Friday, June 11, 2010

Những mưu tính nham hiểm của Trung Quốc

Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, đã có lần Bắc kinh đưa ra chiêu bài về khai quật khảo cổ mộ người Hán ở Hoàng Sa, ông Nguyễn Cơ Thạch – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam khi ấy đang ở Bắc kinh, phản đối và có nói, “Nếu Trung Quốc nói chổ nào có xương của người Hán thì đó là đất Trung Quốc thì ở Việt Nam chúng tôi có Ải Chi Lăng, gò Đống Đa, sông Bạch Đằng là đất Trung Quốc”

Gò Đống Đa là một địa danh lịch sử. Nơi đây vào năm 1789 Vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Xác chết của quân xâm lược chất thành gò, Gò Đống Đa.

Xem ra chính quyền Trung Quốc không hiểu hết ý tứ từ những câu nói của ông Nguyễn Cơ Thạch, ấy vậy cho nên sáng ngày 01/06, Bảo tàng tỉnh Hải Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quản điều tra khảo cổ tại Hoàng Sa. Đây được coi là lần công bố khảo cổ đầu tiên khi phía Trung Quốc “phát hiện” ra nhiều cổ vật quý tại khu vực Biển Đông.

Theo như báo cáo điều tra ban đầu, phía Trung Quốc cho biết các cổ vật được tìm thấy chủ yếu có niên đại từ thời sơ Bắc Tống đến hậu Nam Tống, triều Nguyên, trung Minh, Hậu Minh, trung và vãn Thanh. Trong đó chủ yếu là các đồ như: đĩa sứ, bát sứ, tiền đồng, bình hoa… Không rõ các món đồ vật “khảo cổ” này có xuất xứ từ đâu được mang về coi như là thành tích khảo cổ. Nhưng xét cho kỹ sự nham hiểm thì tất cả các sản phẩm thương mại như vỏ lon sữa melamine, đồ chơi trẻ em nhiễm độc, túi nilon… đều có thể trở thành những chứng cứ “khảo cổ học” để Trung Quốc thực thi sự hữu hảo.

Những đồ vật được cho là khảo cổ từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Theo dòng tình tiết sự việc thì Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, Cục văn vật tỉnh Hải Nam, sở làm việc tây nam Trung Sa, Bảo tang tỉnh Hải Nam, lực lượng công an biên phòng tỉnh Hải Nam và các đơn vị phối hợp khác đã tiến hành công tác khai thác khảo cổ trong thời gian 35 ngày trên khu vực biển Đông.

Trước đó, đầu tháng 4/2010, lãnh đạo tỉnh Hải Nam cho biết, trong thời gian tới đây họ sẽ tiến hành khai quật di tích khảo cổ tại đảo Đá Bắc và triển khai công tác tìm kiếm khảo cổ dưới nước thuộc khu vực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó Cục trưởng cục văn vật tỉnh Hải Nam khẳng định thêm, kế hoạch khai thác đã được cục văn vật quốc gia nước này phê chuẩn, theo đó sẽ bắt đầu công tác đầu tiên vào trung tuần tháng 4. Công tác khai quật này sẽ tiến hành trong thời gian 2 tháng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động “khảo cổ” tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7100km2 trên 11 địa điểm. Tháng 9 năm 2009, Trung Quốc đã thành lập một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia và Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa.

Luật pháp quốc tế không công nhân việc sử dụng chiêu bài khảo cổ học như là một chứng cớ để xác định chủ quyền. Chủ quyền lãnh thổ phải được các nước công nhận dựa trên các công ước quốc tế.

Những đồ vật được cho là khảo cổ từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm đối với các quần đảo này.

Trung Quốc nên bỏ công sức ra để “khảo” lại các văn kiện như “Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc” và “Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002″ để hiểu được việc tiến hành tìm kiếm khảo cổ tại quần đảo Hoàng Sa là hành động trái phép vị phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Theo VIT

http://haydanhthoigian.wordpress.com/2010/06/11/nh%E1%BB%AFng-m%C6%B0u-tinh-nham-hi%E1%BB%83m-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c/

No comments:

Post a Comment