Friday, July 15, 2011

17 THÁNG 7: YÊU NƯỚC LÀM SAO PHẢI SỢ !

Bookmark and Share


THÔNG BÁO VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 17.7.2011

Bookmark and Share



THÔNG BÁO VỀ CUỘC BIỂU TÌNH
Giới nhân sĩ trí thức có ý kiến như sau:

1- Việc thanh niên, sinh viên, trí thức và đông đảo nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia biểu tình yêu nước là biểu hiện tình cảm trong sáng, cao quý, linh thiêng và đầy trách nhiệm đối với Tổ Quốc. Các  cuộc biểu tình tại Hà Nội vừa qua cho thấy không một ai, cơ quan hay tổ chức nào trong và ngoài Việt Nam có thể xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng hay dập tắt được các cuộc biểu tình chính nghĩa này.

Cho đến nay, không có bất cứ văn bản pháp luật nào cấm biểu tình, vì nếu có thì chính văn bản pháp luật đó là vi hiến. 

2- Mấy ngày qua các ngư dân Quảng Ngãi vừa bị tàu quân sự Trung Quốc điều lính có trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu đánh đập ngư dân Việt Nam, cướp tài sản và xua đuổi ngư dân khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước tình hình nghiêm trọng đó, giới nhân sĩ trí thức sẽ cùng đồng bào xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.

Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 17.7.2011

Địa điểm tập trung: Khu vực xung quanh ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội

Sau khi biểu tình tại khu vực này, sẽ đi bộ ra Bờ Hồ và Nhà Hát Lớn.

3- Chúng tôi trân trọng đề nghị các lực lượng an ninh bố trí lực lượng giúp phân luồng giao thông và bảo vệ an ninh cho đoàn biểu tình yêu nước.


PHỤ LỤC:

1-    Không có bất cứ lý do gì để những người yêu nước phải trình diện vào sáng Chủ nhật, trừ khi có giấy triệu tập hợp pháp.

2-     Nếu cuộc biểu tình bị ngăn cản, giải tán trái Hiến pháp, chúng tôi sẽ bàn bạc để có một văn bản gửi tới Quốc Hội, đề nghị khẩn trương ra Luật Biểu tình phù hợp với Hiến pháp. 

3-    Tất cả những người tham gia biểu tình ngày Chủ nhật 17.7.2011, nếu bị cưỡng chế, ngăn cản quyền tự do biểu tình trái Hiến pháp, thì cần liên hệ với nhau để cùng ký vào một văn thư gửi lên các cơ quan có thẩm quyên.

4-    Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế đưa phóng viên tới để ghi nhận và phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân Việt Nam.

 Xin cảm ơn các luật sư, luật gia đã giúp cùng soạn thảo văn bản trên đây!

 TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!
______________________________

Một số bài ca ái quốc mới sáng tác và thu thanh





Nguon: xuan dien\

http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/thong-bao-ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu.html

Sunday, July 10, 2011

Biểu tình tại Hà Nội lần 6: Những tiếng kêu thống thiết của lòng yêu nước! 10-7-2011

Bookmark and Share


Nữ Vương Công Lý - Trước mắt cuộc biểu tình do ít người tham gia đã chìm trong bạo lực của những công sai chế độ. Tuy nhiên, với một nhóm nhỏ như vậy, can đảm biểu tình trước miệng sói dữ, chứng tỏ không gì có thể ngăn nổi lòng yêu nước.

Mặc dù, ngay trước ngày biểu tình đã có những thông tin không mấy thuận lợi cho những người biểu tình, nhưng vì biểu tình là lòng dân, nên sáng nay Chúa nhật 10/7/2011, biểu tình bày tỏ lòng yêu nước vẫn diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

Ngay từ sớm đường Hoàng Diệu đã bị chặn đứng (ảnh Basam)

Ngay từ sáng sớm, lực lượng công an đã được triển khai với một cơ số như thường thấy trong các lần biểu tình trước. Đường Hoàng Diệu bị chặn từ sớm và ngay cả đường Điện Biên Phủ cũng bị chặn vào lúc 9 giờ khi biểu tình khởi phát.

