Thursday, July 29, 2010

Trung Quốc tiếp tục phái tàu bảo kê tới Trường Sa tác nghiệp

Bookmark and Share

Ngư chính 44061
Trung Quốc tiếp tục phái tàu bảo kê tới Trường Sa tác nghiệp
VIT - Nhằm hộ tống và tăng cường hơn nữa các hoạt động hộ ngư cho ngư dân của mình đánh bắt tại quần đảo Trường Sa, vừa qua Trung Quốc lại tiếp tục cử thêm một tàu bảo kê ngư chính nữa xuống khu vực quần đảo này của Việt Nam tác nghiệp.
Theo tờ Nhật Báo Quảng Châu, sáng hôm qua, ngày 27/07 tàu ngư chính số hiệu 44061 đã chính thức rời cảng Trạm Giang xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam tác nghiệp. Được biết, đây là lần đầu tiên tàu ngư chính này tbảo kê tại quần đảo Trường Sa. Trong đó, nhiệm vụ chính là đảm bảo các hoạt động đánh bắt cá tại đây cho các tàu cá Trung Quốc.

Theo tin từ Bộ ngư chính tỉnh Quảng Đông, đây là lần đầu tiên chính quyền tỉnh này cho phép bảo kê tàu ngư chính 44061 xuống khu vực quần đảo Trường Sa tác nghiệp. Bên cạnh đó, nhấn mạnh tới nhiệm vụ tăng cường công tác duy trì bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật biển mà Trung Quốc tự cho là nằm trong lãnh hải của mình tại khu vực này, đồng thời duy trì quyền lợi trên biển của Trung Quốc, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm cho ngư dân Trung Quốc tiến hành đánh bắt an toàn tại đây.

Được biết, tàu ngư chính 44061 thuộc biên chế của chi đội ngư chính Trạm Giang và được đưa vào sử dụng chính thức năm 2001. Tàu này được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc, dây cáp điện… tiên tiến. Ngoài ra còn được trang bị thêm máy lọc nước ngọt, hệ thống định vị toàn cầu.

Bắt đầu từ năm 2003, tàu ngư chính 44061 có nhiệm vụ bảo kê, chủ yếu là "duy trì an ninh, an toàn, quyền lợi" trên biển tại những vùng Trung Quốc tự cho là của mình, bao gồm khu vực Vịnh Bắc Bộ và khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng.

Bên cạnh đó, trong một động thái chung, bộ nông nghiệp nước này cũng vừa thông báo, từ 12h trưa ngày 01/08 lênh cấm đánh bắt cá của nước này sẽ chính thức hết hiệu lực. Ngư dân có thể ra khơi tiến hành tác nghiệp bình thường.

Việc phái tầu này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi hội nghị Diễn đàn An ninh ASEAN vừa kết thúc. Diễn đàn An ninh ASEAN một lần nữa khẳng định ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC), và dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) hướng tới mục tiêu xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong tương lai. Đặc biệt Ngoại trưởng mỹ, bà Hillary Clinton, cho biết, Mỹ có những lợi ích quốc gia của mình trong việc giải quyết ổn thỏa các xung đột tại biển Đông, và rằng Mỹ không đứng ngoài mà sẽ tham dự vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp ở biển Đông, nơi hiện đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh hải biển đảo và là một khu vực có tầm quan trong chiến lược thế kỷ.

Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1/1974 rồi sau đó từ 1988 đến 1995 chiếm thêm một số đảo đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hiện Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền biển theo đường “lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Ðông

Việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu ngư chính xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam tác nghiệp là một hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên về vấn đề biển Đông được ký năm 2002.

Cao Phong (Tổng Hợp)
Tin tổng hợp
Nguồn tin: Ifeng - Xinhuanet

Tuesday, July 27, 2010

Sinh viên Tây Ninh xin góp phần nói lên: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Bookmark and Share

clip_image008Kính gởi bác Hà Đình Sơn và các bác trong Ban biên tập Bauxite Việt Nam
Tụi cháu là một nhóm sinh viên đang theo học ở Trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh. Đã từ lâu, tụi cháu vẫn thường xuyên truy cập trang mạng của các bác. Trang Bauxite Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của tụi cháu. Khi trang mạng của các bác bị tin tặc tấn công và khi bác Nguyễn Huệ Chi bị kêu lên làm việc liên tục, tụi cháu quá buồn, vì nghĩ rằng từ nay sẽ không còn tiếng nói của các bác, tiếng nói của những người trí thức can đảm, dám nói lên nhiều sự thật của đất nước mà người ta muốn che đậy. Nhưng ngày nay, niềm vui đã hoàn toàn khỏa lấp nỗi buồn, vì không những trang bauxite Việt Nam tiếp tục đứng vững, mà bài vở ngày một phong phú hơn, sắc bén hơn, tạo ra nhiều trăn trở hơn cho những thanh niên như tụi cháu.
Trăn trở lớn nhất của tụi cháu là vấn đề Trung Quốc, khi nhìn thấy đất đai, biển cả, hải đảo, rồi tài nguyên đất nước lần lượt bị họ thôn tính. Hẳn nhiên đây không phải là lần đầu tiên dân tộc ta phải đối phó với mộng bá quyền của phương bắc, nhưng sao lần này, tụi cháu thấy chính sách của nước ta quá kỳ quặc. Thanh niên, sinh viên muốn biểu lộ lòng yêu nước một cách công khai thì bị cấm đoán. Những người mạnh mẽ phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc thì bị vào tù như anh Điếu Cày, chị Phạm Thanh Nghiên. Như vậy thì làm sao huy động được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ đất nước? Ý chí quật cường truyền thống của dân tộc hình như đang bị vùi lấp bởi sự nhu nhược hiện nay của Nhà nước ta.


Tuy trăn trở, nhưng làm gì thì tụi cháu không đứa nào nghĩ ra. Gần đây, khi các hình ảnh được trang mạng Bauxite Việt Nam loan tải và nhất là bài viết của bác Hà Đình Sơn ở Hà Nội đã thúc đẩy tụi cháu từ trăn trở sang hành động. Tụi cháu đã lập tức mở ngay một địa chỉ email mới là HS.TS.VN.1001@gmail.com, như lời kêu gọi của bác Hà Đình Sơn. Tụi cháu cũng bắt chước các bạn sinh viên ở Nam Định và Bình Dương, đó là in và đi dán một số nơi ở Tây Ninh lời kêu gọi "Giới trẻ VN hãy viết 6 chữ HS.TS.VN ở khắp nơi, để kiên quyết chống bá quyền Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của nước ta".
Tụi cháu xin gởi vài tấm ảnh ghi lại việc làm này của tụi cháu. Chỉ đáng buồn là ở vài nơi, ngay sau khi tụi cháu dán, cơ quan an ninh địa phương đã lập tức xé đi, điều này làm cho tụi cháu càng quyết tâm hơn là sẽ tiếp tục làm, để chứng tỏ nơi tụi cháu ở không phải là đất Trung Quốc, vì chỉ có đất Trung Quốc, người ta mới sợ những lời kêu gọi công khai như vậy.
Tụi cháu xin chúc các bác trong Ban biên tập Bauxite Việt Nam luôn luôn dồi dào sức khỏe, để tiếp tục làm ngọn đuốc soi đường cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay.

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image010
Lê Văn Quyền và các bạn

Monday, July 26, 2010

Biểu tình ở Bắc Giang phản đối CSGT đánh chết một thanh niên

Bookmark and Share
Dân chúng tụ tập đông đảo trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang khi xe chở nạn nhân đến nơi.
Dân chúng tụ tập đông đảo trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang khi xe chở nạn nhân đến nơi.
Ảnh:vietcatholic.net
Tú Anh

Theo bản tin chính thức Xa lộ thông tin của tỉnh Bắc Giang thì chiều hôm qua hàng trăm người dân xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đã đem quan tài của anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi lên lên trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của nạn nhân.

