www.youtube.com/watch?v=x-J5k13Pxxo

06. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 2/4
http://www.youtube.com/watch?v=4K3FO_fvCew

07. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 3/4
http://www.youtube.com/watch?v=koKJBwgnaVY

08. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 4/4
http://www.youtube.com/watch?v=G43mCm6KbKI

09. Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương - Vượt Biên
http://www.youtube.com/watch?v=o-GQ8ID3buE

10. Vượt biên đường bộ - cuộc trốn chạy bằng chân - 30/4/1975
http://www.youtube.com/watch?v=tFzhvRjfXyM

‘Học’ gì? ‘Tập’ gì? trong trại tù cải tạo của CS Hà Nội sau 30-4-1975


‘Học’ gì? ‘Tập’ gì? trong trại tù cải tạo của CS Hà Nội sau 30-4-1975

Nhớ Về 10 bài học tập trong trại cải tạo.
Trần Mộng Lâm.
Sau 1975, chúng tôi, các quân nhân, công chức của Việt Nam Công Hoa bị “phe thắng trận” đưa vào trong các trại trừng giới gọi là Trại Học Tập Cải Tạo. Bỏ ra ngoài những sự hành hạ, trả thù, hay sát hại dã man, trên lý thuyết, mục đích của sự tập trung này là một cuộc tẩy não, để chúng tôi “tiến bộ”. Cuộc tẩy não gồm có 10 bài học. Để cho những ai chưa có cơ hội tham dự cuộc tẩy não này, tôi xin trình bầy vắn tắt như sau : Mấy trăm tên tù (trong trại của tôi, khoảng gần 500) được đưa vào một hội trường để nghe các thuyết trình viên trình bầy mỗi kỳ là một đề tài (thường là 1 tuần lễ cho một đề tài). Học xong, về trại, chúng tôi phải họp tổ (mỗi tổ gồm 10 người) rồi thảo luận chung với nhau về đề tài đó, liên hệ với bản thân, nhận tội với nhân dân, và giúp nhau tiến bộ, Mỗi lần họp như vậy, có cán bộ quản giáo dự. Mọi người đều phải “thành khẩn khai báo” các tội trạng của mình, phê bình các bạn mình, tự phê bình bản thân….
Nội dung 10 bài học tập đưa ra các ý chíng có thể tómlược như sau :
1) Mỹ là một tên xâm lược quốc tế, một tên sen đầm nhiều tôi ác, thực hiện lý thuyết bành trướng, thực dân mới trên khắp hoàn cầu.
2) Ngụy quyền (họ gọi thế) là tay sai của Đế Quốc Mỹ, được Mỹ giúpđể nắm chính quyền, Ngụy quyền cai trị với chủ trương độc tài và với phương pháp : tạo ra một đội ngũ công chức và quân nhân trung thành với mình, ban phát quyền lợi cho họ, để những người này vì “nồi cơm” của mình, phải hết lòng trung thành với chế độ đưới bất cứ hoàn cảnh nào.
3) Ngụy Quân là tay sai của Ngụy Quyền. Ngụy quân với súng đạn do Mỹ cung cấp đã tạo ra nhiều tội ác với nhân dân.
4) Xã hội Miền Nam là một xã hội đầy dẫy bất công, tham nhũng, trong đó có mấy chục ngàn đĩ điếm, ma túy, tội phạm….
5) Cách Mạng (họ tự nhận), với 3 dòng thác, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, soi sáng bởi lý thuyết Mác-Lê, với 2 thành phần chánh là Nông Dân và Công Dân, sẽ đưa Việt Nam lên thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa rồi Cộng Sản Chủ Nghĩa. Trong Xã Hội Chủ Nghĩa, mọi người “làm theo khả năng, hưởng theo khả năng”, không bị ai bóc lột. Trong CộngSản Chủ Nghĩa, mọi người “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”
Đại khái cuộc tẩy não trong các trại cải tạo là như vậy. Trong khoảng gần 3 tháng trời học tập, chúng tôi thảo luận về các đề tài này. Có anh, vì muốn chứng tỏ sự tiến bộ của mình, phê bình gay gắt các bạn bè, nhiều khi còn tự nhận các tội giết hại cán bộ CS, tưởng tượng hay cường độ hóa lên nhiều lần. Sau 10 bài học tập, học viên còn ngồi viết bản “Thu Hoạch” , nghĩa là tổng kết tất cả những gì mình thu hoạch được nhờ học tập. đại khái đa số đều nhận tội bán nước cho Mỹ, phục vụ cho Ngụy….v.v Chỉ có một số ít can trường không nhận tôi, một số thì viết đại khái, cho qua.
Bản thân tôi, thấy rằng 10 bài viết này có lẽ được các chính trị viên của trung ương đảng CS viết ra nên có các phân tích khá khoa học, không hiểu họ căn cứ vào sư kiện nào để viết ra, chứ đời sống các công chức, quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, với đồng lương rất khiêm nhường, muốn đủ sống, vợ con phải cào cấu bán buôn,  thì không thể gọi là “quyền lợi vật chất đáng kể” để phải trung thành với chế độ. Họ chiến đấu vì những lý do cao đẹp hơn nhiều.
Hôm nay, 38 năm sau, tôi biết rằng khi viết ra 10 bài học tập này, người Cộng Sản suy bụng ta, ra bụng người.
Tất cả những gì họ kết án 38 năm về trước, là những gì họ đang làm ngày hôm nay, với sự giúp đỡ của bọn Bành Trướng Bắc Kinh.
Và dù là đã phạm rất nhiều lỗi lầm, họ chỉ nhận khuyết điểm trên trót lưỡi, đầu môi, xin lỗi qua loa là mọi sự vẫn y như cũ.
Chỉ tôi cho người dân VN. Họ đang sống trong một xã hội xấu hơn trước 75 trăm ngàn lần. Dù sao chăng nữa, trước đây đâu có cảnh các thiếu nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long sắp hàng trần truồng để ngoại nhân chọn mua !!!