Bất ngờ các hiểu ngữ viết tay được giơ lên

Từ 8 giờ – 9 giờ, những người vốn trước nay vẫn quan tâm tới các cuộc tuần hành đã có mặt tại xung quanh khu vực chân Cột Cờ Hà Nội, cùng với lực lượng an ninh chìm, tạo nên một đám đông trong tâm trạng chờ đợi có phần nặng nề.


Có cả những biểu ngữ bằng xốp: "vì sao?"

Khoảng 9 giờ 05, từ giữa đám đông, một số biểu ngữ cầm tay bất ngờ được giơ lên gồm các biểu ngữ viết trên giấy và trên cả những tấm xốp. Chừng khoảng 15 người bắt đầu hô: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.

Cảnh sát dồn đoàn biểu tình tới góc đường Nguyễn Tri Phương - Trần Phú và bắt đầu trấn áp

Ngay lập tức, lực lượng cảnh sát cầm loa dồn đẩy họ hướng về đường góc đường Nguyễn Tri Phương và Trần Phú. Tại đây, bắt đầu diễn ra cuộc trấn áp những người yêu nước, được cho là thô bạo nhất từ trước tới nay. Biện pháp trấn áp không có gì mới gồm : lực lượng chỉ điểm, một đám người mặc thường phục đeo băng đỏ, xe bít bùng và cả những chiếc xe bus chờ sẵn…

Người thanh niên này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m

Toàn cảnh bắt người yêu nước
So với lần trấn áp những người đến tham dự vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, lần này, lực lượng cảnh sát rất thô bỉ: chửi tục và đánh đập không tiếc tay những người yêu nước. Tiếng kêu cứu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai.


Cảnh sát bắt một cụ ông

Người thanh niên đội mũ tai bèo bị bắt

Đoàn biểu tình xúm lại cứu người nhưng bất lực

Bắt người trái pháp luật
Theo quan sát của chúng tôi có khoảng 7 người đã bị bắt, trong số có những cụ già, phụ nữ và cả những em nhỏ khoảng 5 -6 tuổi, bị bắt trong tiếng kêu chới với của người mẹ: “Đó là con tôi, cứu con tôi!” và kể cả những người đã rời khỏi đoàn, đã ra về còn bị đuổi theo bắt cho kỳ được.


Chị phụ nữ áo hoa là một trong số những người bị bắt

Hai mẹ con chị phụ nữ mặc áo hồng cũng đã bị bắt sau đó

Toàn cảnh vụ trấn áp

Xe chở nạn nhân

Một nhân viên công sai chế độ "xé tổ quốc làm đôi"

Theo chúng tôi được biết trong số những người bị bắt có kỹ sư Ngô Quyền – chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân, và bị áp tải về Hà Đông.

Cuộc trấn áp diễn ra trong khoảng thời gian 15 phút và kết thúc trong sự kinh sợ của những người đi đường.

Trước mắt cuộc biểu tình do ít người tham gia đã chìm trong bạo lực của những công sai chế độ. Tuy nhiên, với một nhóm nhỏ như vậy, can đảm biểu tình trước miệng sói dữ, chứng tỏ không gì có thể ngăn nổi lòng yêu nước.

Những hành động này của nhà cầm quyền Hà Nội nói lên điều gì? Có lẽ không khó lắm để tìm câu trả lời: Đó là sự đồng lõa với giặc ngay tại quê hương mình, quyết tâm trấn áp người yêu nước bằng thủ đoạn đê hèn nhằm dâng nốt biển đảo Tổ Quốc cho giặc. Như vậy, nhà cầm quyền đã tự lột chiếc mặt nạ vốn đã mỏng manh, rách nát của mình, bất chấp lương tâm, bất chấp liêm sỉ để làm vừa lòng ngoại bang.

10/7/2011

Nữ Vương Công Lý

Saturday, July 9, 2011

LÀM GÌ KHI "ĐƯỢC MỜI"??

Bookmark and Share


Tôi viết bài này tặng những người "được mời" và bị mời, mong các bạn luôn vững vàng và sáng suốt.

Có rất nhiều lý do để "được" (bị) mời, và điều mấu chốt là người mời sẽ phải gởi cho chúng ta ít nhất là 3 lần giấy mời. Phải nói rõ điều này để biết rằng, chúng ta có quyền từ chối lời mời khi không được giải thích rõ ràng về nguyên nhân, lý do mời làm việc, hoặc không rõ người mời mình làm việc là ai.