Hai ngày trước,thanh niên này bị công an huyện Tân Yên bắt giữ vì tội không đội mũ bảo hiểm. Nhưng sau đó nạn nhân qua đời trên người có nhiều vết thương. Theo nhiều nhân chứng, cuộc biểu tình có lúc lên đến hàng vạn người.

Một thân nhân của nạn nhân cho biết là chiều ngày 23/7, anh Khương sang huyện Tân Yên chơi và khi cùng người bạn gái ra phố mua đồ ăn chuẩn bị cơm tối thì bị công an bắt với lý do phạm luật giao thông. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, cô bạn gái của anh Khương đứng chờ bên ngoài đồn công an được báo tin anh Khương nhập viện. Bác sĩ bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên cho biết nạn nhân đã chết trước khi vào bệnh viện.

Nhiều nguồn tin biết thêm là khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị vỡ bàng quang. Một cán bộ địa phương xác nhận tin này với RFI và cho biết thêm thân phụ của nạn nhân là một sĩ quan cao cấp trong quân đội. Về lý do tại sao có hàng vạn người biểu tình thì cán bộ này cho rằng từ lâu nay dân chúng địa phương có nhiều bất bình với công an Bắc Giang.

Từ trưa hôm qua 25/7 cho đến tối, hàng ngàn người, có khi lên đến hàng vạn, đã ủng hộ gia đình nạn nhân đem thi thể anh Khương đến trước trụ sở chính quyền tỉnh Bắc Giang đòi làm sáng tỏ vụ việc. Phim và ảnh do dân chúng địa phương ghi lại phán tán trên mạng internet cho thấy hàng rào trụ sở chính quyền tỉnh Bắc Giang bị phá sập và công an sử dụng pháo, hơi cay, dùi cui đàn áp người biểu tình. Bản tin của tỉnh Bắc Giang công nhận là cuộc biểu tình gây tắt nghẽn giao thông trong nhiều tiếng đồng hồ.

Trong thời gian gần đây tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ người bị câu lưu chết trong trụ sở công an. Điển hình là trường hợp hai người chết trong đồn công an ở quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn Kiếm mà bộ công an tuyên bố là đang mở cuộc điều tra.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100726-bieu-tinh-o-bac-giang-phan-doi-csgt-danh-chet-mot-thanh-nien

Việt Nam không thể có tam quyền phân lập khi còn chế độ độc đảng

Bookmark and Share

Thanh Phương

Khái niệm tam quyền phân lập, tức là hành pháp, lập pháp và tư pháp phải độc lập với nhau là nền tảng của một thể chế cộng hòa. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, với Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, tam quyền phân lập không thể trở thành hiện thực.

Vào đầu tháng 6 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 kể từ năm tới. Trong các cuộc thảo luận ở Quốc hội trong kỳ họp hiện đang diễn ra, đa số các đại biểu tỏ ý tán đồng đề nghị nói trên. Việc sửa đổi Hiến pháp suy cho cùng chính là nhằm bảo đảm thật sự tam quyền phân lập, tức là hành pháp, lập pháp và tư pháp phải độc lập với nhau, như bất cứ một thể chế cộng hòa nào. Thế nhưng, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, với Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo, tam quyền phân lập không thể trở thành hiện thực.

Vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được đưa ra từ nhiều năm nay và đang trở nên ngày càng cấp thiết bởi vì có rất nhiều luật cần phải được thông qua, nhưng cứ vấp phải rào cản Hiến pháp, chẳng hạn như các luật liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, luật về bầu cử Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tăng tốc

Bookmark and Share

Tầu ngầm Trung Quốc "diễu võ" trên biển Đông

Quyết định của Bắc Kinh đặt Biển Đông vào diện “quyền lợi quốc gia thiết yếu”, thể hiện một tham vọng độc chiếm khu vực được mệnh danh là « Vịnh Ba Tư của Châu Á ». Hành động này trực tiếp xâm phạm lợi ích quốc gia của nhiều nước Đông Nam Á, và thách thức Hoa Kỳ nhưng Trung Quốc vẫn tiến hành vì Biển Đông đã trở thành cần thiết và Bắc Kinh tự cho rằng đã đủ khả năng khống chế.

Trong bài phân tich ngày 13/07/2010 mang tựa đề ‘’Full steam ahead for China’s territorial ambitions’’, Peter Hartcher, biên tập viên quốc tế của nhật báo Úc Sydney Morning Herald phân tích các yếu tố thúc đẩy tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Quyết định về Biển Đông là yếu tố mới nhất trong một loạt những hành động gần đây nhằm thực hiện chủ thuyết mới về Hải quân của Bắc Kinh. Điều được tác giả nêu bật là thái độ của Trung Quốc coi thường phản ứng quá yếu ớt của các nước Đông Nam Á, và trong tình hình quyền lợi của Mỹ cũng bị đụng chạm, Hoa Kỳ sẽ phải gánh vác trách nhiệm tìm ra giải pháp. RFI xin hân hạnh được chuyển dịch bài viết này để quý vị độc giả tham khảo.

Trong một câu châm ngôn nổi tiếng, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình kêu gọi đồng hương của mình “che giấu vẻ hào nhoáng để chờ thời”. Đó là cách đây hơn 20 năm. Giờ đây, dường như giới lãnh đạo Trung Quốc đã hoàn tất việc chờ thời.

BBC News - Hàng nghìn dân kéo lên UBND Bắc Giang

Bookmark and Share

Người biểu tình xông vào trụ sở ủy ban tỉnh

Hàng nghìn người dân Bắc Giang kéo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh hôm Chủ nhật để đòi làm rõ vụ nghi là cảnh sát giao thông đánh chết một thanh niên.

Con số người tham gia sự kiện xảy ra chiều 25/07 theo một số nguồn tin có thể lên tới hàng vạn.

Người chết là anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, trú tại xóm Cầu, thôn Nghi Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang.

Thân nhân của anh Khương cho đài BBC biết anh qua đời chiều thứ Sáu 23/07, sau khi bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

Lúc đó, anh Khương đang chở người bạn gái đi ngoài đường.

“Bị bắt lúc sau 5 giờ chiều, tới 6 rưỡi thì thấy công an nói đã cho nhập viện và đã chết.”

Lý do khiến anh Khương thiệt mạng không được giải thích rõ ràng, gây bức xúc cho gia đình.

Sau đó hơn một ngày, vào trưa Chủ nhật, gia đình đã đặt quan tài anh Khương lên xe, chở lên UBND tỉnh để đòi giải thích, đi theo là hàng trăm người dân trong xã.

Sự việc đã thu hút chú ý của dư luận, khiến con số người tham gia tăng nhanh. Những người đi theo xe tang đã bao vây UBND, giật đổ cổng và hàng rào, đồng thời ném g̣ach đá vào lực lượng cảnh sát.

Một đoạn video đăng trên YouTube cho thấy đã có việc cảnh sát bắn pháo, sử dụng hơi cay và gậy gộc để dẹp người tấn công.

Cảnh sát cơ động cũng đã được điều đến hiện trường.

Người dân bức xúc

Thân nhân của anh Nguyễn Văn Khương nói phải tới 7 giờ tối Chủ nhật, đám đông mới giải tán sau khi giới chức tỉnh đã tiếp xúc làm việc với gia đình.

Chủ tịch UBND Bắc Giang đã có mặt để giải quyết vụ việc.

Thi thể anh Khương đã được chôn cất ngay tối hôm đó.

Một trong các lý do người dân tụ tập số lượng lớn như vậy, theo vị thân nhân, là do đã có những bức xúc từ trước đối với lực lượng cảnh sát địa phương.