TUYÊN BỐ CỦA TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH

TUYÊN BỐ CỦA TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH

Tới khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, Đài Sài Gòn im lặng rất lạ, rồi tiếng phát thanh viên: “Mời đồng bào nghe tuyên bố của Tổng thống”. Mọi người xúm lại quanh chiếc radio theo dõi phát biểu của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hoà giải và hoà hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sỹ Cộng hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sỹ Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chánh phủ Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.... (Bên Thắng Cuộc)

***Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam. Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến 10 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.****

======
Trong bối cảnh hậu chiến (sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của chính quyền Việt Nam đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975.

lệnh học tập cải tạo được thông báo đến các sỹ quan theo đó, “sỹ quan quân đội Nguỵ, cảnh sát, tình báo biệt phái từ thiếu uý đến đại uý” được hướng dẫn: “Phải mang giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực, thực phẩm [bằng tiền hoặc hiện vật] đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung”. “Sỹ quan cấp tướng, tá”, được hướng dẫn mang theo “thực phẩm, lương thực đủ dùng trong một tháng”

Rồi, thay vì “học tập mười ngày”, ông thầy dạy sử Tạ Chí Đại Trường đã phải trải qua các trại từ hôm ấy cho đến tháng 6-1981.
Mười ngày, một tháng qua nhanh. Không ai nhận được bất cứ tin tức gì liên quan đến những người thân bị đưa đi học tập. Rồi đột nhiên, một sỹ quan được tha về, người đó là Cựu Tổng trưởng Quốc phòng, tướng Nguyễn Văn Vỹ. (Bên Thắng Cuộc)

========
Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy. Chương trình bắt đầu với 10 bài giảng với những đề tài:

01 Tội ác của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa
02 Lý thuyết Xã hội chủ nghĩa
03 Chính sách khoan hồng của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam

Người bị giam phải viết bài lý lịch gọi là "bài tự khai" bắt đầu với bản "sơ yếu lý lịch", tiếp theo là bài tự kiểm điểm và khai báo quá khứ: một tháng viết hai lần; mỗi bài khai dài khoảng 20 trang giấy viết tay. Viết xong thì có buổi tự khai báo tập thể để mọi người phê bình, khen chê. Ai khai nhiều thì được điểm là "tiến bộ". Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà những người này bị bắt học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến 10 năm. Có trường hợp thời gian cầm cố lên đến 33 năm.

Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Nghị quyết 49 đề ra 8 giờ lao động sản xuất mỗi ngày. Mỗi tuần thì có hai buổi học tập chính trị. Chiều thì có "lớp văn hóa". Những người trong trại học tập cải tạo phải lao động làm việc ở các công trường, trong các trại cải tạo, mà nhiều người mô tả lại là cực nhọc, một phần trong số đó đã bị chết do không chịu được cuộc sống khắc nghiệt trong trại cải tạo, ăn uống thiếu thốn. Công việc thông thường là chặt cây, trồng cây lương thực, đào giếng, và cả gỡ mìn gây ra thương vong.

Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.

Nguồn: Bên Thắng Cuộc của Huy Đức
và wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Học_tập_cải_tạo

Monday, April 29, 2013

GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA - TRẬN ĐÁNH THẦN TỐC

GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA - TRẬN ĐÁNH THẦN TỐC

Sáng 29-4-1975, một ngày trước khi giang sơn liền một mối, Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc - được giải phóng. Chỉ với hơn 200 chiến sĩ đặc công đi trên 3 tàu không số, đội quân của những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh” đã làm chủ Trường Sa.

Thế tại sao Đảng ta không đưa thêm 200 hoặc 2000 hải quân ra Hoàng Sa để thần tốc giải phóng quần đảo ấyluôn nhỉ? Để bay giời ngư dân ta khỏi phải khổ, bị bắn chết trên biển quê hương, đất nước ta không phải bị mất biển mất đảo trong khi đó Đảng vẫn hô hào tình hữu nghị hai Đảng Cộng Sản anh em trên tin thần 16 chữ vàng và bốn tốt.


Xem đảo mà người anh em ruột thịt máu đỏ da vàng đang bảo vệ là thù địch cần phải giải phóng, trong khi cái thằng ngoại bang chiếm giữ biển đảo của mình thì không giải phóng. Có đáng tự hào không?

Cái mà đất nước và dân tộc Việt Nam cần họ giải phóng thì họ không bao giờ làm, cái mà không ai cần không ai mượn họ giải phóng thì bằng mọi giá họ phải giải phóng cho bằng được dù phải hy sinh hàng triệu sinh mạng để cho mục đích đó.

Bạn có biết:

Vợ Tổng Bí thư Lê Duẩn xác nhận công hàm Phạm Văn Đồng giao Hoàng Sa cho Trung Quốc
http://www.youtube.com/watch?v=z8jX8YrRiG4

ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”
http://www.youtube.com/watch?v=t0Qi7JQwing

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/liber-s-vn-f-who-n-by-who-2-nt-04292011170009.html

CỤC LƯU TRỮ LIÊN BAN NGA: THƯ HCM XIN "CHỈ THỊ" CỦA STALIN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

CỤC LƯU TRỮ LIÊN BAN NGA: THƯ HCM XIN "CHỈ THỊ" CỦA STALIN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Bức thư viết tay của HCM gửi Stalin để xin chỉ thị và cấp viện vũ khí được công bố trên website của Cục lưu trữ liên bang Nga địa chỉ tại http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml

Tạm dịch 

Đồng chí Stalin kính mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừơi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.