Phải nói rõ ràng rằng, dù "được" hay bị mời, thì cả hai bên - người mời và người được mời - đều phải có thái độ tôn trọng nhau trong tinh thần đối thoại. Cần nhắc nhớ chính bản thân chúng ta điều này, bởi chúng ta không phải là tội phạm. Nếu cảm thấy bị đe dọa, nạt nộ hay không được tôn trọng, chúng ta có quyền giữ im lặng.

Có những điều cần lưu ý sau:

1. Khi đi làm việc, cần mang theo giấy tờ tùy thân, ở đây có lẽ chứng minh nhân dân là tốt nhất (đề phòng trường hợp các anh công an bảo rằng giấy phép lái xe là một thứ giấy tờ không thể chứng minh được bản thân bạn như tôi đã gặp ở công an phường Tân Thới Nhất - quận 12 - Sài Gòn).

2. Đối thoại trong tinh thần sòng phẳng và tôn trọng nhau, quan điểm của nhà nước và của người mời ta làm việc không thể áp đặt được quan điểm cá nhân của ta. Ở đây tôi muốn nói đến thái độ thẳng thắn khi nhận lời mời, nếu bạn ý thức được hành động và việc làm của mình bạn cứ thẳng thắn trao đổi và đề nghị cơ quan làm việc với bạn nên thể hiện thái độ lịch sự. Phải xác định rằng, ta không thể né tránh một lời mời có chủ đích và chủ nhân rõ ràng, vì vậy hãy chọn thái độ đúng đắn.

3. Chú ý đến biên bản làm việc, tiêu đề phải là biên bản làm việc hoặc biên bản đối thoại, chứ không phải biên bản ghi lời khai. Bởi chúng ta không phải là tội phạm, nên đây là một đòi hỏi chính đáng. Nếu cảm thấy lời ghi trong biên bản không được khách quan, bạn có thể từ chối ký vào biên bản.

4. Bạn có quyền từ chối việc kê khai lý lịch trên giấy do cơ quan mời bạn làm việc yêu cầu, bởi khi gửi giấy mời bạn, ít nhiều họ cũng đã xác định được nhân thân của bạn. Vì vậy, điều tra lý lịch (nếu có) là nhiệm vụ của họ chứ không phải của bạn.

5. Có thái độ rõ ràng dứt khoát khi làm việc, mời làm việc vì nội dung nào thì chỉ xoay quanh vấn đề đó, bạn có quyền từ chối không cung cấp thông tin cá nhân của mình như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản tham gia mạng xã hội... hoặc cung cấp thông tin về các mối quan hệ xung quanh mình.

6. Bạn có quyền yêu cầu chấm dứt buổi làm việc, nếu cảm thấy tinh thần và trạng thái sức khỏe không được đảm bảo. Nên xác định rõ thời gian làm việc với họ, và đề nghị phải được thông báo cho gia đình về thời gian làm việc. Bạn có quyền được đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc như nghe điện thoại, tuyệt đối cơ quan an ninh không có quyền yêu cầu bạn tắt máy điện thoại khi làm việc, chỉ có thể yêu cầu bạn để chế độ chuông nhỏ, hoặc tạm ngưng liên lạc những công việc không thực sự cần thiết. Phải nhớ kỹ điều này, nếu không được đảm bảo, bạn nên tỏ thái độ phản kháng bằng việc giữ im lặng.

7. Bạn có quyền đề nghị cung cấp biên bản làm việc cho mình, nếu yêu cầu này không được đáp ứng bạn có thể không ký vào biên bản.

8. Nếu bị buộc phải ký xác nhận vào các tài liệu được in ra từ email hay blog cá nhân của bạn thì bạn có quyền đề nghị cơ quan làm việc với mình xác nhận trước là chính họ đã in ra từ blog bạn, sau đó bạn hãy xác nhận.

9. Chỉ làm việc với người có tên trong giấy mời, còn những người khác (nếu có tham gia làm việc cùng) thì bạn có quyền từ chối trả lời các câu hỏi của họ.

10. Vui vẻ và thư giãn như một buổi đối thoại thực sự. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn lạc quan hơn và đỡ mệt mỏi.

Chúc mọi người bình an!