Báo chí Việt Nam không tường thuật gì về sự việc, ngoại trừ một bản tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam nhưng bản tin này nay đã bị dỡ xuống.

Các vụ cáo buộc bạo lực do công an, cảnh sát gây ra luôn thu hút sự chú ý của người dân.

Đã có một số vụ công an đánh người, hay lạm dụng quyền hành nơi công cộng.

Hồi cuối tháng Ba, Công an Hà Nội đã tổ chức điều tra làm rõ vụ hai người tử vong tại cơ quan công an quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, có nghi vấn về việc dùng nhục hình.

Theo BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100726_bacgiang_protest.shtml

Sunday, July 25, 2010

Bạo động ở Bắc Giang sau khi công an đánh chết một người không mang mũ bảo hiểm

Bookmark and Share
CHUYẾN ĐI BÃO TÁP.

Nhân chủ nhật, Lão Đọc Hành đi Hà Nội thăm các con… Ngày còn học đại học. Tháng nào chúng cũng về nhà rất đúng kì để… lĩnh lương. Từ lúc đi làm, Cả mấy tháng chả thấy mặt chúng đâu. Nhớ con, Lão đành lê cái thân già đi thăm chúng…

Lão khởi hành từ nhà lúc 8 giờ sáng. Lên xe khách tốc hành mà mãi đến 11 giờ 30 trưa mới đến Hà Nội. Lý do thế này đây:

Phía trước, phía sau đều lèn cứng như nêm cối...

Nghe nói đã 1 tuần nay rồi. Đường QL1A mới hôm nào cũng bị… tắc. Nguyên nhân chính là do: Bỗng dưng cầu Đuống nằm trên QL1A cũ được dừng “phục vụ” đi lại, đưa vào sửa chữa. Cầu phao bắc ngang sông tạm thời giải quyết cho xe cộ và người lưu thông, bỗng dưng bị… hư. Thế là toàn bộ xe cộ từ phía bắc sông Hồng vào Hà Nội đổ dồn sang QL1A mới. Và… tắc. Gần 2 giờ đồng hồ ngồi trên xe khách. Vừa mệt mỏi vừa tức trong bụng.

Đến 11 giờ mới đến đường 5 (Hà Nội – Hải phòng). Mới té ngửa ra rằng. Nguyên nhân tắc đường là do cái trạm thu phí đường bộ bên kia cây cầu mới cách đường 5 khoảng 500m.

Buổi chiều về đến Thành phố Bắc Giang thì lại gặp sự cố tắc đường tiếp. Ngồi trên xe khách Lão thấy người ta đông ơi là đông, đang biểu tình trước cổng UBND tỉnh. Có cả xe tang. Có đụng độ giữa CA với người dân. Có cả hơi cay, gậy gộc. Có đổ máu cả dân lẫn CA. Có cả nhiều xe máy của CA bị dân hè nhau quăng xuống hồ nước. Một dãy rào sắt dài khoảng 20m phía ngoài cổng UBND tỉnh Bắc Giang bị… du đổ… Ngồi trên xe khách. Lão lấy điện thoại di động chụp được mấy tấm ảnh. Có một số người dân dùng điện thoại chụp ảnh, quay clip bị các đồng chí CA bắt, tịch thu điện thoại, xóa hình ảnh vừa chụp…

Sẵn tính hóng hớt buôn dưa lê… Lão xuống xe đi bộ xung quanh khu vực biểu tình. Hỏi dân chúng thì được biết nội vụ như sau. Có một thằng nhóc 9x chở người yêu đi mua đồ ăn. Không đội mũ bị CA huyện Tân Yên phạt. Buổi chiều thằng nhóc cùng người yêu đến CA huyện nộp tiền phạt. Nhưng lâu quá không thấy trở ra. Con nhỏ ở ngoài chờ lâu quá điện báo về nhà. Thế là cả nhà nó kéo đến. Thấy CA huyện bảo đưa lên bệnh viện rồi. Gia dình đến viện thì thằng nhóc đã chết. Khắp người thương tích. CA huyện bảo thằng này bị nghiện, xốc thuốc nên bị chết. Gia đình thằng nhóc cho biết nó đâu có nghiện. Thế là dân cả làng kéo nhau đến CA huyện đòi trị tội tên CA đánh chết người nhà nó. Tại CA huyện Tân Yên, buổi sáng đã có xô xát lớn giữa dân chúng với CA. Buổi chiều kéo lên tỉnh rất đông, gồm dân chúng tới 3 thôn họp lại kéo theo xe tang người chết lên UBND tỉnh biểu tình... và bạo động xảy ra như đã nói ở trên…

Lão vừa đi bộ vừa đưa điện thoại di động lên… tai giả vờ gọi cho ai đó. Thi thoảng giả vờ giơ lên nhìn và… chụp ảnh. Nhưng do chụp lén vội, nên một số hình bị hư… Còn đây một vài hình ảnh Lão chụp được…

Trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang tràn ngập người và xe

Có ít nhất 3 xe phun nước trong sân của UBND tỉnh Bắc Giang

Tỉnh ủy Bắc Giang cũng tràn ngập CA các loại...

Các nẻo đường đến khu vực xảy ra bạo động đều được CA chốt ngăn không cho vào... Trước khi đến được cổng UBND tỉnh, dọc đường CA đã ngăn chặn đám đông biểu tình và đã có đụng độ. Đã có 2 xe CA bị đập phá và lật đổ xuống lề đường...

(Có cả clip quay được vào lúc tình hình nóng nhất, nhưng chưa biết cách post lên blog. Bạn nào biết chỉ cách giùm Lão với...)


Một lão sinh năm 89 ở Tân Yên đi xe máy cùng người yêu không đội mũ bảo hiểm, thế là bị công an bắt. Ông thanh niên bị lôi lên trụ sở, đứa con gái thì nó bảo "em về trước đi"... Không thấy ông này về, đứa con gái cùng mấy người nữa lên CA hỏi, CA bảo "nó cảm vào bệnh viện". Lên bệnh viện thì ông này chết rồi. Gia đình nạn nhân thuê khám nghiệm tử thi thì thấy bị vỡ bàng quang và vết tím ở yết hầu kiểu như bị bóp cổ. Người nhà nạn nhân mang quan tài và vòng hoa lên trước cửa UBND tỉnh, lôi cả 4 làng lên. Dân nó đạp sập cái cổng sắt to ở tỉnh ủy, cả hàng rào xung quanh nữa. CA phải lấy pháo sáng và hơi cay dẹp loạn. Đến giờ phút này mọi người đã giải tán về bớt!

Liên kết trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=qVpw49COKJI&feature=player_embedded

Liên kết trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=ecfdTWna_rQ&feature=player_embedded

Liên kết trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=dX2PeKrQojE&feature=player_embedded

Liên kết trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=uqQSSlGqDa0&feature=player_embedded

Liên kết trên YouTube: http://www.youtube.com/watch?v=0sNTIRYvrnw&feature=player_embedded

Một số hình ảnh từ diễn đàn Beat.vn và vài nơi khác:

25072010397.jpg
gdh.jpg
Hnhnh1483.jpg
Hnhnh1484.jpg
Hnhnh1485.jpg
Picture017.jpg
Picture008.jpg
Admin gửi hôm Chủ Nhật, 25/07/2010
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?