(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất

Hồ Chí Minh

30-10-1952

đã ký

WH




Những phát biểu về Cộng Sản

"Yêu Nước ..... Là khõng yêu XHCN Cộng sản ......"
"Yêu XHCN Cộng sản ....... Là khõng yêu Nước ....... "
Lời của Đảng Viên Trung ương Lý Thái Quốc 

Lời của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Nam Tư Milovan Djilas nói :
" 20 Tuổi không theo Cộng Sản là không có Trái Tim...."
" 40 Tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản là không có cái đầu .... "

" Cộng Sản khôn ngoan trong việc Ác, Dốt nát trong việc lành ....... "
Lời của LM Nguyễn Văn Lý

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói: 
"Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm."

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói:
"Khi thấy thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo.
Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo.
Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nó láo với người khác."

Nhà văn VN Nguyễn Tuân, nổi tiếng cao ngạo trong văn đàn miền Bắc. Sau mấy chục năm nín thở qua sông, vào đến miền Nam, gặp lại bạn bè, đã phát ra một câu để đời : 
"Tao còn sống đến ngày nay, là nhờ biết sợ."

Đức Dalai Lama lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói : 
"Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời."

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: 
"Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối và sợ hải."

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói :
"Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả, cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối, cho thế hệ sinh ra tại VN về sau."

Cựu Tổng thống Nga Putin nói :
"Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản là không có trái tim."

Cựu Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô Mr. Gorbachev nói : 
"Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."

Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói : 
"Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó."

Sunday, April 28, 2013

GIẢI PHÓNG



Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói:"Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả".

Chính quyền Thái Lan từng bị chỉ trích vì chính sách "ngoạigiao cây tre" nhưng đổi lại người dân Thái đã tránh được bao cảnh đầu rơi, máu chảy. Khôngchỉ có người Thái, cho đến trước Thế chiến thứ II người Nhật cũng đã từng khôn ngoan tránh đối đầu với phương Tây. Nhật là một dân tộc thiện chiến, nhưng năm 1853, khi Đề đốcPerry đưa tàu chiến Mỹ tới Edo, người Nhật nhận ra họ đang đối diện không phảivới một "mandi" mà là một đế quốc. Thay vì "tuẫn tiết", Thiênhoàng Minh Trị, bên ngoài thì cho mở cửa giao thương, bên trong thì canh tân. Nước Nhật vừa giữ được độc lập vừa trở nên hùng mạnh.

Tinh thần độc lập cũng vô cùng cao cả. Nhưng, như Hồ ChíMinh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Năm 1999, người Úc đã từng trưng cầu dân ý về việc họ có nên thay thế quan toàn quyền của Nữ Hoàng Anh bằng một chế độ cộng hòa tổng thống (độc lập) hay không, kết quả là đa số dân Úc đã nói không. Bởi, điều quan trọngnhất là hạnh phúc và tự do thì người dân đã có.

Ngày30-4-1975, không thể chối cãi, là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản. Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lạichuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh. Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ ChíMinh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gìdân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.

Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng.

Huy Đức

https://www.facebook.com/notes/osin-huyduc/giải-phóng/549515491738350

=A=
==================

Biến cố 30/4/1975

01. Di Cư, Di Tản, vượt biên - 1954 Cha Bỏ Quê - 1975 Con Phải Bỏ Nước
http://www.youtube.com/watch?v=8hptaN_EcgI
02. Vượt Biên Sau 30/4/1975 - Nhân Chứng Sống Văn Sơn Kể Lại
http://www.youtube.com/watch?v=-_MG_uOwqyI
03. Vượt Biên Sau 30/4/1975 - Nhân Chứng Sống Nguyễn Ngọc Ngạn Kể Lại
http://www.youtube.com/watch?v=7KmZnnp6YwM
04. Vượt Biên Sau 30/4/1975 - thuyền vượt biển lênh đênh trong vịnh Thái Lan
http://www.youtube.com/watch?v=DYQj1Fnl2_A

03. Hành Trình Tìm Tự Do - Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn 1/2
http://www.youtube.com/watch?v=I4Zhvt6uwoc

04. Hành Trình Tìm Tự Do - Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn 2/2
http://www.youtube.com/watch?v=6uqt27RpqZM

05. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 1/4
http://www.youtube.com/watch?v=x-J5k13Pxxo

06. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 2/4
http://www.youtube.com/watch?v=4K3FO_fvCew

07. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 3/4
http://www.youtube.com/watch?v=koKJBwgnaVY

08. Vớt Người Biển Đông - Hành Trình Tìm Tự Do 4/4
http://www.youtube.com/watch?v=G43mCm6KbKI

09. Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương - Vượt Biên
http://www.youtube.com/watch?v=o-GQ8ID3buE

10. Vượt biên đường bộ - cuộc trốn chạy bằng chân - 30/4/1975
http://www.youtube.com/watch?v=tFzhvRjfXyM


Saturday, April 27, 2013

Biến cố 30 tháng 4 - Giải phóng miền Nam Cho ai và vì ai - 1/2



Xin giới thiệu với các bạn một khía cạnh khác vệ sự kiện lịch sử ngày 30/4 mà có lẽ nhiều trong chúng ta chưa hề biết đến.

Tháng 4 năm 1975, những người cộng sản tiến vào Sài Gòn “giải phóng miền Nam” kết thúc cuộc chiến giữa hai miền Bắc – Nam, kéo dài trong 21 năm.

Vì Liên Xô vào để truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản

Sau Đệ nhị Thế chiến, Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng cách hỗ trợ nhiều quốc gia tiến hành cách mạng vô sản, sử dụng bạo lực để lật đổ các chính thể hiện hành, thiết lập các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.

Năm 1958, ông Hồ Chí Minh, người lãnh đạo chính quyền Cộng sản ở miền Bắc, Việt Nam, tuyên bố: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý, xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa”.

Vượt Biên Sau 30/4/1975 - Nhân Chứng Sống Nguyễn Ngọc Ngạn Kể Lại

Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ sẽ không bao giờ nhạt nhoà trong ký ức của thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương tìm đến bến bờ tự do sau biến cố 30/4/1975, hầu như thường xuyên gặp nạn.

Ngoài khỏang một triệu người may mắn đến được những nơi muốn đến, thì cũng chừng ấy số người đã vĩnh viễn ở lại dưới lòng biển cả.

Riêng với những thuyền nhân sống sót, thì không ít người gặp phải thảm cảnh ở biển khơi, tiêu biểu nhất là bị bão, hải tặc hay tàu chết máy.

Chẳng hạn như, chị Nguyễn Thị Hoa Hương, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, đã ra sức tìm đến bến bờ tự do hồi năm 1989 và gặp nạn, như chị mô tả:

"Mình không có chỗ nằm, mình chỉ ngồi mà co hai chân lại, ngồi đủ chỗ thôi. Lâu lâu mình duỗi được cái chân thôi chứ không có được nằm. Đó là một kỷ niệm mà em không bao giờ quên khi mà tàu đi 7 ngày trên Thái Bình Dương thì đã bị bão biển rất là lớn và đã đánh tan chiếc tàu ra, chỉ còn lại thân chiếc tàu, còn đầu tàu và đuôi tàu thì bị đứt ra.

Trong cơn nguy cập đó thì người ta đã chuyển tất cả mọi người vô giữa thân của con tàu. Lúc bấy giờ sự chết kể như 90% rồi, tại vì bão kéo dài mấy ngày trời liên tục. Con tàu không còn bộ phận lái gì hết, tự con tàu trôi đi thôi. Trong mấy ngày như vậy thì lương thực hết rồi, mọi người bắt đầu nhịn đói, chỉ có những giọt nước để dành lại và mọi người chia nhau ra để mà uống.

Có những tiếng la khóc bởi vì sự chết đã đột tới (khóc). Bắt đầu có những người bị kiệt sức quá mà bắt đầu xỉu, trong đó cũng có em mê man không biết gì hết, chỉ nhớ là những người xung quanh đọc kinh cầu xin nhận cho nếu mà có bị chết thì xin cho linh hồn được siêu thoát một cách nhẹ nhàng.