Hồ Gươm gửi lúc 10:33, 25/07/2010

sau khi CA huyện Tân Yên đánh chết một thanh niên 22 tuổi, gia dinh đã đem xác đến UBND tỉnh đòi công lý



Hồ Gươm gửi lúc 10:19, 25/07/2010

Hình tôi chụp trên Youtube không được rõ lắm nhưng cũng tàm tạm:



http://laodochanh.multiply.com/journal/item/345/345?replies_read=14
http://danluan.org/node/5802

Cứu hai cháu bé Hằng và Thúy

Bookmark and Share

Chào Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,

thư Tôi là Nguyễn Văn Tòng, hiện nay về hưu, hơn 60 năm tuổi Đảng, 83 năm tuổi đời. Tôi viết thư thỉnh nguyện Giáo sư làm đơn kiến nghị Nhà nước giải quyết ngay việc hai cháu Hằng và Thúy, phải để các cháu tại ngoại, giam giữ hai cháu như vậy là mất nhân tính, các cháu còn quãng đời phía trước, không nên gây ra một nỗi ám ảnh, nổi đau hằn trong cuộc đời hai cháu. Đồng thời nghiêm trị Nguyễn Trường Tô và Tô Huy Rứa, lột áo mũ quan, kỷ luật thật nghiêm vì bọn sâu mọt làm xấu hình ảnh đạo đức lãnh tụ Hồ Chí Minh, chúng nó không đủ tư cách ngồi cái ghế ấy nữa.

Tôi già cả rồi, mắt mũi kém, viết cái gì dài thì đều nhờ con cháu cả. Giáo sư soạn đơn kiến nghị và lập danh sách ký tên trên mạng, chúng tôi sẽ ký.

Cám ơn Giáo sư rất nhiều.

Chúc Giáo sư khỏe.

Ngày 24-7-2010

Văn Tòng

Thưa ông Nguyễn Văn Tòng,

Tôi hết sức xúc động khi nhận được thư ông. Việc hai cháu Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy đến nay vẫn bị giam giữ không được tại ngoại, lại có dấu hiệu bị cơ quan điều tra ép buộc không cho mời Luật sư là một trong những vết thương nổi cộm của xã hội chúng ta trong thời gian gần đây khiến cho rất nhiều người cảm thấy tim gan nhức nhối, đồng thời, theo tôi nghĩ, đó cũng là một vết nhơ không bao giờ rửa được của bộ máy pháp luật Việt Nam.

So sánh với tội lỗi của những kẻ đẩy đất nước vào vòng thảm họa về đủ các mặt kinh tế, chính trị-xã hội, hoặc làm nhục uy tín của người Việt Nam trên trường quốc tế mà vẫn nhơn nhơn ngoài vòng luật pháp thì hậu quả việc hai cháu vị thành niên này làm thuộc phạm trù đạo đức xã hội quả chỉ bé bằng móng tay và cũng là do những người có quyền chức đã mất hết nhân tính đẩy hai cháu vào chứ vào lứa tuổi hai cháu, hai cháu không thể chủ động gây ra những chuyện ấy.

Ở những nước có nền tảng luật pháp xây dựng trên cơ sở một chủ nghĩa nhân đạo đích thực và có một Hiến pháp bảo vệ nhân quyền thì chắc chắn hai cháu đã được thả về từ lâu khi các cháu chưa đến tuổi 18. Nhưng tình trạng nước mình hiện thời, như ông đã biết đấy, nhiều bê bối xảy ra dồn dập, vụ nào cũng làm bàng hoàng tâm trí mọi công dân lương thiện, nếu kiến nghị trường hợp như hai cháu Hằng và Thúy e rằng không phải chỉ vài ba lá đơn là đủ.

Hơn nữa, một điều khá lạ lùng nhưng không có gì khó hiểu, là tất cả những chuyện như mớm cung, ép cung, dàn cảnh nói ở trên cũng như lệnh miệng kiểu ông Tô Huy Rứa, đều do những thông tin “ngoài luồng” và báo chí “lề trái” phanh phui, nên không phải trong dân chúng ai cũng biết. Nói thế để ông thấy rằng, nếu chúng ta có làm đơn kiến nghị thì phản ứng của các vị quan chức đầu ngành sẽ là: chúng tôi không được nghe cấp dưới báo cáo, và không bao giờ có chuyện đó trong chế độ ta, hoặc: sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền, vân vân và vân vân. Kết cục của kiến nghị như thế nào hẳn ông cũng dễ đoán ra.

Bởi thế, thưa ông, chúng tôi nghĩ cách tốt nhất là chúng ta đưa lên các phương tiện truyền thông ý kiến của dư luận, như lá thư của ông và nhiều người khác, để truyền đi khắp nơi tiếng nói của đông đảo dân chúng, nhằm góp phần hỗ trợ cho việc làm đầy thiện chí của Luật sư Trần Đình Triển là người đã chủ động đứng ra làm Luật sư miễn phí cho hai cháu, cũng đã chủ động có đơn phản đối ông Tô Huy Rứa khi được tin ông Rứa hạ lệnh cho báo chí không được đưa thêm tin tức về vụ Nguyễn Trường Tô.

Về mặt Đảng, chúng tôi không rõ ông Tô Huy Rứa làm đến chức trách gì nhưng trong bộ máy chính quyền, ông Rứa không hề đảm nhiệm một chức vụ nào cả. Vì thế việc ông ta can thiệp vào vụ án Nguyễn Trường Tô, nếu có, rõ ràng là phạm luật. Chúng tôi tin tưởng rằng mai đây khi Nguyễn Trường Tô bị dẫn ra trước vành móng ngựa thì tất cả những kẻ cố tình chạy tội hoặc làm chỗ chống lưng cho y cũng phải đối diện với luật pháp. Điều đó là hiển nhiên không thể khác thưa ông, bởi đất nước chúng ta không thể sụp đổ, ngành hành pháp của nước ta trước sau thế nào cũng sẽ phải được thay đổi cho hợp với quy tắc sống của loài người văn minh.

Kính chúc ông và các nhà cách mạng lão thành dồi dào sức khỏe.

Nguyễn Huệ Chi

Friday, July 23, 2010

Không quản được biển là có tội với tương lai!

Bookmark and Share
Huỳnh Phan

Bản đồ khu vực Biên Đông. Ảnh Wiki

“Việc Trung Quốc đẩy lùi không gian biển của ta đã tạo ra một nguy cơ rất lớn về mất an ninh và ổn định, và thu hẹp không gian biển của chúng ta” – GS Chu Hồi phân tích.

Cố ý đẩy lùi không gian biển Việt Nam

- Theo ông, vì sao sau ba năm thực hiện chiến lược lược biển mà chúng ta vẫn chưa có qui hoạch không gian. Vậy đợi đến bao giờ mới có kế hoạch hành động cụ thể? Trong khi thời gian không chờ ta, bởi mục tiêu theo chiến lược là đến 2020 là kinh tế biển sẽ chiếm 53-55% GDP, tức là còn lớn hơn tổng GDP hiện nay (khoảng 90 tỷ USD), và chiếm tỷ trọng 55-60% giá trị xuất khẩu. Liệu có phải vì vấn đề mất ổn định ở Biển Đông?

GS Nguyễn Chu Hồi: Tôi e là vậy. Ác hơn nữa, khi mình ban hành chiến lược biển đã chậm lắm rồi, nhưng “ông hàng xóm” lại nhảy ngay vào thực hiện ngay chiến lược của mình. Khi chiến lược biển được công bố cuối năm 2007, liên tiếp trong hai năm 2008-2009 Trung Quốc ồn ào công bố đường lưỡi bò, với mục đích đẩy lùi không gian biển của Việt Nam vào.

Hơn nữa, họ sử dụng mọi diễn đàn, chứ không chỉ chính trị để tuyên truyền. Tôi còn nhớ tháng 10.2008, tôi có dự hội nghị quốc tế các vùng nước ở Cape Town (Nam Phi). Đang nghĩ vẩn vơ, thì một bà người Mỹ trong ban tổ chức ghé vào tai tôi: “Kìa Hồi, họ đang nói tới Việt Nam đấy.

Tôi ngẩng đầu lên và thấy một ông Trung Quốc ở Cục Hải dương đang dẫn ra ví dụ rằng Việt Nam vừa ban hành chiến lược biển, trong khi biển Việt Nam rất hẹp và tài nguyên biển Việt Nam gần như bị cạn kiệt và bị suy thoái, bởi do khai thác quá mức. Ông ta còn nói: như vậy làm sao Việt Nam đạt được mục tiêu kinh tế biển chiếm 53-55% GDP.

Bà người Mỹ, chắc cũng thấy khó nghe, giục tôi: Hồi, phải lên tiếng đi.

Tôi bảo: Không việc gì phải vội. Trưa nay, bà mời Cục trưởng Lý Hải Dinh, tên vị đại biểu Trung Quốc nói trên và tôi ngồi cùng bàn ăn trưa với bà. Nhân đó, tôi sẽ hỏi ông ta, và trả lời về quan điểm của Việt Nam cho ông ta nghe, trước sự chứng kiến của một người Mỹ như bà.

Tôi đã bảo với Lý Hải Dinh: “Con số phần trăm GDP chẳng có ý nghĩa gì cả. Chỉ 01% GDP của Mỹ, về giá trị tuyệt đối, có thể bằng mấy chục phần trăm GDP của Việt Nam. Con số đó chỉ có ý nghĩa với Việt Nam chúng tôi, tại sao ông mang ra nói ầm tại diễn đàn quốc tế?

Ông nói rằng Trung Quốc chỉ tính có 10% GDP từ kinh tế biển. Nhưng xin thưa với ông rằng, các ông đóng cửa biển quốc gia của các ông, rồi ra đại dương chung của thiên hạ, chưa nói đến ra biển của người khác để khai thác, mang về nuôi đất nước các ông. Vả lại, với GDP của Trung Quốc, 10% đó là bao nhiêu tỷ USD?

Lần sau, ông nên trao đổi trước nhé. Chúng ta dù sao cũng là hàng xóm, câu nói của ông chỉ khiến người ta để ý đến sự phức tạp, sự nhạy cảm giữa hai quốc gia thôi, chứ chẳng có ý nghĩa gì về mặt học thuật cả.

Còn nếu tôi muốn phê phán các ông, có rất nhiều điều để nói. Chẳng hạn, các nước lớn và giàu, trong đó có Trung Quốc, đã phá hủy môi trường và tài nguyên các nước nghèo, kích thích các nước nghèo bán tài nguyên, còn mình thì đóng cửa lại. Bây giờ nghèo, phải đào phải múc tài nguyên để bán với giá rẻ, đến sau này hết tài nguyên rồi lại phải bỏ một số tiền lớn ra để mua lại với giá cực kỳ đắt.”

Ông ta đã xin lỗi tôi.

“Việc Trung Quốc đẩy lùi không gian biển của ta đã tạo ra một nguy cơ rất lớn về mất an ninh và ổn định, và thu hẹp không gian biển của chúng ta”

- Ông đánh giá thế nào về chủ thuyết khai thác chung vùng tranh chấp mà Trung Quốc đang ra sức cổ súy?

Phải cẩn thận, bởi, theo quan điểm của họ, vùng tranh chấp chính phần nằm trong đường lưỡi bò. Như vậy, vùng của mình đang khẳng định chủ quyền mà họ đòi khai thác chung, làm sao chấp nhận được.

Theo tôi, một số người phát biểu rằng chúng ta chủ trương gác tranh chấp để khai thác chung là rất sai. Mặt khác, đây đó, ngay cả ở Trung Quốc, họ nâng cấp lên là chúng ta đang quốc tế hóa các tranh chấp trên Biển Đông nhưng, theo tôi, chưa tới mức đó. Việt Nam vẫn đang cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác trên Bển Đông thôi. Đó là chủ trương nhất quán của chúng ta.

Chính việc Trung Quốc đẩy lùi không gian biển của ta đã tạo ra một nguy cơ rất lớn về mất an ninh và ổn định, và thu hẹp không gian biển của chúng ta. Như vậy, hiện tại, Việt Nam chỉ có mỗi vùng duyên hải làm bàn đạp. Và nếu tổ chức, qui hoạch không tốt, đầu tư không trúng, không hiệu quả, là có lỗi rất lớn, nhất là với con cháu chúng ta. Bởi đó là cái tiềm năng lớn duy nhất còn lại của chúng ta.

Đầu tư vào kinh tế biển phải có điều kiện

- Như vậy, việc thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, vào kinh tế biển, liệu có khả thi? Khi mà, lợi thế lớn nhất khi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh tế đất liền, là ổn định về an ninh, bên cạnh những bất lợi lớn về hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng và thủ tục hành chính quá rườm rà.

Đúng là đầu tư vào kinh tế biến phải có điều kiện, và một trong những điều kiện đó là vấn đề an ninh. Tôi vẫn nói là mình xây dựng chiến lược kinh tế biến trong môi trường của Biển Đông còn chứa đựng những yếu tố khó lường ở thế kỷ 21. Hơn nữa, với cộng nghệ, năng lực khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển đảo còn yếu kém, phương thức quảng canh chắc vẫn còn được áp dụng.

Tôi nghĩ, trước mắt, đây còn là vấn đề phải bàn rất nhiều, và rất cần thúc đẩy sự đan phương hóa và đa dạng hóa hợp tác quốc tế, như tôi đã nói. Ngoài ra, về cái nhìn dài hạn, phải nhanh chóng tìm cách đi theo xu hướng chung của thế giới. Tức là, lấy đại dương nuôi đất liền.

Chẳng nhìn đâu xa, ngay ông hàng xóm. Trung Quốc hiện đang đưa ra những chính sách theo xu thế của Mỹ cách đây 27 năm là dần dần đóng cửa biển quốc gia, không khai thác thủy sản, mà sẽ ra khai thác từ đại dương để nuôi đất liền. Hồi đó, Mỹ đã chuyển sang khai thác những tài nguyên phi vật thể, những giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái của biển.

Ở Mỹ, trong năm 2004, trong số 72 tỷ USD của kinh tế biển và đại dương, thì 23 tỷ USD do nghề cá giải trí và dịch vụ bán cá cảnh và san hô góp vào. Mà cả khu bảo tồn đó không dùng đến tiền nhà nước, hoàn toàn do tư nhân, kể cả nước ngoài đầu tư. Mỹ đã đi đến nền kinh tế sinh thái, vừa bền vững vừa hiệu quả. Trong khi đó, chúng ta nuôi basa trên đất liền, rồi ra biển đánh bắt, chỉ bán được vẻn vẹn có 4,2 tỷ USD.

Ở Việt Nam, chẳng hạn, thay vì đánh cá ở Vịnh Nha Trang, chúng ta xây khu bảo tồn, và phát triển nghề cá giải trí, rồi du lịch lặn biển. Và tiền thu được từ đó lớn hơn nhiều nghề đánh cá.

Tuy nhiên, cũng cái khổ ở đây. Khu bảo tồn Vịnh Nha Trang đã được thiết lập, nhưng cá thì hết, chẳng có gì để ngắm khi lặn biển nữa. Thứ nhất là không có một cơ chế phối hợp liên ngành, mạnh anh nào anh ấy khai thác. Thứ hai là không đảm bảo được sinh kế cho 8 khóm dân trên đảo. Họ ở đó từ 3-4 đời rồi, chủ yếu sống bằng nghề đánh cá ở Vịnh Nha Trang.