Trong lúc trôi như vậy thì một sự may mắn đến với tất cả những con người trên tàu đó là được tàu của Hạm Đội 7 Mỹ đang tập trận ở Thái Bình Dương cứu vớt. Khi cứu lên sàn tàu thì các phụ nữ và trẻ em đều vô phòng cấp cứu bởi vì đã bị kiệt sức quá rồi, không còn sự sống.

Một kỷ niệm mà nếu những ai đi con tàu đó thì chắc không bao giờ quên là các người Mỹ họ đã săn sóc, họ điều trị những người chết đi sống lại, cho phục hồi sức khoẻ rồi mới bắt đầu đưa vô Thái Lan. Trại đó là trại Banatnikhon. Em ở đó là gần 9 năm."

Một thảm cảnh khác trên Biển Đông có liên quan đến chị Lê Thị Sen, hiện cũng đang ở Mỹ. Tàu chị Sen gặp cướp biển như chị cho biết :

"Trên đường vượt biển thì gặp cướp biển. Ở trên tàu nó thả canô xuống qua tàu mình. Mấy người đàn bà con gái bị họ hãm hiếp và họ định đập cho tàu mình chìm nữa. Tiền bạc vòng vàng ai mà có đều nộp cho họ hết. Khi bị cướp xong chạy được một hồi thì tới dàn khoan của Mã Lai. Dàn khoan nó mới kéo tàu vô.

Nếu mà không gặp dàn khoan đó thì chắc chìm chết rồi vì tối hôm đó sóng gió quá chừng, mà tàu thì cũng nhỏ nữa, giống như mấy chiếc thuyền đánh cá, mà ở dưới tàu là 126 người nằm sát nhau. Có nhiều đứa bé nó ói quá con mắt trắng dờ tưởng như nó chết rồi."

Friday, April 26, 2013

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam


TPO- Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết tham gia trên chiến trường Việt Nam. Sự tham gia của họ được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cho đến tận ngày nay.

“Tiếng nói nước Nga” đã may mắn có được dịp phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đã tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ.

Ngày 30/1 hàng năm là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Liên bang Xô Viết – Việt Nam. Một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử mối quan hệ giữa nhân dân Xô viết trước đây – Liên bang Nga hiện nay và nhân dân Việt Nam là sự giúp đỡ quân sự vô điều kiện của Liên bang Xô Viết đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến tranh chống Mỹ .

Tiếng nói nước Nga phỏng vấn một cựu chiến binh ở Việt Nam, người đã trực tiếp tham gia các trận đánh bảo vệ bầu trời Việt Nam – ông Nikolai Kolesnik - chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965,đã tham gia các trận chiến đấu phòng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết.

N.Kolesnik: Sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự của Liên Xô về giá trị đã lên tới khoảng hai triệu đô la một ngày cho tất cả những năm chiến tranh.

Việt Nam đã nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng , 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại.

Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính vì điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.

Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, thực hiện nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đã có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đã đào tạo các cán bộ nòng cốt của Lực lượng vũ trang Việt Nam - hơn 10.000 người.

Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đã lỗi thời?

N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu "MiG-21" - các phi công Việt Nam bắn rơi "F-105" “F4 "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay.

Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công - ace, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công ace – pilot Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km.

"Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu", theo tuyên bố của tạp chí Mỹ "MilitaryTechnology - Kỹ thuật quân sự" thời điểm chiến tranh.

Lực lượng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đã bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên mình nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công trình xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá.

Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng phòng không các cỡ nòng không thể với tới được.

Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa phòng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng phòng không.

Khi có sự xuất hiện của các tên lửa phòng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Nam oanh tạc. Bộ tư lệnh lực lượng không quân và hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đã xuất hiện một mô hình huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự.

Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không. Trên các trận địa tên lửa phòng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm.

Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ - vô tình trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24.07.1965, 4 máy bay F-4 "Phantom" lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo phòng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đã khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24.07 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.

Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?

N. Kolesnik: Ngày 11/8/1965, chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến - không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đã phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn ba thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đã bắn rơi 15 máy bay địch.

Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các đơn vị tên lửa của các ông?

N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến.

Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?

N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nhìn thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ gì. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán.

Cấp trên đã thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đã nói thế nào ở nhà?

N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn phòng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với "khí hậu nhiệt đới rất nóng." Gần như tất cả mọi người đều đồng ý, và những người đi vì lý do gì, không muốn đi, thì sẽ không được đi. Tôi cũng đã nói như vậy khi ở nhà.

Điều gì gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ - khi lần đầu tiên đến Việt Nam?
N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên trì – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt.

Vấn đề gì là khó khăn nhất ở Việt Nam?

N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.

Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?

N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và tình đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của tình đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và tò mò đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.

Hiện nay trên đất nước chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lãnh thồ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của mình trong chiến tranh Việt Nam?

N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết – Việt Nam đã tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đã rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tôi vô cùng tự hào là đã mang nhiệt huyết và sức lực của mình đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa phòng không Anh hùng của Việt Nam.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Tiếng nói nước Nga

http://www.tienphong.vn/the-gioi/624473/Tiet-lo-cua-nguoi-linh-Lien-Xo-bao-ve-bau-troi-Viet-Nam-tpod.html

Thursday, April 25, 2013

Hai nước Việt – Trung


HO Cam dao tuyen bo rang Viet nam va Trung Quoc "Hai nước Việt – Trung: SƠN THỦY TƯƠNG LIÊN, VĂN HÓA TƯƠNG ĐỒNG, LÝ TƯỞNG TƯƠNG THÔNG, VẬN MỆNH TƯƠNG QUAN".




CỜ ĐỎ SAO VÀNG XUẤT HIỆN TRONG CUỘC VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG


CỜ ĐỎ SAO VÀNG XUẤT HIỆN TRONG CUỘC VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG. Các bạn có thể thấy nó qua bộ phim tài liệu lịch sử “The Long March”.

Cờ Đỏ Sao Vàng có thể được thấy ở phút 6:20, phút 7:40 và phút 8:00 
http://youtu.be/CMDW9vopRAw?t=6m20s 

Phút 2:20
http://youtu.be/rIy8Mml8aa4?t=2m20s


======================
Y kien Members;

CH NùzNizk y chang như cái cờ của vndcch, vậy mà nghe đâu ng sang chế ra cái cờ này tại vn vất vả lắm phải nghĩ bù đầu bù cổ mơi nghĩ ra cái cờ này còn bày đặt làm thơ nói lên sự cao cả của ng sáng chế ra cái cờ này nữa chứ, có ngờ đâu lại bị ĐỤNG HÀNG 1 CÁCH KỲ LẠ với thằng đồng chi của mình :))

Huynh Doan copy tất cả từ đường lối chí hướng đến văn hóa,nhân cách.....ngay cả lá cờ tổ quốc cũng copy nốt. Ai cũng tỏ ra tự hào dân tộc mà ko hiểu mình có gì để tự hào.Hiểu chưa? hiểu rồi thì gở cờ xuống đi.

Duong Nguyen Cờ đỏ của Liên Xô cũng như cờ đỏ của nhiều nước CS khác sau khi sup đổ đều được thay bằng cờ khác. Thường là cờ quốc gia trước khi có cộng sản. VN rồi cũng sẽ như vậy. Người ta sẽ không muôn lưu dấu tích cộng sản.

DÂN CHỦ HÓA LÀ SỰ TIẾN TRIỂN KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC CỦA LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (?)

DÂN CHỦ HÓA LÀ SỰ TIẾN TRIỂN KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC CỦA LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (?)