Tôi đã đề nghị là qui hoạch để xác định các vùng cửa sông ven biển, ven đảo, để làm rặng san hô nhân tạo. Rồi mua tàu sắt của dân nghèo đánh chìm xuống, tẩy sạch đi rồi sơn chống gỉ vào. Chỉ 5 năm sau, san hô bán vào là hết gỉ thôi. Sauk hi tranh vùng quốc phòng ra, những vùng được phép chúng ta cho chính sách riêng, cho nước ngoài đầu tư vào đó, để làm kinh tế bảo tồn. Chúng ta vừa có tiền, vừa bảo tồn được.

Trong hoàn cảnh Việt Nam, cộng thêm sự mở cửa hơn nữa về chính sách và tính liên ngành được coi trọng, nên đầu tư vào du lịch là an toàn nhất. Bởi du lịch tới các đảo gần bờ, rồi ven biển, không hề động tới những khu vực nhạy cảm, và ổn định đầu tư hơn.

—————————————————

Phần 1: Hội chứng cảng biển biến tiềm năng thành tiềm ẩn

“Tôi đã nói với các anh ở Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ KHĐT) rằng không khéo các anh lại rủ nhau ra phá hết đảo nữa, sau khi đã phá nát đất liền. Rồi con cháu chúng ta biết đi đâu, về đâu?”- GS Chu Hồi chia sẻ.

LTS: Khoảng hai tuần trước khi diễn đàn an ninh khu vực (ARF) tại Hà Nội, với sự tham gia của 27 quốc gia, để bàn và tìm giải pháp dàn xếp những vấn đề có nguy cơ gây bất ổn, trong đó có câu chuyện tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ở thành phố biển Hải Phòng đã diễn ra một hội nghị thu hút đầu tư vào kinh tế biển. Qui hoạch và an ninh đầu tư là hai vấn đề được các đại biểu trao đổi nhiều nhất, cả trong và ngoài hành lang hội nghị.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, xung quanh hai chủ đề nổi cộm này.

Giáo sư Nguyễn Chu Hồi nói:

Tại sao thế giới lấy đại dương nuôi đất liền, còn chúng ta tại sao lại phải lấy vùng duyên hải làm động lực tiến ra biển, và tính luôn cả GDP của phần đất liền giáp biển này vào GDP của kinh tế biển? Xin thưa rằng, vì năng lực chinh phục biển, hay sức vươn ra khơi, của chúng ta quá yếu, nên đành phải lấy phần đất liền chưa bị tận khai này làm bàn đạp thôi. Tuy nhiên, vùng đất duyên hải này cũng có tiềm năng vị thế, và nếu biết làm khéo có thể biến thành tài nguyên vị thế.

- Xin ông nói rõ hơn về khái niệm này?

Tất cả những cái như vị trí thuận lợi, cảng nước sâu… chỉ mới là tiềm năng, và chỉ trở thành tài nguyên khi người ta đưa được vào đó một phương án tổ chức lãnh thổ, hay còn gọi là qui hoạch không gian. Ví dụ, 50 mét vuông đất ở trong ngõ hẻm chỉ là tiềm năng vị thế, nhưng trở thành tài nguyên vị thế, khi người ta định qui hoạch một con đường to đi qua đó, giá lên gấp 10 lần.

Chính qui hoạch không gian lãnh thổ ở vùng duyên hải sẽ giúp biến tiềm năng vị thế trở thành tài nguyên vị thế. Còn hội chứng tỉnh duyên hải nào cũng xin làm khu kinh tế hướng biển, tỉnh nào cũng xin làm cảng, thì chắc chắn tiềm năng vị thế mãi là tiềm năng vị thế, bởi không khai thác được. Cách đây 5 năm, khi thảo luận nhóm nhân 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, cựu đại sứ Mỹ đầu tiên Pete Peterson đã nói với tôi và bà Ninh (Tôn Nữ Thị Ninh): “Tôi muốn khuyên Việt Nam một điều là đừng làm kinh tế kiểu bắt chước (copystyle).”

GS Nguyễn Chu Hồi, Ảnh Huỳnh Phan

- Hiện nay, về qui hoạch, chính phủ dự kiến sẽ xây dựng 15 khu kinh tế hướng biển. Theo quan điểm qui hoạch không gian của ông, liệu số đó có quá nhiều so với số lượng gần gấp đôi số tỉnh duyên hải không? Chúng ta đã từng thất bại với mô hình thí điểm ở khu kinh tế mở Chu Lai, có thời từng được kỳ vọng là Thẩm Quyến của Việt Nam, bởi sau đó chừng vài năm, cả chục khu kinh tế khác được phê duyệt một cách cấp tập?

Về nguyên tắc, nếu được đầu tư, mỗi khu kinh tế hướng biển này sẽ là một cực phát triển, và tạo sự lan tỏa theo bán kính để tác động tới cả một vùng. Nhưng người ta quên rằng trên bình đồ phát triển hiện nay của Việt Nam, những cực phát triển như thế đã hình thành trên 100 năm.

Ví dụ như Hải Phòng. Người Pháp đã phát triển cái bến nhỏ Ninh Hải trở thành cảng Hải Phòng. Nhịp độ đô thị hóa Hải Phòng gắn liền với sự phát triển của cảng. Rất tiếc Việt Nam không tổ chức rút ra bài học từ đây. Bây giờ các chuyên gia mới khuyên Hải Phòng phải phát triển theo công thức đô thị – cảng – biển, chứ, thực ra, Hải Phòng đã thế từ một trăm năm nay rồi.

Chúng ta định xây dựng những khu đô thị kêu gọi xây dựng 15 khu kinh tế biển, trong khi đó những đô thị hơn trăm năm như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… Tại sao ta chỉ lại tập trung đầu tư vào những khu mới như Dung Quất, thay vì tập trung đầu tư thêm vào những cực phát triển cũ để tăng sức lan tỏa với bán kính lớn hơn đến cả những vùng xung quanh?

Tóm lại, công tác qui hoạch lại không gian kinh tế miền duyên hải đã không được tính đến. Chúng ta chỉ thích xây những cái mới, nhưng không biết tận dụng và phát huy những cái đang có, và trên bình đồ phát triển, việc xác định lại những cực cũ sẽ khiến việc bố trí không gian hợp lý hơn.

Hơn nữa, chúng ta mới tính đến việc xây cảng, mà chưa tính tới khả năng cảng sẽ phát huy thế mạnh thế nào. Việt Nam mở hành lang Đông – Tây, và nâng cấp cảng Đà Nẵng. Nhưng chính ông giám đốc cảng Đà Nẵng trong một phát biểu gần đây tại một diễn đàn kinh tế biển ở Dung Quất đã thừa nhận rằng cảng sau khi nâng cấp chẳng nhận được thùng hàng nào từ ASEAN cả. Như vậy, tính hiệu quả kinh tế của việc nâng cấp đầu tư cảng là gì?

Theo tôi, qui trình phải là qui hoạch không gian, rồi mới đến qui hoạch vùng cụ thể, vì có làm như thế mới đảm bảo được tính liên vùng, và biến tiềm năng vị thế thành tài nguyên vị thế.

- Với cách nhìn này, ông đánh giá thế nào về việc Hải Phòng xin xây cảng nước sâu Lạch Huyện, trong khi cách đó không xa, Quảng Ninh đã có Cái Lân, và đang dự định xin đầu tư cảng Hải Hà?

Từ cách đây 20 năm, khi còn là Viện trưởng Viện tài nguyên Môi trường biển Hải phòng tôi đã đưa ra quan điểm phải tiếp cận theo cụm cảng, tức là theo liên kết lãnh thổ, chứ không nên theo quan điểm địa giới hành chính, dễ sinh ra hội chứng xin xây cảng.

Hơn nữa, bản thân, một cái cảng quyết định được xây không phải do nó ở vùng nước sâu, mà vì nó phục vụ nguồn nguyên liệu. Cho nên, theo tôi nên dừng những bến chưa xây ở Cái Lân lại, và phát triển thật đàng hoàng cảng nước sâu ở Lạch Huyện và Hải Hà.

Đại diện UNESCO ở Paris đã nói với tôi rằng các tổ chức quốc tế gắn với bảo tồn thiên nhiên đã chỉ trích Việt Nam rất nhiều về cách khai thác Vịnh Hạ Long. Họ nói thẳng rằng đây là mô hình phát triển rất bất hợp lý. Trong một không gian rất hẹp mà có sự mâu thuẫn rất lớn về mục đích bảo tồn và mục đích phát triển. Họ còn nói rằng Việt Nam vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ Vịnh Hạ Long để phát triển một nền kinh tế sinh thái và kinh tế du lịch.

Tôi đã nói với các anh ở Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ KHĐT) rằng không khéo các anh lại rủ nhau ra phá hết đảo nữa, sau khi đã phá nát đất liền. Rồi con cháu chúng ta biết đi đâu, về đâu?

Nguồn: TVN

Người Buôn Gió - Toàn dân quyết tâm chống khai thác bô xít


Bookmark and Share
Nhưng chớ chống nếu là dân Việt Nam

Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy nhanh tiến độ khai thác bau xit trên diện rộng. Cho dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi lớn tiếng dùng đao to là chủ trương của BCT , ông Dũng cũng nhẹ nhàng nói an ủi rằng chỉ làm thí điểm hai nơi là Tân Rai và Nhân Cơ để làm nguôi ngoai sự bức xúc của nhiều ý kiến phản đối dự án này.


Vừa rắn vừa mềm cũng xuôi. Thuận đà trót lọt, không cần tổng kết xem kết quả thí điểm khai thác tại hai nơi này đến đâu. Ông phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người đồng quan điểm với ông Dũng ( nếu không nói là chiến hữu) đã đích thân đến tận nơi để chỉ đạo thi công gấp rút các cơ sở hạ tầng đường xá, nhà máy… để triển khai trên diện rộng việc khai thác bau xít tại cao nguyên Việt Nam.


Tin từ báo Vietnamnet đưa

Ngày 16/7, chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án tuyến đường bộ tối ưu, đáp ứng lâu dài nhu cầu vận chuyển sản phẩm của dự án alumin Tân Rai, Nhân Cơ cũng như các dự án bô-xít khác sau này đến cảng Kê Gà (Bình Thuận).



Câu cũng như các dự án bô- xít sau này?

Không giải thích nhiều cũng hiểu là còn vô số dự án khai thác bô xít nữa sẽ được triển khai nhanh chóng.

Cuối cùng giằng co , quốc hội họp với chả bàn, đồng ý hay không thì rút cục dự án được thực hiện đúng như chủ ý ban đầu của những người chủ trương làm.

Cập nhật thông tin quốc tế tớ quyết định phát ngôn và hành động như sau

1 -Quyết tâm chống khai thác bô xít đến cùng.

2 - Nhất là bô xít được khai thác do người Trung Quốc.

Hô xong hai câu này xong lại định tính in áo chống bau xít đi bán tiếp.

Sẽ có bạn hỏi, thế bị công an tịch thu áo, bắt giam năm ngoái không sợ à ?

Xin thưa, không hề sợ. Một khi đã đi buôn thì không bao giờ biết sợ cả.

Sẽ có bạn hỏi.

Hay là có kế gì đối phó.

Xin thưa, chính xác.


Lần này tớ in áo khẩu hiệu rõ như ban ngày.

- Đề nghị chấm dứt khai thác bô xít ngay lập tức vì ô nhiễm môi trường.

Có điều lần này tớ in bằng tiếng Trung Quốc và bán cho người Trung Quốc. Phản đối việc khai thác bô xít ở bên Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường, khiến đồng bào láng giềng anh em của tớ bị ảnh hưởng sức khỏe. Chứ không hề hô khẩu hiệu và bán áo ở Việt Nam, nói gì thì nói chứ ở Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, BCT, quần chúng nhân dân nhất trí đồng thuận cao. Tớ chống ở Việt Nam thành chống Đảng, chống nhân dân. Tội gì mà khổ , tớ chống bên Trung Quốc giúp người Trung Quốc anh em cơ.


Các bạn xem bản tin sau, sẽ thấy chủ trương lớn của tớ nếu khả thi thì góp vốn đầu tư nhé.
Dân còn đập phá nhà máy bô xít cơ, in mấy cái áo như tớ là phản đối ôn hòa , ai mà dám bắt được trừ ai đó dám.


Dân Trung Quốc tẩy chay dự án bô xít


Hơn 1.000 dân làng tại một tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm từ nhà máy khai thác bô xít và alumina. BBC dẫn nguồn báo chí Trung Quốc cho biết dân làng tại huyện Tĩnh Tây, thuộc tỉnh Quảng Tây, giáp với biên giới Việt Nam, đã đổ ra đường đầu tuần này để phản đối nhà máy của tập đoàn Nhôm và Năng lượng Sơn Đông Tân Phát, vốn là một trong các hãng sản xuất nhôm tư nhân lớn nhất Trung Quốc. Tĩnh Tây là khu vực nổi tiếng về sản xuất bô xít và alumina, là nguyên liệu thô để sản xuất nhôm. Chính phủ Trung Quốc vốn ngày càng lo ngại những phản ứng của công chúng về các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm. Một tuyên bố của chính phủ được tờ China Daily trích dẫn nói: “Hầu như toàn bộ cư dân ở làng Linh Hoàn tham gia vào việc chặn đường tới huyện Tĩnh Tây chiều hôm thứ Ba”. Một quan chức địa phương là Tần Vệ Phong được trích dẫn thì nói: “Dân làng rất không hài lòng trong một thời gian dài về tình trạng ô nhiễm môi trường mà nhà máy gây ra”. Dân làng đã chặn cổng vào nhà máy và phá một số cơ sở sản xuất trước khi giải tán.

Biết đâu sau vụ này, nhà nước Việt Nam trên tinh thần hợp tác toàn diện hữu nghị với nước bạn Trung Hoa. Lại trao huy chương tớ vì có những tư tưởng tiến bộ gắn kết, chia sẻ với nhân dân nước bạn thì đúng là đời chả biết thế nào mà lần. Như là chuyện Tái Ông mất ngựa vậy.

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/139/139

Bà Hillary Clinton thúc đẩy nhân quyền tại VN, dư luận nghĩ gì?

Bookmark and Share

2010-07-22

Nhân dịp đến thăm Việt Nam đánh dấu chặng đường 15 năm thiết lập bang giao giữa hai nước, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton bày tỏ mối quan tâm của chánh phủ và người dân Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

AFP PHOTO / POOL / JULIAN Abram Wainwright

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) gặp gỡ các quan chức Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 7 năm 2010.

Hoa Kỳ quan ngại việc Hà Nội tiếp tục bắt giữ và cầm tù những người đấu tranh ôn hoà cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, gây khó khăn cho các sinh hoạt tôn giáo và hạn chế việc truy cập thông tin trên Internet. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều dân cử Mỹ cũng yêu cầu bà Clinton đặt vấn đề trả tự do cho tù nhân chính trị với lãnh đạo Việt Nam. Người Việt trong và ngoài nước có suy nghĩ gì trước thông tin này, xin mời quý vị nghe góp ý của một đồng hương do Đỗ Hiếu ghi nhận.

Vấn đề sẽ được cải thiện?

Từ Sydney, Australia, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến tin rằng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sẽ được thật sự cải tiến , chứ không phải chỉ là những lời nói bóng bẩy, không sát với thực tế:

Việc Hoa Kỳ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam qua chuyến đi Hà Nội của bà ngoại trưởng Hillary Clinton là một dấu hiệu tốt.