“1975-2013: 38 năm, những chế độ từng được chính người VN xem là những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong khu vực đã lần lượt chuyển hoá thành những thể chế dân chủ. Hàn Quốc chia tay với Park Chung Hee và Chun Doo Hwan. Philippines tống tiễn Marcos. Indonesia hạ bệ Suharto. Myanmar là nước mới nhất chia tay với tập đoàn quân phiệt, bước vào con đường dân chủ. Thái Lan sau thời khuynh đảo của các tướng lãnh cũng đang bước vào thời kỳ dân chủ ổn định hơn. Ngay ở Singapore đảng Hành động nhân dân PAP cũng không còn có thể thống trị chính trường như trước.

Chuyển qua thể chế dân chủ, đó là xu hướng rõ ràng, là con đường nay có thể nói là không thể đảo ngược của các quốc gia trong khu vực. Cũng nhờ đó nền kinh tế của họ phát triển ổn định hoặc ít nhất là không thường xuyên co giật.

Chỉ VN là lội ngược dòng.”

Nguồn: Facebook của Nhà thơ Đỗ Trung Quân

Tuesday, April 23, 2013

Cờ đỏ một sao vàng - Vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934


[Sưu tầm - Bạn có biết]

Bạn có biết lá cờ đỏ một sao vàng được nhìn thấy lần đầu tiên từ cuộc Vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934?

Chú thích hình: Áp phích kỉ niệm cuộc Vạn Lý Trường Chinh với lá cờ đỏ sao vàng và Mao Trạch Đông 

http://bhoffert.faculty.noctrl.edu/HST265/15.CommunistSurvival.html
http://factsanddetails.com/china.php?itemid=60&catid=2

Monday, April 22, 2013

KỶ NIỆM 143 NĂM NGÀY SINH VLADIRMIA ILICH ULIANOV LENIN.


KỶ NIỆM 143 NĂM NGÀY SINH VLADIRMIA ILICH ULIANOV LENIN.

BẠN CÓ BIẾT ?

Năm 1991, khi đảng cộng sản tan rã ở Liên Xô, đại đa số các bức tượng Lenin bị vứt bỏ / phá hoại. Đây là hình của một trong những tượng Lenin ở Nga, biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, đã được hạ xuống.



========
Former Soviet Republics

Armenia
Yerevan - a monument once stood in Republic Square until 1991.
Belarus
Minsk (capital)
Brest
Estonia
Jõhvi: 1953–1991, sculptors Enn Roos, Arseni Mölder, Signe Mölder.[4]
Kohtla-Järve: 1950–1992, copy of statue in Jõhvi.
Kallaste: 1988–19??
Narva: 1957–1993, sculptor Olav Männi.
Pärnu:
1950s–1981.
1981–1990, sculptor Matti Varik, a replica of a monument built in Kotka in 1979.
Tallinn: 1950–1991, sculptor Nikolai Tomsky.
Tartu:
1949–1952 sitting Lenin (ferroconcrete), sculptor Sergey Merkurov.
1952–1990 standing Lenin (bronze, height 3.5 m, weight 3.5 tons), sculptors August Vomm, Garibald Pommer, Ferdi Sannamaes.[4]
Georgia
Tbilisi - a monument once stood in Freedom Square (Tavisuplebis Moedana) until 1991.
Latvia
Cēsis, unveiled on November 7, 1959. Made by the sculptor Karlis Jansons (1896–1986). The statue was removed on October 17, 1990.
Lithuania
Druskininkai: 1981, sculptor N.Petrulis.
Jonava: 1984, sculptor K.Bogdanas.
Kaunas: 1970, sculptor N.Petrulis.
Klaipėda: 1976-1991, sculptor G.Jokubonis.
Palanga: 1977, sculptor Yevgeny Vuchetich
Panevėžys: 1983, sculptor G. Jokubonis.
Šiauliai: 1970, sculptors A. Toleikis and D. Lukosevicius.
Vilnius: 1952-1991, sculptor Nikolai Tomsky
Vilnius: 1979, "Lenin and Kapsukas in Poronino", sculptor K. Bogdanas.

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_statues_of_Vladimir_Lenin