BS Nguyễn Mạnh Tiến

“Việc Hoa Kỳ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam qua chuyến đi Hà Nội của bà ngoại trưởng Hillary Clinton là một dấu hiệu tốt, xưa nay Mỹ vẫn là nước hàng đầu thúc đẩy vấn đề nhân quyền trên thế giới, nên luôn nhắc nhở những nước có quan hệ với họ, cải thiện nhânn quyền tại nước đó. Đây là một hiện tượng lạc quan, nhưng nên nhớ là quyền lợi của Hoa Kỳ vẫn đứng trên hết, những người Việt Nam không thể trông cây quá nhiều ở những hoạt động ngoại giao như vậy, mà vẫn tiếp tục vận động với quốc tế, mà cụ thể là Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu để các nhân vật có thẩm quyền thúc đẩy Việt Nam có bước tiến cụ thể hơn thay vì là đầu môi chót lưỡi. Trước đây cũng đã có nhiều nỗ lực về nhân quyền nhưng rồi cộng sản Việt Nam vẫn ỷ vào quan hệ ngoại giao, kinh tế, để tiếp tục đàn áp nhân quyền. Không nên quá trông cậy vào chánh phủ Hoa Kỳ mà nên trông cậy nhiều hơn vào những nỗ lực của chính mình, trong các cuộc vận động của cộng đồng Việt Nam trên trường quốc tế.”

Ông Trương Văn Sương, tù nhân chính trị vừa mãn hạn tù 33 năm, mới được trả tự do chưa đầy 2 tuần, hiện sống ở Sóc Trăng khẳng định, nhà nước Việt Nam vẫn giam cầm nhiều tù nhân lương tâm, chứ không phải là tù hình sự như họ thường giải thích:

Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 15 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở khách sạn Melia, Hà Nội hôm 22/07/10. Photo courtesy of US Embassy-Hanoi/Le Duc Tho.
Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 15 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ở khách sạn Melia, Hà Nội hôm 22/07/10. Photo courtesy of US Embassy-Hanoi/Le Duc Tho.
“Tôi rất tán thành và hài lòng về lời yêu cầu của bà Hillary Clinton đòi hỏi Hà Nội phải thả hết tù nhân lương tâm, vì họ không ăn cắp, ăn trộm, không làm điều gì xấu xa, họ chỉ đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ là điều lợi cho dân tộc Việt Nam. Nếu bảo rằng Việt Nam không có tù chính trị, đó là nói dối, nhiều lần rồi. Trong khi tôi còn bị giam, họ thường trả lời với các chính khách là Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật nhà nước, tức tù hình sự. Trong khi đó, tôi, luật sư Nguyễn Văn Đài, linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Trần Tư, ông đại uý Cầu, và nhiều anh em khác đang bị giam giữ, cầm nhốt, mà họ vẫn tráo trở là không có tù chính trị. Theo tôi, bà Hillary Clinton cũng hiểu rõ rằng Việt Nam không thật thà, bên bà mới kêu gọi Hà Nội thả hết tù nhân lương tâm. Tôi hoàn toàn ủng hộ lời yêu cầu này, nói không có tù chính trị là dối trá.”

Cần thúc đẩy mạnh hơn

Một phụ nữ từng bị bắt nơi biên giới Miên Việt, bị giam ở trại tù B 34, Nguyễn Văn Cừ, vào năm 2002 về tội âm mưu lật đổ chánh quyền, nay định cư tại Hoa Kỳ, cô Anh Trinh nói lên tâm tư của mình, khi nghe bà Clinton đặt vấn đề nhân quyền khi đến Hà Nội:

Tôi rất tán thành và hài lòng về lời yêu cầu của bà Hillary Clinton đòi hỏi Hà Nội phải thả hết tù nhân lương tâm, vì họ không ăn cắp, ăn trộm, không làm điều gì xấu xa.

Ô. Trương Văn Sương

“Chúng tôi nghĩ đây không phải là lần đầu tiên mà có đề nghị tương tự như thế này, trong hoàn cảnh hiện nay, tôi thấy những lời yêu cầu của bà Clinton chưa thể gọi là đầy đủ được, không biết đây có phải là những điều kiện ắt có và đủ cho tiến trình bang giao giữ Hoa Kỳ và Việt Nam, hay chỉ là chuyện của một nước dân chủ tự do với một quốc gia cộng sản, rồi cũng không được thực hiện gì cả. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cần đặt vấn đề nhân quyền ở tầm cỡ thúc đẩy Việt Nam thực thi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sinh hoạt đa nguyên. Đó là điều mà Hoa Kỳ cần đẩy mạnh để Việt Nam không còn theo thể chế cai trị độc đoán như thế nữa. Là một phụ nữ từng bị ngồi tù, dưới chế độ cộng sản, tôn xin chia sẻ nổi nhọc nhằn của những tù nhân chính trị. Tôi mong mỏi bà Clinton, thật sự giúp đỡ tù nhân chính trị, tôn giáo, trong đó có các phụ nữ, đang bị xúc phạm nhân quyền. Đó là trường hợp chị Phạm Thị Phượng, bị quy chụp nhiều tội để giam giữ chị và chị Mai Thị Dung, chỉ tranh cho tự do tôn giáo của Phật giáo Hoà Hảo. Hoa Kỳ nên chú ý đến tất cả tù nhân chính trị, đảng phái, chứ không chỉ can thiệp cho người có học vị, có tên tuổi lớn. Nên giúp cho các tổ chức đấu tranh ở Việt Nam, có phương tiện thông tin để mở rộng dân chủ, cải tiến Internet cũng là một điều quan trọng.”

Bà Denise Nguyễn, công chức ngành xã hội tại Pháp, xem diễn biến thời sự này, đang được phổ biến toàn cầu về chuyến thăm của bà Clinton tại Việt Nam là một chuyện quan trọng giúp cải tiến sinh hoạt dân chủ, nơi quê hương mình:

Các doanh nhân Việt - Mỹ chào đón Ngoại trưởng Hillary Clinton tại lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt Mỹ. Photo courtesy of US Embassy-Hanoi/Le Duc Tho.
Các doanh nhân Việt - Mỹ chào đón Ngoại trưởng Hillary Clinton tại lễ kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt Mỹ. Photo courtesy of US Embassy-Hanoi/Le Duc Tho.
“Sự can thiệp của bà Hillary Clinton cho nền dân chủ tại Việt nam là điều rất tốt, cho mọi người dân trong và ngoài nước. Người Mỹ đã tỏ thái độ với Hà Nội, hy vọng lần can thiệp này sẽ có kết quả, hơn là những lời nói suông trước đây. Hoa Kỳ sẽ có cách can thiệp cụ thể hơn để chánh quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân chính trị, vì đất nước cần có dân chủ, bắt nguồn từ tâm tư nguyện vọng của người dân, qua những nhân vật đấu tranh đó. Vấn đề cấm cản người dân sử dụng Internet, những thông tin đến từ bên ngoài, là vi phạm nhân quyền, tiếng nói và tư tưởng của người dân sống trong một thế giới đại đồng, tin tức cần sự bình đẳng, tự do trao đổi, điều đó mới thật sự thể hiện dân chủ. Xen vào hoạt động tôn giáo cũng là sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, tôn giáo là linh hồn của dân tộc. Sự can thiệp của bà Clinton về những lãnh vực nói trên sẽ vén lên Bức Màn Sắt, đây là một điều vui mừng và hy vọng. Với thái độ cứng rắn, quyết liệt hơn từ phía Hoa Kỳ, người dân Việt Nam sẽ được đối xử tốt hơn trên chính đất nước của họ.”

Đỗ Hiếu tường trình từ Washington.